Thursday, April 7, 2011

LIÊN HIỆP CHÂU ÂU BÀY TỎ MỐI QUAN TÂM QUA VỤ ÁN CÙ HUY HÀ VŨ (AFP)

07-04-2011

Hà Nội – Châu Âu hợp nhất cùng với Hoa Kỳ bày tỏ mối quan tâm hôm thứ Năm về việc bỏ tù một nhà bất đồng chính kiến người Việt Nam được nhiều người biết đến, họ nói rằng tăm tiếng trên thế giới của nước này đang có nguy cơ mang tiếng xấu.

Đây là một phiên toà mang tính chính trị nhất ở cái đất nước cộng sản này trong nhiều năm qua, ông Cù Huy Hà Vũ, 53 tuổi, bị kết án hôm thứ Hai ngày 4 tháng Tư tội tuyên truyền chống nhà nước, bao gồm kêu gọi việc chấm dứt sự cầm quyền độc đảng của đảng Cộng sản.

Công tố viên nhà nước quy kết ông tội tuyên truyền chống phá nhà nước qua viết báo, phỏng vấn với giới truyền thông ngoại quốc, và đưa lên mạng những bài viết kể từ năm 2009.

“Sự kết án này không phù hợp với quyền căn bản của con người, đó là có quyền có ý kiến và được bày tỏ một cách tự do và ôn hoà những ý kiến này,” đoàn đại biểu Liên hiệp châu Âu (EU) ở Hà Nội nói qua một bản thông báo.

Bản thông báo nói rằng án toà bảy năm, sau đó là thêm ba năm quản chế tại gia, “là nghiêm khắc một cách đặc biệt và chúng tôi rất lấy làm quan tâm bởi sự thiếu vắng một quy trình xử án đứng đắn, nghiêm chỉnh theo luật định và quyền được bào chữa của nghi can được bảo đảm.”

Liên hiệp châu Âu cũng bày tỏ mối quan tâm về chuyện bắt giam nhiều người đến theo dõi phiên toà này một cách ôn hoà, và phiên toà đã xảy ra trong một hoàn cảnh mà an ninh đã rất nghiêm ngặt.

“Sự kính trọng của cộng đồng quốc tế dành cho Việt Nam, và tiến trình kinh tế về lâu về dài của chính Việt Nam không đạt được nếu sự bày tỏ ý kiến một cách ôn hoà, đặc biệt là cho những vấn đề then chốt cho tương lai của người dân và đất nước bị (nhà cầm quyền) trấn áp, cấm đoán,” theo Liên hiệp châu Âu.

Cả Liên hiệp châu Âu và Hoa Kỳ đều nói rằng sự kết án ông Cù Huy Hà Vũ là không phù hợp với tuyên ngôn quốc tế nhân quyền mà Việt Nam là một thành viên. Hà Nội phủ nhận điều này, và nói rằng không có “cái gọi là tù nhân lương tâm” ở Việt Nam.

Ông David Shear, được đề cử làm vị đại sứ Hoa Kỳ sắp tới ở Việt Nam, hôm thứ Tư đã lên tiếng chào mừng mối quan hệ nồng ấm giữa hai nước cựu thù, nhưng ông Shear nói ở cuộc điều trần để được phê chuẩn ở Quốc hội Hoa Kỳ rằng Việt Nam cần cải thiện nhân quyền cho mối quan hệ giữa hai nước được đầy đủ, trọn vẹn hơn.


© DCVOnline

Nguồn:  (1) EU concerned over Vietnam dissident's case. AFP, 7 April 2011
.
.
.
RFA
06.04.2011

Việt Nam cần phải cải thiện thành tích nhân quyền. Đó là lời tuyên bố của ông David Shear, nhà ngoại giao được Tổng thống Obama đề cử làm tân Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam.

Ra điều trần trước Tiểu ban Châu Á - Thái Bình Dương thuộc Ủy ban Đối ngoại Thượng viện Hoa Kỳ hôm thứ Tư 6-4, để được chuẩn thuận làm Đại sứ tại Việt Năm nhiệm kỳ tới, ông David Shear cho rằng quan hệ giữa hai nước cựu thù Hoa Kỳ và Việt Nam đã có những bước tiến đáng kể trong thời gian qua, nhưng Hà Nội cần phải cải thiện tình trạng nhân quyền trong nước để mối quan hệ này ngày càng tăng tiến hơn nữa.
Ông David Shear, một nhà ngoại giao chuyên nghiệp có nhiều kinh nghiệm làm việc tại khu vực Châu Á, nói với các Thượng nghị sĩ Mỹ rằng “mối quan hệ với Việt Nam là một phần quan trọng trong chính sách ngoại giao của Hoa Kỳ trong khu vực Đông Nam Á”.
Trích lời Ngoại trưởng Hillary Clinton, ông David Shear nói rằng quan hệ giữa Hoa Kỳ với Việt Nam đã có những bước tiến đáng kể trong những năm qua. Tuy nhiên hiện Washington vẫn còn những quan ngại về tình trạng đàn áp những nhà bất đồng chính kiến, hạn chế quyền tự do báo chí và tự do internet cũng như các trường hợp sách nhiễu tôn giáo tại Việt Nam.
Tuyên bố trong cuộc điều trần, Đại sứ được đề cử David Shear cam kết sẽ đặt vấn đề nhân quyền và tự do tôn giáo làm trọng tâm trong các cuộc bàn thảo giữa ông với các nhà lãnh đạo tại Hà Nội cũng như người dân Việt Nam.

Buổi điều trần của ông David Shear diễn ra trong bối cảnh Hoa Kỳ đặc biệt quan tâm đến sự kiện Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội vừa tuyên án ông Cù Huy Hà Vũ 7 năm tù, chỉ vì ông đã hành xử các quyền tự do ngôn luận và tự do thông tin.

Copyright © 1998-2011 Radio Free Asia. All rights reserved.
.
.
.

No comments: