Saturday, May 4, 2024

CÓ PHẢI LÀ "ĐỒNG PHẠM TƯ TƯỞNG"? (Nguyễn Huy Cường)

 



Có phải là “đồng phạm tư tưởng”?

Nguyễn Huy Cường

04/05/2024

 https://baotiengdan.com/2024/05/04/co-phai-la-dong-pham-tu-tuong/

 

Gần đây có một hiện tượng rất chướng. Đó là những kẻ tham nhũng tày trời, tội tình rõ ràng ràng, thông tin tràn ngập, mức án xác đáng nhưng khi ra khỏi Toà thì phần tay bị còng được che lại.

 

https://baotiengdan.com/wp-content/uploads/2024/05/1-4-696x593.png

Đỗ Hữu Ca, cựu Giám đốc Công an Hải Phòng, che tay bị còng tay bị áp giải tới toà. Nguồn: PLO

 

Có vài nét để nói về hiện tượng này.

 

Thứ nhất là bọn tội phạm ngành tham nhũng là bọn ngu muội. chúng nghĩ là khi thiên hạ không thấy hình cái còng trên tay chúng, chắc mọi người nghĩ chúng vô tội. Hình ảnh chúng đi ra khỏi phiên toà Hình sự với hai vị Cảnh sát kèm hai bên NẾU CÒNG ĐÃ ĐƯỢC CHE chắc giống nguyên thủ được bảo vệ ?.

 

https://baotiengdan.com/wp-content/uploads/2024/05/0-2.jpg

Ảnh: Cựu Thứ trưởng Bộ Y tế Trương Quốc Cường ra toà, với chiếc áo trắng trên cổ tay, che hai bàn tay bị còng. Nguồn: Báo LĐ

 

Có thể hiểu bọn này khi vớ được tiền rừng bạc bể chỉ là liều lĩnh, tham tàn chứ đầu chúng đặc cù lì, rất ít trí tuệ. Thật đau lòng khi chúng ta được lãnh đạo bởi bọn người này!

 

Nét thứ hai là người che tay cho chúng.

 

Khi bị còng tay, người bị còng không tự che tay cho mình được mà phải có người khác giúp đỡ.

 

Vì an ninh của phiên toà nên kẻ phạm tội trước, trong và sau phiên toà được bảo vệ, giám sát rất nghiệm ngặt. Mọi khả năng có ai đó tiến sát đến phạm nhân sẽ bị ngăn chặn lập tức.

 

Vây thì ai lấy khăn che còng cho phạm nhân ? Che vì lý do gì: Thương cảm, đồng cảm hay che vì có…hợp đồng ?

 

Có thể xem người che chắn này là “Đồng phạm tư tưởng” hay không ?

 

Nếu pháp luật không cản trở việc này, thiết nghĩ nên làm những cái còng đẹp, được trang trí hình chym bướm bên trên, che cái cốt hình số 8 cho đỡ sượng.

 

Có lẽ trong chương trình cải tạo nên có một tiết học với nội dung : Với kẻ tham nhũng, ăn cắp khi ra toà, có cho đeo cà vạt, xức nước hoa pháp, đi giầy tây, đầu chải mượt như cựu Tổng bí bách thì thiên hạ vẫn bất phục. Đừng vớt vát làm cái gì!

 

N.H.C

 

Hình : https://www.facebook.com/photo/?fbid=10161396175049308&set=a.10150746496024308

 

.

77 BÌNH LUẬN    






THỜI SỰ HẬU PHÁO / KỲ 4 (Nguyễn Thông)

 



 

Thời sự Hậu Pháo (Kỳ 4)

Nguyễn Thông

04/05/2024

 https://baotiengdan.com/2024/05/04/thoi-su-hau-phao-ky-4/

 

Tiếp theo kỳ 1 — kỳ 2 và kỳ 3

 

Nhà cháu đang định kết thúc bài kỳ này cho ngắn gọn, đùng một cái ông Xô, phát ngôn Bộ Công an, chiều nay 4.5 lại xì ra tin bắt Mai Tiến Dũng. Thằng Dũng ai còn lạ gì, nó từng Bí thư Tỉnh ủy Hà Nam, sau leo lên Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ. 

 

Ông hàng xóm nhà tôi có lần bảo, xứ này lạ, thời trước kia ngồi ghế chánh văn phòng (trung ương đảng, chính phủ, quốc hội, chủ tịch nước, gọi tắt là tứ chánh) chỉ cần cán bộ cỡ thứ trưởng đổ lại là vừa, nhưng bộ máy cai trị háo danh, xài tiền như nước, thích ban phát ông nọ bà kia nên đôn “chánh” lên thành chủ nhiệm, bộ trưởng, ủy viên trung ương, thậm chí cả bí thư trung ương.

 

Lão càu nhàu, đ*o mẹ, làm thằng văn thư-thư lại, cần chó gì phải hàm bộ trưởng. Nhưng chúng thích thế, mới oai, giải quyết được khâu sĩ cho cả thằng thư lại lẫn cấp trên của nó. Vừa rồi bắt thằng Phạm Thái Hà, phó chánh văn phòng quốc hội, trợ lý thủ túc thân cận của Huệ vương, nó cũng hàm tương đương thứ trưởng chứ đùa. Loại ông nọ bà kia này đông như quân Nguyên, chỉ chết tiền dân còng lưng nộp vào ngân sách để trả lương nuôi chúng nó.

 

Me xừ Mai Tiến Dũng bị đồn bắt từ cả tuần nay rồi. Xứ ta, giờ dân chúng đã quá chán với tin đồn, không còn háo hức nữa. Bắt đứa nào, kệ mẹ chúng mày, lão hàng xóm nhà tôi chốt vậy.

 

Dũng từng nổi tiếng với lập ngôn công khai khi trả lời các nhà báo trong cuộc họp báo hồi tháng 5.2017 về vụ việc tranh chấp đất đai xảy ra ở xã Đồng Tâm, “Nếu chính quyền sai thì nhận lỗi trước dân. Nếu dân sai thì dân phải chịu trách nhiệm trước pháp luật”. Giả dụ đó chỉ là quan điểm cá nhân, thiên hạ có thể cười khẩy tha thứ, nhưng cấp trên y không hề có ý kiến gì, tức là cùng quan điểm, y là người phát ngôn.

 

Nếu một thể chế tử tế, với một kẻ như Mai Tiến Dũng, phải truất chức, kỷ luật, thậm chí bắt ngay sau câu nói khốn nạn ấy. Nhưng y cứ nhơn nhơn, còn thăng tiến nhanh trong sự bao che o bế của cấp trên. Và vụ kinh thiên động địa “lừng lẫy năm châu chấn động địa cầu” làng Hoành, xã Đồng Tâm năm 2020 (gần 3 năm sau đó) là điều không tránh khỏi ở một bộ máy đàn áp, khinh dân như vậy.

 

Người duy nhất hạng chức sắc của chế độ lên tiếng phản đối ý kiến của Mai Tiến Dũng là ông Lưu Bình Nhưỡng. Ông Nhưỡng từng lên phây búc tỏ thái độ rõ ràng đối với lập ngôn trẻ trâu đó (tôi vừa tìm lại nhưng nó biến mất, người ta đã xóa tút của ổng đi rồi). “Tội” của ông Nhưỡng là dám bênh vực dân Đồng Tâm, đứng về phía dân, đối lập với nhà cai trị.

 

Ông anh trai tôi từng bảo, cu Nhưỡng thể nào cũng toi. Y như rằng. Nhưỡng “Đồng Tâm” đang “thân thể tại ngục trung” với những tội rất mơ hồ, trong đó có tội… tham nhũng bộ cánh cổng bằng gỗ do doanh nghiệp biếu cảm ơn.

 

(Còn tiếp)

 

.

52 BÌNH LUẬN   





NGUYÊN CHỦ NHIỆM VĂN PHÒNG CHÍNH PHỦ MAI TIẾN DŨNG BỊ BẮT (Phạm Dự / VnExpress)

 



Nguyên Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng bị bắt

Phạm Dự  -  VnExpress

04/05/2024

https://baotiengdan.com/2024/05/04/nguyen-chu-nhiem-van-phong-chinh-phu-mai-tien-dung-bi-bat/

 

LGT: Theo thông tin mà chúng tôi có được, ông Mai Tiến Dũng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ, đã bị Bộ Công an câu lưu một thời gian khá lâu; mãi cho đến hôm nay, ông Tô Ân Xô, người phát ngôn Bộ Công an mới ra thông báo bắt giữ ông Dũng.

 

https://baotiengdan.com/wp-content/uploads/2024/05/1-1.jpeg

Ông Mai Tiến Dũng. Ảnh: VGP

 

Ông Mai Tiến Dũng cũng là người được dư luận chú ý qua phát biểu của ông đúng bảy năm trước về vụ Đồng Tâm: “Nếu chính quyền sai thì nhận lỗi trước dân, nếu dân sai thì phải chịu trách nhiệm trước pháp luật”.

 

TS Chu Mộng Long bình luận: “Thời điểm đó, những người dũng cảm đã dám nói thẳng trước công luận, rằng ông Dũng tự đặt mình và chính quyền đứng ngoài vòng pháp luật. Nhiều người chửi thẳng: Khôn hơn chó! Ông Dũng hoang tưởng rằng, nếu ông phạm tội, ông đứng ra xin lỗi một câu là xong! Nào ngờ khi hết quyền trong tay, ông và đồng phạm phải chui vào lưới pháp luật. Chính quyền chứ có phải thổ phỉ đâu mà đòi đứng ngoài vòng pháp luật, ông Dũng hè?”

 

                                                      ***

Ông Mai Tiến Dũng bị bắt với cáo buộc có sai phạm liên quan dự án Đại Ninh, Lâm Đồng.

 

Ngày 4/5, trung tướng Tô Ân Xô, người phát ngôn Bộ Công an, cho biết ông Dũng bị khởi tố, tạm giam để điều tra tội Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ.

 

Ông Mai Tiến Dũng, 65 tuổi, là Ủy viên Trung ương Đảng hai khóa 11, 12; từng làm Chủ tịch UBND, Bí thư Tỉnh ủy Hà Nam. Ông làm Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ nhiệm kỳ 2016-2021.

 

Từ khi nghỉ hưu đến khi bị bắt, ông Dũng từng hai lần bị kỷ luật. Tháng 1/2023, ông bị Ban Bí thư cảnh cáo do thiếu trách nhiệm trong vụ “chuyến bay giải cứu”. Một năm sau, ông Dũng bị Bộ Chính trị khiển trách do liên quan sai phạm tại Bộ Công Thương.

 

Khi còn tại chức, ông Dũng có nhiều nỗ lực thúc đẩy chuyển đổi số và vận hành Cổng dịch vụ công quốc gia để “chống tham nhũng vặt”.

 

“Tôi thấy rằng trách nhiệm nêu gương của cán bộ đảng viên, đặc biệt là Ủy viên Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Ủy viên Trung ương rất quan trọng, để mỗi người phải tự soi xét mình, vị trí càng cao thì tính nêu gương càng phải tự giác hơn”, ông nói hồi năm 2019 và cho rằng “trong thời đại công nghệ 4.0, mỗi cán bộ phải ý thức là đi đâu cũng có người dân giám sát”.

 

https://baotiengdan.com/wp-content/uploads/2024/05/0-1-1152x1536.jpg

Bia đá khắc tên ông Mai Tiến Dũng, Bộ trưởng – Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ, đặt trước cây bồ đề trồng tại cổng chính chùa Nôm ở Hưng Yên. Nguồn: LS Nguyễn Danh Huế





RA MẮT SÁCH : HỒI ỨC ĐIỆN BIÊN PHỦ - NHỮNG NHÂN CHỨNG LÊN TIẾNG (Dương Quốc Chính / Báo Tiếng Dân)

 



Ra mắt sách: Hồi ức Điện Biên Phủ – Những nhân chứng lên tiếng

Dương Quốc Chính

03/05/2024

https://baotiengdan.com/2024/05/03/ra-mat-sach-hoi-uc-dien-bien-phu-nhung-nhan-chung-len-tieng/  

 

Chiều nay mình tham dự buổi ra mắt cuốn sách này tại Đại học Sư phạm Hà Nội, sách do NXB Đại học Sư Phạm xuất bản. Trong lúc chờ các thủ tục rằng thì là mà quen thuộc giới thiệu quan khách linh tinh, mình đã kịp đọc qua 1 số trang sách và thấy khá bất ngờ về nội dung.

 

Thực ra không có quá nhiều nội dung mà mình chưa biết, vì mình cũng đã đọc nhiều sách về Điện Biên Phủ (ĐBP), đủ các lề, tất nhiên lề phải vẫn nhiều hơn, không anh em lại bảo mình sính Tây! Nhưng chắc chắn ở cuốn này là một góc nhìn rất khác với sách Việt Nam. Sách Việt Nam về cơ bản có nội dung na ná nhau, đúng lề, thường hay đi sâu vào chi tiết hơn là các phân tích nhân quả, chiến lược.

 

Cuốn sách này nêu một số chi tiết mà mình cho là nhạy cảm, sách do phía Việt Nam viết sẽ không có. Cụ thể là:

 

Về một trong các nguyên nhân khiến tướng Giáp hoãn ngày tấn công, mà từ mấy năm trước mình đã viết, đã có tranh luận rất dài, đó là do hội nghị Berlin diễn ra đúng ngày 25/1 (là ngày dự kiến tấn công) có nhắc tới là sẽ có hội nghị Geneva bàn về chiến tranh Triều Tiên và chiến tranh Đông Dương.

 

Vì thế, cuộc tấn công ĐBP nên được lùi lại chờ kết quả hội nghị Berlin và chọn vào thời điểm hội nghị Geneva diễn ra. Nếu chiến thắng, thì đây sẽ là cơ hội vàng để… Trung Quốc (Cộng sản) được rũ bùn đứng dậy sáng lòa, được ngồi vào bàn đàm phán với vai trò chủ đạo do là “nhà tài trợ chính” cho cuộc chiến. Lưu ý rằng, nước CHND Trung Hoa (Trung Cộng) cho đến năm 1954 vẫn không có nhiều vị thế quốc tế vì không có tính chính danh, do lật đổ Trung Hoa Dân quốc ở đại lục. Vì thế họ khát khao một vị thế quốc tế nhờ máu của người Việt và vũ khí của họ.

 

Người Trung Quốc đã chiến đấu hết mình ở Triều Tiên nhưng không thành công, vì không thể thắng liên quân Mỹ – Hàn. Vì thế, đàm phán về Triều Tiên bế tắc, hội nghị quay sang vấn đề Đông Dương và nước cờ của Chu Ân Lai đã thành công, khi ông ta trở thành KTS của Hiệp định Geneva, chứ không phải trưởng đoàn Việt Nam là ông Phạm Văn Đồng.

 

Về lý do này, sách sử Việt Nam thường giấu biệt, vì nếu phân tích sâu, thì hóa ra quân ta đánh nhau vì… nước bạn! Ta trở thành quân cờ hay sao? Vì thế, chính sử Việt Nam thường chỉ nêu lý do hoãn tấn công là để thích nghi với hoàn cảnh mới, quân Pháp đã được phòng bị đầy đủ, quân đông, nên đánh nhanh, thắng nhanh sẽ rủi ro hơn đánh chậm và chắc.

 

Tất nhiên đó cũng là một lý do hợp lý, nhưng không phải là tất cả. Xin nhớ là, việc kéo pháo vào và kéo pháo ra rất hại sức, anh Tô Vĩnh Diện chết do pháo đè lúc kéo ra chứ không phải kéo vào. Tổn thất không ít, nhưng thắng rồi thì không xét nữa. Mọi người xem bài cũ của mình để thấy nhiều chi tiết hơn.

 

Chi tiết về viện trợ và vai trò của Trung Quốc thì sách vở chính thống có viết, nhưng rất hạn chế. Cuốn này có nhắc tới, không quá chi tiết, nhưng đủ kiến thức cơ bản để nắm tổng quan.

 

Về binh lính Quốc gia Việt Nam tham chiến tại ĐBP là vấn đề nhạy cảm với chính sử, hầu như không nhắc tới hoặc rất ít. Cũng như không nhắc tới chính thể Quốc gia Việt Nam, cho dù vai trò của lính người Việt trong quân đội Liên hiệp Pháp cũng không nhỏ. Đặc biệt là các tiểu đoàn lính (dân tộc) Thái tham chiến khá đông. Có lẽ do họ là người địa phương, thạo địa hình.

 

Nội dung làm mình bất ngờ nhất, chưa đọc được ở đâu, đó là các “nữ anh hùng” gái điếm ban đầu có nhiệm vụ giải trí cho binh lính Liên hiệp Pháp, nhưng bị kẹt lại do cuộc tấn công, họ đã được huy động làm y tá cho Pháp và có công lao không hề nhỏ khi chăm sóc thương binh. Chuyện này ban đầu chính phía Pháp cũng kiểm duyệt, do quá tế nhị, nhưng nó lại được xuất hiện cả trong bản dịch tiếng Việt này.

 

Thực tế có một nữ y tá người Pháp được coi là người hùng của cuộc chiến, chắc là “sếp” của các cô gái mại dâm kia, đã được trao tặng huân chương (hình như Bắc đẩu Bội tinh), cô này còn được sang Mỹ để Tổng thống Mỹ trao huân chương.

 

Chi tiết rất nhạy cảm mà sách Việt Nam thường lờ tịt hoặc viết ngược lại, nhưng mình đã đọc nhiều từ sách “trôi nổi” của Tây là việc ngược đãi tù binh Liên hiệp Pháp (tính cả lính Bắc Phi, Lê dương và bản xứ). Trong đó lính Quốc gia Việt Nam rất bị kỳ thị, do bị coi là phản bội tổ quốc. Cuốn này có nhắc tới trung úy Phạm Văn Phú, sau này được trao trả tù binh và thành tướng VNCH, ông này đã tuẫn tiết sau cuộc triệt thoái cao nguyên theo lệnh Tổng thống Thiệu.

 

Cuốn sách viết khá kỹ về sự gian khổ của tù binh ĐBP, một phần do sự thiếu thốn của Việt Minh. Thương binh không được điều trị cơ bản, không có thuốc kháng sinh hay gây mê, nên rất nhiều binh lính đã chết sau khi đầu hàng ở các trại tù binh, cho dù thực tế chỉ 3 tháng sau là Hiệp định Geneva được ký, họ được trao trả.

 

***

 

Mình giới thiệu nhanh vài trang sách mới đọc qua. Mình rất nể NXB và nhóm dịch giả, đã dịch một cuốn sách có nhiều nội dung nhạy cảm vậy. Cũng nể luôn anh em cấp phép vì tư tưởng thoáng hơn trước nhiều. Thú thực là trong rừng sách cúng cụ nhân 70 năm chiến thắng thì cuốn này mang một hơi thở hoàn toàn khác. Mình chưa có thời gian soi kỹ nên không rõ còn có nội dung gì sai lệch không. Nhưng nhìn chung các chi tiết nhạy cảm trên mình xác nhận là đã từng đọc từ nhiều nguồn Tây, Tàu khác, nên coi là khả tín.

 

Cuốn sách tiếng Pháp đã phát hành cách đây 20 năm, nhưng bây giờ mới có bản tiếng Việt, chứng tỏ là người ta cần một khoảng lùi rất xa, tới 70 năm, để cho độc giả Việt Nam được biết góc nhìn từ người Pháp. Nhưng bảo đảm còn rất nhiều người vẫn nhảy dựng lên để húc! Đấy là cái tai hại của việc giáo dục lịch sử một chiều và bưng bít thông tin. Chuyện Tây họ đã biết quá rõ ràng từ mấy chục năm trước, thì với người Việt vẫn là quá mới, quá sốc!

 

______

 

Một số hình ảnh của tác giả liên quan đến bài viết:

 

https://baotiengdan.com/wp-content/uploads/2024/05/1-6-1024x577.jpg

 

https://baotiengdan.com/wp-content/uploads/2024/05/2-2-768x1364.jpg

 

https://baotiengdan.com/wp-content/uploads/2024/05/1-7.jpg

 

https://baotiengdan.com/wp-content/uploads/2024/05/2-3.jpg

 

https://baotiengdan.com/wp-content/uploads/2024/05/3-2.jpg

 

https://baotiengdan.com/wp-content/uploads/2024/05/4-1-1068x1897.jpg

 

https://baotiengdan.com/wp-content/uploads/2024/05/5-865x1536.jpg

 

https://baotiengdan.com/wp-content/uploads/2024/05/6-1068x1897.jpg

 

https://baotiengdan.com/wp-content/uploads/2024/05/7-865x1536.jpg

 

https://baotiengdan.com/wp-content/uploads/2024/05/8-768x1364.jpg

 

https://baotiengdan.com/wp-content/uploads/2024/05/9.jpg

 

https://baotiengdan.com/wp-content/uploads/2024/05/10-1068x1897.jpg

 

https://baotiengdan.com/wp-content/uploads/2024/05/1-8-1068x1897.jpg

 

https://baotiengdan.com/wp-content/uploads/2024/05/2-4-1068x1897.jpg

 

https://baotiengdan.com/wp-content/uploads/2024/05/3-3-1068x1897.jpg

 

https://baotiengdan.com/wp-content/uploads/2024/05/4-2-865x1536.jpg

 

.

102 BÌNH LUẬN   

 

 

 

 

 

LẤY VIỆT NAM LÀM TRUNG TÂM, NHÌN TỪ HỘI THẢO TẠI ĐẠI HỌC BERKELEY (Bùi Văn Phú / Diễn Đàn Thế Kỷ)

 



 

Lấy Việt Nam làm trung tâm, nhìn từ hội thảo tại Đại học Berkeley

Bùi Văn Phú

03/05/2024

https://diendantheky.net/bui-van-phu-lay-viet-nam-lam-trung-tam-nhin-tu-hoi-thao-tai-dai-hoc-berkeley/

 

https://diendantheky.net/wp-content/uploads/2024/05/BuiVanPhu_2024_0425_VietnamConference_UCB_H01-1536x997.jpg

Hội nghị về Việt Nam thế kỷ 20 tại Đại học Berkeley. Từ trái: Giáo sư ĐH Berkeley Peter Zinoman, Giáo sư ĐH Michigan Charles Keith, Giáo sư ĐH Ohio Alec Holcombe và nghiên cứu sinh ĐH Yale Thanh Nguyễn (Ảnh: Bùi Văn Phú)

 

Được bảo trợ của Khoa Sử và Trung tâm Nghiên cứu Đông Nam Á, hội nghị chủ đề “Vietnam Centric Approaches to Vietnam’s Twentieth Century History” (Lịch sử Việt Nam Thế kỷ 20 từ các phương pháp tiếp cận lấy Việt Nam làm Trung tâm) đã diễn ra trong hai ngày 19 và 20 tháng Tư vừa qua tại 370 Dwinelle Hall trong khuôn viên Đại học Berkeley với sự tham dự của nhiều giáo sư, các nhà nghiên cứu và sinh viên ban tiến sĩ, thạc sĩ đến từ Hoa Kỳ, Canada, Việt Nam, Anh, Pháp, Singapore.

 

Trong nửa thế kỷ qua, khi nói đến Việt Nam thì đề tài chiến tranh được nhắc đến nhiều nhất và đã có rất nhiều nghiên cứu, nhiều sách viết về các trận chiến từ Ấp Bắc đến Khe Sanh, từ Mậu Thân ở Huế đến Ia-Drang; về những nỗ lực để kết thúc cuộc chiến của Lyndon Johnson, của Richard Nixon hay về các nhân vật như Hồ Chí Minh, Võ Nguyên Giáp, Lê Đức Thọ, nhưng hầu hết đặt trọng tâm là Hoa Kỳ, nhìn qua lăng kính của người Mỹ hay lãnh đạo cộng sản Việt Nam.

 

Khai mạc hội nghị, giáo sư Peter Zinoman của Khoa Sử Đại học Berkeley giới thiệu nội dung hội thảo với những tham luận, nghiên cứu theo một hướng mới, như tên của chủ đề hội nghị đã nói lên điều đó, với trọng tâm nghiên cứu là Việt Nam và người Việt, không liên quan nhiều đến các nước khác, và tuy đề tài chiến tranh vẫn có nhưng được nhìn qua lăng kính của người Việt.

 

Chương trình gồm tất cả bảy hội thảo với các bài tham luận từ chính trị, xã hội, kinh tế thương mại, khoa học kỹ thuật, tôn giáo, âm nhạc, hội hoạ liên quan đến Việt Nam và về những nhân vật người Việt, có người đã vang danh một thời, có người chưa được biết đến nhiều.

 

Tham luận đầu tiên là của Tường Vũ, từ Đại học Oregon, nói về chiến tranh và xã hội miền Bắc từ 1967 đến 1974, qua chính sách nghĩa vụ quân sự để có quân đem vào Nam, đặc biệt là sau Tết Mậu Thân 68 và chiến dịch Xuân-Hè 72. Dẫn chứng từ hồi ký, nhật ký, thơ văn của Trần Độ, Nguyễn Tường Thuỵ, Vương Trí Nhàn hay Trần Vàng Sao cho thấy thanh niên miền Bắc không phải mọi người đều “nô nức tham gia” nghĩa vụ quân sự mà có những thanh niên trốn nghĩa vụ bị bắt, bị làm nhục, phải qua kiểm thảo kiểu như đấu tố thời Cải cách Ruộng đất và trong dân gian có những châm biếm về các bằng khen cho gia đình có con đi B hay đã hy sinh. Về đời sống xã hội, khi đó đã có những vần thơ nói lên nếp sống nghèo của dân trong khi cán bộ có đồng hồ, có đài thì tiền ở đâu mà mua.

 

https://diendantheky.net/wp-content/uploads/2024/05/BuiVanPhu_2024_0425_VietnamConference_UCB_H02-1536x825.jpg

Giáo sư Đại học Oregon Tường Vũ, bên trái, và Giáo sư Đại học Ohio Alec Holcombe (Ảnh: Bùi Văn Phú)

 

Jason A. Picard từ Đại học VIN-Việt Nam nói về hành trình của bộ đội khi theo đường mòn Hồ Chí Minh vào chiến trường miền Nam không chỉ với mục đích “cứu nước” và “thống nhất” mà cuộc trường chinh còn là để thể hiện lòng trung thành với tổ quốc Việt Nam Dân chủ Cộng hoà như chính sách nhà nước đưa ra, nhưng trong thực tế, qua tâm tư của một số bộ đội đã thể hiện trên báo chí, qua văn chương, hồi ký, phim ảnh thì không hẳn như thế.

 

Phạm Hải Chung từ Đại học Khoa học Xã hội Nhân văn đề cập đến vai trò của chính trị viên trong Quân đội Nhân dân qua công tác tuyên truyền và nâng cao tinh thần chiến đấu của bộ đội trên chiến trường.

 

Hình ảnh phụ nữ miền Bắc trong thời chiến đã được soi chiếu qua tham luận của Lương Thị Hồng từ Viện Sử học ở Hà Nội. Bà đã phỏng vấn một số phụ nữ đã từng tham gia Thanh niên xung phong, nhưng không hẳn mọi người đều có “tinh thần yêu nước” và muốn “giải phóng quê hương”. Có người đi nghĩa vụ vì bố mẹ chết vì bom Mỹ và muốn bảo vệ tổ quốc. Có cô bị gia đình ép gả cho một cán bộ hợp tác xã mà cô không yêu, có cô vì muốn thoát cảnh nghèo, muốn xoá lý lịch xấu vì thuộc gia đình địa chủ, có cô muốn được bình quyền nên đã đăng ký đi chiến đấu.

 

Cũng liên quan đến phụ nữ Việt, tham luận của Đỗ Thị Thanh Thuỷ, nghiên cứu sinh ban tiến sĩ từ Đại học Simon Fraser đề cập đến nữ quyền nhà nước, với khẩu hiệu 5 tốt hay hoạt động của “đội quân tóc dài” và những sinh hoạt của các hội phụ nữ từ thời Pháp thuộc đến nay trong việc nâng cao vai trò phụ nữ trong xã hội và qua những chính sách của đảng và nhà nước. Theo tác giả, các chính sách nhắm tới bình đẳng giới tính mà nhà nước ban hành là để đáp ứng đòi hỏi của các cơ quan viện trợ quốc tế.

 

Charles Keith từ Đại học Michigan nói về liên hệ giữa cộng sản Pháp và cộng sản Việt Nam thời tiền cách mạng mà theo tác giả là giai đoạn lịch sử của cộng sản Việt Nam có mang tính chất cộng hoà qua các tổ chức nghiệp đoàn, có báo chí, hội đoàn, biểu tình, hội họp, bầu chọn đại diện.

 

Lê Antoine, nghiên cứu sinh ban tiến sĩ từ ScienesPo Paris, Đại học Le Havre, bàn về vai trò của Trung ương cục Miền Nam – COSVN – cũng như vai trò của lãnh đạo cộng sản miền Nam trong việc tiếp quản những vùng đất tạm chiếm, vùng giải phóng và trong thời gian đầu sau khi chiếm được miền Nam.

 

Cùng chủ đề về COSVN, Cody Billock, nghiên cứu sinh ban tiến sĩ từ Đại học Ohio, nói về bản chất của những cuộc nổi dậy chống chính phủ Việt Nam Cộng hoà mà cho tới nay chưa có nhiều nguồn tài liệu để nghiên cứu. Gần đây trong nước cho xuất bản nhiều tập văn kiện, tổng cộng 18 nghìn trang về COSVN từ 1946 đến 1975  sẽ là một kho sử liệu cho các học giả nghiên cứu trong tương lai.

 

Nghiên cứu về Việt Nam Cộng hoà, Alex-Thái Đ. Võ từ Trung tâm Việt Nam và Văn khố của Đại học Texas Tech đã giới thiệu một nguồn tài liệu của Việt Nam Cộng hoà qua khoảng 700 cuốn phim, phần lớn đang lưu giữ tại Thư viện Quốc hội Hoa Kỳ. Nghiên cứu về nội dung những phim này sẽ giúp nhìn ra những nỗ lực xây dựng quốc gia và những nét sinh hoạt văn hoá, xã hội, kinh tế, chính trị của Việt Nam Cộng hoà trong 20 năm hiện hữu.

 

Nghiên cứu sinh Chu Duy Ly, sắp bảo vệ luận án tiến sĩ từ Đại học Quốc gia Singapore, nói về Thuỷ điện Đa Nhim tại miền Nam là một công trình mà các cố vấn Mỹ khuyến cáo không nên làm, nhưng chính phủ Ngô Đình Diệm đã quyết tâm và vận động được sự giúp đỡ tài chính từ Nhật để xây dựng. Cho đến nay Thuỷ điện Đa Nhim còn tồn tại như một biểu tượng của sự phát triển thời Việt Nam Cộng hoà.

 

Dịu-Hương Nguyễn từ Đại học U.C. Irvine nói về sinh hoạt và quan điểm của một nhóm trí thức, giáo sư từ Đại học Huế qua tuần báo Lập Trường, chỉ ra được 30 số trong 8 tháng của năm 1964 là thời điểm miền Nam đầy những biến động chính trị sau khi Ngô Đình Diệm bị đảo chánh và giết chết. Theo tác giả, Lập Trường có chủ trương chống cộng, nhưng không chống cộng kiểu Mỹ và nhóm đòi hỏi loại bỏ chính phủ quân phiệt, thiết lập một chính quyền dân sự cho miền Nam. 

 

Tại hội nghị, có diễn giả đã chọn nhân vật người Việt làm trọng tâm nghiên cứu. Alec Holcombe từ Đại học Ohio nói về đóng góp của Vũ Đình Hoè, một nhà luật học xuất thân từ Trường Luật Đông Dương, trong việc soạn thảo Hiến pháp 1959 và vai trò của ông khi làm Bộ trưởng Tư pháp liên quan đến những toà án nhân dân đặc biệt trong Cải cách Ruộng đất mà nạn nhân không được quyền biện hộ hay kháng án.

 

Người Việt trong nhiều lãnh vực cũng là những nét chính trong một số bài tham luận tại hội nghị. Yến Vũ, từ Đại học Fulbright Việt Nam viết về Trần Đức Thảo. Ryan Nelson, từ Đại học Ohio State, tìm hiểu về cuộc đời của Đại Cathay. Alexander M. Cannon từ Đại học Birmingham, Anh Quốc, bàn về tư tưởng chính trị văn hoá của Nguyễn Đăng Thục theo tinh thần “tứ hải giai huynh đệ”. Conor Michael James Lauesen từ Art Institute ở Chicago đã phân tích ý nghĩa trong các tác phẩm hội hoạ của Bùi Xuân Phái và Vũ Dân Tân.

 

Nghiên cứu về phát triển kinh doanh tại Việt Nam trong đầu thế kỷ trước có Maria Baranova, nghiên cứu sinh ban tiến sĩ từ Đại học George Washington, qua tham luận có nhắc đến những nhà tư sản như Nguyễn Hữu Thu, Hoàng Văn Ngọc tuy giầu nhưng không có ảnh hưởng chính trị vào đầu thế kỷ trước và ngày nay Việt Nam cũng có nhiều doanh nhân giầu, nhưng tầng lớp này không ảnh hưởng đến chính trường. Tác giả đưa ra một tấm hình chụp buổi tuyên dương doanh nghiệp Việt Nam tiêu biểu năm 2008, giữa đoàn doanh nhân cả trăm người là tượng Thánh Gióng to cao, nổi bật. Không hiểu ý nghĩa của một thần thoại Việt giữa những doanh nhân đã nói lên điều gì, hay ban tổ chức muốn nói gì với các doanh nhân qua bức tượng.

 

Cũng về phát triển quốc gia, nghiên cứu sinh Thanh Nguyễn, từ Đại học Yale, trình bày về những định hướng trong Hiến pháp để xây dựng chủ nghĩa xã hội gồm cách mạng quan hệ sản xuất, cách mạng khoa học kỹ thuật và cách mạng văn hoá tư tưởng theo kiểu Liên Xô. Những điều mà Hà Sĩ Phu, Phan Đình Diệu cũng đã phân tích qua nhiều bài viết cho rằng chủ nghĩa xã hội tại Việt Nam sẽ thất bại.

 

Về tôn giáo, Chí-Thiện Bùi từ Đại học Khoa học Xã hội Nhân văn Thành phố Hồ Chí Minh trình bày về tiến trình Việt hoá nghi thức phụng vụ của Giáo hội Công giáo Việt Nam trong giai đoạn sau Công đồng Vatican II từ 1962 đến 1975.

 

Qua lãnh vực văn chương nghệ thuật, Uyên Nguyễn từ Đại học Quốc gia Singapore đưa ra một cái nhìn mới về những tiểu thuyết xuất bản ở miền Bắc sau chiến tranh.

Bài tham luận viết chung về “nhạc đỏ” của ba tác giả là Vũ Thị Kim Hoa và Phạm Hải Chung từ Đại học Quốc gia Hà Nội và Đỗ Thị Nụ từ Đại học Đại Nam cho thấy âm nhạc đã được dùng để vận động quần chúng hậu phương và nâng cao tinh thần chiến đấu của bộ đội tại chiến trường như thế nào.

 

Paris By Night là chủ đề nghiên cứu của Vinh Phú Phạm từ Bard HSEC Queens. Tác giả nhận định về nội dung các băng đĩa nhạc PBN từ thập niên 1980 đến nay là phản ánh tính chống cộng và các nét văn hoá của cộng đồng người Việt hải ngoại qua việc chọn ca khúc và những vở kịch và cho đến năm 2023 PBN vẫn bị cấm phổ biến tại Việt Nam. Luận đề tác giả đưa ra là trong sinh hoạt văn hoá của người Việt hải ngoại, ngày nay các nhà nghiên cứu sẽ định hình thế nào là nhạc Việt, hay nhạc của người Mỹ gốc Việt.

 

Vượt biên, vượt biển trong 15 năm sau ngày 30/4/1975 là chủ điểm trong tham luận của Ann Ngọc Trần, nghiên cứu sinh ban tiến sĩ Đại học Nam California. Tác giả đề cập đến tầm ảnh hưởng từ các chương trình Việt ngữ của các đài phát thanh quốc tế như VOA, BBC. Đặc biệt là đài VOA qua các buổi phát thanh liên quan đến sự hiện diện của tàu Hải quân Hoa Kỳ trong khu vực Biển Đông, hay thông tin về các chính sách tị nạn của Mỹ có là những động cơ thúc đẩy người Việt ra đi, hay còn những nguyên do khác.

 

Đó là tóm tắt ý chính của các tham luận đã được từng diễn giả trình bày trong 15-20 phút. Trong phần phản biện và hỏi đáp đã có nhiều đóng góp từ điều hợp viên thảo luận, những đồng môn và khách tham dự để bổ túc hay gợi mở những góc nhìn khác giúp cho bài nghiên cứu đạt tới trình độ hàn lâm cao nhất trước khi xuất bản.

 

Giáo sư Vân Nguyễn-Marshall từ Đại học Trent, Canada là “keynote speaker” đã nói về đề tài “The Strange Case of the History of the Vietnam War.” – Trường hợp lạ lùng về Lịch sử Chiến tranh Việt Nam.

 

https://diendantheky.net/wp-content/uploads/2024/05/BuiVanPhu_2024_0425_VietnamConference_UCB_H03-1536x1030.jpg

Giáo sư ĐH Trent Vân Nguyễn-Marshall đang nói về nghiên cứu liên quan đến Việt Nam Cộng hoà (Ảnh: Bùi Văn Phú)

 

Bà kể lại câu chuyện gia đình. Năm 1978, khi mới định cư ở Canada được ba năm thì bố mẹ bất ngờ muốn đi xem phim ngoài rạp, lúc đó đang chiếu “Deer Hunter”, là điều làm bà ngạc nhiên. Bà hỏi bố sau khi xem phim đó thấy thế nào, ông nói phim về chiến tranh Việt Nam, nhưng tất cả là về người Mỹ. Hình ảnh người Việt chỉ là bóng mờ.

 

Từ đó, qua học tập và nghiên cứu bà thấy vai trò của người Việt không phải là trọng tâm của những nghiên cứu về cuộc chiến có tên Việt Nam, đặc biệt là sự thiếu vắng và những cái nhìn sai lệch về Việt Nam Cộng hoà.

 

Diễn giả đưa ra hình ảnh, tài liệu mà nhiều học giả Mỹ đã dùng để nói xấu lãnh đạo miền Nam, như George Ball cho rằng Tổng thống Diệm là “messaiah without a message” – một tiên tri không có định hướng, mà trong thực tế ông Diệm có viễn kiến và những chính sách kiến quốc.

 

Hay như Tướng Nguyễn Cao Kỳ được Chester Cooper xem như “a sax player in a second-rate Manila night club” – một tay thổi kèn hạng hai trong một quán rượu ở Manila – là những thí dụ.

 

Bà bác bỏ cách nhìn của Christian Appy, của nhà văn Nguyễn Thanh Việt cho rằng chiến tranh Việt Nam là hoàn toàn do người Mỹ gây ra và chủ động.

 

Những nghiên cứu của Giáo sư Nguyễn-Marshall chỉ ra những nỗ lực của các chính phủ Việt Nam Cộng hoà trong việc phát triển kinh tế, xã hội trong hai mươi năm, dù phải đối mặt với chiến tranh. Tác phẩm “Between War and the State” của bà đã minh chứng cho điều đó, qua việc nhìn lại sinh hoạt của các hội đoàn thanh niên, sinh viên học sinh, các nghiệp đoàn; các hội thể thao, văn hoá, từ thiện, xã hội, tương tế. Qua các báo chí đối lập, phong trào chống tham nhũng.

 

Về bộ phim “Vietnam War” được chiếu trên hệ thống truyền hình PBS ở Mỹ cách đây bẩy năm, khi đó giáo sư Nguyễn-Marshall cũng đã lên tiếng với hai nhà làm phim Ken Burn và Lynn Novick rằng phim tài liệu về Việt Nam mà người Việt không phải là trọng điểm.

 

Cùng quan điểm đó, Giáo sư Peter Zinoman cũng đã viết trên BBC Tiếng Việt khi bộ phim vừa chiếu tập đầu tiên: “Ý đồ lấy Mỹ làm trọng tâm không hề giấu giếm trong Vietnam War được thể hiện rõ ngay trong 3 cảnh mở màn giới thiệu phần 1 của bộ phim tài liệu 10 tập này. Cảnh đầu tiên tả những người lính Mỹ tham chiến, cảnh thứ hai cho thấy một cuộc diễu binh của quân đội Mỹ, và cảnh thứ ba là lời bình luận của cựu chiến binh Mỹ Karl Marlantes. Bài hát Hard Rain của Bob Dylan làm nền nhạc kết thúc phần một càng báo hiệu rõ hơn nữa xu hướng ‘dĩ Mỹ vi trung’ làm điểm tham chiếu…” (Thấy gì từ tập đầu phim The Vietnam War, BBC.com/vietnamese 19-9-2017)

 

Sự thiếu vắng tiếng nói của miền Nam cũng đã được nêu lên với đoàn làm phim trong buổi giới thiệu bộ phim tại Sài Gòn vào tháng 8/2017. Khải Đơn, một nhà báo danh tiếng, viết về buổi gặp gỡ với những nhà làm phim:

 

“Cô gái rất trẻ giơ tay hỏi nữ đạo diễn Lynn Novick: ‘Tại sao trong những trích đoạn được xem, tôi chỉ thấy những nhân vật được phỏng vấn từ miền Bắc Việt Nam? – Vậy trong bộ phim tài liệu sắp chiếu có những người từ miền Nam được trả lời phỏng vấn không?’ Khán phòng im lặng chờ đợi.”

 

“Nhưng đó không phải người đầu tiên đặt câu hỏi đó trong buổi chiếu giới thiệu phim ‘The Vietnam War’ – bộ phim tài liệu 10 tập do Ken Burns và Lynn Novick thực hiện trong 10 năm về cuộc chiến tranh Việt Nam – sắp được công chiếu.”

 

“Câu hỏi đại diện cho rất nhiều vết nứt hồ nghi và đầy ngờ vực của những khán giả trẻ đã có mặt tại Tổng Lãnh sự quán Mỹ tại Sài Gòn ngày hôm ấy, muốn tìm kiếm một diện mạo khác của cuộc chiến đã đóng vẩy trên thân thể mình suốt hàng chục năm dài.” (Vietnam War: ‘Cuộc chiến day dứt tất cả chúng tôi’, BBC.com/vietnamese 17-9-2017)

 

Theo cách nhìn lịch sử của Giáo sư Zinoman, cả chục triệu người Việt đã tham gia chiến tranh, mấy triệu người của hai miền Nam, Bắc chết vì chiến tranh, so với gần 60 nghìn lính Mỹ tử trận thì vai trò của người Việt phải là trọng tâm của các phim tài liệu, các nghiên cứu học thuật. Hội nghị hôm nay đưa ra cách tiếp cận lịch sử Việt Nam trong thế kỷ vừa qua bằng nhãn quan của chính người Việt.

 

Là giáo sư Khoa Sử chuyên về Việt Nam và Đông Nam Á của U.C. Berkeley, nơi đã có nhiều liên quan đến cuộc chiến Việt Nam, từ ba thập niên qua, dưới sự hướng dẫn của Giáo sư Zinoman, một số nhà nghiên cứu, nhà sử học với những góc nhìn mới về cuộc chiến này đã được đào tạo như Tường Vũ, Alec Holcombe, Jason Picard, Nu-Anh Trần, Martina Nguyễn, Uyên Nguyễn, Jenny Phạm.

 

Tuy nhiên giáo sư cũng đã nhắc nhở họ và những nhà nghiên cứu rằng, sang năm là dịp kỷ niệm 50 ngày kết thúc cuộc chiến và sẽ có nhiều hội nghị liên quan, mọi người cần chuẩn bị để đương đầu với cách nhìn cũ của những học giả kỳ cựu.

 

Bùi Văn Phú 

Giảng viên đại học cộng đồng từ vùng Vịnh San Francisco, California,





BÀI MỚI NGÀY 04/05/2024 (Báo Tiếng Dân)

 



Báo Tiếng Dân

NGÀY 04/05/2024

https://baotiengdan.com/

 

BÀI MỚI

 

Nguyên Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng bị bắt

VnExpress  -  Phạm Dự  -  04/05/2024

.

Trong hoạ có phúc!

Mạc Văn Trang  -  04/05/2024

.

Thời sự Hậu Pháo (Kỳ 3)

Nguyễn Thông  -  04/05/2024

.

Ra mắt sách: Hồi ức Điện Biên Phủ – Những nhân chứng lên tiếng

Dương Quốc Chính  -  03/05/2024

.

Tình hình Ukraine ngày thứ 799

Phan Châu Thành   -  03/05/2024

.

Vì sao bí thư Dương Văn Thái bị bắt “đúng quy trình”, còn các quan lớn khác lại bị “bắt sống”?

BTV Tiếng Dân   -  03/05/2024

.

Độc quyền, cửa quyền là dấu hiệu rõ nhất của tham nhũng

Huy Đức  -  03/05/2024

.

Ông Nguyễn Phú Trọng và ‘Trách nhiệm chính trị’

VOA Lê Quốc Quân  -  02/05/2024

.

Ba bộ tranh quyền chết tía Cửu Long

Mai Bá Kiếm  -  02/05/2024

.

Về nạn ‘bảo hoàng hơn vua’

Thái Hạo   -  02/05/2024

.

Câu chuyện thật sự đằng sau vụ người Việt Nam dùng thuyền vượt eo biển Manche vào Anh

The Guardian  -  Cù Tuấn, biên dịch   -  02/05/2024

.

Với những vụ từ chức mới nhất, ‘Trò chơi vương quyền’ của Việt Nam càng trở nên dữ dội hơn

Diplomat  -  Tác giả: Huynh Tam Sang  -  Cù Tuấn chuyển ngữ  -  02/05/2024

.

ACB và ông Trần Mộng Hùng

Huy Đức  -  02/05/2024

.

Mỹ làm cho Tổ chức Thương mại Thế giới tê liệt hoạt động

Đỗ Kim Thêm   -  02/05/2024

.

Tình hình Ukraina ngày thứ 797

han Châu Thành  -  01/05/2024

.

Tuyệt đối địch nhân là ai?

Tạ Dzu  -  01/05/2024

.

Bắt Dương Công Minh, tức Minh “xoài”, tại sao không?

Phạm Vũ Hiệp  -  01/05/2024

.

Vingroup và công an chỉ “cột dây giày trong ruộng dưa”?

RFA  -  Đồng Phụng Việt   -  30/04/2024

.

Thất vọng đổi đời

Nguyễn Huy Cường   -   30/04/2024

.

Chính quyền Trung Quốc hiện đang nghiện phạt giao thông

Economist  -  Cù Tuấn, biên dịch   -  30/04/2024

.

 Tại sao phải “tứ trụ” mà không là “nhứt trụ”?

Trương Nhân Tuấn  -  30/04/2024

.

Cuộc chiến Quốc – Cộng và Hoà giải dân tộc

Dương Quốc Chính  -  30/04/2024

.

“Bác” và “tháng Tư” ở Đông Dương

Huy Đức  -  30/04/2024

.

Quốc cộng, quốc gia, quốc Việt

Tạ Duy Anh  -  30/04/2024

.

Quan và dân (Phần 4)

Nguyễn Thông   -  30/04/2024

.

Trả lại sự thật cho một nhân chứng lịch sử!

Lê Thiếu Nhơn  -  30/04/2024

 





TIN & BÀI NGÀY 03/05/2024

 



TIN & BÀI NGÀY 03/05/2024

 

 

03/05/2024

MACRON : PHÁP ĐƯA QUÂN VÀO NẾU UKRAINE LÂM NGUY. TRẬN ĐẠI CHIẾN CHASIV YAR. KYIV TẤN CÔNG CRIMEA (VietCatholicNews)

VÀI GẠCH ĐẦU DÒNG VỀ CUỘC CHIẾN TRANH CỦA PUTOX Ở UKRAINE – NGÀY 3/5/2024 (Phúc Lai GB / Phúc Lai)

03-05-2024, TÌNH HÌNH UKRAINA NGÀY THỨ 799   (Phan Châu Thành)

VÌ SAO MỸ VIỆN TRỢ CHO UKRAINE CHỐNG LẠI NGA? (Thận Nhiên / Diễn Đàn Thế Kỷ)

VÌ SAO TRƯỜNG HỢP TIỀN BỊT MIỆNG LÀ MỘT VỤ ÁN HÌNH SỰ? (Nguyễn Quốc Khải / Diễn Đàn Thế Kỷ)

BẦU CỬ TỔNG THỐNG MỸ 2024 : CUỘC ĐẤU TRANH GIỮA DÂN CHỦ VÀ ĐỘC TÀI (Trùng Dương  |   Diễn Đàn Thế Kỷ)

BÀI HỌC LỊCH SỬ TỪ 'CHÍNH SÁCH XOA DỊU' TRONG VIỆC ĐỐI PHÓ VỚI PUTIN (Stephen M. Walt  |  Foreign Policy)

CHIẾN TRANH IRAN - ISRAEL CHỈ MỚI BẮT ĐẦU (Raphael S. Cohen  |  Foreign Policy)

CẤM TIKTOK, SINH VIÊN BIỂU TÌNH VÀ BẦU CỬ TỔNG THỐNG MỸ (Hiếu Chân / Người Việt)

NGƯỜI TỐ CÁO NHÀ CUNG CẤP SPIRIT AEROSYSTEMS CỦA BOEING 'ĐỘT NGỘT' QUA ĐỜI (Mai Lâm / Saigon Nhỏ)

VÌ SAO NHIỀU SINH VIÊN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Ở TRUNG QUỐC THẤT NGHIỆP? (The Economist)

HUN SEN TUYÊN BỐ 'KHÔNG NHƯỢNG BỘ, ĐÀM PHÁN' VỀ KÊNH ĐÀO FUNAN TECHO (Niem Chheng  |  Phnom Penh Post)

NHẬT BẢN CÓ THỂ LÀ NƠI TRÚ ẨN RỦI RO TRUNG QUỐC TRONG BAO LÂU? (Gideon Rachman  |  Financial Times)

'KHỦNG HOẢNG LÃNH ĐẠO TẠI VIỆT NAM' : BẤT ỔN SE CÒN TIẾP DIỄN? (Lê Hông Hiệp / Nghiên Cứu Quốc Tế)

BUỔI RA MẮT SÁCH 'CON GÁI THỢ NAIL' ĐẦY CẢM XÚC VỀ GIA ĐÌNH MỸ GỐC VIỆT (Thiện Lê / Người Việt)

CỘNG ĐỒNG NGƯỜI VIỆT Ở NAM CALIFORNIA PHẢN ĐỐI LA COUNTY VINH DANH JANE FONDA (Đôz Dzũng / Người Việt)

CUỘC CHIẾN VÀO NGÔI VỊ LÃNH ĐẠO VIỆT NAM NÓNG LÊN SAU HÀNG LOẠT CÁC VỤ CÁCH CHỨC LÀM GIẢM SỐ LƯỢNG ĐỐI THỦ (Zachary Abuza / RFA)

SỞ GIÁO DỤC TP.HCM YÊU CẦU KIỂM ĐIỂM GIÁO VIÊN PHÁT SÁCH CỦA TÁC GIẢ OCEAN VƯƠNG CHO HỌC SINH VI PHẠM NỘI DUNG NHẠY CẢM (RFA)

CÔNG CUỘC ĐỐT LÒ CỦA ÔNG TRỌNG RA SAO SAU KHI HAI ÔNG THƯỞNG VÀ HUỆ TỪ CHỨC? (RFA)

QUA VỤ ÔNG HUỆ, CẦN ĐÁNH GIÁ LẠI "CÁCH TẤN PHONG CHỨC DANH" CỦA ĐẢNG CSVN (RFA)

VÌ SAO BÍ THƯ DƯƠNG VĂN THÁI BỊ BẮT "ĐÚNG QUY TRÌNH", CÒN CÁC QUAN LỚN KHÁC LẠI BỊ "BẮT SỐNG"? (BTV Tiếng Dân)

BÀI MỚI NGÀY 03/05/2024 (Báo Tiếng Dân)

TIN & BÀI NGÀY 02/05/2024