Nguyễn Trung | Washington, DC
Thứ Bảy, 23 tháng 4 2011
Thưa quý vị, một phái đoàn hùng hậu gồm đại diện của gần 60 trường đại học và cao đẳng của Hoa Kỳ mới tới Việt Nam đầu tháng này nhằm thúc đẩy hợp tác trong lĩnh vực giáo dục giữa hai nước. Chuyến đi được coi là mang tính ‘lịch sử’, do Thứ trưởng Thương mại Hoa Kỳ Francisco Sanchez dẫn đầu, diễn ra trong bối cảnh Mỹ đang ‘tăng cường tính cạnh tranh trên toàn cầu thông qua giáo dục’.
Mời quý vị theo dõi tường thuật của Nguyễn Trung trong chuyên mục ‘Câu chuyện Việt Nam’ tuần này.
Ông Francisco Sanchez là giới chức cấp cao nhất của Bộ Thương mại Hoa Kỳ công du tới Việt Nam thời gian qua.
Trong cuộc phỏng vấn dành riêng cho VOA Việt Ngữ, ông Sanchez cho hay, Việt Nam được lựa chọn là một trong hai điểm đến của phái đoàn vì đây là thị trường sẽ ‘gia tăng các cơ hội xuất khẩu cho các công ty Mỹ trong vòng 5 năm tới’.
Trong cuộc phỏng vấn dành riêng cho VOA Việt Ngữ, ông Sanchez cho hay, Việt Nam được lựa chọn là một trong hai điểm đến của phái đoàn vì đây là thị trường sẽ ‘gia tăng các cơ hội xuất khẩu cho các công ty Mỹ trong vòng 5 năm tới’.
Giới chức này nói: ‘Chúng tôi lựa chọn Việt Nam và Indonesia để thực hiện chuyến công tác lần này bởi vì đây là hai nước có mối quan tâm rất lớn đối với việc tìm kiếm cơ hội giáo dục tốt nhất có thể cho các sinh viên. Ngoài ra, cả hai nước đều được xác định là đối tác thương mại quan trọng của Hoa Kỳ. Các sinh viên Việt Nam cũng như Indonesia có nhu cầu đi du học lớn, trong khi nhiều trường đại học, cao đẳng của chúng tôi muốn tới Việt Nam (để tìm kiếm cơ hội). Thêm nữa, chúng tôi muốn củng cố quan hệ thương mại với cả hai nước’.
Tin cho hay, ngoài các cuộc thảo luận với giới chức chính phủ Việt Nam, ông Sanchez cũng tiếp xúc với các sinh viên tiềm năng để lắng nghe nguyện vọng của họ.
Chuyến đi này cũng được coi là nhằm củng cố vai trò quan trọng của giáo dục trong việc tăng cường tính cạnh tranh trên toàn cầu của Hoa Kỳ.
Trả lời VOA Việt Ngữ, Thứ trưởng Sanchez cũng nhắc tới những lợi ích mà nền giáo dục Hoa Kỳ mang lại cho sinh viên cũng như nền kinh tế Việt Nam.
Tin cho hay, ngoài các cuộc thảo luận với giới chức chính phủ Việt Nam, ông Sanchez cũng tiếp xúc với các sinh viên tiềm năng để lắng nghe nguyện vọng của họ.
Chuyến đi này cũng được coi là nhằm củng cố vai trò quan trọng của giáo dục trong việc tăng cường tính cạnh tranh trên toàn cầu của Hoa Kỳ.
Trả lời VOA Việt Ngữ, Thứ trưởng Sanchez cũng nhắc tới những lợi ích mà nền giáo dục Hoa Kỳ mang lại cho sinh viên cũng như nền kinh tế Việt Nam.
Ông nói: ‘Các sinh viên sẽ có cơ hội thiết lập các mối quan hệ lâu dài, mà những ai quyết định trở về và bắt đầu kinh doanh, sẽ có các đầu mối liên hệ để giúp họ phát triển công việc kinh doanh trong tương lai. Tôi nghĩ rằng có rất nhiều cơ hội từ việc đi du học và đặc biệt là tại Mỹ’.
Theo Bộ Thương mại Mỹ, giáo dục và đào tạo được coi là một trong 10 dịch vụ xuất khẩu hàng đầu của Hoa Kỳ.
Trong niên học 2009 - 2010, các khoản học phí và chi tiêu của sinh viên quốc tế đã mang lại cho nền kinh tế của nước này gần 20 tỷ đôla.
Trong một bài blog được đăng tải trên web của Bộ Thương mại Hoa Kỳ có tựa đề: ‘Đi đầu trong tương lai thông qua giáo dục và thương mại’, ông Sanchez viết rằng việc Việt Nam ‘đánh giá cao vai trò của giáo dục’ cộng với ‘thu nhập bình quân đầu người đang gia tăng’ là cơ hội cho hệ thống giáo dục Hoa Kỳ.
Ông cũng nhận xét rằng quá trình học tập tại Mỹ có thể giúp các sinh viên Việt Nam quan sát và học hỏi từ ‘cách thức chính phủ và xã hội hoạt động’.
Theo Bộ Thương mại Mỹ, giáo dục và đào tạo được coi là một trong 10 dịch vụ xuất khẩu hàng đầu của Hoa Kỳ.
Trong niên học 2009 - 2010, các khoản học phí và chi tiêu của sinh viên quốc tế đã mang lại cho nền kinh tế của nước này gần 20 tỷ đôla.
Trong một bài blog được đăng tải trên web của Bộ Thương mại Hoa Kỳ có tựa đề: ‘Đi đầu trong tương lai thông qua giáo dục và thương mại’, ông Sanchez viết rằng việc Việt Nam ‘đánh giá cao vai trò của giáo dục’ cộng với ‘thu nhập bình quân đầu người đang gia tăng’ là cơ hội cho hệ thống giáo dục Hoa Kỳ.
Ông cũng nhận xét rằng quá trình học tập tại Mỹ có thể giúp các sinh viên Việt Nam quan sát và học hỏi từ ‘cách thức chính phủ và xã hội hoạt động’.
Giới chức thương mại Hoa Kỳ nói: 'Các quốc gia trên thế giới hiện đều mong muốn tiến hành đổi mới và một thành tố quan trọng trong tiến trình đó là quyền tự do ngôn luận, quyền được thử nghiệm, dù có thể mắc lỗi. Tại những xã hội mà ở đó tồn tại khả năng bày tỏ quan điểm, khả năng thách thức các ý tưởng cũ để đổi mới, thì đó là các quốc gia thúc đẩy tiến bộ'.
Ông Sanchez nói thêm: 'Tôi nghĩ rằng sinh viên từ bất kỳ nước nào, khi họ tới và chứng kiến quyền tự do ngôn luận đóng vai trò quan trọng trong quá trình đổi mới thì họ có thể giúp mang những đặc tính tích cực đó về nước nhằm giúp nước mình phát triển cả về kinh tế lẫn chính trị’.
Chị Thái Ngọc Diệp, nghiên cứu sinh tiến sĩ về ngành địa lý kinh tế, tại Đại học tổng hợp bang New York thuộc thành phố Buffalo, cho biết, qua 8 năm học tập ở Mỹ, chị nhận thấy ‘dân trí và ý thức của người dân Mỹ rõ ràng là cao hơn so với ở Việt Nam’.
Chị Diệp cho rằng khi trở về nước, việc so sánh giữa hai quốc gia là không thể tránh khỏi, nhưng cũng ‘phải cân nhắc các điều kiện của Việt Nam’.
Chị Thái Ngọc Diệp, nghiên cứu sinh tiến sĩ về ngành địa lý kinh tế, tại Đại học tổng hợp bang New York thuộc thành phố Buffalo, cho biết, qua 8 năm học tập ở Mỹ, chị nhận thấy ‘dân trí và ý thức của người dân Mỹ rõ ràng là cao hơn so với ở Việt Nam’.
Chị Diệp cho rằng khi trở về nước, việc so sánh giữa hai quốc gia là không thể tránh khỏi, nhưng cũng ‘phải cân nhắc các điều kiện của Việt Nam’.
Chị nói: ‘Khi mà so sánh dân chủ và tự do, những quyền hạn của con người ở Việt Nam và nước Mỹ thì mình cần phải nhìn trong cái hoàn cảnh và các điều kiện cụ thể của Việt Nam. Tôi thấy rằng những năm vừa qua, Việt Nam cũng có nhiều sự dân chủ hơn, tất nhiên vẫn còn có nhiều cái làm cho tôi cảm thấy rất là bức xúc và thất vọng, nhất là các vấn đề mà những nước đang phát triển gặp phải như tình trạng tham nhũng và sự thờ ơ của chính phủ, đặc biệt là về giáo dục’.
Trong cuộc phỏng vấn dành cho chuyên mục ‘Câu chuyện Việt Nam’ hồi năm ngoái, tiến sĩ Lê Sĩ Long, Giám đốc Sáng kiến Quốc tế về Chương trình nghiên cứu Toàn cầu của Đại học Houston, cho rằng Việt Nam đang tìm cách ‘cải tạo’ các cá nhân từng đi du học và có tư tưởng ủng hộ thay đổi hệ thống chính trị, điển hình là hai người đang thụ án tù là luật sư Lê Công Định, hay blogger Nguyễn Tiến Trung.
‘Trong bối cảnh còn nhiều hạn chế về tự do ngôn luận’, ông Long đặt câu hỏi về khả năng kiến thức mà các du học sinh thu nhận được có thể ‘mang lại một sự thay đổi ở Việt Nam’.
Tiến sĩ Long còn cho hay rằng, ‘nhiều sinh viên Việt Nam theo học ở Hoa Kỳ và lĩnh hội được một số các giá trị dân chủ không muốn quay trở về vì chưa hợp thời’.
Với con số hơn 13 nghìn sinh viên đang theo học ở Hoa Kỳ, Việt Nam xếp thứ 9 trong số các quốc gia có số lượng du học sinh cao nhất tại Mỹ.
Và ông Sanchez nói với VOA Việt Ngữ rằng Hoa Kỳ muốn chứng kiến con số đó ‘tăng thêm’.
Trong cuộc phỏng vấn dành cho chuyên mục ‘Câu chuyện Việt Nam’ hồi năm ngoái, tiến sĩ Lê Sĩ Long, Giám đốc Sáng kiến Quốc tế về Chương trình nghiên cứu Toàn cầu của Đại học Houston, cho rằng Việt Nam đang tìm cách ‘cải tạo’ các cá nhân từng đi du học và có tư tưởng ủng hộ thay đổi hệ thống chính trị, điển hình là hai người đang thụ án tù là luật sư Lê Công Định, hay blogger Nguyễn Tiến Trung.
‘Trong bối cảnh còn nhiều hạn chế về tự do ngôn luận’, ông Long đặt câu hỏi về khả năng kiến thức mà các du học sinh thu nhận được có thể ‘mang lại một sự thay đổi ở Việt Nam’.
Tiến sĩ Long còn cho hay rằng, ‘nhiều sinh viên Việt Nam theo học ở Hoa Kỳ và lĩnh hội được một số các giá trị dân chủ không muốn quay trở về vì chưa hợp thời’.
Với con số hơn 13 nghìn sinh viên đang theo học ở Hoa Kỳ, Việt Nam xếp thứ 9 trong số các quốc gia có số lượng du học sinh cao nhất tại Mỹ.
Và ông Sanchez nói với VOA Việt Ngữ rằng Hoa Kỳ muốn chứng kiến con số đó ‘tăng thêm’.
Mời quý vị đọc thêm các bài về vấn đề du học sinh, từng được phát sóng trong chuyên mục 'Câu chuyện Việt Nam':
Việt Nam tìm cách ‘cải tạo’ các du học sinh?
Học sinh gốc Việt 'bị hành hung' ở Pennsylvania
Cảnh sát San Jose 'xử lý minh bạch' vụ đánh sinh viên người Việt
Học sinh gốc Việt 'bị hành hung' ở Pennsylvania
Cảnh sát San Jose 'xử lý minh bạch' vụ đánh sinh viên người Việt
Nữ sinh gốc Việt 17 tuổi được Harvard trao học bổng tiến sĩ
Đến đây cũng đã kết thúc chuyên mục ‘Câu chuyện Việt Nam’ do Nguyễn Trung phụ trách, phát sóng vào lúc 10 giờ tối thứ Bảy hàng tuần. Quý vị có thể bình luận về bài phỏng vấn này cũng như đọc các tin tức mới nhất, xem các phóng sự video, bình luận, trao đổi với các độc giả khác trên trang web của chúng tôi ở địa chỉ www.voatiengviet.com cũng như trên các trang web xã hội Facebook, Twitter và Yahoo 360 độ plus. Nguyễn Trung xin chân thành cám ơn và hẹn gặp lại quý vị trong chương trình tuần sau.
Đến đây cũng đã kết thúc chuyên mục ‘Câu chuyện Việt Nam’ do Nguyễn Trung phụ trách, phát sóng vào lúc 10 giờ tối thứ Bảy hàng tuần. Quý vị có thể bình luận về bài phỏng vấn này cũng như đọc các tin tức mới nhất, xem các phóng sự video, bình luận, trao đổi với các độc giả khác trên trang web của chúng tôi ở địa chỉ www.voatiengviet.com cũng như trên các trang web xã hội Facebook, Twitter và Yahoo 360 độ plus. Nguyễn Trung xin chân thành cám ơn và hẹn gặp lại quý vị trong chương trình tuần sau.
.
.
.
No comments:
Post a Comment