Monday, April 18, 2011

NEAL KOBLITZ phỏng vấn NGÔ BẢO CHÂU

Cập nhật lúc 18/04/2011 02:01:41 PM (GMT+7)

"Chúng tôi muốn các trường đại học sẽ trả lương xứng đáng những nhà khoa học trẻ để việc chấp nhận làm việc ở đó không phải là việc tự sát khoa học. Chúng tôi sẽ dành thời gian và tâm sức của mình để tập trung ở những dự án bao gồm cả nghiên cứu và giảng dạy hơn là phản đối chính sách hành chính".

GS Ngô Bảo Châu cho biết như vậy trong bài trả lời phỏng vấn GS Toán NealKoblitz của ĐH Washington (Mỹ). Bài phỏng vấn đăng trên tạp chí TheMathematical Intelligencer (Mỹ) số ra tháng 3/2011, nội dung xoay quanh conđường học từ nhỏ của GS Ngô Bảo Châu và những dự định đối với Viện Nghiên cứucao cấp về toán.

TIN BÀI KHÁC

Đối thoại của hai nhà khoa học

Trên blog của mình, GS vật lý Đàm ThanhSơn giới thiệu: "GS Neal Koblitz là một người được nhiều người Việt Nam biết đến,đặc biệt là trong giới khoa học. Ông sang Việt Nam lần đầu tiên năm 1978 và tiếptục gắn bó với Việt Nam đến bây giờ. Ông cùng với vợ, GS Ann Koblitz (ArizonaState University), là người sáng lập ra quỹ Kovalevskaya; quỹ này hàng năm traogiải thưởng Kovalevskaya cho những phụ nữ xuất sắc trong khoa học. Quỹ này hoạtđộng tại Việt Nam, Cuba, Mexico và một số nước khác.

Sau khi GS Ngô Bảo Châu được huy chươngFields, GS Koblitz đã có một cuộc phỏng vấn. Cuộc phỏng vấn này được đăng trêntạp chí The Mathematical Intelligencer.Bài báo đề cập đến nhiều vấn đề, trong đó có Viện Toán Cao cấp, giáo dục ởViệt Nam, vai trò của phụ nữ trong toán học, v.v. Tôi thấy nó không đơn thuần làmột cuộc phỏng vấn, mà có thể coi là một cuộc đối thoại giữa hai nhà khoa học cónhiều gắn bó với Việt Nam."

Tại Việt Nam, GS Neal Koblitz được biết tới rộng rãi với tranh luận sau bản Báocáo của ĐH Harvard về giáo dục VN năm 2009, trong đó, có một số khuyến nghị choChính phủ VN về nâng cao chất lượng ĐH.

Trên blog của GS Đàm Thanh Sơn, ở phảnhồi, bạn Dung Nguyen đã chuyển tới nội dung cuộc phỏng vấn trên, đã được chuyểnsang tiếng Việt.

Thành viên đội tuyển toán ở VN nổi tiếng như ngôi sao điện ảnh

Trả lời câu hỏi thú vị của GS Koblitz "Anh có trở thành người nổi tiếngsau khì thi IMO năm 1988, và cả sau khi anh giành thêm một huy chương vàng nữatrong kì thi năm 1989? Tôi nghe nói thành viên đội tuyển toán ở Việt Nam nổitiếng như ngôi sao điện ảnh ở phương Tây có phải không?", GS Châu dí dỏm:

"Vào thời điểm đó, ở Việt Nam không có nhiều ngôi sao điện ảnh như bây giờ, dođó có nhiều cơ hội cho một thành viên đội tuyển toán phổ thông trở thành ngườinổi tiếng. Tôi nghĩ sự so sánh của anh là cường điệu, tuy nhiên sự thật là mộtsố thành viên đội tuyển toán của chúng tôi là đề tài của truyền thông và vẫn cònghi dấu trong ký ức mọi người, dẫu rằng họ không bao giờ trở thành một nhà toánhọc chuyên nghiệp."

Sau đó là những câuhỏi của GS Koblitz về việc tại sao lại chọn du học ở Pháp, những khó khăn GSChâu gặp phải khi học ở Pháp, thú vui ngoài toán học, yêu cầu GS giải thích Bổ đề Cơ bản một cách đơn giản cho những người không chuyên môn có thể nắmđược.
GS Ngô Bảo Châu trảlời: "Bổ đề Cơ bản thực chất là sự đồng nhất của 2 số, mỗi số được định nghĩabằng một tích phân phức tạp. Sự đồng nhất này có nguồn gốc từ cấu trúc đại sốcủa công thức vết Arthur-Selberg. Ban đầu nó được cho là một vấn đề kỹ thuật cầnphải giải quyết bằng một lối tiếp cận tính toán phức tạp nhưng trực tiếp. Điềuđó thực ra không đúng. Thời điểm này, Bổ đề cơ bản lại càng quan trọng khi rấtnhiều những tiến triển của chương trình Langlands đựa vào tính xác thực của nó".

