Sunday, September 23, 2018

TRUNG QUỐC, CHỨ KHÔNG PHẢI NGA, MỚI LÀ THÁCH THỨC THẬT SỰ CỦA CHÂU ÂU (Edward Lucas - The Times)




Edward Lucas  -  The Times
VNTB  -   24/09/2018

Những thỏa thuận về xây dựng cơ sở hạ tầng mờ ám ở Đông Âu mũi nhọn của chiến lược chia để trị của Bắc Kinh

Hai mươi năm trước, tôi đứng ở một “ổ gà” đầy nước, trước mặt là sông Amur và nhìn sang Trung Quốc. Những tòa nhà chọc trời trên đất Trung Quốc thể hiện rõ tính hiện đại, trong khi bên phía Nga hầu như không có cả đèn đường. Từ đó đến nay, hàng xuất khẩu, mức sống và tỷ trọng của Trung Quốc trong nền kinh tế thế giới đã tăng vọt; các chuyên gia cho rằng kinh tế Trung Quốc có thể vượt Mỹ vào năm 2030. Nga hiện đang lẽo đẽo theo sau trên tất cả các mặt trận.

Tuần trước tôi lại có mặt trên một đường biên giới khác, ở Georgia. Đất nước với 3,7 triệu dân nằm ở giao điểm của ba đế quốc: Nga, từng là đế chế cai trị nước này; đế chế Châu Âu-Đại Tây Dương của phương Tây; và cường quốc Trung Quốc đang lên. Người dân ở đây biết họ thích nước nào hơn. Mặc dù nằm ở bờ phía đông của Biển Đen, người Gruzia cảm thấy mình thuộc về phương Tây. Người dân ở đây nói rằng đất nước họ đã từng nằm dưới quyền cai trị của La Mã suốt nhiều thế kỷ.

Tổng thống Nga Putin và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình

Mặc dù bị mắc kẹt - dường như là vĩnh viễn - trong phòng chờ để được tham gia khối NATO, Georgia đã đưa đội quân đội đông đảo nhất – tính theo số dân – tham gia cuộc chiến tranhở Afghanistan. Với sự trợ giúp tích cực của Mỹ, người Georgia đã tự do hoá nền kinh tế của mình, đã đối đầu với nạn tham nhũng và xây dựng được hệ thống chính trị đa nguyên, trongđó phe đối lập có thể thắng cử và đã thắng cử. Không lân bang gần gũi nào ở cả bắc, nam hay đông Georgia làm được như thế.

Hiện nay, tâm trạng ở vùng biên giới này đã thay đổi. Donald Trump, nói một cách nhẹ nhàng, không phải là Vespasian (người anh hung, rất được dân Georgia kính trọng). Đại sứ quánMỹ đang mất dần vai trò trong việc kiềm chế các tay đầu sỏ trên chính trường nước này và những hành động sai quấy của Nga. Tuyên truyền bài phương Tây và những câu chuyện kinh hoàngđược loan tải mà không bị ngăn chặn: EU sẽ buộc nước này hợp pháp hóa loạn luân, và hàng triệu người di cư Syria sẽ tràn vào nước này. Ngoài ra, trong những khu vực mà Nga cònchiếm đóng sau cuộc chiến năm 2008, thường xuyên diễn ra những cuộc tập quân mang tính đe dọa, và những vụ tấn công chớp nhoáng - bắt cóc và cướp đất – được tiến hành từ bênkia đường phân giới.

Nhưng người Georgia, tương tự như người Estonia, người Ba Lan, Ukraina và những bộ tộc đã được tôi luyện trong khu vực biên giới lo lắng nhiều hơn về sự ngây thơ, chia rẽ và tựmãn trong những quốc gia hùng mạnh ở phương Tây mà họ muốn được giúp đỡ. Họ nói, mặt trận thực sự không đi qua lãnh thổ của mình, mà đi qua những khu vực, nơi Nga có ảnh hưởng mạnh nhất: Berlin, Brussels, Rome và, thật kì quặc là, ở cả Washington DC nữa.

Tuy nhiên, vấn đề lâu dài không phải là Nga. Mặc cho quy mô về địa lý và kho vũ khí hạt nhân của mình, đế chế đã đổ nát này của Vladimir Putin thực chất là yếu. Nền kinh tế củanước này chỉ ngang với Italy. Mặc dù quân đội đã được hiện đại hóa, chi tiêu cho quốc phòng đang giảm. Hệ thống chính trị ngày càng dễ vỡ và lỗi thời. Điện Kremlin qua mặt đượcphương Tây là do ý chí và tàn nhẫn, chứ không phải là nhờ ngoại giao, kinh tế, chính trị hay quân sự. Thách thức thực sự đối với nền an ninh ọp ẹp của châu Âu có nguồn gốc từ nơi cósức mạnh hơn hẳn: Trung Quốc.

Muốn thấy tầm ảnh hưởng của Trung Quốc, chỉ cần nhìn cuốn nhật ký không có một chữ nào của Dalai Lama là đủ. Vì sợ Trung Quốc trả đũa, rất ít các nhân vật của công chúng giờ đây còn dám gặp ông già 83 tuổi, có thời từng được mọi người kính trọng này. Mặc dù ông đã hoàn toàn rời bỏ chính trường và chấp nhận rằng đất nước ông nên là một phần của Trung Quốc, Bắc Kinh – thật là lố bịch – vẫn tiếp tục coi ông là người truyền bá đầy nguy hiểm chủ nghĩa ly khai và mê tín của thời phong kiến. Trong chuyến đi châu Âu hồi tháng 6 vừa qua, chỉ có tám nghị sĩ dũng cảm của Lithuania là dám gặp nhà lãnh đạo tinh thần của Tây Tạng mà thôi.

Cách tiếp cận của Trung Quốc sặc mùi cơ hội chủ nghĩa. Họ né tránh đối đầu toàn diện, nhưng khi thấy có sự yếu đuối hay chia rẽ là họ lập tức khai thác ngay. Cho đến nay, chiến thuậtchính ở châu Âu là các khoản vay lãi suất thấp dành cho việc xây dựng cơ sở hạ tầng với những điều kiện rất tù mù, với những nước tương đối nghèo ở châu Âu. Một là các nước ởphía tây Balkan như Serbia, tương lai trở thành thành viên EU của nước này quá xa vời. Loại thứ hai là các thành viên khác của EU bị áp lực từ Brussels về những vi phạm nào đó, đặcbiệt là Hungary. Thứ ba là những nước bị ép phải thi hành chính sách thắt lưng buộc bụng, ví dụ như Hy Lạp.

Lời hứa không phải lúc nào cũng phù hợp với thực tế. Chi phí cho các khoản vay là rất lớn, và việc bắt buộc sử dụng các nhà thầu Trung Quốc làm làm cho nền kinh tế những nước nàychẳng được lợi lộc gì. Dự án đường cao tốc ở Ba Lan đã phá sản. Việc xây dựng tuyến đường sắt giữa Budapest và Belgrade đã tạm dừng. EU có những phương tiện thực thi luật pháp về việc lựa chọn nhà thầu thích hợp cho các dự án công cộng. Các chính trị gia cao cấp ở châu Âu ngày càng phẫn nộ về sáng kiến “16 + 1”, trong đó Trung Quốc gặp gỡ 16 quốc gia Đông Âu nhằm tranh giành cho mình những ưu tiên ưu đãi về thương mại và các ưu đãi khác.

Nhưng chiến thuật của Trung Quốc đã mang lại lợi ích về ngoại giao. Tháng 7 năm 2016, Hungary và Hy Lạp đã tìm cách làm suy yếu quan điểm của EU trước những tuyên bố về lãnh thổ của Trung Quốc ở Biển Đông. Tháng 3 năm 2017, Hungary không chịu kí bức thư của EU lên án việc tra tấn các luật sư Trung Quốc đang bị giam cầm. Martin Hala, một chuyên gia người Séc về chiến thuật của Trung Quốc, khẳng định rằng mục tiêu lâu dài của Trung Quốc là xuất khẩu sang châu Âu mô hình tư bản chủ nghĩa mang màu sắc Trung Quốc, trong đó, cơ chế thị trường chỉ là công cụ trong tay nhà nước độc đảng mà thôi.

Mặc dù Nga và Trung Quốc đang ve vãn nhau, nhưng sự khác biệt quá lớn về kinh tế làm cho họ không thể thành lập được liên minh thực sự. Do đó, đối với những nước như Georgia, quan hệ tốt hơn với Trung Quốc chẳng khác gì cơ hội để cân bằng ảnh hưởng của Nga trong giai đoạn khi mà quyền lực của phương Tây đang suy giảm. Trung Quốc đã hiện đại hóa ngành công nghiệp chè đổ nát của Gruzia, đã đầu tư vào một cảng nước sâu mới, đã xây dựng những khu kinh doanh và chống lưng cho một hãng hàng không mới mà nước này đang rất cần. Trung Quốc cũng khoái rượu vang Georgia. Đề án Một Vành Đai Một Con Đường của Trung Quốc có một tuyến đường thương mại mới đi qua Caucasus rồi mới tới châu Âu, làm cho Gruzia có thể trở thành trung tâm vận chuyển hàng hóa. Về mặt lý thuyết, tự do và thịnh vượng của đế quốc Châu Âu-Đại Tây Dương có thể được cải thiện, nhưng trên thực tế, tự do và thịnh vượng ngày càng trở nên xa vời và khó có thể trở thành hiện thực.

----------------
Nguồn :
Edward Lucas  -  The Times
September 17, 2018






No comments: