David Suzuki - The Guardian
DCVOnline
Posted on June
3, 2017 by editor — 0
Comments
Cách phân tích của ông để rút khỏi thỏa thuận Paris là lỗi thời và sai.
Nay Mỹ tự tạo con đường đơn độc của mình trong gông cùm của than đá và dầu khí.
Tổng thống Mỹ Donald Trump | “Rút khỏi thỏa thuận lịch
sử này, Trump sẽ gây nhiều thù hơn có bạn.” Nguồn: Pablo Martinez Monsivais /
AP
Kể từ ngày đầu tiên ra ứng cử, Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump luôn hô hào: ông là một doanh nhân. Ông hiểu kinh tế. Ông biết nghệ thuật đi buôn. Tuần này, với quyết định rút Mỹ khỏi hiệp định Paris, ông Tổng thống đã đưa ra lý do mạnh để bác bỏ những gì ông hô hoán trước đây.
Lý do căn bản ông đưa ra là ông chọn kinh tế trước
môi trường, và nền kinh tế nhiên liệu dầu khí là ưu tiên hàng đầu – đã lỗi thời
và sai lầm. Các quốc gia trên thế giới đã thu hoạch kết quả của năng lượng sạch,
và đang xác định lại nền kinh tế và các nguồn năng lượng của họ cho phù hợp thời
đại. Tuy nhiên đi theo giả thuyết sai lầm “than sạch”, khí đốt tự nhiên và các
loại dầu khí khác là tốt hơn việc bảo toàn năng lượng và dùng năng lượng sạch,
Mỹ đang tạo con đường đơn độc, riêng cho mình.
Tổng thống Hoa Kỳ bác bỏ thoả thuận hiện tại:
“Chúng tôi sẽ rút ra khỏi thoả thuận Paris, nhưng
chúng tôi sẽ bắt đầu đàm phán và chúng tôi sẽ xem liệu chúng tôi có thể có được
một thỏa thuận công bằng không”
Một số lãnh đạo thể giới (Đức, Pháp, v.v.) đã trả lời “Không
có gì trong thoả thuận Paris có thể đàm phán lại.”
Khái niệm
năng lượng sạch và năng lượng tái tạo sẽ tạo ra sức mạnh cho hành tinh của
chúng ta trong nhiều thế hệ tương lai không phải là những tu từ. Mức độ thay đổi khí hậu do con người gây ra – và sự phát triển kinh tế
nhanh chóng thúc đẩy sự gia tăng các nguồn năng lượng tái tạo – làm cho nó trở
thành một thực tế.
Nếu chính quyền Hoa Kỳ không sẵn sàng tiến về phía
trước, thì vẫn có hàng trăm quốc gia khác sẽ làm như vậy.
California đã là khu vực lãnh đạo thế giới về chính
sách khí hậu. Texas đang nhanh chóng phát riển năng lực năng lượng gió. Tại Đức,
năng lượng sạch đã trở thành một phong trào, tập trung vào hàng nghìn dự án quy
mô nhỏ trong chương trình Energiewende. Tại Scotland, sản lượng gió đã tăng 81%
trong năm qua, và tháng 3 năm nay, nó sản xuất đủ năng lượng để đáp ứng 136%
nhu cầu năng lượng dùng trong tất cả các nóc gia ở đó. Đây chỉ là vài ví dụ.
Sự rút lui của
Mỹ không có nghĩa là người Mỹ và giới đầu tư Mỹ sẽ ngồi yên. Có những cơ hội kinh tế đáng kể trong khu vực năng lượng tái tạo. Chỉ
riêng ngành công nghiệp năng lượng mặt trời của Mỹ đã tạo ra 1 trong 50 việc
làm mới. Trên toàn thế giới, gần 10 triệu người đã làm việc trong lĩnh vực năng
lượng tái tạo. Xuất cảng công nghệ sạch toàn cầu đã tăng gấp đôi trong khoảng
thời gian từ năm 2008 đến năm 2015, vượt qua 1,15tn USD mỗi năm. Ngay cả các tập
đoàn khổng lồ của Mỹ – từ Apple và Google đến Walmart, và cả tập đoàn dầu mỏ
Exxon Mobil – ủng hộ thỏa thuận Paris.
Phúc lợi về mặt kinh tế đã quá rõ. Vậy những ý nghĩa
chính trị của quyết định này là gì?
Bằng cách rút khỏi thỏa thuận lịch sử này, Trump sẽ
tạo ra nhiều thù hơn bạn.
Kết quả thăm dò của Đại học Yale về Khí hậu Thay đổi
trong Khảo sát Ý Người Mỹ (American Mind – được tiến hành sau cuộc bầu cử 2016)
cho thấy 73% cử tri đã bầu cho Trump (những người ủng hộ ông!) muốn Hoa Kỳ sử dụng
nhiều năng lượng tái tạo hơn. Gần đây nhất là ngày 7 tháng 5, một nhóm đảng
viên Cộng hòa nhỏ nhưng ngày càng gia tăng đã chấp nhận thực tế của sự nóng lên
toàn cầu, và có hành động để nhấn mạnh vấn đề này trong Quốc hội.
Ở những nơi khác trên thế giới, 195 quốc gia và Liên
minh châu Âu đã ký Hiệp định Paris, trong đó 147 nước đã phê chuẩn. Chỉ có
Nicaragua và Syria đã không ký.
Khi tin tức về việc Mỹ có thể rút lui đến Liên Hợp Quốc, trang Twitter của UN đã viết:
“Không thể phủ nhận hiện tượng biến đổi khí hậu.
Không thể chặn đứng sự biến đổi khí hậu. Các giải pháp cho vấn đề khí hậu cung
cấp những cơ hội không thể so sánh được.”
Một bản tin của tờ Globe and Mail cho thấy, ngay cả
các công ty dầu khí như ExxonMobil, BP và Shell cũng nghĩ rằng Mỹ nên ở lại với
thoả thuận Paris.
Sự rút lui này là một quyết định tồi của một quốc
gia đáng lý phải lãnh đạo tiến trình chuyển đổi sang một tương lai sạch hơn –
không chỉ vì tầm vóc của nó là một cường quốc kinh tế quốc tế mà còn vì hồ sơ
môi trường của nó không được sạch sẽ cho lắm.
Sau Trung Quốc, Mỹ là nước gây ô nhiễm khí nhà kính
lớn thứ hai thế giới.
Đáp lại, Trung Quốc đã trở thành nhà sản xuất hàng đầu
về công nghệ năng lượng mặt trời và đang giảm dần việc xây dựng điện than.
Hoa Kỳ, trong khi đó, đang bám víu vào ngành công
nghiệp than mà lẽ ra phải được dẹp đi từ hàng chục năm trước.
Ngay phía bắc của biên giới Mỹ, ở Canada, nơi tôi
sinh sống, tình hình rất tế nhị. Chúng tôi đã gặp phải những sai lầm gần đây
như phê duyệt các dự án đường ống dẫn dầu khí, nhưng ít nhất chính phủ của
chúng tôi tuyên bố cam kết về một tương lai bền vững, năng lượng sạch. Ở tỉnh
bang British Columbia, kết quả bầu cử gần đây thậm chí có thể đảo ngược việc đã
chấp thuận một số dự án cơ sở hạ tầng đó.
Nhưng chúng ta chưa phải là đã an toàn. Những hành động
này của chính quyền Hoa Kỳ cho thấy các quyền về môi trường – đối với Canada và
tất cả các quốc gia trên thế giới – là rất quan trọng, bây giờ hơn bao giờ hết.
Tuy nhiên, trong khi 110 quốc gia trên toàn thế giới có các quyền về môi trường
được viết trong hiến pháp của họ, nhưng Canada thì không.
Tôi có khuynh hướng tập trung khyến cáo của tôi về các vấn đề ở Canada như những vấn đề này. Nhưng hôm nay, tôi có lời khuyến cáo Tổng thống Hoa Kỳ:
Sự thay đổi toàn cầu đối với năng lượng tái tạo đang
tiến hành. Không ai có thể phủ nhận nó hoặc đi ngược lại. Nó rất tốt cho kinh
doanh. Đây không phải là tin giả. Đó là đời sống thực. Và nó đang xảy ra dù có
hay không có ông.
Ông tuyên bố rằng ông biết một thỏa thuận tốt khi
ông thấy nó. Nhưng ông vừa bỏ qua một thỏa thuận tốt nhất địa cầu từ trước đến
giờ.
© 2017 DCVOnline
Nếu đăng lại, xin ghi nguồn và đọc “Thể lệ trích đăng lại bài từ
DCVOnline.net
*
Nguồn: Trump just passed on the best deal the planet has ever seen.
David Suzuki. The Guardian, June 1, 2017.
No comments:
Post a Comment