"Tập trung nghiêncứu và giảng dạy hơn là phản đối chính sách hành chính"

Khi được GS Koblitzhỏi về hướng nghiên cứu của Viện nghiên cứu mới khác gì so với Viện Toán học,những bước cơ bản để cái tiến nghiên cứu toán học ở Việt Nam, GS Ngô Bảo Châunói:
"Chúng tôi sẽ cógắng thu hút những nhà toán học Việt Nam ở nước ngoài cũng như những nhà toánhọc ngoại quốc đến viện nghiên cứu của chúng tôi để tham gia các dự án, với sựưu tiên hơn cho các nhà toán học Việt Nam. Họ có thể ở đây 3 tháng , 6 tháng hay1 năm. Sẽ không có thành viên biên chế ngoài ban điều hành".
"Bước đầu tiên làphải tạo ra sự lựa chọn cho những nhà toán học trẻ Việt Nam. Điều đó là khả thi,ít nhất là những cơ sở tạm thời để họ có thể kiếm sống bằng việc nghiên cứu toántrên chính quê hương họ. Chúng tôi hy vọng có thể tạo được gắn bó trong khoa họccũng như cá nhân trong thời gian họ ở viện nghiên cứu mới để họ sẽ nhận làm việctại những trường đại học của Việt Nam. Ngoài ra, chúng tôi cũng muốn các trườngđại học sẽ trả lương xứng đáng những nhà khoa học trẻ để việc chấp nhận làm việcở đó không phải là việc tự sát khoa học."
Với câu hỏi của GSKoblitz: "Tại liên bang Nga và Pháp, hầu hết các nhà toán học hàng đầu làmviệc tại các viện nghiên cứu và rất ít tham gia đào tạo bậc đại học; ngược lại,tại Mỹ hầu hết các nhà toán học làm việc tại các trường đại học và giảng dạy cáclớn từ cơ bản tới chuyên sâu. Rõ ràng là hệ thống của Việt Nam giống với Liên Xôvà Pháp hơn là Mỹ, nhiều nhà toán học hàng đầu của Việt Nam không hoặc rất íttham gia giảng dậy bậc đại học. Anh có thấy những trở ngại đó? Làm cách nào anhcó thể liên kết tốt hơn đào tạo và nghiên cứu ở Việt Nam?", GS Châu trả lời:

"Thực tế là ở ViệtNam, nghiên cứu và đào tạo đang là hai hoạt động độc lập và được quản lý bởi haibộ khác nhau. Điều đó không phải là điều kiện thuận lợi cho toán học và khoa họccơ bản, khi mà nghiên cứu và giảng dạy là động lực của nhau, và thực tế là rấtkhó có thể tách giảng dậy ở bậc cao với nghiên cứu khoa học. Tuy nhiên, chúngtôi sẽ dành thời gian và tâm sức của mình để tập trung ở những dự án bao gồm cảnghiên cứu và giảng dạy hơn là phản đối chính sách hành chính".

Bài toán tuyểnsinh của Việt Nam

GS Koblitz nhận xétrằng: HS VN chỉ học toán để thi vào ĐH và sau đó họ không tiếp tục muốn học toánhọc nữa. Đó là một bước lùi lớn của hoạt động toán học sau trung học.

GS Châu đáp: "Áp lực của kỳ thi tuyển sinh đang giảm đi trong những năm gần đây.Bộ GD-ĐT xứng đáng được ghi nhận cho những thay đổi đó. Có thêm nhiều những đứatrẻ có hoàn cảnh khó khăn đã vượt qua kỳ thi tuyển sinh. Tôi cho rằng, bài thituyển sinh hiện nay không phải là vấn đề chính. Vấn đề là trạng thái tổng thểcủa ngôi nhà chứ không phải là ở kích thước của cánh cửa".

GS Koblitz cũngnhận xét: Sinh viên Việt Nam có rất ít khái niệm thế nào là một nhà nghiên cứu.Nguy hại là thế hệ trẻ sẽ bị ảnh hưởng hoàn toàn bởi văn hóa du nhập từ thôngtin đại chúng, và sẽ không tiếp tục truyền thống học thuật, khoa học cũng nhưtoán học của thế hệ trước.

Ông đặt câu hỏi liệu GS Châu có ý tưởng gì để truyền lại truyền thống đó cho thếhệ trẻ, và để khuyến khích họ đi theo con đường trở thành nhà toán học hay nhàkhoa học.

GS Ngô Bảo Châu trảlời: "Tôi đồng ý là cần phải làm nhiều hơn để phổ cập khoa học cho thế hệ trẻ,kể cả bằng các liên hệ trực tiếp cũng như qua phương tiện truyền thông. Tôi thấybất ngờ là truyền thông Việt Nam khá tôn trọng những thông điệp của chúng tôi".

GS. Neal Koblitz không chỉ dạy Lý thuyết số và công bố các bài báo khoa học ở những tạp chí toán học và mật mã học đầu ngành, ông còn được biết đến rộng rãi qua những hoạt động thúc đẩy khoa học và ủng hộ quyền bình đẳng nữ giới ở những vùng đất bị giới hạn và cấm vận bởi cuộc chiến tranh lạnh trong đó có Liên Xô, Cuba, Việt Nam, Nicaragua và El Salvador.

GS Neal Koblitz được biết tới với tranh luận sau bản Báo cáo của ĐH Harvard về giáo dục VN, trong đó, khuyến nghị cho Chính phủ VN về nâng cao chất lượng ĐH:
1. Tăng lương cho các giảng viên, giáo sư, và các nghiên cứu viên để có thể tiếp cận được với mức lương ở khu vực tư nhân.
2. Cấp học bổng cho sinh viên ở bậc cao học (Master) trong các ngành toán và khoa học.
3. Cấp kinh phí cho các chương trình mùa hè dành cho các sinh viên tài năng (ví dụ như những sinh viên có kết quả tốt trong các kỳ thi Olimpic toán).
4. Cố gắng vận động, gây ảnh hưởng đối với các công ty kỹ thuật cao đa quốc gia để xây dựng các cơ sở nghiên cứu và phát triển tại Việt Nam.
5. Đưa ra một loại thuế mới đối với các công ty ở khu vực tư nhân - kể cả với các công ty đa quốc gia - để chỉ sử dụng vào các hoạt động của chính phủ nhằm hỗ trợ giáo dục và nghiên cứu khoa học.

Tú Uyên (tổng hợp)

-----------------------------------------

Nguyên văn bài phỏng vấn của Neal Koblitz:

http://viet-studies.info/NgoBaoChau_Interview.PDF  (Mathematical Intelligencer 3/2011)
.
.
.
Dam Thanh Son's Blog

Giáo sư Neal Koblitz (khoa toán Đại học Washington) là một người được nhiều người Việt Nam biết đến, đặc biệt là trong giới khoa học. Ông sang Việt Nam lần đầu tiên năm 1978 và tiếp tục gắn bó với Việt Nam đến bây giờ. Ông cùng với vợ, GS Ann Koblitz (Arizona State University), là người sáng lập ra quỹ Kovalevskaya; quỹ này hàng năm trao giải thưởng Kovalevskaya cho những phụ nữ xuất sắc trong khoa học. Quỹ này hoạt động tại Việt Nam, Cuba, Mexico và một số nước khác.
Sau khi GS Ngô Bảo Châu được huy chương Fields, GS Koblitz đã có một cuộc phỏng vấn. Cuộc phỏng vấn này được đăng trên The Mathematical Intelligencer, 33, 46 (2011). Bài báo đề cập đến nhiều vấn đề, trong đó có Viện Toán Cao cấp, giáo dục ở Việt Nam, vai trò của phụ nữ trong toán học, v.v. Tôi thấy nó không đơn thuần là một cuộc phỏng vấn, mà có thể coi là một cuộc đối thoại giữa hai nhà khoa học có nhiều gắn bó với Việt Nam. Tiếc rằng bài báo này không đọc miễn phí được, trừ khi thư viện của bạn đặt mua. Tôi xin trích lại ở đây một số đoạn ngắn trong cuộc phỏng vấn:
. . . . . . . .
. . . . . . . .
4 Responses to Neal Koblitz phỏng vấn Ngô Bảo Châu :

Em xin phép dịch nhanh bài phỏng vấn trên cho các bạn không access được. Nếu nó không được phép về mặt quyền tác giả, xin giáo sư xóa hộ em.

Tháng 1 năm 1989, tôi phỏng vấn Hoàng Tụy, nhà toán học xuất sắc nhất Việt Nam hiện còn sống; bài phỏng vấn đó được đăng trên tạp chí The Mathematical Intelligencer một năm sau đó. Thời điểm đó- một thời điểm đặc biệt của các bạn Việt Nam- thời điểm tôi phỏng vấn kiến của Hoàng Tụy là năm trước cuộc thi Olympic toán quốc tế (IMO) tại Úc, thời điểm đội tuyển Việt Nam giành thành tích tốt nhất kể từ đầu tham dự IMO năm 1974; Việt Nam giành vị trí thứ 5, đứng trến đội tuyển Mỹ khi đó ở vị trí thứ 6. Tôi đã không biết rằng thành tích đó có đóng góp rất lớn bởi thành viên 16 tuổi Ngô Bảo Châu.
22 năm trôi qua, vào ngày 19 tháng 8 năm 2010, tại Hội Nghị Toán Học Quốc Tế tại Hyderabad, tổng thống Ấn Độ trân trọng trao huân chương Field cho giáo sư Ngô Bảo Châu. Giải thưởng này ghi nhận thành tích của anh trong việc chứng minh thành công Bổ Đề Cơ Bản về các dạng đẳng cấu, đó là một bài toán quan trọng chưa từng có lời giải được đưa ra bởi Robert Langlands và Diana Shelstad vào những năm 1980.
Ngô Bảo Châu lớn lên trong thời điểm chuyển giao từ thời k các sinh viên suất sắc nhất của Việt Nam được gửi sang Liên Bang Nga và Đông Âu đđược đào tạo sang thời k các sinh viên xuất sắc có xu hướng tới Đông Âu, Úc và Bắc Mỹ. Mặc dù anh được đào tạo bậc đại học và sau đai học tại Pháp, Ngô Bảo Châu vẫn giữ mối liên hệ chặt chẽ với Việt Nam, và anh có quan hệ hợp tác lâu dài với Viện Toán Hà Nội. Năm 2005, ở tuổi 33, anh trở thành giáo sư trẻ nhất Việt Nam. Những năm gần đây, anh là giáo sư của trường đại học Universite Paris-Sud và Viện Nghiên Cứu Cao Cấp ở Princeton. Vào tháng 9 năm 2010, anh tới trường đại học University of Chicago.

NK: Hãy cho chúng tôi biết về tuổi thơ của anh- trường mà anh đã học và ai là người có ảnh hưởng quan trong đến anh. Vào độ tuổi nào anh quyết định trở thành một nhà toán học?
NBC: Tôi học trường tiểu học thực nghiệm được thành lập bởi nhà cải cách Hồ Ngọc Đại. Trong khi ai đó có thể cho rằng những quy tắc của lý thuyết tập hợp có nên giới thiệu trước các phép toán cơ bản và phép nhân có nên được định nghĩa dựa trên khái niệm phép nhân Decart, những trải nghiệm của chúng tôi ở tiểu học đặc biệt mới mẻ. Quan hệ thầy trò không dựa trên sự áp đặt như ở những ngôi trường Việt Nam truyền thống, chúng tôi được khuyến khích đưa ra ý kiến cá nhân một cách thoải mái.
Khi tôi học hết tiểu học, cha tôi trở về từ Liên Bang Nga sau khi hoàn thành tiến sĩ về Toán ứng dụng. Ông không cảm thấy hứng thú với cách tiếp cận giáo dục của Hồ Ngọc Đại, ông đã lôi tôi ra khỏi trường thực nghiệm. Tôi bắt đầu học trong môi trường truyền thống hơn ở Chuyên Toán, những lớp học dành cho những học sinh có tiềm năng về toán học. Đầu tiền là trung học Trưng Vương và sau đó là Trường Chuyên Toán của Đại Học Quốc Gia. Quả thực việc làm quen với những bài toán hóc búa cụ thể ở chuyên toán không dễ dàng, khi mà tôi quá quen với cách dạy toán trừu tượng ở trương tiểu học thực nghiệm.

NK: Tôi được biết cả bố và mẹ anh đều là những nhà khoa học. Họ có ảnh hưởng đến việc anh quyết định trở thánh nhà toán học không?
NBC: Cha mẹ tôi ảnh hưởng đến tôi khá trực tiếp. Những đồng nghiệp của cha tôi thích đến nhà tôi và họ có những buổi trò chuyện lý thú với cha mẹ tôi. Vào thời gian giải lao, họ dạy tôi Toán. Đó có vẻ giống như sự khởi đầu. Tôi nhận ra tôi có hứng thú với việc làm toán.

NK: Hãy cho chúng tôi biết về cuộc thi Olympic Toán quốc tế năm 1988. Anh có bất ngờ khi giành huy chương vàng tuyệt đối không?
NBC: Tôi còn nhớ tôi đã hơi sửng sốt khi tôi thực hiện thành công hậ bậc Fermat cho bài toán phức tạp thứ 6. Mười năm sau tôi thử làm lại bài toán đó, nhưng tôi không thực hiện được. Tuy nhiên, lúc đó tôi không thực sự bất ngờ với huy chương vàng bởi thời điểm đó tôi giải rất tốt các bài toán Olympic.

NK: Ở Việt Nam, mọi người rất chú ý đến thành tích của đội tuyển tại k thì IMO. Anh có trở thành người nổi tiếng sau khì thi IMO năm 1988, và cả sau khi anh giành thêm một huy chương vàng nữa trong kì thi năm 1989? Tôi nghe nói thành viên đội tuyển toán ở Việt Nam nổi tiếng như ngôi sao điện ảnh ở phương Tây có phải không?
NBC: Vào thời điểm đó ở Việt Nam không có nhiều ngôi sao điện ảnh như bây giờ, do đó có nhiều cơ hội cho một thành viên đội tuyển toán phổ thong trở thành người nổi tiếng. Tôi nghĩ sự so sánh của anh là cường điệu, tuy nhiên sự thật là một số thành viên đội tuyển toán của chúng tôi là đề tài của truyền thông và vẫn còn ghi dấu trong ký ức mọi người dẫu rằng họ không bao giờ trở thành một nhà toán học chuyên nghiệp.

NK: Tại sao anh quyết định học đại học tại Pháp?
NBC: Tôi đã chuẩn bị sang học tại Hungary bởi vì tôi rất thích tổ hợp. Nhưng hợp tác giữa Hungary và nước tôi lúc đó bị gián đoạn sau khi bức tường Berlin sụp đổ. Cùng lúc đó một giáo sư người Pháp đến Viện Cơ học, nơi cha tôi làm việc. Đồng nghiệp của cha tôi nói với ông ấy về huy chương vàng Olympic của tôi, và ông ấy đã quyết định sẽ vận động để cho tôi có một suất học bổng ở Pháp.

NK: Anh có biết tiếng Pháp trước khi anh sang học đại học? Anh có gặp khó khăn gì trong quãng thời gian là sinh viên ở Pháp?
NBC: Tôi biết một chút tiếng Pháp học của ông tôi. Năm đầu tiên ở Pháp quả là gian nan bởi tôi chưa được chuẩn bị cho sự khác biệt giữa một đất nước cô lập trải qua 30 năm chiến tranh và một đất nước phát triển như Pháp.

NK: Anh có so sánh gì về sinh viên Pháp với sinh viên mà anh từng biết ở Việt Nam?
NBC: Năm đầu tiên tôi học trong một lớp học bình thường ở trường Paris VI. Thật may là Toán học và Vật lý cho sinh viên năm thứ nhất không phức tạp, nên tôi có thời gian để nâng cao trình độ tiếng Pháp của mình. Các sinh viên không được giỏi như học sinh năng khiếu ở Hà Nội; nhưng năm sau đó tôi được gửi đến trường Encole Normale Superieure, đó là một chuyện hoàn toàn khác.

NK: Khi còn là sinh viên, anh có thú vui nào khác ngoài toán học?
NBC: Tôi đọc rất nhiều sách. Đọc sách luôn là là sở thích của tôi.

NK: Từ khi nào anh có hứng thú với chương trình Langlands?
NBC: Tại thời điểm đó, rất nhiều sinh viên tại Encole Normale Superieure bị lôi cuốn bởi hình học đại số và chương trình Langlands. Đó có thể là ảnh hưởng bởi chứng minh của Wiles về phỏng đoán Shimura-Taniyama-Weil.

NK: Anh có thể giải thích về Bổ đề Cơ bản một cách đơn giản cho những người không chuyên môn có thể nắm được không?
NBC: Bổ đề Cơ bản thực chất là sự đồng nhất của 2 số, mỗi số được định nghĩa bằng một tích phân phức tạp. Sự đồng nhất này có nguồn gốc từ cấu trúc đại số của công thức vết Arthur-Selberg. Ban đầu nó được cho là một vấn đề kỹ thuật cần phải giải quyết bằng một lối tiếp cận tính toán phức tạp nhưng trực tiếp. Điều đó thực ra không đúng. Thời điểm này, Bổ đề cơ bản lại càng quan trọng khi rất nhiều những tiến triển của chương trình Langlands đựa vào tính xác thực của nó.

NK: Năm 2004 anh đã được giải thưởng Clay ( cùng với Gerard Laumon) cho những thành công của anh trong việc chứng minh Bổ đề Cơ bản cho một trường hợp riêng. Vào thời điểm đó, anh có cho rằng anh có thể tiến xa hơn? Vào lúc nào anh bắt đầu tự tin anh có thể chứng minh hoàn chỉnh Bổ đề Cơ bản?
NBC: Trong luận văn tiến sĩ của mình, tôi đã giải quyết một vấn đề tương tự Bổ đề Cơ bản và bắt đầu hiểu rằng chìa khóa để giải quyết vấn đề có thể là mô hình hình học của công thức vết. Năm 2003 tôi nhận ra rằng công thức vết cho đại số Lie thực ra là cấu trúc thớ Hitchin . Tại thời điếm đó, tôi tin rằng tôi đang đi đúng đường dẫn đến chứng minh Bổ đề Cơ bản. Về mặt nào đó, tôi đã nắm được ý tưởng, nhưng vấn đề còn lại vẫn rất khó khăn.
Phần khó khăn nhất của chứng minh là sự chắc chắn của phát biểu có tính kỹ thuật ở những phần phức tạp. Laumon và tôi đã chứng minh trong trường hợp riêng năm 2004. Sau đó thì trường hợp tổng quát đòi hỏi một thời gian dài.

NK: Ý tưởng chính cho chứng minh hoàn chỉnh của anh năm 2008 đến với anh một lần duy nhất hay là đến dần theo thời gian?
NBC: Tôi tiếp tục tổng quát hóa chứng minh trong trường hợp đặc biệt, cho đến cuổi năm 2006, tôi cho rằng điều đó bất khả thi. Lúc đó cuộc trao đổi với Goresky tại IAS đã cho tôi miếng gép hoàn chỉnh của bức tranh. Tôi mất 1 năm để hoàn thành chứng minh.

NK: Một số người so sánh anh và S. S. Chern, và nghĩ rằng anh là Chern của Việt Nam. Có một số những điểm tương đồng thú vị, Chern cũng trở thành giáo sư của đại học Chicago ở tuổi 38. Anh có muốn đóng vai trò ở Việt Nam tương tự như Chern đã từng làm với Trung Quốc không?
NBC: Sự so sánh với Chern thực sự rất tâng bốc. Ông ấy là một hình mẫu để tôi noi theo.

NK: Phó thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân có nói ông ấy hy vọng anh sẽ trở thành người đứng đầu của Viện Toán Học cao cấp tại Hà Nội. Anh có đồng ý nhận trọng trách đó không?
NBC: Sẽ có một Ban điều hành, có lẽ tôi sẽ làm việc trong đó.

NK: Anh sẽ phân bổ thời gian thế nào giữa University of Chicago và Hà Nội?
NBC: Tôi có kế hoạch sẽ dành thời gian ở Hà Nội vào mùa hè. Trong năm tôi sẽ bay về Hà Nội công tác ngắn hạn một hoặc hai lần. Tôi có thể giúp ban điều hành chọn lựa thành viên cho viện nghiên cứu mới mà không cần ở Hà Nội. Những đồng nghiệp khác sẽ giúp vận hành viện nghiên cứu hàng ngày.

NK: Vậy hướng nghiên cứu của viện nghiên cứu mới khác gì so với Viện Toán học Hà Nội?
NBC: Chúng tôi sẽ có gắng thu hút những nhà toán học Việt Nam ở nước ngoài cũng như những nhà toán học ngoại quốc đến viện nghiên cứu của chúng tôi để tham gia các dự án, với sự ưu tiên hơn cho các nhà toán học Việt Nam. Họ có thể ở đây 3 tháng , 6 tháng hay 1 năm. Sẽ không có thành viên biên chế ngoài ban điều hành.

NK: Nhưng bước cơ bản để cái tiến nghiên cứu toán học ở Việt Nam là gì?
NBC: Bước đầu tiên là phải tạo ra sự lựa chọn cho những nhà toán học trẻ Việt Nam. Điều đó là khả thi, ít nhất là những cơ sở tạm thời để họ có thể kiếm sống bằng việc nghiên cứu toán trên chính quê hương họ. Chúng tôi hy vọng có thể tạo được gắn bó trong khoa học cũng như cá nhân trong thời gian họ ở viện nghiên cứu mới để họ sẽ nhận làm việc tại những trường đại học của Việt Nam. Ngoài ra chúng tôi cũng muốn các trường đại học sẽ trả lương xứng đáng những nhà khoa học trẻ để việc chấp nhận làm việc ở đó không phải là việc tự sát khoa học.

NK: Do truyền thống, Việt Nam giỏi toán lý thuyết hơn toán ứng dụng rất nhiều. Sẽ phải làm gì để nâng cao nghiên cứu trong lĩnh vực ứng dụng? Viện nghiên cứu mới sẽ quan tâm thế nào đến nghiên cứu ứng dụng?
NBC: Chúng tôi sẽ rất khuyến khích những đề tài nghiên cứu hợp tác giữa các nhà toán học với những nhà khoa học ở các lĩnh vực liên quan như khoa học máy tính, vật lý lý thuyết, sinh học, kinh tế học, và nhứng thứ khác nữa.

NK: Anh sẽ làm gì để nâng cao chất lượng đào tạo đại học ở những trường đại học trọng điểm Việt Nam, ví dụ như trường Đại Học Quốc Gia? Mặc dù Đại Học Quốc gia có một số nhà toán học giỏi, tuy nhiên vẫn còn rất nhiều vấn đề. Ví dụ, vì lương bổng thấp, nhiều giáo sư phải làm thêm nghề khác để nâng cao thu nhập của họ. Thêm nữa, họ không có phòng làm việc riêng. Kết quả là những giáo sư toán hầu như không gặp sinh viên của họ ngoài lớp học chính khóa. Phải làm gì để nâng cao điều kiện tại VNU và các đại học khác?
NBC: Vấn đề này có thể là một cuộc tranh luận dài, nhưng theo quan điểm của tôi thì vấn đề chính của đào tạo bậc đại học ở Việt Nam là không đủ những giáo sư giỏi.Một điều rất rõ ràng là hiệu trưởng các trường đại học nên ưu tiên tuyển thêm những tài năng trẻ. Ở mức cao hơn, các bộ khoa học và giáo dục nên khuyến khích các trường đại học sử dụng nguồn kinh phí mạnh mẽ.

NK: Hầu hết những ứng viên tiềm năng cho chương trình tiến sĩ tại US là những sinh viên đã hoàn thành khóa học thạc sĩ tại nước họ. Nhưng Việt Nam không hỗ trợ tốt những chương trình đào tạo ở bậc thạc sĩ. Ví dụ, những sinh viên thạc sĩ rất khó kiếm nguồn tài chính cho khóa học của họ. Sẽ có những kế hoạch nào để mở rộng chương trình đào tạo thạc sĩ tại các trường đại học ở Việt Nam ( với hộ trợ tài chính cho sinh viên), và Viên Nghiên Cứu Toán Cao Cấp có cấp bằng thạc sĩ?
NBC: Tôi đồng ý rằng rất khó khăn để phát triển một chương trình thạc sĩ tốt ở Việt Nam. Chúng tôi hiện đã có chương trình Thạc sĩ Quốc tế liên kết giữa Viện Toán học và trường Đại Học Sư phạm Hà Nội ( HPU). Chúng tôi tuyển chọn 20 sinh viên mỗi năm. Họ sẽ học năm đầu ở Hà Nội và năm thứ hai ở Châu Âu, và sẽ được hỗ trợ bởi nguồn ngân sách từ bộ giáo dục. Tới khi tốt nghiệp họ sẽ được nhận bằng thạc sĩ từ các trường đại học Châu Âu nơi họ học năm thứ hai. Chúng tôi rất muốn cấp cho họ bằng thạc sĩ của chúng tôi, tuy nhiên điều đó là không thể được bởi nguyên tắc hành chính. Viện nghiên cứu Toán học Cao cấp sẽ không có chương trình đào tạo thạc sĩ riêng, tuy nhiên chúng tôi sẽ khuyến khích các thành viên giảng bài trong các chương trình thạc sĩ tại các trường đại học VNU và HPU.

NK: Tại liên bang Nga và Pháp, hầu hết các nhà toán học hàng đầu làm việc tại các viện nghiên cứu và rất ít tham gia đào tạo bậc đại học; ngược lại, tại Mỹ hầu hết các nhà toán học làm việc tại các trường đại học và giảng dạy các lớn từ cơ bản tới chuyên sâu. Rõ ràng là hệ thống của Việt Nam giống với Liên Xô và Pháp hơn là Mỹ, nhiều nhà toán học hàng đầu của Việt Nam không hoặc rất ít tham gia giảng dậy bậc đại học. Anh có thấy những trở ngại đó? Làm cách nào anh có thể liên kết tốt hơn đào tạo và nghiên cứu ở Việt Nam?
NBC: Thực tế là ở Việt Nam, nghiên cứu và đào tạo đang là hai hoạt động độc lập và được quản lý bởi hai bộ khác nhau. Điều đó không phải là điều kiện thuận lợi cho toán học và khoa học cơ bản, khi mà nghiên cứu và giảng dạy là động lực của nhau, và thực tế là rất khó có thể tách giảng dậy ở bậc cao với nghiên cứu khoa học. Tuy nhiên chúng tôi sẽ dành thời gian và tâm sức của mình để tập trung ở những dự án bao gồm cả nghiên cứu và giảng dạy hơn là phản đối chính sách hành chính.

NK: Bài thi toán trong kỳ thi tuyển sinh đại học ở Việt Nam rất khó. Đối với người Mỹ, đường như rất khó tin rằng một số lớn học sinh phổ thông Việt Nam có thể đạt điểm cao trong bài thi đó. Ở khía cạnh tích cực, điều đó thể hiện khả năng toán rất tốt của sinh viên Việt Nam. Nhưng ở khía cạnh tiêu cực, họ thấy toán học như là một cuộc chạy vượt rào vất vả để có thể vào được những trường đại học tốt, sau đó họ không tiếp tục muốn học toán học nữa. Đó là một bước lùi lớn của hoạt động toán học sau trung học. Anh có muốn thay đổi k thi tuyển sinh?
NBC: Theo ý kiến của tôi, áp lực của k thi tuyển sinh đang giảm đi trong những năm gần đây. Bộ giáo giục xứng đáng được ghi nhận cho những thay đổi đó. Có thêm nhiều những đứa trẻ có hoàn cảnh khó khăn đã vượt qua k thi tuyển sinh. Tôi cho rằng bài thi tuyển sinh hiện nay không phải là vấn đề chính. Vấn đề là trạng thái tổng thể của ngôi nhà chứ không phải là ở kích thước của cánh cửa.

NK: Trường phổ thông ở Việt Nam dạy toán thuần túy học ở trình độ cao, nhưng nội dung thì xa rời so với thực tế cuộc sống. Do đó giới trẻ rất giỏi toán học lý thuyết. Ví dụ, Việt Nam thường đạt kết quả tốt tại các k thì Olympic Toán Quốc tế- anh cũng đóng vai trò quan trọng trong thành công của năm 1988 và 1989. Nhưng mặt khác, Việt Nam không tham gia cuộc thi Toàn học Mô phỏng ( ngược lại Trung Quốc có rất nhiểu đội tuyển thành công ở cuộc thi này). Cần làm gì để lớp trẻ nắm được toán học tốt hơn ở những lĩnh vực liên quan đến các ứng dụng trong cuộc sống.
NBC: Thực tế là còn rất nhiều việc phải làm để toán học không chỉ được xem như công cụ tuyển chọn mà còn là con đường để tìm hiểu thế giới. Chúng tôi vẫn còn phải học hỏi nhiều từ những nước khác trước khi xây dựng những đán ở Việt Nam. Chúng tôi sẽ xem xét làm thế nào để những kế hoạch toán học cho nước nhà đạt hiệu quả. Ngoài ra, chúng tôi cũng thành lập Quỹ khuyến học, nó cũng là một phần của dự án.

NK: Hiện tại có rất ít nhà toán học nữ ở Việt Nam. Ví dụ đã có hơn 30 nhà khoa học được giải thưởng Kovalevskaia trong những năm qua, tuy nhiên không ai trong số đó là nhà toán học.
NBC: Tôi không nghĩ rằng những nước phát triển làm tốt hơn vấn đề này.

NK: Điều anh nói là không thể phủ định ở một số nước phát triển, tuy nhiên nó không đúng ở Pháp hay ở Mỹ. Tại Mỹ, phụ nữ chiếm 30% số người có bằng tiến sĩ toán, kinh nghiệm cho thấy những bước tích cực khuyến khích phụ nữ đóng một vai trò chính. Điều đó lý giải tỷ lệ phụ nữ tăng từ 5% lên 30% trong vòng 40 đến 50 năm qua. Ở Việt Nam, anh đã đề cập đến sự tiến bộ trong việc tăng số trẻ em ở hoàn cảnh khó khăn đạt được tiếp cận đào tạo bậc cao hơn. Điều đó gây ngạc nhiên rằng không có một sự tiến bộ tương tự trong việc tăng tỷ lệ phụ nữ tham gia nghiên cứu toán học cao cấp. Anh có mong muốn thu hút thêm phụ nữ tham gia nghiên cứu toán học và hỗ trợ khuyến khích họ trong các giai đoạn khác nhau của sự nghiệp?
NBC: Một điều thường xảy ra là phụ nữ rất đau đớn lựa chọn giữa theo đuổi sự nghiệp khoa học và một cuộc sống gia đình. Cần phải làm điều gì đó để họ không phải đối mặt với sự lựa chọn khó khăn đó. Tôi phải thừa nhận rằng tôi chưa bao giờ nghĩ đến việc đó một cách nghiêm túc để có một câu trả lời thỏa đáng.

NK: Trong nhiều năm, Việt Nam có nhiều mối quan hệ toán học với những nước phương Tây như Pháp, Đước, và Mỹ hơn là các nước Châu Á. Anh có ý tưởng nào để tăng cường hợp tác toán học giữa Việt Nam và các nước Châu Á, như là Ấn Độ và Trung Quốc?
NBC:Năm nay hội nghị Lý thuyết Số toàn Châu Á được tổ chức tại Kyoto. Sẽ có thêm nhiều hợp tác khu vực trong năm tới bởi ai cũng nhất trí về tầm quan trong của nó.

NK: Trong bài phỏng vấn trên báo Tuổi Trẻ, anh nói rằng mục tiêu tiên quyết của anh là mang lại cơ hội cho thế hệ trẻ. Tuy nhiên hiên nay vẫn có rất ít hoạt động ở Việt Nam mà những nhà toán đi trước có thể trực tiếp kết nối với thế hệ trẻ một cách không chính quy. Khi mà ở trường trung học cũng như ngay cả ở trường đại học, sinh viên Việt Nam có rất ít khái niệm thế nào là một nhà nghiên cứu. Họ không có một hình mẫu tiêu chuẩn, trừ khi cha mẹ họ là những nhà khoa học. Nguy hại là thế hệ trẻ sẽ bị anh hưởng hoàn toàn bởi văn hóa du nhập từ thông tin đại chúng, và sẽ không tiếp tục truyền thống học thuật, khoa học cũng như toán học của thế hệ trước. Anh có ý tưởng gì để truyền lại truyền thống đó cho thế hệ trẻ, và để khuyến khích họ đi theo con đường trở thành nhà toán học hay nhà khoa học?
NBC: Tôi đồng ý là cần phải làm nhiều hơn để phổ cập khoa học cho thế hệ trẻ, kể cả bằng các liên hệ trực tiếp cũng như qua phương tiện truyền thông. Tôi thấy bất ngờ là truyên thông Việt Nam khá tôn trọng những thông điệp của chúng tôi.
.
.
.



No comments: