Thursday, April 21, 2011

NHỮNG NHÓM LỢI ÍCH MỚI TRONG VIỆC HOẠCH ĐỊNH CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI CỦA TRUNG QUỐC ( Erica Down)

Erica Down
Viện Brookings

T.S Phạm Gia Minh chuyển ngữ
22-04-2011

Lời dẫn: Đây là bài phát biểu ngày 13/4/2011 của Erica Down, chuyên viên trung tâm nghiên cứuTrung quốc mang tên John L.Thornton thuộc Viện Brookings. Washington, Hoa Kỳ trước Ủy ban đặc trách các vấn đề kinh tế và an ninh Mỹ- Trung . Cuộc hội thảo có tên gọi “ Chính sách đối ngoại của Trung quốc: thách thức và những người tham gia cuộc chơi”.

----------------------------

\Trước tiên tôi xin phép được cảm ơn Ủy ban đã cho tôi vinh dự được trình bày ý kiến trong cuộc hội thảo ngày hôm nay.
Bài phát biểu này sẽ tập trung vào đánh giá thực trạng hiện nay các công ty ở Trung quốc đang đóng vai trò định hình chính sách ngoại giao ra sao. Quá trình bành trướng ra nước ngoài và gia tăng ảnh hưởng của các công ty Trung quốc lên chính sách ngoại giao đang làmxói mòn nguyên tắc lâu đời của ngoại giao Trung quốc là không can thiệp vào công việc nội bộ của các quốc gia khác như thế nào. Cũng như các hoạt động kinh doanh trên toàn cầu của các công ty Trung quốc đang làm gia tăng áp lực quốc tế và trong nước lên chính phủ nhằm bảo vệtài sản , công dân ở nước ngoài và hỗ trợ giải quyết các cuộc khủng hoảng quốc tế.
Tôi sẽ trình bày bốn phương thức mà những giao dịch kinh doanh qua biên giới của các công ty Trung quốc đã thúc đẩy chính phủ Trung quốc xa rời nguyên tắc không can thiệp nội bộ các quốc gia khác , dẫn chứng cụ thể được lấy từ hoạt động của các công ty dầu khí quốc gia và ngân hàng Phát triển TQ.
Thứ nhất, những hoạt động mang tính toàn cầu của các công ty TQ đang thúc đẩy chính phủ gia tăng đáng kể các nỗ lực nhằm bảo vệ công dân TQ ở nước ngoài.
Sự hiện diện ngày một mạnh mẽ của các công ty TQ trên toàn thế giới đã kéo theo sự gia tăng số lượng công dân TQ làm việc ở nước ngoài, kể cả những quốc gia có độ rủi ro chính trị- xã hội cao. Nếu năm 2005 ước tính có 3,5 triệu công nhân làm việc ở nước ngoài thì hiện nay con số đó đã tăng lên thành 5,5 triệu (1). Tình hình này đã buộc ngành ngoại giao phải nỗ lực hơn để đảm bảo sự an toàn cho công dân của họ ở nước ngoài.
Chiến dịch sơ tán gần 36. 000 công dân TQ ra khỏi Libya là một dẫn chứng hùng hồn cho xu thế vừa nêu trên. Thực sự đó là một chiến dịch sơ tán ở nước ngoài lớn nhất, phức tạp nhất trong lịch sử của nước Cộng hòa Nhân dân Trung hoa. Nó đáng được ghi nhớ bởi một lý do nữa đó là sự tham gia của các đơn vị quân đội ở bên ngoài lãnh thổ TQ.
Cuộc di tản thành công ở Libya đã cho thấy năng lực bảo vệ công dân của mình ở nước ngoài của chính phủ TQ đã được cải thiện rõ rệt. Việc thông tin công khai và thường xuyên về chiến dịch sơ tán trên các phương tiện thông tin đại chúng có thể là đã nhắm tới mục đích cho nhân dân thấy rõ rằng chính phủ đã nâng cao năng lực đối phó với khủng hoảng để đáp ứng kỳ vọng của quần chúng là được bảo đảm an toàn khi làm việc ở nước ngoài. Quả thực, chiến dịch di tản mau lẹ và hiệu quả công dân TQ ở Libya vừa qua hoàn toàn trái ngược với phản ứng lờ phờ của chính phủ trong các tình huống khủng hoảng xảy ra trước đó , ví dụ như vụ các công nhân dầu khí TQ bị giết hại ở Ethiopia năm 2007. Thái độ thiếu nhiệt tìnhlúc đó đã châm ngòi cho những tranh luận phê phán trên các mạng Internet TQ và có một số người thậm chí còn thúc giục chính phủ Bắc kinh phải mang quân đội ra để bảo vệ quyền lợi ở nước ngoài (2).
Thứ hai là, sự bành trướngcủa các công ty TQ với nhữnghạng mục đầu tư cótầm cỡ toàn cầu đang thúc ép Bắc kinh tìm cách gây ảnh hưởng lên chính sách kinh tế của các quốc gia khác nhằm bảo vệ các khoản đầu tư của các công ty TQ và để làm sao chắc chắn rằng những khoản tín dụng được gia hạn của các ngân hàng TQ sẽ được hoàn trả.
Tín dụng của ngân hàng Phát triển TQ dành cho Vênêzuêla là một ví dụ điển hình. Năm 2010 ngân hàng Phát triển TQ thỏa thuận cho chính phủ Vênêzuêla vay 02 khoản tổng cộng là 20,6 tỷ USD. Điều đáng nói là đã có những nỗ lực từ phía ngân hàng với mục đích là đảm bảo sự hoàn trả các khoản vay nhưng lại ảnh hưởng tới việc hoạch định chính sách phát triển kinh tế của quốc gia này.
Trước tiên, vào tháng 5 /2010 một phái đoàn TQ gồm hơn 30 thành viên các cơ quan khác nhau của chính phủ, các xí nghiệp nhà nước đã lưu lại Venezuela 18 ngày nhằm mục đích soạn thảo kế hoạch hỗ trợ Caracas cải thiện nền kinh tế của mình. Kế hoạch này bao gồm các lĩnh vực như ổn định giá cả, hoàn thiện môi trường đầu tư, cải cách tỷ giá hối đoái và phát triển một số ngành công nghiệp có chọn lựa. Dĩ nhiên là nếu nền kinh tế Venezuela càng khỏe mạnh thì khả năng trả nợ của đất nước này càng cao.
Thứ nữa là ngân hàng Phát triển TQ đã đóng một vai trò tích cực trong việc đưa ra các quyết định phân bổ vốn. Các dự án được tài trợ từ vốn vay đòi hỏi phải được ngân hàng chấp thuận và ngân hàng Phát triển TQ có thể đã tính đến yêu cầu phải phục vụ các dự án làm lợi cho đất nước Venezuel nói chung chứ không chỉ dành riêng cho chính quyền của Tổng thống Hugo Chavez. Các chuyên viên chính phủ TQ và lãnh đạo doanh nghiệp đã tính toán kỹ lưỡngmối quan tâm chủ yếu của ngân hàng Phát triển TQ phải đặt vào các dự án nào đểngay cả khi Chavez đã thôi chức vụ thì người kế vị vẫn tiếp tục trả nợ được (3).
Thứ ba là, các giao dịch xuyên quốc gia của ngân hàng Phát triển TQ nhằm tạo ra công cụ đòn bẩy tài chính đối với những kẻ đi vay kiệt sức nhằm củng cố lợi thế cho các quyền lợi khác của TQ.
Điều này hoàn toàn đúng với trường hợp của Venezuela và Turkmennistan , nơi mà ngân hàng Phát triển TQ dùng công cụ đòn bẩy tài chính để đạt các mục tiêu của chính sách đối ngoại TQ, bao gồm việc sử dụng trong giao dịch quốc tế đồng tiền TQ là Nhân dân tệ và cải thiện an ninh nguồn cung ứng năng lượng.
Trong trường hợp Venezuela , ngân hàng Phát triển TQ đã giành được thế thượng phong với tư cách là chủ nợ nước ngoài lớn nhất để tiếp tụcdấn tới đạt mục đích của chính phủ TQ là khuyến khích việc quốc tế sử dụng rộng rãi hơn đồng Nhân dân tệ. Hơn một nửa trong số 20,6 tỷ USD ( $10,6 tỷ) ngân hàng Phát triển TQ đặt điều kiện cho vay bằng Nhân dân tệ làm cho Venezuela bị khóa chặt trong tình trạng phải mua hàng và dịch vụ của TQ. Ngân hàng Phát triển TQ đã có thể chủ động cơ cấu nợ theo cách vừa nêu bởi lẽ Venezuela có mức độ rủi ro tín dụng cao nên khó có thể tiếp cận các thị trường tài chính quốc tế và Tổng thống Hugo Chavez đã thề không vay quỹ tiền tệ quốc tế IMF vì lý do các điều kiện mà tổ chức này đưa ra sẽ làm cho chính phủ của ông sụp đổ.
Trường hợp của Turkmenistan thì ngân hàng Phát triển TQ đã sử dụng công cụ đòn bẩy tài chính thông qua vai trò là nhà cung cấp các khoản tín dụng khẩn cấp nhằm mục đích cải thiện an ninh nguồn cung ứng năng lượng cho nên kinh tế TQ.( Turkmenistan là nướcTrung Á có nhiều mỏ dầu và khí đốt – ND ) . Năm 2009 ngân hàng đã đồng ý một khoản tín dụng trị giá 4 tỷ USD sau vụ nổ đường ống dẫn khí đốt của Turkmenistan sang Nga làm cho Ashgabat bị cắt nguồn thu nhập chủ yếu trong suốt 9 tháng. Khoản tiền này đã được sử dụng vào việc phát triển vùng Nam Yolotan- một trong số 5 khu vực có trữ lượng khí đốt thiên nhiên lớn nhất thế giới . Khoản tín dụng này không chỉ giúp tập đoàn dầu khí Quốc gia TQđảm bảo vị trí quan trọng trong dự án phát triển Nam Yolotan mà còn nhiều khu vực có khí đốt khác cũng được khai thác phục vụ TQ.
Thứ tư là, các hoạt động quốc tế ngày càng gia tăng của các công ty TQ đang góp phần gây thêm áp lực lên Bắc kinh phải có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ toàn cầu một cách tương xứng trong khivẫn nỗ lực mưu cầu những lợi ích kinh tế toàn cầu của mình .
Hai trong số các ví dụ sắc nét nhất đó là Sudan và Iran. Trong trường hợp Sudan , Washington và các quốc gia khác đã hối thúc Bắc kinh sử dụng ảnh hưởng của mình trên cơ sở những khoản đầu tư to lớn của Tập đoàn dầu khí quốc gia TQ tại đây để buộc Khartoum ngăn chặn bạo loạn ở Dafur. Trong trường hợp Iran, Washington và các quốc gia khác đã vận động hành lang Bắc kinh nhằm ưu tiên việc kiềm chế những tham vọng hạt nhân của Teheran trên cơ sở những ảnh hưởng thực tế mà TQ có ở đây nhờ hoạt động của các công ty dầu khí .
Trong cả hai trường hợp áp lực quốc tế đã gây ảnh hưởng tuy còn khiêm tốn lên chính sách ngoại giao của TQ. Với Sudan chẳng hạn, năm 2006-2007 Bắc kinh đã giúp thuyết phục Khartoum chấp thuận lực lượng gìn giữ hòa bình gồm binh lính các quốc gia Phi châu và Liên hiệp quốc vào Dafur. Còn đối với Iran, năm 2010 TQ đã bỏ phiếu ủng hộ nghị quyết của Hội đồng bảo an LHQ số 1929. Gần đây hơn, các công ty dầu khí TQ cũng đã làm theo lời cảnh báo của Washington không nhẩy vào “ thế chân” các dự án khai thác dầu và khí đốt do các công ty Châu âu và các nước khác đã tẩy chay trước đó.
Tóm lại, sự bành trướng toàn cầu của các công ty TQ đang xác định lại quyền lợi quốc gia TQ cũng như hành động mà Bắc kinh tiến hành để bảo vệ những quyền lợi đó. Không can thiệp vào công việc nội bộ của các quốc gia khác giờ đây không còn là một sự lựa chọn đối với chính phủ TQ khi mà các sự kiện xảy ra trên thế giới đe dọa tài sản của các công ty cũng như sinh mệnh của công dân TQ. Quả thực, chiến dịch di tản ở Libyadường như đã nâng cao kỳ vọngdân chúng vào hành động tương tự của chính phủ để bảo vệ công dân TQ trong những cuộc khủng hoảngxảy ra ở nước ngoài trong tương lai. Hơn thế nữa, khi mà các công ty TQ tiếp tục bành trướng ra nước ngoài,Bắc kinh cũng sẽ chịu áp lực quốc tế ngày càng mạnh mẽ hơn yêu cầu gây ảnh hưởng lên chính sách của các quốc gia nơi mà các công ty TQ có nhiều đầu tư, nhằm đáp ứng những thách thức toàn cầu mà các quốc gia đó phải đối mặt.
(1). “ Libya a reminder that citizens must come first” South China Morning Post, March 4, 2011.

(2). Edward Cody, “ China Expansion Put Workers in Harm Way; Attack on Ethiopan Oil Fields Highlights Political Perils of Pursuing Resources Abroad, “ Washington Post, April26,2007: and RowanCallick, “ China’s African venture is risky business,” The Australian, April 30,2007.

(3). Erica Downs, Inside China, Inc: China Development Bank’s Cross-Border Energy Deals, John L.Thornton China Center Monograph Series, No . 3 ( Brookings Institution, March 2011).

Thăng Long - Hà Nội 19/4/2011
T.S Phạm Gia Minh chuyển ngữ

*Bài viết do TS. Phạm Gia Minh gửi trực tiếp cho Nguyễn Xuân Diện-Blog. Xin chân thành cảm ơn tiến sĩ!

.
.
.

No comments: