TƯỞNG NIỆM NHẠC SĨ NGUYỄN ĐỨC QUANG
Hoàng Khởi Phong (ghi)
Saturday, April 2, 2011
1-
Chúng tôi quen biết với nhau đến nay là 15 năm chẵn. Mới đó mà một thời gian dài như thời gian của nàng Kiều phải truân chuyên trong các thanh lâu đã bị bỏ lại đằng sau tuổi trẻ của chúng tôi. Mới đó mà cả hai chúng tôi nhẩy một cái từ những năm cuối của tuổi “tam thập nhi lập”, vọt tới tuổi “ngũ thập tri thiên mệnh”.
Quả là cả hai chúng tôi đều lập chí rất sớm, từ trước khi bước vào tuổi ba mươi, nhưng bước vào tuổi năm mươi, chúng tôi rất mù mờ về thiên mệnh của chính chúng tôi, huống hồ thiên mệnh của nhiều con người, của một đoàn thể, của cả một dân tộc thì hoàn toàn nằm ngoài khả năng suy nghĩ của chúng tôi. Khi nói chúng tôi lập chí rất sớm, chúng tôi không có một chút kiêu ngạo nào. Bởi vì năm 22 tuổi anh đã có tác phẩm, một số không ít những ca khúc đủ hoàn thành tập “Trầm Ca”. Anh đã là một trong những nhân vật đầu não, thành lập và điều hành một đoàn thể sinh hoạt có ảnh hưởng suốt bốn Vùng Chiến Thuật. Phần tôi, bắt đầu viết văn, làm thơ từ năm 20 tuổi, có tác phẩm đầu tay vào năm 24 tuổi, tất nhiên tôi cũng có cái chí của tôi trên con đường văn nghiệp.
Lẽ ra chúng tôi có thể gặp nhau sớm hơn mươi, mười lăm năm, nhưng cuộc chiến đẩy chúng tôi mỗi người về một phương, thành thử trên cái phần đất miền Nam của tổ quốc, chúng tôi tuy cùng một hàng ngũ, cùng xê dịch như những con thoi mà không có cơ duyên gặp gỡ.
Mãi cho tới mười lăm năm sau, chiến tranh đã tàn, anh và tôi cùng đứng chung trong một chiến tuyến bị đổ vỡ. Chúng tôi cùng là những kẻ chạy trốn tổ quốc của mình. Tôi thoát đi được ngay từ khi phần đất miền Nam ngã quỵ, năm năm sau anh ra khỏi nhà tù, vượt biên cùng gia đình một vợ hai con, cư ngụ tại một địa chỉ có tên là Pulau Bidong một thời gian, trước khi chúng tôi gặp gỡ nhau nơi quê người. Mãi cho tới thời điểm đó, chúng tôi mới có cơ hội gặp nhau trong một góc nhỏ của xứ người. Góc nhỏ xứ người đó có tên là Little Saigon, anh tên là Nguyễn Đức Quang, và phong trào anh góp toàn bộ cái sung mãn của tuổi hai mươi có tên là “Phong Trào Du Ca”.
Quả là cả hai chúng tôi đều lập chí rất sớm, từ trước khi bước vào tuổi ba mươi, nhưng bước vào tuổi năm mươi, chúng tôi rất mù mờ về thiên mệnh của chính chúng tôi, huống hồ thiên mệnh của nhiều con người, của một đoàn thể, của cả một dân tộc thì hoàn toàn nằm ngoài khả năng suy nghĩ của chúng tôi. Khi nói chúng tôi lập chí rất sớm, chúng tôi không có một chút kiêu ngạo nào. Bởi vì năm 22 tuổi anh đã có tác phẩm, một số không ít những ca khúc đủ hoàn thành tập “Trầm Ca”. Anh đã là một trong những nhân vật đầu não, thành lập và điều hành một đoàn thể sinh hoạt có ảnh hưởng suốt bốn Vùng Chiến Thuật. Phần tôi, bắt đầu viết văn, làm thơ từ năm 20 tuổi, có tác phẩm đầu tay vào năm 24 tuổi, tất nhiên tôi cũng có cái chí của tôi trên con đường văn nghiệp.
Lẽ ra chúng tôi có thể gặp nhau sớm hơn mươi, mười lăm năm, nhưng cuộc chiến đẩy chúng tôi mỗi người về một phương, thành thử trên cái phần đất miền Nam của tổ quốc, chúng tôi tuy cùng một hàng ngũ, cùng xê dịch như những con thoi mà không có cơ duyên gặp gỡ.
Mãi cho tới mười lăm năm sau, chiến tranh đã tàn, anh và tôi cùng đứng chung trong một chiến tuyến bị đổ vỡ. Chúng tôi cùng là những kẻ chạy trốn tổ quốc của mình. Tôi thoát đi được ngay từ khi phần đất miền Nam ngã quỵ, năm năm sau anh ra khỏi nhà tù, vượt biên cùng gia đình một vợ hai con, cư ngụ tại một địa chỉ có tên là Pulau Bidong một thời gian, trước khi chúng tôi gặp gỡ nhau nơi quê người. Mãi cho tới thời điểm đó, chúng tôi mới có cơ hội gặp nhau trong một góc nhỏ của xứ người. Góc nhỏ xứ người đó có tên là Little Saigon, anh tên là Nguyễn Đức Quang, và phong trào anh góp toàn bộ cái sung mãn của tuổi hai mươi có tên là “Phong Trào Du Ca”.
Anh tiếp tôi trong tòa soạn của tờ báo do anh làm chủ nhiệm kiêm chủ bút: Tờ “Viễn Đông Kinh Tế Thời Báo”. Cả hai chúng tôi là những người ít chú ý tới hình thức, không câu nệ tiểu tiết. Câu chuyện ba mươi năm cũ dường như đã làm cho có một lúc nào đó, tuổi thanh xuân từ quá khứ vọng về, tràn đầy căn phòng. Trong phòng riêng của anh, chúng tôi bỏ giầy tháo vớ, gác chân lên bàn, tất nhiên để nói về tuổi trẻ của chính chúng tôi, thì nào có gì mà phải nghiêm trang đạo mạo. Bằng một giọng nói mạch lạc, anh nói về tuổi thơ của anh. Anh có một tuổi thơ khá đặc biệt, một tuổi thơ tiền định cho đời sống “Du Ca” sau này của anh. Khi nói về tuổi thơ mắt anh nhìn qua cửa sổ, như lạc vào một cõi xa xăm nào đó: “Nguyễn Đức Quang là tên thật do cha mẹ đặt cho...
2-
...Tôi sinh năm 1944, tại Sơn Tây. Nơi tôi sinh ra hình như có núi Tản, sông Đà, do đó trước khi tôi ra đời có một bút hiệu Tản Đà, một hào quang khá rực rỡ do cây bút này phát ra trong tiền bán thế kỷ 20. Đất này chính là một trong những địa danh phát tích của nước Việt. Sông và núi đó trôi trong dòng lịch sử Việt Nam, và đã sản xuất không biết bao nhiêu là anh hùng, liệt nữ, danh nhân. Nói như thế không có nghĩa là tôi hỗn, dám ví mình với các tiền bối. Tôi làm một số công việc trong đời sống của tôi. Định giá nó là những người đồng thời với tôi. Cũng có thể sau này khi nhắc tới phong trào du ca, những lớp người sau tôi có thể sẽ đánh giá những đóng góp của phong trào, và của riêng tôi với xã hội đương thời.
Trước và sau Tản Đà, cũng từ đất này dấy lên những tên tuổi lẫy lừng khác. Tôi xin kể những người sau thi sĩ của núi Tản, sông Đà và trước tôi, những người rất gần với chúng ta, những người mà bất cứ ai sinh hoạt trong lãnh vực văn học nghệ thuật đã có đôi lần nghe danh, biết tiếng: Một thi sĩ Quang Dũng với những bài thơ tiền chiến tuyệt tác. Một Phạm Đình Chương, người đưa thơ của Quang Dũng vào nhạc. Đây chỉ là hai ví dụ nhỏ của các danh sĩ cận đại đất Sơn Tây. Tất nhiên địa linh sinh nhân kiệt, nhưng mà bên cạnh những con người kiệt hiệt này, cũng không thiếu gì những con người khi nhắc đến làm cho người đồng hương xấu hổ. Thế cho nên tôi xin miễn nhắc đến những vị này, tuy họ có lưu tên trong sử sách.
Cha tôi là một công chức trong ngành giáo dục. Tôi không có ý đề cao cha tôi, nhưng có lẽ ông là người không thích những điều gò bó, nên thay vì làm một nhà giáo định cư tại một chỗ, có lợi cho việc học hành của chúng tôi. Tôi không hiểu vì sao ông xê dịch rất nhiều nơi. Tôi nhớ ngày tôi còn nhỏ xíu, tôi đã theo ông đi làm việc tại Chapa, tuốt nơi biên giới Hoa Việt. Thế rồi vài năm sau, một thời gian ngắn trước cuộc di cư vĩ đại của gần một triệu người từ Bắc vào Nam, cha tôi đổi vào làm Tổng Thư Ký cho Bộ Giáo Dục trong Sài Gòn, thành thử vô hình chung gia đình tôi di cư trước. Mới tháng Tư năm 1954, gia đình tôi đã có mặt tại Sài Gòn. Tôi không có cơ hội làm một chứng nhân nhỏ bé của biến cố lịch sử này. Thời gian này tôi theo học tại Trường Trung Học Tư Thục Huỳnh Khương Ninh, Tân Định. Tôi nhớ là trường này dậy chương trình Pháp, mà tôi chữ Tây, chữ U đâu có bao lăm, thành thử cứ chúi đầu vào học. Thật đúng là học như cuốc kêu mùa hè.
Năm 1958, cha tôi lại đổi ra làm Trưởng Ty Tiểu Học ngoài Côn Đảo. Lạ một điều là đi đâu ông cụ cũng lôi tôi theo. Năm đó tôi đã lên Trung Học được hai năm, mà tại Côn Đảo thì trường học chỉ có tới lớp Nhất, thành thử suốt ngày tôi lêu bêu nơi đầu ghềnh cuối bãi. Trong đời tôi có lẽ chưa có nơi nào bãi biển đẹp như Côn Sơn, đã thế hòn đảo lại không có gì là to, và lại không bị đi học. Thử hỏi tuổi thiếu niên đã có ai sướng hơn tôi trong giai đoạn này. Đến bây giờ tôi còn nhớ được vài địa danh tại hòn đảo ngục tù này.
Những địa danh này luôn luôn kèm theo một vài cố sự của các danh nhân Việt Nam, đặc biệt là những người chống Pháp, thông thường có ghi danh trong những trang sử cận đại, và bị lưu đầy ra ngoài này.
Suốt ngày tôi thơ thẩn, lang thang theo các tù nhân được làm việc bên ngoài khu giam. Tôi đã tần ngần tại một nơi gọi là Ma Thiên Lãnh, nơi có mộ chôn ông Nguyễn An Ninh. Tôi đã nghịch ngợm tại một địa danh là Hòn Đá Trắng, nơi các ông Nghè Phan Chu Trinh, Huỳnh Thúc Kháng đã từng đập đá làm đường, và một trong hai cụ (tôi không nhớ cụ nào) đã cảm tác bài thơ Đập Đá Côn Sơn. Cũng nơi này, xưa hơn một thời gian ngắn là chỗ lưu đầy các yếu nhân của Đông Kinh Nghĩa Thục như các cụ Huấn Quyền, Lê Đại, Dương Bá Trạc, Võ Hoành... Hai, ba chục năm sau, vào những năm của thập niên 40, đây cũng là chỗ mà Lê Duẫn, cùng hàng trăm đồng chí, những người tiền phong của Đảng Cộng Sản Việt Nam bị Thực Dân Pháp cầm tù tại đây. Lúc đó tôi là một thiếu niên hiếu động, tò mò nghe các tù nhân nói về đủ thứ tù nổi danh của hòn đảo này.
Cha tôi thấy tôi chơi suốt ngày, nên ông cụ mang mấy người tù thường phạm, có học lực cao về dậy tôi Anh và Pháp Văn (Trong số những người này có nhạc sĩ Hoàng Nguyên, lúc đó cũng bị tù vì hoạt động chính trị. Tôi không học Hoàng Nguyên, và sau này trời lại dun dủi để trở thành một người bạn thân với Hoàng Nguyên, vì cả hai chúng tôi cùng sinh hoạt trong ngành Nhạc).
Năm 1959 cha tôi đổi về Đà Lạt, đây là lần thứ hai, lần thứ nhất từ năm 1928 khi tôi chưa ra đời. Tôi theo học trường Bồ Đề cho tới năm 61 mới vào học tại Trường Trung Học Trần Hưng Đạo, một trường công lập lớn nhất của tỉnh Đà Lạt. Năm 1964 tôi đậu Tú Tài, và theo học Khóa I Chính Trị Kinh Doanh của Viện Đại Học Đà Lạt, khi ngành này vừa mới thành lập.
3-
Trước và sau Tản Đà, cũng từ đất này dấy lên những tên tuổi lẫy lừng khác. Tôi xin kể những người sau thi sĩ của núi Tản, sông Đà và trước tôi, những người rất gần với chúng ta, những người mà bất cứ ai sinh hoạt trong lãnh vực văn học nghệ thuật đã có đôi lần nghe danh, biết tiếng: Một thi sĩ Quang Dũng với những bài thơ tiền chiến tuyệt tác. Một Phạm Đình Chương, người đưa thơ của Quang Dũng vào nhạc. Đây chỉ là hai ví dụ nhỏ của các danh sĩ cận đại đất Sơn Tây. Tất nhiên địa linh sinh nhân kiệt, nhưng mà bên cạnh những con người kiệt hiệt này, cũng không thiếu gì những con người khi nhắc đến làm cho người đồng hương xấu hổ. Thế cho nên tôi xin miễn nhắc đến những vị này, tuy họ có lưu tên trong sử sách.
Cha tôi là một công chức trong ngành giáo dục. Tôi không có ý đề cao cha tôi, nhưng có lẽ ông là người không thích những điều gò bó, nên thay vì làm một nhà giáo định cư tại một chỗ, có lợi cho việc học hành của chúng tôi. Tôi không hiểu vì sao ông xê dịch rất nhiều nơi. Tôi nhớ ngày tôi còn nhỏ xíu, tôi đã theo ông đi làm việc tại Chapa, tuốt nơi biên giới Hoa Việt. Thế rồi vài năm sau, một thời gian ngắn trước cuộc di cư vĩ đại của gần một triệu người từ Bắc vào Nam, cha tôi đổi vào làm Tổng Thư Ký cho Bộ Giáo Dục trong Sài Gòn, thành thử vô hình chung gia đình tôi di cư trước. Mới tháng Tư năm 1954, gia đình tôi đã có mặt tại Sài Gòn. Tôi không có cơ hội làm một chứng nhân nhỏ bé của biến cố lịch sử này. Thời gian này tôi theo học tại Trường Trung Học Tư Thục Huỳnh Khương Ninh, Tân Định. Tôi nhớ là trường này dậy chương trình Pháp, mà tôi chữ Tây, chữ U đâu có bao lăm, thành thử cứ chúi đầu vào học. Thật đúng là học như cuốc kêu mùa hè.
Năm 1958, cha tôi lại đổi ra làm Trưởng Ty Tiểu Học ngoài Côn Đảo. Lạ một điều là đi đâu ông cụ cũng lôi tôi theo. Năm đó tôi đã lên Trung Học được hai năm, mà tại Côn Đảo thì trường học chỉ có tới lớp Nhất, thành thử suốt ngày tôi lêu bêu nơi đầu ghềnh cuối bãi. Trong đời tôi có lẽ chưa có nơi nào bãi biển đẹp như Côn Sơn, đã thế hòn đảo lại không có gì là to, và lại không bị đi học. Thử hỏi tuổi thiếu niên đã có ai sướng hơn tôi trong giai đoạn này. Đến bây giờ tôi còn nhớ được vài địa danh tại hòn đảo ngục tù này.
Những địa danh này luôn luôn kèm theo một vài cố sự của các danh nhân Việt Nam, đặc biệt là những người chống Pháp, thông thường có ghi danh trong những trang sử cận đại, và bị lưu đầy ra ngoài này.
Suốt ngày tôi thơ thẩn, lang thang theo các tù nhân được làm việc bên ngoài khu giam. Tôi đã tần ngần tại một nơi gọi là Ma Thiên Lãnh, nơi có mộ chôn ông Nguyễn An Ninh. Tôi đã nghịch ngợm tại một địa danh là Hòn Đá Trắng, nơi các ông Nghè Phan Chu Trinh, Huỳnh Thúc Kháng đã từng đập đá làm đường, và một trong hai cụ (tôi không nhớ cụ nào) đã cảm tác bài thơ Đập Đá Côn Sơn. Cũng nơi này, xưa hơn một thời gian ngắn là chỗ lưu đầy các yếu nhân của Đông Kinh Nghĩa Thục như các cụ Huấn Quyền, Lê Đại, Dương Bá Trạc, Võ Hoành... Hai, ba chục năm sau, vào những năm của thập niên 40, đây cũng là chỗ mà Lê Duẫn, cùng hàng trăm đồng chí, những người tiền phong của Đảng Cộng Sản Việt Nam bị Thực Dân Pháp cầm tù tại đây. Lúc đó tôi là một thiếu niên hiếu động, tò mò nghe các tù nhân nói về đủ thứ tù nổi danh của hòn đảo này.
Cha tôi thấy tôi chơi suốt ngày, nên ông cụ mang mấy người tù thường phạm, có học lực cao về dậy tôi Anh và Pháp Văn (Trong số những người này có nhạc sĩ Hoàng Nguyên, lúc đó cũng bị tù vì hoạt động chính trị. Tôi không học Hoàng Nguyên, và sau này trời lại dun dủi để trở thành một người bạn thân với Hoàng Nguyên, vì cả hai chúng tôi cùng sinh hoạt trong ngành Nhạc).
Năm 1959 cha tôi đổi về Đà Lạt, đây là lần thứ hai, lần thứ nhất từ năm 1928 khi tôi chưa ra đời. Tôi theo học trường Bồ Đề cho tới năm 61 mới vào học tại Trường Trung Học Trần Hưng Đạo, một trường công lập lớn nhất của tỉnh Đà Lạt. Năm 1964 tôi đậu Tú Tài, và theo học Khóa I Chính Trị Kinh Doanh của Viện Đại Học Đà Lạt, khi ngành này vừa mới thành lập.
3-
Đời nhạc của tôi có một bước rẽ quan trọng: Đó là lần gặp gỡ với anh Phạm Duy. Trước khi gặp anh Phạm Duy, tôi đã có soạn khá nhiều ca khúc. Tôi có một nhóm bạn học thật thân trên Đà Lạt, cùng ngồi một năm, chia sẻ với nhau từ những điều nhỏ nhặt trong lớp cho tới những điều lớn hơn như đời sống. Cái đó cũng không có gì là lạ, bởi vì Đà Lạt là một thành phố yên tĩnh quá. Chúng tôi đang ở vào cái tuổi thành niên, tương đối là những người mà xã hội Việt Nam tạm gọi là có học. Chúng tôi học hành với nhau, chơi đùa với nhau, ca hát với nhau và làm việc với nhau.
Dưới bóng của những cội thông già, cái mầm âm nhạc của riêng tôi, làm như được tiếng thông reo réo gọi, và dần dần hình thành trong tôi một con người sáng tác. Các bạn trong nhóm tôi không có ai sáng tác, chỉ có mình tôi làm nhạc, hát cho các bạn tôi nghe. Chỉ lạ một điều: Tôi không đi vào những con đường cũ của các nhạc sĩ đàn anh. Hầu hết những người làm thơ, viết nhạc đầu đời là những bài thơ tình, nhạc tình, và sống mãi với dòng nhạc đó. Phần tôi, sau những ngày tập tễnh với nhạc tình trẻ con, tôi quay hẳn sang một hướng khác không có mấy người làm. Nhạc của tôi sau này người ta gọi là nhạc cộng đồng, nhạc sinh hoạt, hay là một loại nhạc nào đó, một thứ tình cảm khác, một thứ tình cảm không phải chỉ dành cho hai người đang yêu nhau, mà là một thứ tình cảm thiết tha nói lên cái liên hệ giữa vùng đất và con người.
Nhóm chúng tôi tham gia nhiều công tác xã hội, Đầu năm 1965, chúng tôi dự phần vào một công tác dài ngày. Chúng tôi dựng 200 căn nhà cho đồng bào Thượng, nạn nhân chiến cuộc. Trại Suối Thông, lập ở Phi Nôm, và nhóm chúng tôi phải nằm tại đây trong hai tháng trời. Giữa năm 1965, nhóm chúng tôi tham gia một trại khác của sinh viên toàn quốc. Địa điểm sinh hoạt là Thạnh Lộc Thôn. Trại có tới hai, ba trăm trại viên, lập thành một địa điểm như một cái làng nằm trong tỉnh Bình Dương. Chính trong kỳ sinh hoạt này tôi được gặp nhạc sĩ Phạm Duy.
Dịp này nhạc sĩ Phạm Duy đến sinh hoạt với toàn thể sinh viên chúng tôi. Ông đang làm loạt nhạc mới mà ông gọi là 10 bài Tâm Ca, lúc đó mới chỉ xong có 7, 8 bài. Ông hát những ca khúc này, và tôi bị choáng ngợp bởi nhạc và lời của những bản Tâm Ca này. Ông hát một hơi năm bản, và trong giờ nghỉ của ông, tôi được anh em của nhóm tôi đẩy ra trình diễn một số ca khúc của tôi. Chỉ là vài bài ca sinh hoạt mà thôi.
Tôi bị nhạc của Phạm Duy hớp hồn như thế nào, thì ông ngạc nhiên về những ca khúc của tôi như thế. Sau đó hai bên gặp gỡ, với Phạm Duy, ông cho tôi là một khám phá mới. Nó khác hẳn những dòng nhạc của những người đi trước và cùng thời với ông. Do đó Phạm Duy đề nghị mỗi tuần gặp nhau một lần vào tối Thứ Năm, để hát cho nhau nghe những sáng tác mới. Nếu không có sáng tác mới thì đàm đạo chuyện văn nghệ. Tôi đã trình bầy cho Phạm Duy nghe toàn bộ những ca khúc trong tập Trầm Ca. Nội dung những ca khúc trong tập nhạc này, là đặt vấn đề thanh niên đối với vận mạng đất nước, đưa ra những suy nghĩ của tuổi trẻ như những sáng tác trong bài ”Nỗi Buồn Nhược Tiểu” hay ”Tiếng Hát Tự Do” hay “Lìa Nhau”, và ban Trầm Ca đã ra đời trong dịp này, với thành phần nồng cốt là phần lớn bạn bè ở Đà Lạt. Mà những người bạn này không bao giờ là ca sĩ, họ chỉ là những thanh niên thích sinh hoạt, yêu lý tưởng chung. Từ đó chúng tôi được đi hát với Phạm Duy.
Chúng tôi tạo được một ảnh hưởng khá lớn. Cuối năm 1965, nhóm chúng tôi được mời tham dự các sinh hoạt các kỳ trại, và đặc biệt là các khóa huấn luyện thanh niên, của các hội đoàn thanh niên tại khắp bốn Quân Khu. Giai đoạn này nghĩ lại là một giai đoạn lạ lùng nhất. Chúng tôi làm việc như điên cuồng, sáng tác, tập tành, đi trình diễn, đi huấn luyện. Chúng tôi không còn biết đến một điều gì khác ở cái tuổi 20 lúc đó. Tôi không hiểu nhóm tôi sống bằng cách gì, chỉ biết nghề của tôi là ”Vác Ngà Voi” và địa điểm hành nghề là khắp Bốn Vùng Chiến Thuật. Hễ có nơi nào ”Ới một tiếng”, là chúng tôi khăn gói lên đường. Về phương tiện di chuyển thì nơi nào ới, nơi đó chịu trách nhiệm. Còn ăn uống thế nào cũng xong, ngủ nghê chỗ nào mà chả được. Giai đoạn này một số bạn bè đã phải đóng góp cho nhóm của chúng tôi có một chút tiền dằn túi, mỗi khi đi xa.
Năm 1965, tôi mới 21 tuổi, mới xong năm thứ I Đại Học, ai cũng tưởng rằng đời mở ra cho chúng tôi những con đường thênh thang. Thế hệ chúng tôi quả là có muôn vạn ngả đường. Có điều chúng đồng quy tại vài điểm: Đó là các quân trường, bởi vì chiến tranh đã mỗi ngày mỗi trở nên khốc liệt. Những chuyến ăn cơm nhà, vác ngà voi đó bề gì cũng cho chúng tôi một cơ hội nhìn ngó lại mặt mày của chính chúng tôi, và đồng thời chúng tôi cũng có cơ hội được nhìn ngó cái mặt trái của chiến tranh, và của dân chúng Việt Nam ở những chỗ giáp vòng lửa đạn, và tận cùng khổ đau.
Chúng tôi đã nhìn thấy những ngôi nhà tan hoang, những thôn xóm trống trải, những làng mạc tiêu điều và đặc biệt là những đôi mắt vô hồn của con người, sau khi chiến trận như một cơn lốc tràn qua. Chính những chuyến đi này, đã thổi vào tâm hồn tôi những trận gió nóng hừng hực. Những sáng tác của tôi, nếu anh để ý thì hình như ít có những hoa và bướm, chỉ toàn là những tiếng kêu. Nhiều khi tôi muốn rú lên trong những ca khúc của tôi. Những thanh âm của sự khổ đau làm sao mà êm ả được. Trong những vùng tương đối có an ninh, nơi các thành phố tôi bắt gặp những hình ảnh đau lòng khác của chiến tranh: Những hố ngăn cách giữa giầu và nghèo, những bất công, những sa đọa của một xã hội trong thời chiến... Đó là một trong những lý do khiến những ca khúc của tôi có được những hình ảnh, tâm tình và những suy nghĩ mới sống động, sát với thực tế xã hội. Những hình ảnh đó hầu như ai ai cũng bắt gặp trong đời sống hàng ngày, nó quen thuộc đến độ nhàm chán, nhưng chưa có một ai dùng âm nhạc để ghi lại. Chính vì vậy mà nhạc sĩ Phạm Duy coi tôi là một khám phá mới.
Suốt hơn một năm trời đi và sinh hoạt như thế, tổng kết lại có hơn ba mươi tỉnh liên lạc với nhóm chúng tôi, tự động đề nghị giúp họ tiếp tục có điều kiện sinh hoạt, có bài hát, có trò chơi, có công tác xã hội, lập thành một đơn vị gì đó. Đó là một kết quả đầy xúc động, và bởi vậy chúng tôi không ngừng lại được. Những sợi dây liên lạc đầu tiên này chính là những mắt lưới chắc chắn, và nương vào đó phong trào du ca hình thành. Chúng tôi phải nghĩ đến một địa chỉ để liên lạc, một nơi chốn để sinh hoạt, một tổ chức nhân sự để điều hành guồng máy.
Giải quyết những vấn đề này xong thì phong trào du ca chính thức có giấy phép hoạt động từ năm 1966. Nhưng thật ra nó đã sớm có mặt với đời từ đầu năm 1965. Khi phong trào đã có một danh xưng, bên cạnh những người bạn của nhóm chúng tôi từ ngày còn ở Đà Lạt, như Đinh Gia Lập, Hoàng Kim Châu, Nguyễn Quốc Văn, Phương Oanh, Trần Trọng Thảo, ngay lập tức nó quy tụ được những khuôn mặt khác: Ngô Mạnh Thu, Đỗ Ngọc Yến, Hoàng Ngọc Tuệ... là vài khuôn mặt quen thuộc có mặt với du ca ngay từ khi trứng nước này.
Dưới bóng của những cội thông già, cái mầm âm nhạc của riêng tôi, làm như được tiếng thông reo réo gọi, và dần dần hình thành trong tôi một con người sáng tác. Các bạn trong nhóm tôi không có ai sáng tác, chỉ có mình tôi làm nhạc, hát cho các bạn tôi nghe. Chỉ lạ một điều: Tôi không đi vào những con đường cũ của các nhạc sĩ đàn anh. Hầu hết những người làm thơ, viết nhạc đầu đời là những bài thơ tình, nhạc tình, và sống mãi với dòng nhạc đó. Phần tôi, sau những ngày tập tễnh với nhạc tình trẻ con, tôi quay hẳn sang một hướng khác không có mấy người làm. Nhạc của tôi sau này người ta gọi là nhạc cộng đồng, nhạc sinh hoạt, hay là một loại nhạc nào đó, một thứ tình cảm khác, một thứ tình cảm không phải chỉ dành cho hai người đang yêu nhau, mà là một thứ tình cảm thiết tha nói lên cái liên hệ giữa vùng đất và con người.
Nhóm chúng tôi tham gia nhiều công tác xã hội, Đầu năm 1965, chúng tôi dự phần vào một công tác dài ngày. Chúng tôi dựng 200 căn nhà cho đồng bào Thượng, nạn nhân chiến cuộc. Trại Suối Thông, lập ở Phi Nôm, và nhóm chúng tôi phải nằm tại đây trong hai tháng trời. Giữa năm 1965, nhóm chúng tôi tham gia một trại khác của sinh viên toàn quốc. Địa điểm sinh hoạt là Thạnh Lộc Thôn. Trại có tới hai, ba trăm trại viên, lập thành một địa điểm như một cái làng nằm trong tỉnh Bình Dương. Chính trong kỳ sinh hoạt này tôi được gặp nhạc sĩ Phạm Duy.
Dịp này nhạc sĩ Phạm Duy đến sinh hoạt với toàn thể sinh viên chúng tôi. Ông đang làm loạt nhạc mới mà ông gọi là 10 bài Tâm Ca, lúc đó mới chỉ xong có 7, 8 bài. Ông hát những ca khúc này, và tôi bị choáng ngợp bởi nhạc và lời của những bản Tâm Ca này. Ông hát một hơi năm bản, và trong giờ nghỉ của ông, tôi được anh em của nhóm tôi đẩy ra trình diễn một số ca khúc của tôi. Chỉ là vài bài ca sinh hoạt mà thôi.
Tôi bị nhạc của Phạm Duy hớp hồn như thế nào, thì ông ngạc nhiên về những ca khúc của tôi như thế. Sau đó hai bên gặp gỡ, với Phạm Duy, ông cho tôi là một khám phá mới. Nó khác hẳn những dòng nhạc của những người đi trước và cùng thời với ông. Do đó Phạm Duy đề nghị mỗi tuần gặp nhau một lần vào tối Thứ Năm, để hát cho nhau nghe những sáng tác mới. Nếu không có sáng tác mới thì đàm đạo chuyện văn nghệ. Tôi đã trình bầy cho Phạm Duy nghe toàn bộ những ca khúc trong tập Trầm Ca. Nội dung những ca khúc trong tập nhạc này, là đặt vấn đề thanh niên đối với vận mạng đất nước, đưa ra những suy nghĩ của tuổi trẻ như những sáng tác trong bài ”Nỗi Buồn Nhược Tiểu” hay ”Tiếng Hát Tự Do” hay “Lìa Nhau”, và ban Trầm Ca đã ra đời trong dịp này, với thành phần nồng cốt là phần lớn bạn bè ở Đà Lạt. Mà những người bạn này không bao giờ là ca sĩ, họ chỉ là những thanh niên thích sinh hoạt, yêu lý tưởng chung. Từ đó chúng tôi được đi hát với Phạm Duy.
Chúng tôi tạo được một ảnh hưởng khá lớn. Cuối năm 1965, nhóm chúng tôi được mời tham dự các sinh hoạt các kỳ trại, và đặc biệt là các khóa huấn luyện thanh niên, của các hội đoàn thanh niên tại khắp bốn Quân Khu. Giai đoạn này nghĩ lại là một giai đoạn lạ lùng nhất. Chúng tôi làm việc như điên cuồng, sáng tác, tập tành, đi trình diễn, đi huấn luyện. Chúng tôi không còn biết đến một điều gì khác ở cái tuổi 20 lúc đó. Tôi không hiểu nhóm tôi sống bằng cách gì, chỉ biết nghề của tôi là ”Vác Ngà Voi” và địa điểm hành nghề là khắp Bốn Vùng Chiến Thuật. Hễ có nơi nào ”Ới một tiếng”, là chúng tôi khăn gói lên đường. Về phương tiện di chuyển thì nơi nào ới, nơi đó chịu trách nhiệm. Còn ăn uống thế nào cũng xong, ngủ nghê chỗ nào mà chả được. Giai đoạn này một số bạn bè đã phải đóng góp cho nhóm của chúng tôi có một chút tiền dằn túi, mỗi khi đi xa.
Năm 1965, tôi mới 21 tuổi, mới xong năm thứ I Đại Học, ai cũng tưởng rằng đời mở ra cho chúng tôi những con đường thênh thang. Thế hệ chúng tôi quả là có muôn vạn ngả đường. Có điều chúng đồng quy tại vài điểm: Đó là các quân trường, bởi vì chiến tranh đã mỗi ngày mỗi trở nên khốc liệt. Những chuyến ăn cơm nhà, vác ngà voi đó bề gì cũng cho chúng tôi một cơ hội nhìn ngó lại mặt mày của chính chúng tôi, và đồng thời chúng tôi cũng có cơ hội được nhìn ngó cái mặt trái của chiến tranh, và của dân chúng Việt Nam ở những chỗ giáp vòng lửa đạn, và tận cùng khổ đau.
Chúng tôi đã nhìn thấy những ngôi nhà tan hoang, những thôn xóm trống trải, những làng mạc tiêu điều và đặc biệt là những đôi mắt vô hồn của con người, sau khi chiến trận như một cơn lốc tràn qua. Chính những chuyến đi này, đã thổi vào tâm hồn tôi những trận gió nóng hừng hực. Những sáng tác của tôi, nếu anh để ý thì hình như ít có những hoa và bướm, chỉ toàn là những tiếng kêu. Nhiều khi tôi muốn rú lên trong những ca khúc của tôi. Những thanh âm của sự khổ đau làm sao mà êm ả được. Trong những vùng tương đối có an ninh, nơi các thành phố tôi bắt gặp những hình ảnh đau lòng khác của chiến tranh: Những hố ngăn cách giữa giầu và nghèo, những bất công, những sa đọa của một xã hội trong thời chiến... Đó là một trong những lý do khiến những ca khúc của tôi có được những hình ảnh, tâm tình và những suy nghĩ mới sống động, sát với thực tế xã hội. Những hình ảnh đó hầu như ai ai cũng bắt gặp trong đời sống hàng ngày, nó quen thuộc đến độ nhàm chán, nhưng chưa có một ai dùng âm nhạc để ghi lại. Chính vì vậy mà nhạc sĩ Phạm Duy coi tôi là một khám phá mới.
Suốt hơn một năm trời đi và sinh hoạt như thế, tổng kết lại có hơn ba mươi tỉnh liên lạc với nhóm chúng tôi, tự động đề nghị giúp họ tiếp tục có điều kiện sinh hoạt, có bài hát, có trò chơi, có công tác xã hội, lập thành một đơn vị gì đó. Đó là một kết quả đầy xúc động, và bởi vậy chúng tôi không ngừng lại được. Những sợi dây liên lạc đầu tiên này chính là những mắt lưới chắc chắn, và nương vào đó phong trào du ca hình thành. Chúng tôi phải nghĩ đến một địa chỉ để liên lạc, một nơi chốn để sinh hoạt, một tổ chức nhân sự để điều hành guồng máy.
Giải quyết những vấn đề này xong thì phong trào du ca chính thức có giấy phép hoạt động từ năm 1966. Nhưng thật ra nó đã sớm có mặt với đời từ đầu năm 1965. Khi phong trào đã có một danh xưng, bên cạnh những người bạn của nhóm chúng tôi từ ngày còn ở Đà Lạt, như Đinh Gia Lập, Hoàng Kim Châu, Nguyễn Quốc Văn, Phương Oanh, Trần Trọng Thảo, ngay lập tức nó quy tụ được những khuôn mặt khác: Ngô Mạnh Thu, Đỗ Ngọc Yến, Hoàng Ngọc Tuệ... là vài khuôn mặt quen thuộc có mặt với du ca ngay từ khi trứng nước này.
4-
Đó là bối cảnh riêng của phong trào du ca, nằm trong bối cảnh chung của một xã hội. Người ta có thể coi Du Ca là một phong trào thanh thanh niên, hay một phong trào sinh viên, học sinh, hay là một nhóm người hoạt động xã hội, hay là một ban văn nghệ, hay là cái gì đó, nhưng có một điều dứt khoát trong tôn chỉ (nếu có) của chúng tôi, thì Du Ca không làm chính trị. Tôi không phủ nhận trong anh em chúng tôi sau này cũng có người hoạt động chính trị, nhưng đó là một mặt khác của mỗi người trong anh em chúng tôi. Tôi sẽ trở lại vấn đề này sau. Giờ đây hãy nói về Du Ca trong lúc từ KHÔNG trở thành CÓ.
Trước tiên về tổ chức, không thể tiện đâu làm đó. Nơi nào ới một tiếng là lại hăm hở khăn gói lên đường. Giờ đây phải có đường lối, kế hoạch, phải có tôn chỉ rõ ràng. Chúng tôi không quan niệm đoàn thể trong một bộ đồng phục. Cái gì có đồng phục là bắt đầu có khác biệt với quần chúng, có ngăn cách với những người của đời thường. Mà nghiệm lại chúng tôi chỉ là những người trẻ, trẻ cả tâm hồn lẫn thể xác, muốn tìm một con đường để phụng sự xã hội, khác với mọi con đường đã có sẵn. Chúng tôi tự nhìn lại chúng tôi, chúng tôi cũng là những con người thường như hàng triệu những con người của xã hội, thì hà cớ chi phải mặc đồng phục cho khác với người đời. Chúng tôi muốn phục vụ xã hội nhiều hơn là mưu đồ một việc gì đó cho mỗi anh em chúng tôi. Do đó chúng tôi thu hẹp mục đích vào trong tầm tay, trong khả năng của chúng tôi. Chúng tôi chọn thanh niên làm đối tượng chính cho mọi sinh hoạt của chúng tôi, kế đó là những hoạt động trong phạm vi xã hội, đặc biệt là cứu trợ, bởi vì đất nước đang trong thời chiến, nạn nhân của chiến tranh đã lắm, mà thiên tai, hỏa hoạn, lụt lội, bão tố còn đóng góp thêm không ít khổ ải cho dân tộc Việt Nam.
Để có thể đáp ứng những mục tiêu này, những người anh em của chúng tôi cũng phải được huấn luyện. Nói rõ ra là phải được tập để sống trong một môi trường hết sức động. Phải tập để bớt nghĩ cho riêng mình, phải tập để sinh hoạt với một số người, trong một số công tác, thường xuyên kham khổ và đôi khi nguy hiểm. Ca hát không phải là điều cần thiết nhất trong huấn luyện của chúng tôi. Mở lòng đến với mọi người mới là cái mà chúng tôi nhắm tới. Chỉ như thế, người du ca mới có thể quên bớt những thú vui thành thị, để đi về những thôn xóm xa xôi, hát cho đồng bào nghe. Phải biết quên mình đi, mới có thể phục vụ cho người, nhất là phục vụ không nhận thù lao, hoặc giả thù lao là những bữa ăn đạm bạc, những chỗ nằm vạ vật.
Nói khôi hài một chút thì ngay từ khi mới ra đời, phong trào du ca nổi lên như một bầy ong vỡ tổ, nhao nhao khắp mọi nơi. Chỉ trong một khoảng thời gian không đầy một năm, trên toàn quốc có cả trăm toán du ca, chỉ riêng Vùng Một Chiến Thuật, Đà Nẵng và Huế không mà thôi đã có hơn ba chục toán. Một toán du ca địa phương thường do một nhóm bạn trẻ địa phương tự phát động, khi đủ nhân số tới một mức độ nào đó, thì Văn Phòng Trung Ương của Phong Trào Du Ca, cử người tới huấn luyện. Các khóa toán trưởng là mối quan tâm lớn nhất của Phong Trào, và sẽ phải tới sinh hoạt với toán mới thành lập một thời gian, dài ngắn tùy theo nhu cầu tại chỗ.
Khi nào nhắm thấy đoàn đã có thể tự sinh hoạt thì việc huấn luyện chấm dứt, và một đoàn du ca nữa lại lên đường, hòa nhập vào xã hội. Thỉnh thoảng Phong Trào Du Ca tổ chức những trại huấn luyện đặc biệt, các đoàn địa phương gửi người về tham dự. Mỗi hai năm lại có một đại hội để các nơi về dự.
Con số đoàn viên của Phong Trào Du Ca trên toàn quốc vào khoảng từ 4,000 cho tới 5,000 người. Đến bây giờ nghĩ lại tôi thấy chắc chắn chúng tôi đã tìm được một chất keo nào đó, để buộc được mấy ngàn con người, cùng một nhịp đập của trái tim, một nhịp thở của buồng phổi, một hướng sinh hoạt chung. Tôi rất khiêm tốn nêu một câu hỏi: Trước và sau chúng tôi, đã có một phong trào thanh niên, sinh viên, học sinh nào như thế chưa? Người du ca chỉ không còn chính thức xuất hiện trong xã hội Việt Nam sau năm 1975, nhưng tôi tin rằng con người du ca bên trong của những anh em chúng tôi, con người thứ hai sẽ sống mãi trong lòng anh em chúng tôi, cho dù anh em chúng tôi sinh sống ở bất cứ một nơi nào, một xó xỉnh nào trên thế giới mỗi ngày mỗi chật này
Đã đến lúc tôi phải trả lời câu hỏi của nhiều người, một câu hỏi mà đôi khi người du ca khá lúng túng do hoàn cảnh chính trị, xã hội lúc phong trào đang cực thịnh: Chúng tôi tuyệt đối không nhận bất cứ một tài trợ tiền bạc nào, của bất cứ ai, kể cả chính quyền và kể cả người Mỹ.
Câu hỏi này đã được nêu lên ngay từ thời còn ở trong nước. Tôi hiểu vì sao những câu hỏi này được nêu lên. Bởi vì khi chúng tôi còn là một nhóm nhỏ, thì bất quá chúng tôi cũng chỉ là một vài cá nhân đôi khi có vẻ hơi lập dị. Có không ít người đã dè bỉu những ca khúc sinh hoạt của chúng tôi. Làm sao được, khi viết nhạc, anh em chúng tôi ngoài việc nghĩ ngợi là của riêng mỗi người, nhưng hình ảnh mà chúng tôi phục vụ ít khi nào là hai người, mà là đám đông. Nhạc như thế thì làm sao mà đi vào các vũ trường của các vương tôn công tử? Làm sao mon men được tới những chỗ cửa quyền? Làm gì có nhà xuất bản nào nghĩ đến chuyện ấn hành một tập nhạc không giống ai, để mà bán cho ai?
Nhưng một khi phong trào đã dấy lên, tại tỉnh nào cũng có một đoàn du ca, không lớn thì nhỏ. Với hàng ngàn đoàn viên trên toàn quốc thì không một ai có thể phủ nhận anh em chúng tôi là một sức mạnh. Đó là một lực lượng nhân sự lớn lao mà ngay cả các đoàn thể do chính quyền thành lập cũng không hơn được. Hơn thế nữa, lực lượng đó còn đang độc lập, không bị chi phối bởi bất cứ một phe nhóm chính trị nào. Nếu giả dụ như một nhân vật chính trị nào đó, có thể ảnh hưởng đến cái nhân của phong trào du ca này, thì ảnh hưởng của số đông tất nhiên là đáng kể. Vả lại một sinh hoạt nặng tính văn nghệ, đi kèm cho những hoạt động chính trị thì kết quả sẽ lớn lao vô cùng. Chính vì vậy mà rất nhiều phe nhóm muốn thâm nhập vào phong trào du ca, chính vì vậy mà cả hai phe tham chiến, và có thể cả người Mỹ đứng sau lưng một vài nhân vật nào đó, nhìn anh em chúng tôi như một miếng mồi.
Tôi nghĩ là đã có một dạo, tất cả các phe nhóm đều cài người vào làm đoàn viên du ca. Nhất là tại các địa phương, vì du ca là một phong trào tự phát, phần lớn là sinh viên học sinh, thành thử làm sao chúng tôi có thể phòng gian như các lực lượng an ninh của quốc gia, còn bảo mật thì du ca làm gì có cái gì cần phải bảo mật. Chúng tôi ca hát giữa trời, trong thanh thiên bạch nhật, hay giữa những ánh lửa bập bùng của các sinh hoạt lửa trại. Chúng tôi có giao tranh với ai đâu mà phải phòng gian bảo mật. Chúng tôi cần tiền để sinh hoạt, nhưng đâu có cần bạc triệu, và các anh em chúng tôi nghĩ bên cạnh những điều mà tuổi trẻ muốn nói thẳng, nói thật trong các ca khúc của anh em chúng tôi viết ra, thì việc sinh hoạt cũng là một thú vui lành mạnh và bổ ích. Đi coi xi nê thì cũng tốn tiền như đi hát một buổi du ca. Nào có gì quá tốn cho túi tiền của anh em chúng tôi. Phương tiện trong khi đi xa, thì đã có các cơ quan hành chánh, hay các đơn vị quân đội giúp đỡ. Còn trong phạm vi của các thị xã, anh em chúng tôi lội bộ đến nhà nhau, đèo nhau trên xe đạp, sang cả hơn thì có xe Honda. Chính bởi vậy mà một số anh em chúng tôi trong Văn Phòng Trung Ương quả là có được một số phe nhóm tiếp xúc, nhưng chúng tôi hãnh diện nhìn thẳng vào mắt người hỏi, và dõng dạc trả lời cho rõ: ”Chúng tôi không hề nhận bất cứ một yểm trợ tài chánh của bất kỳ ai, và cũng không bao giờ lệ thuộc vào bất cứ một phe nhóm nào”. Chính vì tính độc lập này cũng đã gây không ít phiền lụy cho chúng tôi sau này.
Trước tiên về tổ chức, không thể tiện đâu làm đó. Nơi nào ới một tiếng là lại hăm hở khăn gói lên đường. Giờ đây phải có đường lối, kế hoạch, phải có tôn chỉ rõ ràng. Chúng tôi không quan niệm đoàn thể trong một bộ đồng phục. Cái gì có đồng phục là bắt đầu có khác biệt với quần chúng, có ngăn cách với những người của đời thường. Mà nghiệm lại chúng tôi chỉ là những người trẻ, trẻ cả tâm hồn lẫn thể xác, muốn tìm một con đường để phụng sự xã hội, khác với mọi con đường đã có sẵn. Chúng tôi tự nhìn lại chúng tôi, chúng tôi cũng là những con người thường như hàng triệu những con người của xã hội, thì hà cớ chi phải mặc đồng phục cho khác với người đời. Chúng tôi muốn phục vụ xã hội nhiều hơn là mưu đồ một việc gì đó cho mỗi anh em chúng tôi. Do đó chúng tôi thu hẹp mục đích vào trong tầm tay, trong khả năng của chúng tôi. Chúng tôi chọn thanh niên làm đối tượng chính cho mọi sinh hoạt của chúng tôi, kế đó là những hoạt động trong phạm vi xã hội, đặc biệt là cứu trợ, bởi vì đất nước đang trong thời chiến, nạn nhân của chiến tranh đã lắm, mà thiên tai, hỏa hoạn, lụt lội, bão tố còn đóng góp thêm không ít khổ ải cho dân tộc Việt Nam.
Để có thể đáp ứng những mục tiêu này, những người anh em của chúng tôi cũng phải được huấn luyện. Nói rõ ra là phải được tập để sống trong một môi trường hết sức động. Phải tập để bớt nghĩ cho riêng mình, phải tập để sinh hoạt với một số người, trong một số công tác, thường xuyên kham khổ và đôi khi nguy hiểm. Ca hát không phải là điều cần thiết nhất trong huấn luyện của chúng tôi. Mở lòng đến với mọi người mới là cái mà chúng tôi nhắm tới. Chỉ như thế, người du ca mới có thể quên bớt những thú vui thành thị, để đi về những thôn xóm xa xôi, hát cho đồng bào nghe. Phải biết quên mình đi, mới có thể phục vụ cho người, nhất là phục vụ không nhận thù lao, hoặc giả thù lao là những bữa ăn đạm bạc, những chỗ nằm vạ vật.
Nói khôi hài một chút thì ngay từ khi mới ra đời, phong trào du ca nổi lên như một bầy ong vỡ tổ, nhao nhao khắp mọi nơi. Chỉ trong một khoảng thời gian không đầy một năm, trên toàn quốc có cả trăm toán du ca, chỉ riêng Vùng Một Chiến Thuật, Đà Nẵng và Huế không mà thôi đã có hơn ba chục toán. Một toán du ca địa phương thường do một nhóm bạn trẻ địa phương tự phát động, khi đủ nhân số tới một mức độ nào đó, thì Văn Phòng Trung Ương của Phong Trào Du Ca, cử người tới huấn luyện. Các khóa toán trưởng là mối quan tâm lớn nhất của Phong Trào, và sẽ phải tới sinh hoạt với toán mới thành lập một thời gian, dài ngắn tùy theo nhu cầu tại chỗ.
Khi nào nhắm thấy đoàn đã có thể tự sinh hoạt thì việc huấn luyện chấm dứt, và một đoàn du ca nữa lại lên đường, hòa nhập vào xã hội. Thỉnh thoảng Phong Trào Du Ca tổ chức những trại huấn luyện đặc biệt, các đoàn địa phương gửi người về tham dự. Mỗi hai năm lại có một đại hội để các nơi về dự.
Con số đoàn viên của Phong Trào Du Ca trên toàn quốc vào khoảng từ 4,000 cho tới 5,000 người. Đến bây giờ nghĩ lại tôi thấy chắc chắn chúng tôi đã tìm được một chất keo nào đó, để buộc được mấy ngàn con người, cùng một nhịp đập của trái tim, một nhịp thở của buồng phổi, một hướng sinh hoạt chung. Tôi rất khiêm tốn nêu một câu hỏi: Trước và sau chúng tôi, đã có một phong trào thanh niên, sinh viên, học sinh nào như thế chưa? Người du ca chỉ không còn chính thức xuất hiện trong xã hội Việt Nam sau năm 1975, nhưng tôi tin rằng con người du ca bên trong của những anh em chúng tôi, con người thứ hai sẽ sống mãi trong lòng anh em chúng tôi, cho dù anh em chúng tôi sinh sống ở bất cứ một nơi nào, một xó xỉnh nào trên thế giới mỗi ngày mỗi chật này
Đã đến lúc tôi phải trả lời câu hỏi của nhiều người, một câu hỏi mà đôi khi người du ca khá lúng túng do hoàn cảnh chính trị, xã hội lúc phong trào đang cực thịnh: Chúng tôi tuyệt đối không nhận bất cứ một tài trợ tiền bạc nào, của bất cứ ai, kể cả chính quyền và kể cả người Mỹ.
Câu hỏi này đã được nêu lên ngay từ thời còn ở trong nước. Tôi hiểu vì sao những câu hỏi này được nêu lên. Bởi vì khi chúng tôi còn là một nhóm nhỏ, thì bất quá chúng tôi cũng chỉ là một vài cá nhân đôi khi có vẻ hơi lập dị. Có không ít người đã dè bỉu những ca khúc sinh hoạt của chúng tôi. Làm sao được, khi viết nhạc, anh em chúng tôi ngoài việc nghĩ ngợi là của riêng mỗi người, nhưng hình ảnh mà chúng tôi phục vụ ít khi nào là hai người, mà là đám đông. Nhạc như thế thì làm sao mà đi vào các vũ trường của các vương tôn công tử? Làm sao mon men được tới những chỗ cửa quyền? Làm gì có nhà xuất bản nào nghĩ đến chuyện ấn hành một tập nhạc không giống ai, để mà bán cho ai?
Nhưng một khi phong trào đã dấy lên, tại tỉnh nào cũng có một đoàn du ca, không lớn thì nhỏ. Với hàng ngàn đoàn viên trên toàn quốc thì không một ai có thể phủ nhận anh em chúng tôi là một sức mạnh. Đó là một lực lượng nhân sự lớn lao mà ngay cả các đoàn thể do chính quyền thành lập cũng không hơn được. Hơn thế nữa, lực lượng đó còn đang độc lập, không bị chi phối bởi bất cứ một phe nhóm chính trị nào. Nếu giả dụ như một nhân vật chính trị nào đó, có thể ảnh hưởng đến cái nhân của phong trào du ca này, thì ảnh hưởng của số đông tất nhiên là đáng kể. Vả lại một sinh hoạt nặng tính văn nghệ, đi kèm cho những hoạt động chính trị thì kết quả sẽ lớn lao vô cùng. Chính vì vậy mà rất nhiều phe nhóm muốn thâm nhập vào phong trào du ca, chính vì vậy mà cả hai phe tham chiến, và có thể cả người Mỹ đứng sau lưng một vài nhân vật nào đó, nhìn anh em chúng tôi như một miếng mồi.
Tôi nghĩ là đã có một dạo, tất cả các phe nhóm đều cài người vào làm đoàn viên du ca. Nhất là tại các địa phương, vì du ca là một phong trào tự phát, phần lớn là sinh viên học sinh, thành thử làm sao chúng tôi có thể phòng gian như các lực lượng an ninh của quốc gia, còn bảo mật thì du ca làm gì có cái gì cần phải bảo mật. Chúng tôi ca hát giữa trời, trong thanh thiên bạch nhật, hay giữa những ánh lửa bập bùng của các sinh hoạt lửa trại. Chúng tôi có giao tranh với ai đâu mà phải phòng gian bảo mật. Chúng tôi cần tiền để sinh hoạt, nhưng đâu có cần bạc triệu, và các anh em chúng tôi nghĩ bên cạnh những điều mà tuổi trẻ muốn nói thẳng, nói thật trong các ca khúc của anh em chúng tôi viết ra, thì việc sinh hoạt cũng là một thú vui lành mạnh và bổ ích. Đi coi xi nê thì cũng tốn tiền như đi hát một buổi du ca. Nào có gì quá tốn cho túi tiền của anh em chúng tôi. Phương tiện trong khi đi xa, thì đã có các cơ quan hành chánh, hay các đơn vị quân đội giúp đỡ. Còn trong phạm vi của các thị xã, anh em chúng tôi lội bộ đến nhà nhau, đèo nhau trên xe đạp, sang cả hơn thì có xe Honda. Chính bởi vậy mà một số anh em chúng tôi trong Văn Phòng Trung Ương quả là có được một số phe nhóm tiếp xúc, nhưng chúng tôi hãnh diện nhìn thẳng vào mắt người hỏi, và dõng dạc trả lời cho rõ: ”Chúng tôi không hề nhận bất cứ một yểm trợ tài chánh của bất kỳ ai, và cũng không bao giờ lệ thuộc vào bất cứ một phe nhóm nào”. Chính vì tính độc lập này cũng đã gây không ít phiền lụy cho chúng tôi sau này.
5-
Năm 1967, sau một năm hoạt động, anh em chúng tôi quyết định tổ chức Đại Hội Du Ca Kỳ I. Địa điểm tổ chức đại hội được CPS cho mượn và thời gian sinh hoạt kéo dài trong ba ngày, với sự tham dự của rất nhiều anh em đại diện các đoàn du ca từ khắp nơi về tham dự. Có tới hàng trăm con người từ tứ phương đổ về, thế mà moi lại túi của tất cả các anh em trong Văn Phòng Trung Ương có được một số tiền khiêm tốn. Với số tiền này cho dù có dè xẻn lắm cũng chỉ có thể chu cấp cho mươi, mười lăm người... ăn cơm xã hội.
Tôi không lo khoản ngủ, bởi vì đã là anh em du ca thì ngủ đâu là nhà, ngã đâu là giường. Nhưng cái khoản tiền ăn của anh em thì dứt khoát chúng tôi phải lo. Không cơm gà, cá gỏi, bíp tết, súp vi cá... thì cũng phải cơm tấm bì sườn. Với hàng trăm anh em thì tiền ăn không mà thôi, một ngày cũng tốn cỡ 2000$. Ba ngày vị chi là 6000$, tiền linh tinh các khoản cho là eo hẹp thì cũng phải có 10,000$ trong tay mới có thể ăn nói không... lúng búng.
Tôi đi mượn được 50 chục cái ghế bố nhà binh, kê la liệt trong các phòng của CPS, tất nhiên là không đủ, nhưng với anh em trong nhà, có bao nhiêu xài bấy nhiêu. Ban ngày sinh hoạt, tối chia nhau đi ngủ nhờ các anh em du ca của các đoàn trong Sài Gòn. Tôi mất ăn, mất ngủ về ngân khoản trong vài ngày cho tới khi gặp Đỗ Ngọc Yến.
Sau khi thở hắt ra, tả oán, ông Yến nói để đó tôi lo khoản ”tài chánh” này cho ông. Ba ngày sau ông Yến mang cho tôi một gói tiền, khoảng hơn 10,000$. Mãi về sau này tôi mới biết đó là đồ tế nhuyễn của bà Yến, khi đó ông Yến mới lập gia đình, sau khi đi dạm hỏi vài nơi không có. Chàng chơi bạo, mang đồ tế nhuyễn của vợ đi cầm đồ, để chơi xả láng với anh em. Để anh em không ”mất vui”, trong kỳ đại hội đầu tiên của anh em. Tôi biết chắc chắn ông Yến sẽ chuộc lại những đồ này, nhưng bao lâu sau thì tôi không biết.
Tôi có một kỷ niệm rất vui trong kỳ Đại Hội này. Buổi chiều trước ngày đại hội khai diễn, tôi đang nằm dài trong ghế bố kê sát với bàn ghi danh. Một vài anh em trẻ cỡ khoảng 16, 17 tuổi, quần áo còn vương bụi đường xa, tóc tai còn lấm tấm đỏ rụt rè bước vô. Mấy người anh em này cho tôi biết họ thuộc Toán Du Ca Lòng Mẹ, từ Ban Mê Thuột về tham gia đại hội. Trong toán này có Nguyễn Quyết Thắng. Họ vừa từ bến xe đò về đây. Tôi nói với họ làm thủ tục ghi danh, tôi chỉ cho họ mấy cái ghế bố còn trống, nói với họ đi nằm dưỡng sức, ngày mai mới là ngày đại hội. Tôi còn nhớ Nguyễn Quyết Thắng có vẻ bồn chồn, nóng nẩy. Anh đi ra vào, nhìn trước nhìn sau. Thấy tôi có vẻ sẵn sàng trả lời Thắng hỏi:
- ”Thưa anh, cụ Nguyễn Đức Quang có đây không ạ?”
Tôi muốn phá ra cười, nhưng cái máu du ca trong người dằn tôi lại. Tôi trả lời Thắng:
- ”Có nhưng ngày mai mới tới trong đại hội”.
Thế rồi ba ngày sinh hoạt trôi qua, hôm chia tay để lên đường về lại bản quán, Nguyễn Quyết Thắng lại một lần bồn chồn, đi ra đi vào. Sau cùng anh đến trước mặt tôi nói:
- ”Tụi em ở xa, đọc báo thấy anh là bạn của Nhạc sĩ Phạm Duy, tụi em nghĩ anh cũng phải 50, 60 tuổi”.
Nói xong Thắng mở ba lô, lấy ra một bức tranh vẽ một ông già râu tóc bạc phơ, Thắng đưa cho tôi và nói:
- ”Em cứ tin là anh già khú đế, cho nên vẽ theo trí tưởng tượng. Vẽ thì cũng đã vẽ rồi, mong anh nhận”.
Cho tới bây giờ toán Du Ca Lòng Mẹ của tỉnh Ban Mê Thuột là toán tôi nhớ nhất, trong hơn một trăm toán du ca trên toàn quốc. Không phải chỉ vì bức tranh ”ông già”, mà vì một chuyện đau lòng, với hai nhân mạng con người, mà một trong hai người này là Nguyễn Tri Bình, con cháu của dòng họ Nguyễn Tri Phương.
Năm đó là năm 1970, Nguyễn Quyết Thắng đã không còn ở Ban Mê Thuột, nhưng những anh em du ca của đoàn Lòng Mẹ thì vẫn còn đầy đủ. Chỉ có một điều hơi bất thường là trong các anh em nòng cốt của đoàn này, có vài người ”nhẩy núi”, theo phe bên kia. Có hai điều có thể xẩy ra với những người này. Một là họ bỏ theo bên kia, vì cảm thấy chính quyền của miền Nam càng ngày càng bết. Thời điểm này chiến tranh đã kinh khiếp vô cùng, và ít nhất họ cũng là người can đảm, dám đi theo lý tưởng của họ (Tôi nhấn mạnh đây là lý tưởng của một số nhỏ đoàn viên du ca, chứ không phải của đại đa số các anh em du ca). Thứ hai họ có thể là người của bên kia, cài vào sinh hoạt trong phong trào, để rồi từ đó hoạt động trí vận.
Bây giờ nghĩ lại chuyện đau lòng này, tôi tin là có phép lạ. Bởi vì nếu không có phép lạ thì con số người chết phải cao hơn. Một trái B40, bắn trực xạ trong tầm gần có thể sát hại cả một tiểu đội lính là thường, thế mà chiếc xe chở anh em Đoàn Du Ca Lòng Mẹ chất đầy như cá hộp. Trái B40 trúng đích, thế mà chỉ có hai người chết, một người bị cụt tay và vài người bị thương nhẹ. Khi bị nạn Nguyễn Tri Bình chưa chết ngay, anh được chở về nhà thương lớn trong Sài Gòn, để nơi đây có nhiều phương tiện chạy chữa cho anh. Hai ngày sau Nguyễn Tri Bình chết. Mang xác anh về trả cho gia đình là một trọng trách của chúng tôi, và tất nhiên đây không phải là một công tác dễ dàng gì. Tôi nhớ người tình nguyện lãnh nhiệm vụ này lại vẫn là anh Đỗ Ngọc Yến.
Hôm tiễn đưa anh về lại Ban Mê Thuột, mấy người chúng tôi đi cùng anh Yến ra bến xe, chúng tôi không một ai nói lời nào, bởi vì có nói gì bây giờ cũng vô ích. Chúng tôi nhìn Đỗ Ngọc Yến một mình thui thủi chui vào lòng xe, với cỗ quan tài. Chúng tôi thuê một chiếc xe lô nhỏ, một mình Đỗ Ngọc yến ngồi bên tài xế, một mình Nguyễn Tri Bình nằm trong quan tài choán trọn đằng sau xe. Anh Yến cho biết vì chiến tranh đã không cho phép xe đi thẳng từ Sài Gòn lên Ban Mê Thuột, do đó hành trình phải vòng qua Nha Trang, khi tới Nha Trang đã xế chiều. Anh Yến quyết định đi luôn, và ông tài xế cũng không cản. Mãi cho tới 1 giờ khuya mới tới được Ban Mê Thuột.
Anh Yến tin rằng Nguyễn Tri Bình đã phù hộ cho anh trên con đường thăm thẳm này đã không gặp bất cứ một tai họa nào, và cũng không một ai lại liều lĩnh băng rừng, vượt núi trong lúc chiến tranh đã ngự trị trên khắp nẻo đường đất nước. Hôm đi chôn Nguyễn Tri Bình, Đỗ Ngọc Yến cho biết tất cả các anh em trong đoàn du ca Lòng Mẹ đều tề tựu đủ, kể cả mấy người nhẩy núi cũng mò về. Họ mặc quần áo đen, đi lặng lẽ sau quan tài.
Họ là những người du ca nhẩy núi, đã đứng trong một trận tuyến khác, và chúng tôi những người du ca không nhẩy núi đã từng biết nhau. Chúng tôi nhìn rõ mặt nhau, nhưng cả hai bên đều cố tình lạ mặt, bởi vì không có một ngôn ngữ nào có thể làm cho chúng tôi xích lại gần nhau. Chúng tôi biết sau này giữa họ và chúng tôi, có thể gặp nhau nơi trận tuyến, chỉ cầu mong cho những người du ca sẽ đứng trong hai lằn ranh, không phải trực diện với nhau ngoài mặt trận.
Vì sự việc xẩy ra ở quá xa chúng tôi, nên tôi không thể biết được cái gì đã xẩy ra nơi đó, nhưng trong lòng tôi là vô vàn ân hận. Vả lại thời gian này tôi đã nhập ngũ, đã ra trường và được phục vụ tại TCCTCT. Cho dù tôi có muốn làm một cái gì đó cho người nằm xuống thì tôi không có hoàn cảnh thực hiện.
Khi phong trào thành lập và hoạt động được hai năm thì tôi tin rằng phong trào sẽ không bao giờ tan vỡ, bởi vì những người du ca chúng tôi đáp ứng cho một nhu cầu xã hội lúc bấy giờ. Chúng tôi không làm chính trị, nhưng không một ai có thể chối cãi sinh hoạt của du ca có một ý thức chính trị cao. Chỉ nội một điều chúng tôi ca tụng tự do, hô hào cho tự do đã đủ làm cho cả hai phe tham chiến không lấy gì hài lòng. Bởi vì tự do là một cái gì hoàn toàn lạ mặt đối với phía Cộng Sản, còn đối với chính phủ miền Nam, chúng ta có một thứ tự do bị hạn chế khá nhiều. Chúng tôi không muốn dính dự vào chính trị, nhưng những người làm chính trị thì lại muốn chúng tôi. Thành thử đã có nhiều lần người ta tìm cách vận dụng chúng tôi.
Một trong những người đã nhìn du ca khá trịnh trọng là Nguyễn Cao Kỳ. Lần đó chúng tôi có một sinh hoạt đặc biệt nơi rạp Thống Nhất, ông Kỳ khi đó là Chủ Tịch Uỷ Ban Hành Pháp Trung Ương, nói gọn ra là Thủ Tướng. Hình thức sinh hoạt của du ca làm cho ông Kỳ bị kích thích. Sau khi buổi sinh hoạt tan, ông Kỳ nói với tôi: “Toa tới gặp Nguyễn Bảo Trị, ông Trị sẽ lo liệu cho du ca”.
Trong bụng tôi nghĩ du ca đâu có phải là một mình tôi, và cũng đâu có phải là một món đồ, tùy thích muốn mang đi đâu thì đi. Nhưng tôi cũng thử đến gặp ông Nguyễn Bảo Trị, từ ông Trị tôi được đẩy xuống gặp Nhạc Sĩ Phạm Đình Chương. Nhờ vậy mà tôi được gặp một nhạc sĩ mà tôi hết sức khâm phục, tác giả của những bài ca tôi đã từng hát hoài hoài trong những năm niên thiếu. Câu chuyện giữa tôi và nhạc sĩ Phạm Đình Chương sau cùng là chuyện văn nghệ, văn gừng. Và rồi không có gì xẩy ra giữa du ca và chính quyền, và rồi một thời gian ngắn sau ông Kỳ không còn làm Thủ Tướng, ông Trị không còn làm Tổng Trưởng Thông Tin, nhưng Du Ca thì còn đó mãi, sống còn với miền Nam và chỉ không thể hoạt động kể từ tháng Tư năm 75.
Tôi không lo khoản ngủ, bởi vì đã là anh em du ca thì ngủ đâu là nhà, ngã đâu là giường. Nhưng cái khoản tiền ăn của anh em thì dứt khoát chúng tôi phải lo. Không cơm gà, cá gỏi, bíp tết, súp vi cá... thì cũng phải cơm tấm bì sườn. Với hàng trăm anh em thì tiền ăn không mà thôi, một ngày cũng tốn cỡ 2000$. Ba ngày vị chi là 6000$, tiền linh tinh các khoản cho là eo hẹp thì cũng phải có 10,000$ trong tay mới có thể ăn nói không... lúng búng.
Tôi đi mượn được 50 chục cái ghế bố nhà binh, kê la liệt trong các phòng của CPS, tất nhiên là không đủ, nhưng với anh em trong nhà, có bao nhiêu xài bấy nhiêu. Ban ngày sinh hoạt, tối chia nhau đi ngủ nhờ các anh em du ca của các đoàn trong Sài Gòn. Tôi mất ăn, mất ngủ về ngân khoản trong vài ngày cho tới khi gặp Đỗ Ngọc Yến.
Sau khi thở hắt ra, tả oán, ông Yến nói để đó tôi lo khoản ”tài chánh” này cho ông. Ba ngày sau ông Yến mang cho tôi một gói tiền, khoảng hơn 10,000$. Mãi về sau này tôi mới biết đó là đồ tế nhuyễn của bà Yến, khi đó ông Yến mới lập gia đình, sau khi đi dạm hỏi vài nơi không có. Chàng chơi bạo, mang đồ tế nhuyễn của vợ đi cầm đồ, để chơi xả láng với anh em. Để anh em không ”mất vui”, trong kỳ đại hội đầu tiên của anh em. Tôi biết chắc chắn ông Yến sẽ chuộc lại những đồ này, nhưng bao lâu sau thì tôi không biết.
Tôi có một kỷ niệm rất vui trong kỳ Đại Hội này. Buổi chiều trước ngày đại hội khai diễn, tôi đang nằm dài trong ghế bố kê sát với bàn ghi danh. Một vài anh em trẻ cỡ khoảng 16, 17 tuổi, quần áo còn vương bụi đường xa, tóc tai còn lấm tấm đỏ rụt rè bước vô. Mấy người anh em này cho tôi biết họ thuộc Toán Du Ca Lòng Mẹ, từ Ban Mê Thuột về tham gia đại hội. Trong toán này có Nguyễn Quyết Thắng. Họ vừa từ bến xe đò về đây. Tôi nói với họ làm thủ tục ghi danh, tôi chỉ cho họ mấy cái ghế bố còn trống, nói với họ đi nằm dưỡng sức, ngày mai mới là ngày đại hội. Tôi còn nhớ Nguyễn Quyết Thắng có vẻ bồn chồn, nóng nẩy. Anh đi ra vào, nhìn trước nhìn sau. Thấy tôi có vẻ sẵn sàng trả lời Thắng hỏi:
- ”Thưa anh, cụ Nguyễn Đức Quang có đây không ạ?”
Tôi muốn phá ra cười, nhưng cái máu du ca trong người dằn tôi lại. Tôi trả lời Thắng:
- ”Có nhưng ngày mai mới tới trong đại hội”.
Thế rồi ba ngày sinh hoạt trôi qua, hôm chia tay để lên đường về lại bản quán, Nguyễn Quyết Thắng lại một lần bồn chồn, đi ra đi vào. Sau cùng anh đến trước mặt tôi nói:
- ”Tụi em ở xa, đọc báo thấy anh là bạn của Nhạc sĩ Phạm Duy, tụi em nghĩ anh cũng phải 50, 60 tuổi”.
Nói xong Thắng mở ba lô, lấy ra một bức tranh vẽ một ông già râu tóc bạc phơ, Thắng đưa cho tôi và nói:
- ”Em cứ tin là anh già khú đế, cho nên vẽ theo trí tưởng tượng. Vẽ thì cũng đã vẽ rồi, mong anh nhận”.
Cho tới bây giờ toán Du Ca Lòng Mẹ của tỉnh Ban Mê Thuột là toán tôi nhớ nhất, trong hơn một trăm toán du ca trên toàn quốc. Không phải chỉ vì bức tranh ”ông già”, mà vì một chuyện đau lòng, với hai nhân mạng con người, mà một trong hai người này là Nguyễn Tri Bình, con cháu của dòng họ Nguyễn Tri Phương.
Năm đó là năm 1970, Nguyễn Quyết Thắng đã không còn ở Ban Mê Thuột, nhưng những anh em du ca của đoàn Lòng Mẹ thì vẫn còn đầy đủ. Chỉ có một điều hơi bất thường là trong các anh em nòng cốt của đoàn này, có vài người ”nhẩy núi”, theo phe bên kia. Có hai điều có thể xẩy ra với những người này. Một là họ bỏ theo bên kia, vì cảm thấy chính quyền của miền Nam càng ngày càng bết. Thời điểm này chiến tranh đã kinh khiếp vô cùng, và ít nhất họ cũng là người can đảm, dám đi theo lý tưởng của họ (Tôi nhấn mạnh đây là lý tưởng của một số nhỏ đoàn viên du ca, chứ không phải của đại đa số các anh em du ca). Thứ hai họ có thể là người của bên kia, cài vào sinh hoạt trong phong trào, để rồi từ đó hoạt động trí vận.
Bây giờ nghĩ lại chuyện đau lòng này, tôi tin là có phép lạ. Bởi vì nếu không có phép lạ thì con số người chết phải cao hơn. Một trái B40, bắn trực xạ trong tầm gần có thể sát hại cả một tiểu đội lính là thường, thế mà chiếc xe chở anh em Đoàn Du Ca Lòng Mẹ chất đầy như cá hộp. Trái B40 trúng đích, thế mà chỉ có hai người chết, một người bị cụt tay và vài người bị thương nhẹ. Khi bị nạn Nguyễn Tri Bình chưa chết ngay, anh được chở về nhà thương lớn trong Sài Gòn, để nơi đây có nhiều phương tiện chạy chữa cho anh. Hai ngày sau Nguyễn Tri Bình chết. Mang xác anh về trả cho gia đình là một trọng trách của chúng tôi, và tất nhiên đây không phải là một công tác dễ dàng gì. Tôi nhớ người tình nguyện lãnh nhiệm vụ này lại vẫn là anh Đỗ Ngọc Yến.
Hôm tiễn đưa anh về lại Ban Mê Thuột, mấy người chúng tôi đi cùng anh Yến ra bến xe, chúng tôi không một ai nói lời nào, bởi vì có nói gì bây giờ cũng vô ích. Chúng tôi nhìn Đỗ Ngọc Yến một mình thui thủi chui vào lòng xe, với cỗ quan tài. Chúng tôi thuê một chiếc xe lô nhỏ, một mình Đỗ Ngọc yến ngồi bên tài xế, một mình Nguyễn Tri Bình nằm trong quan tài choán trọn đằng sau xe. Anh Yến cho biết vì chiến tranh đã không cho phép xe đi thẳng từ Sài Gòn lên Ban Mê Thuột, do đó hành trình phải vòng qua Nha Trang, khi tới Nha Trang đã xế chiều. Anh Yến quyết định đi luôn, và ông tài xế cũng không cản. Mãi cho tới 1 giờ khuya mới tới được Ban Mê Thuột.
Anh Yến tin rằng Nguyễn Tri Bình đã phù hộ cho anh trên con đường thăm thẳm này đã không gặp bất cứ một tai họa nào, và cũng không một ai lại liều lĩnh băng rừng, vượt núi trong lúc chiến tranh đã ngự trị trên khắp nẻo đường đất nước. Hôm đi chôn Nguyễn Tri Bình, Đỗ Ngọc Yến cho biết tất cả các anh em trong đoàn du ca Lòng Mẹ đều tề tựu đủ, kể cả mấy người nhẩy núi cũng mò về. Họ mặc quần áo đen, đi lặng lẽ sau quan tài.
Họ là những người du ca nhẩy núi, đã đứng trong một trận tuyến khác, và chúng tôi những người du ca không nhẩy núi đã từng biết nhau. Chúng tôi nhìn rõ mặt nhau, nhưng cả hai bên đều cố tình lạ mặt, bởi vì không có một ngôn ngữ nào có thể làm cho chúng tôi xích lại gần nhau. Chúng tôi biết sau này giữa họ và chúng tôi, có thể gặp nhau nơi trận tuyến, chỉ cầu mong cho những người du ca sẽ đứng trong hai lằn ranh, không phải trực diện với nhau ngoài mặt trận.
Vì sự việc xẩy ra ở quá xa chúng tôi, nên tôi không thể biết được cái gì đã xẩy ra nơi đó, nhưng trong lòng tôi là vô vàn ân hận. Vả lại thời gian này tôi đã nhập ngũ, đã ra trường và được phục vụ tại TCCTCT. Cho dù tôi có muốn làm một cái gì đó cho người nằm xuống thì tôi không có hoàn cảnh thực hiện.
Khi phong trào thành lập và hoạt động được hai năm thì tôi tin rằng phong trào sẽ không bao giờ tan vỡ, bởi vì những người du ca chúng tôi đáp ứng cho một nhu cầu xã hội lúc bấy giờ. Chúng tôi không làm chính trị, nhưng không một ai có thể chối cãi sinh hoạt của du ca có một ý thức chính trị cao. Chỉ nội một điều chúng tôi ca tụng tự do, hô hào cho tự do đã đủ làm cho cả hai phe tham chiến không lấy gì hài lòng. Bởi vì tự do là một cái gì hoàn toàn lạ mặt đối với phía Cộng Sản, còn đối với chính phủ miền Nam, chúng ta có một thứ tự do bị hạn chế khá nhiều. Chúng tôi không muốn dính dự vào chính trị, nhưng những người làm chính trị thì lại muốn chúng tôi. Thành thử đã có nhiều lần người ta tìm cách vận dụng chúng tôi.
Một trong những người đã nhìn du ca khá trịnh trọng là Nguyễn Cao Kỳ. Lần đó chúng tôi có một sinh hoạt đặc biệt nơi rạp Thống Nhất, ông Kỳ khi đó là Chủ Tịch Uỷ Ban Hành Pháp Trung Ương, nói gọn ra là Thủ Tướng. Hình thức sinh hoạt của du ca làm cho ông Kỳ bị kích thích. Sau khi buổi sinh hoạt tan, ông Kỳ nói với tôi: “Toa tới gặp Nguyễn Bảo Trị, ông Trị sẽ lo liệu cho du ca”.
Trong bụng tôi nghĩ du ca đâu có phải là một mình tôi, và cũng đâu có phải là một món đồ, tùy thích muốn mang đi đâu thì đi. Nhưng tôi cũng thử đến gặp ông Nguyễn Bảo Trị, từ ông Trị tôi được đẩy xuống gặp Nhạc Sĩ Phạm Đình Chương. Nhờ vậy mà tôi được gặp một nhạc sĩ mà tôi hết sức khâm phục, tác giả của những bài ca tôi đã từng hát hoài hoài trong những năm niên thiếu. Câu chuyện giữa tôi và nhạc sĩ Phạm Đình Chương sau cùng là chuyện văn nghệ, văn gừng. Và rồi không có gì xẩy ra giữa du ca và chính quyền, và rồi một thời gian ngắn sau ông Kỳ không còn làm Thủ Tướng, ông Trị không còn làm Tổng Trưởng Thông Tin, nhưng Du Ca thì còn đó mãi, sống còn với miền Nam và chỉ không thể hoạt động kể từ tháng Tư năm 75.
Nói về những người du ca ”nhẩy núi”, thì không thể không nhắc tới Tôn Thất Lập, một người viết khá nhiều ca khúc cho phong trào du ca. Trước tiên phải nói tới Tôn Thất Lập đến với du ca khá muộn màng, năm 1968 sau Tết Mậu Thân anh mới tham gia, và đóng góp một loạt ca khúc có chất lượng. Anh có tìm tôi vài lần, và một lần sau cùng trước khi anh bỏ hẳn ra ngoài bưng, anh có đến nằm tại nhà tôi ba ngày liền. Trong câu chuyện khi nói tới mục đích chung, cũng như con đường của mỗi người, đã nhiều lần Tôn Thất Lập mấp mé đến cái chuyện ra bưng, nhưng tôi không bao giờ tỏ một chút hưởng ứng nào, hễ cứ gần tới đó thì tôi gạt đi và nói chuyện khác, chẳng phải tôi không đủ lý lẽ tranh cãi, nhưng tranh cãi nghĩ cho cùng cũng vô ích mà thôi. Tôi không bao giờ coi thường những người dám chọn lựa cho mình một lý tưởng và quan trọng hơn nữa là dám thực hiện lý tưởng của mình cho dù nguy hiểm. Phần tôi tôi có ý thức chính trị, song tôi không hoạt động chính trị, và lý tưởng của riêng tôi là ca hát cho đời, thiết tha nói lên những suy nghĩ của tuổi trẻ chúng tôi, kêu gọi mọi người hãy yêu thương nhau, hãy xắn tay áo và làm việc, không phải là lúc ngồi đặt vấn đề, mà là lúc bắt tay vào việc. Làm những việc nhỏ thôi, trong tầm tay của mình, làm tốt cho một số người ngay bên cạnh mình mà thôi.
Cuối cùng Tôn Thất Lập không thể không nói: Anh đề cập thẳng với tôi về việc đóng góp cho dân tộc. Tôi trả lời cho anh: Mỗi người trong chúng ta phải chọn cho mình một cách chọn lựa. Tôi yêu chuộng và kêu gào Tự Do cho mọi con người, trong thân phận của một nhạc sĩ sáng tác, tôi chọn sự độc lập”. Bây giờ nghĩ lại cuộc tiếp xúc của anh Tôn Thất Lập với tôi, chẳng giúp gì được cho cả hai người, riêng phần tôi thì vô hình chung tôi sẽ nhận tác hại từ cả hai phe. Năm 1968, phía bên kia dành cho tôi một cái án miệng.
Dường như năm 1972, cái án miệng này tăng giá.
Những người anh em du ca chúng tôi hãnh diện làm được khá nhiều việc. Thổi được một luồng gió mới sinh động qua các trường học, đặc biệt là tạo được một ảnh hưởng đối với học sinh sửa soạn bước vào Đại Học, tạo một cơ hội cho tuổi trẻ nhìn lại chính thân phận của mình, và hoàn cảnh của đất nước, của dân chúng, của xã hội. Đó là một cái nền của một bức họa, và rồi anh em chúng tôi, mỗi người tùy khả năng mà dệt gấm thêu hoa.
Phía Cộng Sản, họ chuyên trị hoạt động đoàn thể, nên hình như họ nhìn vấn đề sinh hoạt cộng đồng, họ nhìn Phong Trào Du Ca nghiêm trọng hơn chính quyền miền Nam. Cũng trong năm 1968, khi đó tôi đã nhập ngũ, một hôm có một anh xích lô máy ngừng xe trước cửa nhà tôi. Anh mang đến cho tôi ba tờ giấy ghi tên xin tham gia các hội đoàn văn nghệ... ở ngoài bưng.
6-
Cuối cùng Tôn Thất Lập không thể không nói: Anh đề cập thẳng với tôi về việc đóng góp cho dân tộc. Tôi trả lời cho anh: Mỗi người trong chúng ta phải chọn cho mình một cách chọn lựa. Tôi yêu chuộng và kêu gào Tự Do cho mọi con người, trong thân phận của một nhạc sĩ sáng tác, tôi chọn sự độc lập”. Bây giờ nghĩ lại cuộc tiếp xúc của anh Tôn Thất Lập với tôi, chẳng giúp gì được cho cả hai người, riêng phần tôi thì vô hình chung tôi sẽ nhận tác hại từ cả hai phe. Năm 1968, phía bên kia dành cho tôi một cái án miệng.
Dường như năm 1972, cái án miệng này tăng giá.
Những người anh em du ca chúng tôi hãnh diện làm được khá nhiều việc. Thổi được một luồng gió mới sinh động qua các trường học, đặc biệt là tạo được một ảnh hưởng đối với học sinh sửa soạn bước vào Đại Học, tạo một cơ hội cho tuổi trẻ nhìn lại chính thân phận của mình, và hoàn cảnh của đất nước, của dân chúng, của xã hội. Đó là một cái nền của một bức họa, và rồi anh em chúng tôi, mỗi người tùy khả năng mà dệt gấm thêu hoa.
Phía Cộng Sản, họ chuyên trị hoạt động đoàn thể, nên hình như họ nhìn vấn đề sinh hoạt cộng đồng, họ nhìn Phong Trào Du Ca nghiêm trọng hơn chính quyền miền Nam. Cũng trong năm 1968, khi đó tôi đã nhập ngũ, một hôm có một anh xích lô máy ngừng xe trước cửa nhà tôi. Anh mang đến cho tôi ba tờ giấy ghi tên xin tham gia các hội đoàn văn nghệ... ở ngoài bưng.
6-
Tôi có bốn đợt sáng tác, mỗi đợt có thể coi như là một tập ca khúc: Trầm Ca, Nỗi Buồn Nhược Tiểu, Tiếng Hát Tự Do, Ruồi và Kên Kên”. Tuy là bốn đợt sáng tác trong bốn thời điểm khác nhau, song tinh thần của những ca khúc không có gì thay đổi nhiều. Có nhiều người kết tội tôi là làm những ca khúc phản chiến. Tôi xác nhận trong những ca khúc của tôi quả có một số bài phản chiến. Nhưng tôi nghĩ bất cứ một người dân thường nào cũng yêu hòa bình, và chán ghét chiến tranh. Hòa bình có phải chăng là niềm khát khao của toàn thể dân tộc, bởi vì trên thế giới này, không có một dân tộc nào chịu nhiều khổ đau vì chiến tranh cho bằng dân tộc Việt Nam.
Từ đời cha sang tới đời con, từ đời ông xuống tới đời cháu. Chiến tranh là một gia tài truyền tử lưu tôn, và kéo dài suốt ba thế kỷ liền. Kể từ khi La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp chỉ nẻo cho Chúa Nguyễn Hoàng: ”Hoành Sơn nhất đái, vạn đại dung thân”, lấy sông Gianh làm biên giới Bắc Nam cho tới nay, thì hình như dân tộc Việt ít có cơ hội ngơi nghỉ chiến tranh. Những thế kỷ trước quân Trịnh vượt sông Gianh bẩy lần, rồi quân Nguyễn đáp lễ hai lần, mỗi lần để sửa soạn chinh chiến thì bao nhiêu sinh lực dân tộc lại ném vào chiến trận trong một hai chục năm ròng rã. Ấy là chưa kể đến những trận đánh ở phía Nam, Chúa Nguyễn đã xóa đi hình thể quốc gia Champa trên bản đồ thế giới. Còn phía Bắc thì giặc giã nổi lên tứ phương, tám hướng. Thế rồi nhà Tây Sơn nổi lên, diệt Trịnh phương Bắc, diệt Nguyễn phương Nam. Thế rồi quân Thanh xâm lược, và kế đó là Gia Long thống nhất sơn hà, để rồi mở đường cho người Pháp thôn tính Việt Nam.
Sau đó nào là Cần Vương, nào là Văn Thân, và rồi toàn thể dân tộc đắm mình trong chiến tranh dành độc lập. Độc lập thì có nhưng đất nước lại một lần chia hai, lần này với con sông Bến Hải làm ranh giới giữa hai mạch sống. Và rồi sau cùng là trận chiến có tôi tham dự. Tôi nghĩ rằng sau ba thế kỷ chiến tranh ròng rã, khát khao hòa bình là một khát khao chính đáng của toàn dân. Tôi cũng hiểu cái giá của hòa bình, nên vì vậy mà tôi thi hành bổn phận của một công dân như hàng triệu thanh niên khác trong lứa tuổi của tôi. Là một người lính, tôi nghĩ rằng tôi cũng như mọi người được quyền ao ước hòa bình.
Những ca khúc của tôi đâu phải chỉ có toàn những lời ca rên xiết vì hòa bình. Con số những ca khúc mà người ta coi là phản chiến thật ra rất ít. Tôi chống lại mọi áp đặt, mọi bất công, mọi tệ trạng, mọi điều xấu làm con người tha hóa, thành thử có một dạo chính quyền miền Nam cũng nhìn tôi bằng một con mắt nghiêm khắc. Bởi vì tôi là một trong những người đã viết những ca khúc nói lên tệ trạng tham nhũng của miền Nam. ”Ruồi và Kên Kên” là một tập gồm những ca khúc khiến tôi trở thành một cái gai cho cả hai phe tham chiến. Phe nào cũng là ruồi, và phe nào cũng có hình ảnh của kên kên.
Những năm cuối cùng của trận chiến, là những năm thê thảm nhất. Tôi đã đưa hàng trăm bạn bè, đồng đội đi về nơi yên nghỉ cuối cùng. Tôi vẫn khát khao hòa bình, nhưng trong tâm khảm tôi, tôi tin rằng nếu miền Nam hoàn tất được nhiệm vụ đối với dân tộc, thì lịch sử sẽ trôi êm đềm hơn. Trong trường hợp ngược lại thì nhiều khi tôi sợ, không dám nghĩ tới. Thế rồi cái gì tôi sợ nhất, chính cái đó đến với tôi, đến với mọi người trong năm 1975.
Cũng như mọi người, tôi đi tù cải tạo. Nhờ cấp bậc không cao nên tôi được thả về khá sớm. Tôi đã trả giá cho những năm quân đội, những năm du ca bằng ba năm tù. Tôi không hiểu những người khác được về sớm như tôi nghĩ gì? Riêng tôi đã có lúc tôi chỉ mong vào tù trở lại, vì cái xã hội của miền Nam vào khoảng 1975-1980 là một xã hội kỳ lạ, ngộp thở. Những người được thả về sớm, bị chỉ định cư trú, gặp phải những người công an ít học, còn khổ hơn trong những trại tù. Trong tù người ta còn những thứ người Cộng Sản không bao giờ tiêu diệt nổi: Đó là tình bằng hữu, tình đồng đội.
Tôi cũng nghe nói tới những người làm ”ăng ten” cho quản giáo, con số này không nhiều và có lẽ những người yếu lòng, cam tâm làm ăng ten với mục đích sẽ được tha về sớm, sau hai ba năm thấy mình cũng như ai, thì hà cớ gì mà gánh chịu những áp lực từ hai phía: Phía quản giáo và phía bạn đồng tù. Trong tù, chúng tôi không cảm thấy cái lưng của chúng tôi trống trải, nhưng khi được thả ra ngoài xã hội, lúc nào chúng tôi cũng phải ngó chừng bốn hướng, tám phương. Lúc nào cũng có cảm giác lưng mình sắp bị một người nào đó chém trộm. Đến độ gia đình tôi bị đẩy đi vùng kinh tế mới tôi cũng không lấy đó làm buồn.
Khi nhìn vào tờ giấy phải đi kinh tế mới, tôi phát giác được người ký tên trục xuất tôi ra khỏi thành phố, nào phải ai xa lạ. Anh ta là một trong những người đã từng sát cánh với tôi trong phong trào Du Ca. Tôi không trách gì anh ta. Chỉ lạ một điều cho dù anh ta có can đảm vì lý tưởng, cho dù anh ta dẵm lên tình bạn thì ít ra anh ta cũng phải có can đảm, nhìn thẳng vào thực tế, nhìn sâu vào mắt tôi trong một lần tiếp xúc nào đó. Anh ta thuộc vào phe thắng trận, và cứ cho là anh đang thực hiện lý tưởng của riêng anh, anh ta có thể thí nghiệm lý tưởng trên số phần của những người bạn cũ. Không sao, có điều anh ta không được sòng phẳng khi không dám nhìn lại, không dám đối thoại với bạn cũ một lần.
Sau năm 1975, phong trào du ca tất nhiên cũng như mọi đoàn thể và đảng phài của miền Nam tự động ”đóng cửa tiệm”. Các phong trào như Hướng Đạo, Phật Tử, Thanh Sinh Công còn không dám nhúc nhích thì làm sao những người Du Ca dám sinh hoạt. Hơn thế nữa đối với người Cộng Sản, những ca khúc của du ca thật là phản động, thành thử có muốn ca hát đến đâu chăng nữa những người du ca chỉ dám ca thầm cho chính mình nghe, vả lại những năm đầu ai nấy đều cúi gầm xuống để tiết kiệm từng hơi thở, thì không nên phí sức cho một hành động chỉ mang lại những nguy hiểm, mà rút cục cũng không thay đổi được một chút tình thế nào. Do đó mọi thành viên của du ca còn sống trong nước, rút vào trong bóng tối.
Một số nhỏ thoát đi được sang nơi xứ người, việc trước tiên là làm lại cuộc đời. Đất nước người mông mênh, xa lạ quá. Mỗi người thui thủi một nơi, muốn hàn huyên đã có điện thoại, muốn thăm hỏi nhau thì một năm may ra được một đôi lần. Thành thử có muốn sinh hoạt lại cũng không thể nào thực hiện được. Theo tôi biết có đến một nửa số đoàn viên du ca đã ra khỏi nước. Một nửa có nghĩa là hàng ngàn người đang sinh sống trong những quốc gia xa lạ. Con số thì to, nhưng việc quy tụ không phải là một điều dễ dàng gì. Thành thử đã nhiều năm nay, anh em chúng tôi lòng muốn tập họp lại nhưng hoàn cảnh thực tế không cho phép.
Về điều kiện xã hội tại những nơi mà anh em du ca đang tạm sống tạm, nói chung các cộng đồng Việt Nam ở Mỹ đa dạng quá. Tuy lòng quyến cố quá mạnh, lôi cuốn phần đông thanh niên đi vào các sinh hoạt chính trị nhiều hơn là sinh hoạt thanh niên thuần túy. Và quan trọng hơn nữa, tuổi trẻ trưởng thành bên ngoài Việt Nam, do môi trường giáo dục của Hoa Kỳ thường thích những sinh hoạt của xã hội Hoa Kỳ, nhiều hơn là một sinh hoạt đặc thù Việt Nam. Thành thử nếu có lập lại được phong trào du ca thì cũng sẽ không có được những đợt người kế tiếp, ngoại trừ một số rất nhỏ con cháu trực hệ của anh em chúng tôi.
Về những sáng tác mới. Tôi nhớ có lần tôi và anh nói chuyện này. Anh đã từng có lần tiếc cho tôi trong hơn mười năm không viết một ca khúc nào. Tôi chỉ muốn nói một điều: Ngày xưa tôi sống thật trên quê hương tôi. Tôi đau từng nỗi đau của những người lính, những bà mẹ, những người vợ, những người nông dân, những người lao công, những em bé, những người già... Ngày nay tôi không có cơ hội tích lũy những chất liệu vừa kể. Tôi cũng có thể nặn được những điều đó, nhưng những sáng tác thuần kỹ thuật, và trí tuệ cho dù có hay nó vẫn có một cái gì đó không thật, thành thử nó cứ gượng và vì vậy mà không đi được vào lòng người. Không cứ gì trường hợp của tôi, tôi biết nhiều nhạc sĩ sang đây khổ công sáng tác, nhưng trong hai chục năm nay, con số những ca khúc đi được vào lòng người quả là hiếm hoi.
Bởi không sáng tác thêm những ca khúc mới, trong những dịp nhàn hạ, tôi thường vấn lại lòng mình, hồi tưởng lại con đường ngày xưa anh em chúng tôi đi, mặt ngước lên, mắt nhìn thẳng và lời ca vang đi từ trong buồng phổi, vọt thẳng tới cuộc đời. Giờ đây mỗi người một xó nơi quê người, lòng muốn làm nhiều điều nhưng tuổi đã bắt đầu cao, sức đã bắt đầu yếu, chỉ sợ rằng định vẽ một con voi, khi hoàn tất nó hóa ra con mèo, tuy có lớn hơn con chuột một chút, nhưng vẫn không phải là con voi. Sinh hoạt thanh niên phải luôn luôn được bồi đắp bởi những lớp người mới, và những sáng tác mới cho phù hợp với nhu cầu xã hội. Thiếu sự liên tục của các lớp người trẻ thì thật giống như một cái cây mỗi ngày mỗi cằn cỗi. Đó là một lý do khác khiến anh em chúng tôi tuy đã có mặt nơi đây khá đông, nhưng còn ngần ngại trước khi chính thức bắt tay vào việc gây dựng một phong trào sinh hoạt thanh niên khác.
Lớp người khai phá phong trào du ca bây giờ đã bước vào tuổi già. Vài người ở ngưỡng cửa 60, số đông anh em trên 50. Tinh thần của chúng tôi tuy vẫn còn, nhưng thể chất có lẽ sẽ không còn được dẻo dai, bền bỉ như 30 năm trước. Vả lại nếu bây giờ hình thành một sinh hoạt thanh niên thì đó có thể không phải là Phong Trào Du Ca” của 30 năm trước, và tại quê nhà. Chỉ có thể tựa vào đó như một chất keo, hàn gắn lại anh em sau ba chục năm rời rã, kế đó phải có một tinh thần sinh hoạt mới, phù hợp với hoàn cảnh mới, và những con người mới. Tinh thần của du ca phải là một tinh thần sinh động, không đóng chấu với bất cứ một hoàn cảnh chính trị hay xã hội nào, ngoại trừ sự hữu hiệu.
Dù muốn hay không cuộc chiến cũ đã mang tới cho chúng ta quá nhiều mất mát và đổ vỡ. Khi chiến tranh tàn thì tiếng than oán vang lên khắp nơi, kế tới những âm thanh hoảng loạn, liền sau đó là một khoảng thời gian dài im lặng. Và bây giờ lẫn với tiếng gió, hòa với tiếng sóng dường như chúng tôi nghe được những tiếng động của lịch sử, báo hiệu sự đổi thay. Chúng tôi vẫn tin vào trực giác của chúng tôi, trực giác nhậy cảm của những người làm văn nghệ, và chúng tôi tin rằng sẽ có một lúc nào đó chúng tôi sẽ trở về, dựng lại nhà trên một cái nền đổ nát, hệt như lời của một bài thơ, của một ca khúc nào đó của anh em chúng tôi.
Ngày đó bắt buộc sẽ phải đến. Nó có thể là sáng mai, nó có thể là năm tới, nó có thể là năm năm, mười năm. Nếu tới ngày đó, và anh em chúng tôi còn sống, cho dù chỉ còn thoi thóp thở chúng tôi cũng sẽ trở về. Trở về để nhắm mắt trên mảnh đất chúng tôi đã sinh ra, đã lớn lên, đã bảo vệ và đã phải bỏ đi chỉ để trở về.
Từ đời cha sang tới đời con, từ đời ông xuống tới đời cháu. Chiến tranh là một gia tài truyền tử lưu tôn, và kéo dài suốt ba thế kỷ liền. Kể từ khi La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp chỉ nẻo cho Chúa Nguyễn Hoàng: ”Hoành Sơn nhất đái, vạn đại dung thân”, lấy sông Gianh làm biên giới Bắc Nam cho tới nay, thì hình như dân tộc Việt ít có cơ hội ngơi nghỉ chiến tranh. Những thế kỷ trước quân Trịnh vượt sông Gianh bẩy lần, rồi quân Nguyễn đáp lễ hai lần, mỗi lần để sửa soạn chinh chiến thì bao nhiêu sinh lực dân tộc lại ném vào chiến trận trong một hai chục năm ròng rã. Ấy là chưa kể đến những trận đánh ở phía Nam, Chúa Nguyễn đã xóa đi hình thể quốc gia Champa trên bản đồ thế giới. Còn phía Bắc thì giặc giã nổi lên tứ phương, tám hướng. Thế rồi nhà Tây Sơn nổi lên, diệt Trịnh phương Bắc, diệt Nguyễn phương Nam. Thế rồi quân Thanh xâm lược, và kế đó là Gia Long thống nhất sơn hà, để rồi mở đường cho người Pháp thôn tính Việt Nam.
Sau đó nào là Cần Vương, nào là Văn Thân, và rồi toàn thể dân tộc đắm mình trong chiến tranh dành độc lập. Độc lập thì có nhưng đất nước lại một lần chia hai, lần này với con sông Bến Hải làm ranh giới giữa hai mạch sống. Và rồi sau cùng là trận chiến có tôi tham dự. Tôi nghĩ rằng sau ba thế kỷ chiến tranh ròng rã, khát khao hòa bình là một khát khao chính đáng của toàn dân. Tôi cũng hiểu cái giá của hòa bình, nên vì vậy mà tôi thi hành bổn phận của một công dân như hàng triệu thanh niên khác trong lứa tuổi của tôi. Là một người lính, tôi nghĩ rằng tôi cũng như mọi người được quyền ao ước hòa bình.
Những ca khúc của tôi đâu phải chỉ có toàn những lời ca rên xiết vì hòa bình. Con số những ca khúc mà người ta coi là phản chiến thật ra rất ít. Tôi chống lại mọi áp đặt, mọi bất công, mọi tệ trạng, mọi điều xấu làm con người tha hóa, thành thử có một dạo chính quyền miền Nam cũng nhìn tôi bằng một con mắt nghiêm khắc. Bởi vì tôi là một trong những người đã viết những ca khúc nói lên tệ trạng tham nhũng của miền Nam. ”Ruồi và Kên Kên” là một tập gồm những ca khúc khiến tôi trở thành một cái gai cho cả hai phe tham chiến. Phe nào cũng là ruồi, và phe nào cũng có hình ảnh của kên kên.
Những năm cuối cùng của trận chiến, là những năm thê thảm nhất. Tôi đã đưa hàng trăm bạn bè, đồng đội đi về nơi yên nghỉ cuối cùng. Tôi vẫn khát khao hòa bình, nhưng trong tâm khảm tôi, tôi tin rằng nếu miền Nam hoàn tất được nhiệm vụ đối với dân tộc, thì lịch sử sẽ trôi êm đềm hơn. Trong trường hợp ngược lại thì nhiều khi tôi sợ, không dám nghĩ tới. Thế rồi cái gì tôi sợ nhất, chính cái đó đến với tôi, đến với mọi người trong năm 1975.
Cũng như mọi người, tôi đi tù cải tạo. Nhờ cấp bậc không cao nên tôi được thả về khá sớm. Tôi đã trả giá cho những năm quân đội, những năm du ca bằng ba năm tù. Tôi không hiểu những người khác được về sớm như tôi nghĩ gì? Riêng tôi đã có lúc tôi chỉ mong vào tù trở lại, vì cái xã hội của miền Nam vào khoảng 1975-1980 là một xã hội kỳ lạ, ngộp thở. Những người được thả về sớm, bị chỉ định cư trú, gặp phải những người công an ít học, còn khổ hơn trong những trại tù. Trong tù người ta còn những thứ người Cộng Sản không bao giờ tiêu diệt nổi: Đó là tình bằng hữu, tình đồng đội.
Tôi cũng nghe nói tới những người làm ”ăng ten” cho quản giáo, con số này không nhiều và có lẽ những người yếu lòng, cam tâm làm ăng ten với mục đích sẽ được tha về sớm, sau hai ba năm thấy mình cũng như ai, thì hà cớ gì mà gánh chịu những áp lực từ hai phía: Phía quản giáo và phía bạn đồng tù. Trong tù, chúng tôi không cảm thấy cái lưng của chúng tôi trống trải, nhưng khi được thả ra ngoài xã hội, lúc nào chúng tôi cũng phải ngó chừng bốn hướng, tám phương. Lúc nào cũng có cảm giác lưng mình sắp bị một người nào đó chém trộm. Đến độ gia đình tôi bị đẩy đi vùng kinh tế mới tôi cũng không lấy đó làm buồn.
Khi nhìn vào tờ giấy phải đi kinh tế mới, tôi phát giác được người ký tên trục xuất tôi ra khỏi thành phố, nào phải ai xa lạ. Anh ta là một trong những người đã từng sát cánh với tôi trong phong trào Du Ca. Tôi không trách gì anh ta. Chỉ lạ một điều cho dù anh ta có can đảm vì lý tưởng, cho dù anh ta dẵm lên tình bạn thì ít ra anh ta cũng phải có can đảm, nhìn thẳng vào thực tế, nhìn sâu vào mắt tôi trong một lần tiếp xúc nào đó. Anh ta thuộc vào phe thắng trận, và cứ cho là anh đang thực hiện lý tưởng của riêng anh, anh ta có thể thí nghiệm lý tưởng trên số phần của những người bạn cũ. Không sao, có điều anh ta không được sòng phẳng khi không dám nhìn lại, không dám đối thoại với bạn cũ một lần.
Sau năm 1975, phong trào du ca tất nhiên cũng như mọi đoàn thể và đảng phài của miền Nam tự động ”đóng cửa tiệm”. Các phong trào như Hướng Đạo, Phật Tử, Thanh Sinh Công còn không dám nhúc nhích thì làm sao những người Du Ca dám sinh hoạt. Hơn thế nữa đối với người Cộng Sản, những ca khúc của du ca thật là phản động, thành thử có muốn ca hát đến đâu chăng nữa những người du ca chỉ dám ca thầm cho chính mình nghe, vả lại những năm đầu ai nấy đều cúi gầm xuống để tiết kiệm từng hơi thở, thì không nên phí sức cho một hành động chỉ mang lại những nguy hiểm, mà rút cục cũng không thay đổi được một chút tình thế nào. Do đó mọi thành viên của du ca còn sống trong nước, rút vào trong bóng tối.
Một số nhỏ thoát đi được sang nơi xứ người, việc trước tiên là làm lại cuộc đời. Đất nước người mông mênh, xa lạ quá. Mỗi người thui thủi một nơi, muốn hàn huyên đã có điện thoại, muốn thăm hỏi nhau thì một năm may ra được một đôi lần. Thành thử có muốn sinh hoạt lại cũng không thể nào thực hiện được. Theo tôi biết có đến một nửa số đoàn viên du ca đã ra khỏi nước. Một nửa có nghĩa là hàng ngàn người đang sinh sống trong những quốc gia xa lạ. Con số thì to, nhưng việc quy tụ không phải là một điều dễ dàng gì. Thành thử đã nhiều năm nay, anh em chúng tôi lòng muốn tập họp lại nhưng hoàn cảnh thực tế không cho phép.
Về điều kiện xã hội tại những nơi mà anh em du ca đang tạm sống tạm, nói chung các cộng đồng Việt Nam ở Mỹ đa dạng quá. Tuy lòng quyến cố quá mạnh, lôi cuốn phần đông thanh niên đi vào các sinh hoạt chính trị nhiều hơn là sinh hoạt thanh niên thuần túy. Và quan trọng hơn nữa, tuổi trẻ trưởng thành bên ngoài Việt Nam, do môi trường giáo dục của Hoa Kỳ thường thích những sinh hoạt của xã hội Hoa Kỳ, nhiều hơn là một sinh hoạt đặc thù Việt Nam. Thành thử nếu có lập lại được phong trào du ca thì cũng sẽ không có được những đợt người kế tiếp, ngoại trừ một số rất nhỏ con cháu trực hệ của anh em chúng tôi.
Về những sáng tác mới. Tôi nhớ có lần tôi và anh nói chuyện này. Anh đã từng có lần tiếc cho tôi trong hơn mười năm không viết một ca khúc nào. Tôi chỉ muốn nói một điều: Ngày xưa tôi sống thật trên quê hương tôi. Tôi đau từng nỗi đau của những người lính, những bà mẹ, những người vợ, những người nông dân, những người lao công, những em bé, những người già... Ngày nay tôi không có cơ hội tích lũy những chất liệu vừa kể. Tôi cũng có thể nặn được những điều đó, nhưng những sáng tác thuần kỹ thuật, và trí tuệ cho dù có hay nó vẫn có một cái gì đó không thật, thành thử nó cứ gượng và vì vậy mà không đi được vào lòng người. Không cứ gì trường hợp của tôi, tôi biết nhiều nhạc sĩ sang đây khổ công sáng tác, nhưng trong hai chục năm nay, con số những ca khúc đi được vào lòng người quả là hiếm hoi.
Bởi không sáng tác thêm những ca khúc mới, trong những dịp nhàn hạ, tôi thường vấn lại lòng mình, hồi tưởng lại con đường ngày xưa anh em chúng tôi đi, mặt ngước lên, mắt nhìn thẳng và lời ca vang đi từ trong buồng phổi, vọt thẳng tới cuộc đời. Giờ đây mỗi người một xó nơi quê người, lòng muốn làm nhiều điều nhưng tuổi đã bắt đầu cao, sức đã bắt đầu yếu, chỉ sợ rằng định vẽ một con voi, khi hoàn tất nó hóa ra con mèo, tuy có lớn hơn con chuột một chút, nhưng vẫn không phải là con voi. Sinh hoạt thanh niên phải luôn luôn được bồi đắp bởi những lớp người mới, và những sáng tác mới cho phù hợp với nhu cầu xã hội. Thiếu sự liên tục của các lớp người trẻ thì thật giống như một cái cây mỗi ngày mỗi cằn cỗi. Đó là một lý do khác khiến anh em chúng tôi tuy đã có mặt nơi đây khá đông, nhưng còn ngần ngại trước khi chính thức bắt tay vào việc gây dựng một phong trào sinh hoạt thanh niên khác.
Lớp người khai phá phong trào du ca bây giờ đã bước vào tuổi già. Vài người ở ngưỡng cửa 60, số đông anh em trên 50. Tinh thần của chúng tôi tuy vẫn còn, nhưng thể chất có lẽ sẽ không còn được dẻo dai, bền bỉ như 30 năm trước. Vả lại nếu bây giờ hình thành một sinh hoạt thanh niên thì đó có thể không phải là Phong Trào Du Ca” của 30 năm trước, và tại quê nhà. Chỉ có thể tựa vào đó như một chất keo, hàn gắn lại anh em sau ba chục năm rời rã, kế đó phải có một tinh thần sinh hoạt mới, phù hợp với hoàn cảnh mới, và những con người mới. Tinh thần của du ca phải là một tinh thần sinh động, không đóng chấu với bất cứ một hoàn cảnh chính trị hay xã hội nào, ngoại trừ sự hữu hiệu.
Dù muốn hay không cuộc chiến cũ đã mang tới cho chúng ta quá nhiều mất mát và đổ vỡ. Khi chiến tranh tàn thì tiếng than oán vang lên khắp nơi, kế tới những âm thanh hoảng loạn, liền sau đó là một khoảng thời gian dài im lặng. Và bây giờ lẫn với tiếng gió, hòa với tiếng sóng dường như chúng tôi nghe được những tiếng động của lịch sử, báo hiệu sự đổi thay. Chúng tôi vẫn tin vào trực giác của chúng tôi, trực giác nhậy cảm của những người làm văn nghệ, và chúng tôi tin rằng sẽ có một lúc nào đó chúng tôi sẽ trở về, dựng lại nhà trên một cái nền đổ nát, hệt như lời của một bài thơ, của một ca khúc nào đó của anh em chúng tôi.
Ngày đó bắt buộc sẽ phải đến. Nó có thể là sáng mai, nó có thể là năm tới, nó có thể là năm năm, mười năm. Nếu tới ngày đó, và anh em chúng tôi còn sống, cho dù chỉ còn thoi thóp thở chúng tôi cũng sẽ trở về. Trở về để nhắm mắt trên mảnh đất chúng tôi đã sinh ra, đã lớn lên, đã bảo vệ và đã phải bỏ đi chỉ để trở về.
.
.
.
No comments:
Post a Comment