Bangkok Post, Nation
Thứ tư, 20 Tháng 4 2011 00:00
Trên 500 triệu người đang sống phụ thuộc vào Biển Đông. Những tranh chấp hiện nay nếu tiếp tục leo thang và không có một cơ chế giải quyết dứt điểm, số dân cư này sẽ là đối tượng chịu ảnh hưởng đầu tiên. Bài viết tổng hợp từ các báo Bangkok Post, Nation của Thái Lan giữa tháng 4 năm 2011.
Trên 500 triệu người ở Trung Quốc, Hồng Công, Đài Loan, Việt Nam, Malaysia, Singapore, Indonesia, Brunei và Philippin sống trong phạm vi 100 dặm của bờ Biển Đông. Nhiều người trong số họ phụ thuộc vào biển để kiếm kế sinh nhai. Nghề cá ở vùng Biển Đông có vai trò quan trọng mang lại nguồn lương thực giá rẻ, kế sinh nhai và là nguồn thu nhập ngoại hối. Biển Đông còn đem lại môi trường sống và môi trường sinh sản cho thủy sản ngành tôm và cá ngừ có giá trị vào bậc nhất trên thế giới. Tỷ lệ lớn lao động ven biển cũng phụ thuộc vào môi trường biển thông qua nghề đánh bắt cá, vận tải biển, thăm dò và khai thác dầu khí và các nguồn tài nguyên thiên nhiên khác, vui chơi giải trí và du lịch.
Đầu tiên, phong trào kiểm soát nguồn tài nguyên của các quốc gia ven biển muốn khẳng định và mở rộng những tuyên bố về Vùng đặc quyền kinh tế theo Công ước của LHQ về Luật biển năm 1994. Với sự gia tăng dân số, nhu cầu của người tiêu dùng và khả năng của khoa học công nghệ, các quốc gia ven biển đang quan tâm đến việc quản lý và khai thác các nguồn tài nguyên trong Vùng đặc quyền kinh tế của mình.
Thứ hai, phong trào bảo tồn đã phát triển để đảm bảo cho việc sử dụng nguồn tài nguyên bền vững với môi trường và bảo tồn sự đa dạng sinh học của biển đúng như niềm tin của công chúng và không cho phép khai thác tư nhân.
Thứ ba và lâu đời nhất là phong trào an ninh của các chủ thể quốc tế có lợi ích liên quan, những người muốn bảo tồn sự tự do về biển và các eo biển của Biển Đông cùng với những luồng nước quần đảo cho thương mại và tàu thủy.
Do ảnh hưởng của tất cả những mối lo ngại an ninh này, đã có sự giám sát quốc tế tăng cường đối với các tuyến đường biển, cảng và các container vận chuyển đường biển. Các nước ven biển đang hiện đại hóa hải quân và lực lượng bảo vệ bờ biển và các đội tuần tra để bảo đảm an toàn tuyến đường biển cũng như nguồn tài nguyên biển của mình. Do đó, các hoạt động thu thập tình báo và quân đội của một số quốc gia đang ngày càng sâu sắc, mang tính xâm nhập, gây tranh cãi và nguy hiểm.
Theo tiêu chuẩn lịch sử, một số xu hướng rõ ràng là: kinh tế Trung Quốc tiếp tục tăng trưởng nhanh chóng về tổng sản lượng và thương mại khu vực cũng như đầu tư trực tiếp từ nước ngoài (FDI). Trung Quốc đã trở thành đối tác thương mại hàng đầu của hầu hết mọi quốc gia ở châu Á, không chỉ trong khối ASEAN. Hợp tác đa phương về hàng hải vẫn còn khó khăn do những tranh chấp lãnh thổ, tuy nhiên, nếu hòa giải tiếp tục giữa 3 nền kinh tế lớn nhất khu vực Đông Á, sau đó những sáng kiến phong phú về hội nhập khu vực của ASEAN sẽ gieo mầm tốt cho an ninh hàng hải và hợp tác trên Biển Đông.
Theo tiêu chuẩn tối ưu, các phong trào kiểm soát tài nguyên, bảo tồn và an ninh phải giải quyết được nghịch lý sau: đó là gia tăng hội nhập khu vực đã thúc đẩy chủ nghĩa dân tộc về nguồn tài nguyên. Sự phụ thuộc lẫn nhau ngày càng tăng của các quốc gia và thị trường thông qua thương mại, đầu tư, di cư và văn hóa phổ biến cũng đã làm tăng những nỗ quốc gia-dân tộc trong việc mở rộng và củng cố tuyên bố chủ quyền của mình đối với các vùng biển chung của họ. Điều này xảy ra tại một thời điểm khi họ phải cùng đối phó với một Trung Quốc đang lớn mạnh khi nước này trở thành một siêu cường đòi hỏi quyền lợi riêng của mình, trong một khu vực Đông Á với - lần đầu tiên - cả một Trung Quốc và một Nhật Bản hùng mạnh và với một Mỹ luôn hướng tới việc duy trì vị thế siêu cường của mình. Với sáng kiến an ninh khu vực ASEAN, việc tái định hướng chính sách ngoại giao hướng ngoại của Trung Quốc và chủ nghĩa đa phương của Mỹ, có một cửa sổ cơ hội đặc biệt mở ra để tăng cường quan hệ an ninh biển trên Biển Đông.
Theo Bangkok Post, Nation
Hồng Loan, cộng tác viên tại Thái Lan
.
.
.
No comments:
Post a Comment