Friday, April 8, 2011

ĐÀI PHÁT THANH ĐÁP LỜI SÔNG NÚI PHỎNG VẤN GS NGUYỄN THANH TRANG

 Việt Báo
(04/07/2011)

(Đài Phát Thanh Đáp Lời Sông Núi là Tiếng Nói Chính Thức Của Lực Lượng Dân Tộc Cứu Nguy Tổ Quôc)

Ngày 2 tháng 4 năm 2011

Thu Hằng rất hân hạnh trở lại với qúy thính giả của đài trong chương trình phỏng vấn hàng tuần. Đặc biệt hôm nay, Thứ Bảy, ngày 2 tháng 4 năm 2011, theo bước Bắc Phi và Trung Đông, cuộc cách mạng Hoa Sen tại Việt Nam đang được nhen nhúm và có thể bùng nổ bất cứ lúc nào. Trong bối cảnh chính trị nóng bỏng đó, chúng tôi xin dành chương trình phỏng vấn để bàn về cuộc cách mạng Hoa Sen tại Việt Nam.
Vị diễn giả được mời tham dự cuộc phỏng vấn hôm nay là Giáo Sư Nguyễn Thanh Trang. Giáo Sư Trang nguyên là Phụ Tá Viện Trưởng Viện Đại Học Huế trước năm 1975. Tại hải ngoại, Giáo Sư Trang đã tích cực tranh đấu cho nhân quyền trong vai trò sang lập và là Trưởng Ban Phối Hợp Mạng Lưới Nhân Quyền Việt Nam trong suốt 10 năm. Hiện nay, Giáo Sư Trang là Phó Chủ Tịch Hội Đồng Cố Vấn và Yểm Trợ Lực Lượng Dân Tộc Cứu Nguy Tổ Quốc.
Sau đây là nội dung cuộc phỏng vấn.

Hỏi: Theo bước cuộc cách mạng Hoa Lài tại Bắc Phi và Trung Đông, dân Việt cũng đang nhen nhúm cuộc cách mạng Hoa Sen tại Việt Nam. Nhưng theo một số người, cho đến nay, cuộc cách mạng đó chưa hẳn đã chín muồi và chưa sẵn sàng bùng nổ. Xin Giáo Sư cho biết, sao lại có nhận định dè dặt như thế? Họ dựa vào những lập luận nào để đưa ra những nhận định như thế?
Đáp: Có một số người, trong đó có cả những trí thức đứng đắn và yêu nước, có khuynh hướng dè dặt đã cho rằng tuy hiện nay dân chúng Việt Nam rất bất mãn và chán ghét chế độ Cộng sản độc tài, nhưng lực lượng dân chủ hiện nay chưa có sự tổ chức và chuẩn bị chu đáo, trong khi đó mạng lưới công an Cộng sản Việt Nam được tổ chức rất chặt chẽ và nỗi tiếng sắt máu. Họ sẵn sàng ra tay đàn áp nếu quần chúng bất mãn tổ chức xuống đường. Những người dè dặt lập luận rằng để chuẩn bị cho một cuộc cách mạng Hoa Sen, đồng bào quốc nội cần thiết lập những những mạng lưới liên lạc và điều hành một số công tác có lợi ích chung để tạo dựng kinh nghiệm trong việc nối kết và phối hợp giữa những người dân chủ với nhau, nhờ đó chúng ta sẽ có thể tiến đến việc tổ chức những cuộc xuống đường rầm rộ với hàng chục ngàn hay hàng trăm ngàn người tham dự như đã từng xảy ra tại Bắc Phi và Trung Đông. Theo tôi, dù môi trường cách mạng đã chín muồi hay chưa thì các công tác chuẩn bị nầy vẫn rất quan trọng và cần thiết.

Hỏi: Trái ngược với nhận định dè dặt trên, nhiều người lạc quan tin tưởng rằng, Việt Nam đã sẵn sàng cho một cuộc cách mạng dân chủ. Chia sẻ cái nhìn lạc quan đó, xin Giáo Sư phân tích những yếu tố nào cho phép người ta tin tưởng như thế?
Đáp: Khi cách mạng xảy ra, dù bất cứ tại nước nào, người ta đều thấy một mẫu số chung, đó là sự căm phẩn tột độ của dân chúng vì rất nhiều lý do, như nạn thất nghiệp dài hạn, nghèo đói, bất công, vật giá leo thang đắc đỏ, độc tài, tham nhũng, không có tự do báo chí, tự do hội họp và thường xuyên bị bóc lột, bị đàn áp, nhân phẩm bị khinh miệt bởi nhà cầm quyền độc tài, v.v. Tại Việt Nam hiện nay đang có tất cả những tệ nạn đó, hơn thế nữa, nhà nước còn khống chế, đàn áp các Giáo Hội tôn giáo độc lập, cưỡng chiếm đất đai của dân chúng mà không đền bù thỏa đáng gây nên tình trạng dân oan khiếu kiện từ Nam tới Bắc. Thêm váo đó, lại có nạn bóc lột và xuất cảng lao động vì lợi ích của Đảng CSVN. Và quan trọng hơn nữa, là người dân Việt Nam hiện nay hết sức căm phẩn thái độ hèn nhác của nhà cầm quyền Hà Nội đã manh tâm dâng đất dâng biển và tài nguyên thiên nhiên của tổ quốc cho quan thầy Trung Cộng, chỉ vì quyền lợi cá nhân của các cấp lãnh đạo cũng như của Đảng CSVN. Nói tóm lại, tình hình Việt Nam đã chin muồi, chỉ đợi một ngòi nổ là ngọn lủa cách mạng sẽ bùng lên…

Hỏi:
Nếu cuộc cách mạng dân chủ bùng nổ tại Việt Nam, liệu cộng sản Việt Nam có thẳng tay đàn áp không? Công An và Quân đội sẽ đóng vai trò nào?
Đáp: Dựa vào các kinh nghiệm đã xảy ra trong các cuộc cách mạng lật đổ các chế độ Cộng Sản tại Nga Sô và Đông Âu hơn 20 năm trước và các cuộc Cách mạng Hoa Lài tại Tunisia và Ai Cập mới đây, chúng ta đã thấy rằng lực lượng Công An chỉ hoạt động hữu hiệu trong thời bình, nghĩa là trong trách nhiệm trị an và kiểm soát dân chúng, nhưng một khi có cuộc cách mạng xảy ra, lực lượng công an không thể nào đủ sức đối đầu với khối đông quần chúng không còn biết sợ hãi là gì nên phải nhanh chóng rút lui để nhường trọng trách lại cho Quân Đội đối phó. Theo truyền thống và cơ cấu tổ chức, bất cứ nước nào cũng thế, Công An Cảnh Sát là lực lượng trị an và bảo vệ an ninh cho chế độ, nhưng Quân Đội là lực lượng quốc phòng, họ là những người lính chuyên nghiệp có sứ mạng cao cả là bảo vệ nhân dân và Tổ Quốc. Vì thế, khi cách mạng xảy ra, quân đội thường đứng về phía dân chúng chống lại các thế lực độc tài, phản dân hại nước như đã từng xảy ra tại Nga Sô và Nam Tư trước đây cũng như tại Tunisia và Ai Cập trong thời gian gần đây.
Trở lại trường hợp Việt Nam, tôi nghĩ rằng có rất nhiều triển vọng là Quân Đôi Nhân Dân cũng sẽ đứng về phe quần chúng. Vì trong hàng ngũ quân đội, trong mấy năm gần đây, càng ngày càng có rất nhiều cựu Tướng lãnh và sĩ quan cao cấp công khai chỉ trích chính quyền Cộng sản tham nhũng, bất tài và hèn nhát. Vì thế, khi thời cơ đến và cách mạng Hoa Sen xảy ra tại Việt Nam, Quân Đội sẽ hành xử theo tinh thần “tình quân dân như cá với nước”. nghĩa là Quân Đội sẽ đứng về phía nhân dân để cứu nguy tổ quốc.

Hỏi: Nếu có biến động tại Việt Nam, Trung Quốc sẽ có thái độ nào? Liệu Trung Quốc có can thiệp để bảo vệ quyền lợi của họ và bảo vệ đàn em Cộng sản Việt Nam hay không?
Đáp: Đó là một câu hỏi không ai có thể tiên đoán được. Nó tùy thuộc vào rất nhiều yếu tố, chủ quan cũng như khách quan, của Việt nam cũng như của Trung Quốc vào thời điểm đó. Nó cũng còn tùy thuộc liệu nhà cầm quyền Hà Nội có cam tâm “Cỏng rắn cắn gà nhà” xin quan thầy Trung Hoa đem quân sang đàn áp dân Việt hay không.
Ngoài ra, chúng ta cũng nên nhớ rằng hiện nay tại Trung Quốc cũng đang sôi sục với những cuộc xuống đường, đòi hỏi tự do, dân chủ và nhân quyền. Dân chúng cũng đang nôn nóng chuẩn bị cho một cuộc Cách mạng Hoa Lài như tại Bắc Phi và Trung Đông. Trong hoàn cảnh đó, nhà cầm quyền Trung Cộng phải lo dồn hết nỗ lực để đối phó với các biến động có thể xảy ra bất cứ lúc nào tại Hoa Lục và không dám đem quân sang can thiệp để cứu Đảng Cộng Sản Việt Nam, một đảng đàn em đã từng làm bẽ mặt Trung Quốc vì đã gây tổn thất nặng nề cho đoàn quân Trung Quốc khi Đặng Tiểu Bình xưa quân sang đánh Việt Nam vào năm 1978.

Hỏi: Trước tiếng kêu cứu của người dân Libya, Liên Hiệp Quốc và khối NATO đã can thiệp, nhằm cứu dân Libya khỏi bàn tay sắt máu của Gadhafi. Nếu Việt Nam có biến động, liệu Liên Hiệp Quốc có sẵn sàng can thiệp để cứu dân Việt hay không?
Đáp: Việt Nam không thể so sánh với Libya được. Libya là một nước tại Bắc Phi, đất rộng, dân thưa nhưng tài nguyên dầu hỏa rất dồi dào. Sau nhiều tuần lễ hàng ngàn dân chúng Libya biểu tình bất bạo động đã bị quân đội của Gadhafi sát hại. Do sự vận động mạnh mẽ của Tổng Thống Pháp và Thủ Tướng Anh cũng như sự yêu cầu của Khối các quốc gia Hồi Giáo và hậu thuẩn của Hoa Kỳ, Hôi Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc đã thông qua Nghị Quyết lập vùng cấm bay tại Libya để ngăn ngừa không cho Tổng Thống độc tài sắt máu Gadhafi tiếp tục tàn sát dân lành vô tội.
Sau đó, Hoa Kỳ và NATO mới ra tay can thiệp.
Nếu Cộng sản Việt Nam ra tay đàn áp dân chúng biểu tình có lẽ Liên Hiệp Quốc sẽ không can thiệp, mà nếu muốn cũng không được vì chắc chắn Trung Cộng và Nga Sô sẽ phủ quyết. Trong khi đó, Hoa Kỳ đã thấm mệt vì gánh nặng của ba cuộc chiến tại Iraq, A Phú Hản và Libya, nhất là tình hình kinh tế vẫn chưa ra khỏi tình trạng suy thoái và ngân sách quốc gia bị thâm hụt trầm trọng, quốc hội và dân chúng Hoa Kỳ không thể nào cho phép chính phủ can thiệp vào Việt Nam. Nhưng Việt Nam may mắn hơn Libya là chúng ta có một cộng đồng hải ngoại vững mạnh với hơn ba triệu người mà đa số đều sinh sống tại những quốc gia Tây phương như Hoa Kỳ, Anh, Pháp, Đức, Úc và Gia Nã Đại, là những nước luôn luôn đề cao Tự Do, Dân Chủ và Nhân Quyền. Chắc chắn cộng đồng người Việt hải ngoại sẽ tích cực vận động quốc tế, do đó Hoa Kỳ và các cường quốc Âu Mỹ sẽ không thể làm ngơ để cho nhà cầm quyền Hà Nội sát hại dân chúng như trường hợp của Libya. Vì vậy, chúng tôi nghĩ rằng Chính Trị Bộ đảng CSVN sẽ dè dặt hơn và không dám theo gương nhà độc tài quân phiệt Gadhafi của Libya.

Ghi Chú: Qúy Vị có thể vào nghe chương trình nầy theo địa chỉ: www.cuuquoc.com
.
.
.

No comments: