Bài gốc: Is China overtaking America?
Joseph S. Nye
BS Hồ Hải dịch
Thứ năm, ngày 07 tháng tư năm 2011
Bài viết của Joseph S. Nye, Jr., là một giáo sư tại Đại học Harvard và là tác giả của The Future of Power. Ông cũng là cựu Trợ lý Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ. Hiện ông đang có một trung tâm nghiên cứu quyền lực mềm mang tên của ông tại Việt Nam.
CAMBRIDGE – Thế kỷ XXI đang chứng kiến sự trở lại của châu Á với những bằng chứng về sự cân xứng lịch sử của dân số và kinh tế thế giới. Năm 1800, châu Á chiếm hơn một nửa dân số toàn cầu và sản lượng xuất khẩu. Vào năm 1900, nó chỉ chiếm có 20% sản lượng thế giới – không phải vì điều gì xấu xảy ra ở châu Á, mà là vì cách mạng công nghiệp đã chuyển châu Âu và Bắc Mỹ trở thành công xưởng của tòan cầu.
Châu Á đã hồi phục bắt đầu từ Nhật Bản, sau đó chuyển tới Hàn Quốc và về đến Đông Nam Á, bắt đầu với Singapore và Malaysia. Bây giờ sự phục hồi được tập trung vào Trung Quốc, và ngày càng gia tăng ở Ấn Độ, dỡ bỏ hàng trăm triệu người ra khỏi đói nghèo.
Tuy nhiên, sự thay đổi này, tạo ra mối lo ngại về thay đổi mối quan hệ quyền lực giữa các nước. Trong năm 2010, Trung Quốc đã vượt qua Nhật Bản để trở thành nền kinh tế lớn thứ hai thế giới. Thật vậy, ngân hàng đầu tư Goldman Sachs dự đoán tổng sản lượng của nền kinh tế Trung Quốc sẽ vượt qua Hoa Kỳ vào năm 2027.
Nhưng, ngay cả khi tổng GDP của Trung Quốc đạt tương đương với của Mỹ vào những năm 2020, hai nền kinh tế sẽ không có được sự ngang bằng trong cơ cấu. Trung Quốc vẫn sẽ có một vùng nông thôn rộng lớn chưa phát triển. Giả sử bằng một biện pháp tốt hơn về sự tinh tế của nền kinh tế, Trung Quốc tăng trưởng 6% GDP và Mỹ chỉ có 2% tăng trưởng GDP sau năm 2030, thì Trung Quốc cũng sẽ không bằng với Mỹ về thu nhập bình quân đầu người – cho đến nửa sau của thế kỷ này.
Hơn nữa, dự đoán theo sát xuất thống kê tuyến tính của xu hướng tăng trưởng kinh tế có thể gây hiểu lầm. Các nước mới nổi có xu hướng hưởng lợi từ sự du nhập những công nghệ trong giai đoạn đầu của nền kinh tế cất cánh, nhưng tốc độ tăng trưởng của họ sẽ chậm lại khi họ đạt đến mức độ cao hơn của sự phát triển chung. Và nền kinh tế Trung Quốc phải đối mặt với những trở ngại nghiêm trọng cho sự tăng trưởng nhanh bền vững, do các doanh nghiệp nhà nước kém hiệu quả, gia tăng sự bất bình đẳng, di dân trong nước lớn, mạng lưới an toàn xã hội không đầy đủ, tham nhũng, và tình trạng không tương xứng về mặt tổ chức, tất cả chúng sẽ có thể thúc đẩy sự bất ổn chính trị.
Miền bắc và Đông đã vượt qua miền Nam và Tây của Trung Quốc. Chỉ duy nhất trong các nước đang phát triển, Trung Quốc là nước có tình trạng lão hoá cực kỳ nhanh. Đến năm 2030, Trung Quốc sẽ phải phụ thuộc vào người già hơn trẻ em. Một số nhà nhân khẩu học Trung Quốc lo ngại rằng nước này sẽ tiếp nhận sự già nua trước khi giàu có.
Trong thập kỷ qua, Trung Quốc chuyển từ vị trí thứ chín lên số một về xuất khẩu của thế giới, thế chỗ của Đức. Tuy nhiên, mô hình phát triển dẫn đầu về xuất khẩu của Trung Quốc sẽ cần phải được điều chỉnh như những cân bằng tài chính và thương mại toàn cầu gây ra nhiều bất đồng trên thế giới. Thật vậy, Kế hoạch 5 Năm lần thứ 12 của Trung Quốc là nhằm giảm sự phụ thuộc vào xuất khẩu và thúc đẩy nhu cầu trong nước. Liệu nó có thực thi?
Với hệ thống chính trị độc tài của Trung Quốc như vậy, đến nay cho thấy một khả năng ấn tượng để đạt được những mục tiêu cụ thể, ví dụ như, dàn dựng một Olympic 2008 thành công, xây dựng các dự án đường sắt cao tốc, hay thậm chí kích thích nền kinh tế phục hồi từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu. Cho dù Trung Quốc có thể duy trì khả năng này về lâu dài là một điều huyền bí đối với cả thế giới bên ngoài và bản thân các nhà lãnh đạo Trung Quốc.
Không giống như Ấn Độ, nước được sinh ra với một hiến pháp dân chủ, Trung Quốc vẫn chưa tìm ra cách để tạo kênh nhu cầu tham gia chính trị (nếu không phải là dân chủ) mà có xu hướng đi cùng với tăng thu nhập bình quân đầu người. Hệ tư tưởng Cộng sản là đã qua lâu rồi, do đó, tính hợp pháp của đảng cầm quyền tùy thuộc vào tăng trưởng kinh tế và chủ nghĩa dân tộc Hán. Cho dù Trung Quốc có thể phát triển một công thức để quản lý sự mở rộng tầng lớp trung lưu đô thị, bất bình đẳng vùng miền, và sự bất bình giữa các dân tộc thiểu số vẫn còn tồn tại. Điều cơ bản là không có ai, kể cả người Trung Quốc, biết tương lai chính trị của Trung Quốc sẽ ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế của nó như thế nào.
Một số nhà phân tích lập luận rằng Trung Quốc đặt mục tiêu để thách thức vị trí quyền lực thống trị thế giới của Mỹ. Ngay cả nếu điều này là đánh giá chính xác về ý định của Trung Quốc (và ngay cả Trung Quốc không thể biết quan điểm của các thế hệ tương lai), điều này cho thấy sự nghi ngờ rằng liệu Trung Quốc sẽ có đủ khả năng quân sự để thực thi tốt. Để chắc chắn cho điều này, chi phí quân sự của Trung Quốc đã được phát triển thậm chí nhanh hơn so với nền kinh tế, nó chiếm hơn 12% trong năm nay. Tuy nhiên, lãnh đạo Trung Quốc sẽ phải đối mặt với phản ứng của các nước khác, cũng như với các khó khăn ngụ ý bởi nhu cầu cho các thị trường bên ngoài và các nguồn lực để đáp ứng những mục tiêu tăng trưởng kinh tế của họ.
Một vị thế mà quân đội Trung Quốc quá mạnh có thể tạo ra một liên minh đối kháng giữa các nước láng giềng, Qua đó làm suy yếu quyền lực cứng và mềm của Trung Quốc. Ví dụ, trong năm 2010, khi Trung Quốc trở nên quyết đoán hơn trong chính sách đối ngoại của mình đối với các nước láng giềng, quan hệ với Ấn Độ, Nhật Bản, và Hàn Quốc trở nên tồi tệ. Kết quả là, Trung Quốc sẽ đối mặt với khó khăn hơn để loại trừ các thỏa thuận an ninh Mỹ với châu Á.
Mức độ và tỷ lệ tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc gần như chắc chắn sẽ làm tăng sức mạnh tương đối của mình đối với (vis-à-vis) Mỹ trong những thập kỷ tới. Điều này chắc chắn làm cho Trung Quốc gần hơn với Mỹ về các nguồn tài nguyên năng lượng, nhưng Trung Quốc sẽ không nhất thiết phải vượt qua Mỹ để trở thành nước mạnh nhất.
Ngay cả nếu Trung Quốc không bị trở ngại lớn về chính trị trong nước, nhiều dự đoán hiện nay chỉ dựa trên tăng trưởng GDP đơn độc là quá lệch: họ bỏ qua sức mạnh quân đội và quyền lực mềm của Mỹ, cũng như những bất lợi về địa chính trị của Trung Quốc trong cán cân quyền lực nội bộ châu Á. Theo ước tính riêng của tôi là trong phạm vi của tương lai có thể, các kịch bản nhiều khả năng mà, trong đó Trung Quốc làm nên thách thức một cuộc chạy đua tiền tệ (a run for its money) với Mỹ, nhưng không vượt qua được sức mạnh tổng thể trong nửa đầu thế kỷ này.
Quan trọng nhất là Mỹ và Trung Quốc nên tránh phát triển những lo ngại quá đáng về khả năng và ý định của nhau. Kỳ vọng của các cuộc xung đột chính nó có thể trở thành nguyên nhân của cuộc xung đột. Trong thực tế, Trung Quốc và Mỹ không có mâu thuẩn sâu sắc bắt nguồn từ xung đột lợi ích. Cả hai nước, cùng với những nước khác, có nhiều lợi ích hơn từ sự hợp tác.
Bản quyền: Project Syndicate, 2011th
www.project-syndicate.org
www.project-syndicate.org
.
.
.
No comments:
Post a Comment