Monday, April 4, 2011

NỖ LỰC TOÀN CẦU ĐỂ HỖ TRỢ FUKUSHIMA VÀ CẢNH BÁO CỦA MỘT CHUYÊN GIA HẢI DƯƠNG HỌC

PGS. TS.Hoàng Xuân Nhuận
Thứ hai, 04 Tháng 4 2011 10:34

Theo kế hoach 11-12/4/2011 bơm bê tông mới đến được Fukushima như vậy loài người đã mất 30 ngày trong cuộc chạy đua với việc chống ô nhiểm phóng xạ cho Trái đất. Nguy cơ phát tán phóng xa bằng hải lưu rõ ràng nguy hiểm nhiều so với gió. Càng dùng nhiều nước biển để làm mát, càng tạo ra tiềm năng gậy ô nhiểm nước biển.Thế giới hôm nay là thế giới của sự liên kết và phụ thuộc. Từ kỹ thuật, tiêu chuẩn môi trwòng đến mọi thứ… đã có tiêu chí toàn cầu, không thể tự đóng cửa mà dạy bảo lẩn nhau. Kinhtebien online xin giới thiệu bài viết của PGS-TS Hoàng Xuân Nhuận :

Nỗ lực toàn cầu

Trang tin VOA cho biết. Công ty Điện lực Tokyo đã đặt mua tại Hoa Kỳ 2 máy bơm cao áp lớn nhất thế giới do công ty Putzmeister của Đức chế tạo với giá 1,8 triệu USD mỗi chiếc.
Đó là loại máy bơm cao áp, có cần phun vươn cao đến 70m, được sử dụng để phun bê tông tại các dự án xây dựng cao tầng ở Hoa Kỳ. Chúng được khẩn cấp để chở đến Fukushima bằng máy bay Antonov – loại máy bay vận tải lớn nhất thế giới của Nga. Theo dự tính, trong 2 ngày 11 và 12/04, hai máy bơm này sẽ đến nơi.VOA còn lưu ý rằng máy bơm cao áp của hãng Putzmeister cũng đã được sử dụng để bơm bê tông chôn lò phản ứng bị sự cố tại Chernobul. Họ cũng thông báo là hiện có một máy bơm cao áp với cần phun cao 58m do hãng này chế tạo đang tham gia cứu trợ tại Fukushima. Vậy chiếc máy bơm này là của ai và tại sao đã kịp thời có mặt?Trang tin Mayxaydung.vn cho biết, đó là máy bơm cao áp do Công ty Sông Đà_ Việt Đức đặt mua và vào thời điểm xảy ra động đất thì tàu chở máy đang chuẩn bị rời cảng Yokohama để về Việt Nam. Nhận được yêu cầu giúp đỡ, Sông Đà_Việt Đức đã đồng ý giao máy cho Nhật sử dụng. Và từ ngày 22/03, máy bơm cao áp của Sông Đà_Việt Đức đã liên tục phun nước làm lạnh lò phản ứng số 4 với lưu lượng 150 tấn/giờ. Ngài K. Blickle – Giám đốc hãng Putzmeister đã nhận định một cách xác đáng rằng những hoạt động nêu trên là “nỗ lực toàn cầu” để hỗ trợ Fukushima khắc phục sự cố.Trong nỗ lực toàn cầu đó, người Việt Nam chúng ta đã hành động sớm hơn Mỹ và Nga đến 20 ngày và có quyền tự hào. Quả vậy, ngày 25/03, Chính phủ Nhật đã chính thức gửi lời cám ơn đến Sông Đà _Việt Đức vì sự giúp đỡ kịp thời và hiệu quả.

Ảnh dòng hai lưu :

Cảnh báo của chuyên gia hải dương học
Cả thế giới đã nỗ lực, nhưng rất đáng tiếc là những cảnh báo của các chuyên gia nguyên tử của Nga rằng “Đã có thể tránh khỏi kết cục tệ hại nhất, thế nhưng họ (người Nhật) đã chậm trễ” (xem bài Tổng hợp những trang tin của Nga về thảm hoạ Fukushima) đang được cụ thể hoá bằng những thông tin ngày càng đáng lo ngại hơn.Từ ngày 29/03 Cơ quan quản lý biển và khí quyển Mỹ (NOAA) và tất cả các hãng thông tấn lớn như CNN, NBC, BBC ... đã liên tục thông báo nước chứa phóng xạ đã rỉ qua các vết nứt của thành lò phản ứng số 2 chảy ra biển. BBC cho biết vào ngày 31/03 người ta đã xác định được nồng độ Iodine 131 vượt quá mức cho phép 1.850 lần trong mẫu nước số 1, ở cách bờ biển 300m. Đã phát hiện được Iodine 131 cách Fukushima 16 km về phía Nam và như vậy, nước nhiễm phóng xạ đã bắt đầu xâm nhập vào hải lưu lạnh Oyashio. Iodine 131 có tuổi thọ tương đối ngắn (chu kỳ bán phân rã là 8 ngày) vì vậy không nguy hiểm lắm cho con người và biển. Thế còn những nguyên tố phóng xạ khác, chẳng hạn Plutonium?Hiện chưa có thông tin cần thiết về các nguyên tố phóng xạ có tuổi thọ dài. Tuy nhiên, tình hình không mấy khả quan. Cho đến ngày 02/04 người Nhật vẫn chưa thành công trong việc hàn vết nứt trên thành lò số 2 và nói chung những cố gắng chế ngự thảm hoạ vẫn chưa mang lại kết quả như mong đợi. Phát ngôn viên Hidehiko Nishiyama của Cơ quan An toàn Hạt nhân Nhật Bản đã thông báo với báo chí rằng nước nhiễm phóng xạ có thể đã rò rỉ vào Thái Bình Dương từ một vết nứt rộng 20 centimét tại thành hồ bảo trì nằm ở rìa khu nhà máy.

Trước những dữ kiện trên, với tư cách là một chuyên gia hải dương học tôi xin được phép cảnh báo một nguy cơ mới xuất hiện và có thể nguy hiểm hơn nhiều so với Chernobul, đó là NGUY CƠ PHÁT TÁN PHÓNG XẠ BẰNG HẢI LƯU.Căn cứ sơ đồ hải lưu Bắc Thái Bình Dương (hình vẽ kèm theo), nước nhiễm phóng xạ sẽ theo hải lưu lạnh Oyashima di chuyển về phía Đông Nam Fukushima và sau khoảng 1 tuần sẽ hoà trộn vào hải lưu Kuroshio. Khoảng 20 tháng sau (tháng 12/2013), nước nhiễm phóng xạ thông qua các hải lưu Bắc Thái Bình Dương, California và Bắc Xích Đạo hoàn thành một vòng tuần hoàn kín và hội nhập trở lại vào hải lưu Kuroshio ở ngoài khơi Philippines. Dưới tác dụng của gió mùa Đông Bắc một bộ phận của hải lưu Kuroshio tách ra và mang nước nhiễm phóng xạ qua eo biển Luzon vào biển Đông. Tiếp đó, dòng chảy lớn Bắc Nam mang nó đến vùng biển Việt Nam và men bờ xâm nhập xa hơn về phía Nam.Vấn đề được đặt ra là hệ số khuếch tán trong nước biển nhỏ hơn nhiều so với trong khí quyển (khoảng 1.000 lần). Bởi vậy trong điều kiện thích hợp, chất phóng xạ có thể được gom lại tại trục của các hải lưu và được chúng mang đi rất xa mà không bị pha loãng dưới ngưỡng gây tác hại. Bằng chứng cho hiện tượng vừa nêu là sự hiện diện của vết rác lớn Thái Bình Dương (Great Pacific Garbage Path, NOAA, 1988). Như vậy, trong trường hợp Fukushima, nhân loại phải đối mặt với một nguy cơ phát tán phóng xạ chưa được nghiên cứu kỹ, phức tạp hơn và có thể nguy hiểm hơn nguy cơ phát tán bằng gió như trong vụ Chernobul.Để đối mặt với nguy cơ mới này, một lần nữa cần có sự nỗ lực toàn cầu. Một trong những nỗ lực cần được thực hiện ngay, đó là huy động những thành phần thích hợp của hệ thống quan trắc biển toàn cầu (GOOS – Global Oceanographic Observation System) sẵn có để thiết lập hệ thống quan trắc và cảnh báo phát tán phóng xạ bằng hải lưu. Nguy cơ rồi sẽ qua đi. Nhưng những bước tiến đáng kể trong sự hiểu biết Thái Bình Dương, đặc biệt là hệ thống hải lưu của nó, mà nhân loại đã đạt được thông qua nỗ lực toàn cầu để quan trắc và cảnh báo phát tán phóng xạ bằng dòng chảy biển thì chắc chắn sẽ còn mãi. Và đó chính là lợi ích vĩnh viễn.Hà Nội 04/04/2011
Copyright © 2011 Bản quyền thuộc về KINH TE BIEN ONLINE.
.
.
.

No comments: