Cổ-Lũy
June 7, 2017
Cột báo đã đi qua liên hệ Việt-Mỹ thời ông Bill
Clinton mang nhiều tính chất ngoại giao và lịch sử; thời ông George W. Bush chú
trọng vào ngoại thương. Không quên những gánh nặng tiêu cực trong lịch sử ngoại
giao Mỹ, Tổng Thống Barack Obama hướng liên hệ vào chiến lược lâu dài cho thế kỷ
mới.
Giai đoạn thập niên thứ nhì này dựa vào tài liệu Bộ
Ngoại Giao Mỹ, các nghiên cứu về bang giao quốc tại George Washington
University. Ông Jonathan Rauch, nhà phân tích chính trị nguyệt san The Atlantic
và The Economist cũng đưa ra cái nhìn về ông Obama so với những tổng thống
khác.
Những
thay đổi chiến lược
Tuy trong nhiệm kỳ đầu bận rộn với kinh tế và những
cải tổ cấp thiết trong nước, Tổng Thống Barack Obama mang tham vọng thay đổi
chính sách ngoại giao căn bản đã đeo đẳng giới lãnh đạo Mỹ sau Thế Chiến II
(1945). Chính sách ngoại giao của chính quyền Obama mở đầu như một phản ứng, với
ý đi xa đường lối ngoại giao quá năng động và hung hăng của ông Bush, vốn thiếu
hiểu biết về ngoại giao nên chịu những lấn lướt nặng nề từ Phó Tổng Thống Dick
Cheney và Tổng Trưởng Quốc Phòng Donald Rumsfeld. Hai vị này, từng giữ vai trò
quan trọng trong chính quyền Ronald Reagan bảo thủ cực đoan (xin xem TNCA tuần
trước) lại nằm chặt trong vòng ảnh hưởng của giới trí thức “Tân bảo thủ/Néo-conservative”
với chủ trương hùng hổ “can thiệp/interventionist” lấy thịt đè người.
Ông Obama với trí thức sâu rộng (như ông Clinton),
lý tưởng và từ tâm (như Tổng Thống Jimmy Carter) muốn đi theo đường lối “soft
power” dùng ngoại giao và thuyết phục, và tránh chiến tranh rộng lớn gây tai họa
cho người khác và chính mình. Ông Obama đã đích thân làm 11 chuyến đi thăm thú,
bàn thảo với 14 nước trong vùng Châu Á-Thái Bình Dương, nhất là các nước Ðông
Nam Á. Ðây chưa kể hàng trăm những bàn thảo, trao đổi của các tổng trưởng ngoại
giao và quốc phòng Mỹ và các cấp thấp hơn cùng thời gian. Ðiều này chứng tỏ ý
thức về tầm quan trọng của vùng và ý muốn trao đổi, nghe ngóng chứ không phải dạy
dỗ, bắt buộc.
Mặt khác, những tác động trên cũng phù hợp với phản ứng
của dân chúng sau tám năm Bush-Cheney: đã chán ngán chinh chiến tốn kém và đau
thương, gần hai phần ba người Mỹ tin rằng Hoa Kỳ cần “lo chuyện của mình” và “để
cho các nước khác lo chuyện của họ, bằng lối mà họ xem là tốt nhất,” theo thăm
dò dư luận của viện nghiên cứu vô tư và thẩm quyền Pew. Ðây là ý hướng “cô lập/isolationist”
từng thấy sau Thế Chiến I (1918), và cũng đã lộ rõ trong và sau cuộc chiến Mỹ ở
Việt Nam. Như ông Carter nhận xét, “ [Người Mỹ] rất khó mà đi vào chiến tranh,
nhất là cuộc chiến như ở Việt Nam;” vì vậy, các chính quyền Mỹ muốn tham chiến
lớn đều phải vin vào những lý do ghê gớm – nhiều khi đi đến chỗ thổi phồng hay
bịa đặt những nguy cơ, đe dọa (như Bush-Cheney trước khi đi vào Iraq, ở bài trước).
Tuy nhiên, những ý kiến “đẹp” và lý tưởng kiểu
“isolationist” lại là chuyện không tưởng, và đầy mâu thuẫn khi ta nhìn vào bối
cảnh một thế giới đơn cực với Hoa Kỳ làm bá chủ (về kinh tế, chính trị, quân sự,
ngoại giao, văn hóa). Dù không theo khuynh hướng “can thiệp,” cái bi kịch của
ông Obama là chính ông cũng không thể chọn lựa vị trí “cô lập” khi Hoa Kỳ từ
sau 1945 đã khởi đầu chiến lược “Be Bờ/Containment” bủa vây thế lực Nga Xô-viết
đồng thời xiển dương “dân chủ tự do/liberal democracy” kiểu Mỹ khắp mọi nơi, hỗ
trợ bởi sức mạnh quân sự, chính trị và kinh tế không đối thủ.
Trong thế kỷ mới, đối thủ là Trung Quốc với cùng
tham vọng siêu cường và phương tiện sẵn sàng.
Ngay đầu nhiệm kỳ, Tháng Ba 2009, ông Obama gặp “thử
thách” từ hải lực Trung Quốc làm khó khăn chiến hạm Mỹ Impeccable tuần tra trên
hải phận quốc tế ở Nam Hải, mãi bên kia bờ Thái Bình Dương. Bốn tháng sau, Ngoại
Trưởng Hillary Clinton, người thi hành chính sách của tổng thống, ký Hiệp Ước
Thân Hữu và Hợp Tác (TAC) với Hiệp Hội Các Nước Ðông Nam Á/ASEAN với tuyên ngôn
“…[ngày nay] Hoa Kỳ trở lại Ðông Nam Á.” Cuối năm, ông Obama làm chuyến đi 10
ngày qua các nước Nhật, Singapore, Hoa và Nam Hàn, với mục tiêu “củng cố vai
trò lãnh đạo và kinh tế Mỹ trong vùng, tái thiết những liên minh cũ, [và] tạo dựng
những liên hiệp mới.” Ông Obama hơi thất vọng về liên hệ với Bắc Kinh. Ðúng một
năm sau TAC, bà Clinton tới Hà Nội với thông điệp đưa liên hệ Việt-Mỹ tới mức
cao hơn: “…[liên hệ này] là một phần trong chiến lược với mục tiêu tạo dựng những
gắn bó trong vùng Á Châu Thái Bình Dương và đặc biệt là Ðông Nam Á.” Cùng năm Hoa
Kỳ thỏa thuận “hợp tác chiến lược” với New Zealand và Indonesia. Tuyên ngôn
trên là dấu hiệu mở đầu chiến lược “chuyển trục/pivot” hay “tái quân bằng/rebalance”
cô đọng ở cuối năm 2010.
Tháng Chín 2011, hai thứ trưởng quốc phòng Việt-Mỹ
ký văn kiện “thúc tiến cộng tác quốc phòng song phương” với hứa hẹn cộng tác
trong các lãnh vực an ninh hàng hải và đáp ứng thiên tai. Hai tháng sau bà
Clinton tuyên bố thế kỷ 21 là “Thế Kỷ Thái Bình Dương Mỹ” khi Hoa Kỳ “đứng ở điểm
chuyển trục” và phải “gắn bó vào những gia tăng đầu tư… trong vùng Á Châu-Thái
Bình Dương” trong thập niên tới. Hai tháng sau ông Obama và bà Clinton công bố
“Hiệp Ðịnh Mậu Dịch Xuyên Thái Bình Dương/Trans-Pacific Partnership” (TPP) tại
Diễn Ðàn Châu Á Thái Bình Dương (APEC) ở Hawaii với tuyên ngôn xếp loại TPP như
“một… thỏa thuận toàn diện mở rộng thương mại và đầu tư nhằm đáp ứng những vấn
đề thương mại cũ và mới, và những thử thách trong thế kỷ 21.” TPP xác định vùng
Á Châu Thái Bình Dương là “ưu tiên địa dư chiến lược/geostrategic priority” của
Hoa Kỳ.
Những
khía cạnh trong “chuyển trục/tái quân bằng”
Theo nghiên cứu của Elliott School of International
Affairs, George Washington University, ông Obama “chuyển trục” nhắm vào Châu
Á-Thái Bình Dương với những ưu tiên: duy trì quân số và khả năng quân sự Mỹ
trong vùng dù ngân sách quốc phòng bị cắt giảm đáng kể; tỏa rộng lực lượng và
căn cứ ở Ðông Nam Á, Nam Á và Ðông Bắc Á; phát triển chiến thuật dùng Hải-Không
lực ở vùng riềm biển thuộc chủ quyền Trung Quốc và cả Iran. Việt Nam ký thỏa
thuận với Hoa Kỳ về hợp tác quốc phòng mặt biển cùng những thực tập quân sự
chung. Washington lần hồi huấn luyện và chuyển nhượng vũ khí, chiến cụ đến các
nước trong vùng.
Về mặt kinh tế Hoa Kỳ đưa ra những sáng kiến song
phương và đa phương, và hội nhập vào kinh tế đang lớn mạnh trong vùng cần thiết
cho phát triển kinh tế Mỹ; gia tăng viện trợ kinh tế trong vùng lên đến bẩy phần
trăm; Việt Nam thành một trong bốn nước nằm trong Sáng Kiến Xuất Cảng của ông
Obama. Mặt ngoại giao cho thấy Hoa Kỳ chú trọng vào những quan hệ ở mức nguyên
thủ quốc gia và cấp tổng/bộ trưởng nhằm bàn luận và thực hiện các mục tiêu về
an ninh, ổn định, trao đổi kinh tế tự do và công khai, liên hệ chính trị cũng
như nhân quyền và trách nhiệm nhà nước. Hoa Kỳ đóng vai trò thúc đẩy an ninh
chung, tự do mậu dịch và xã hội cởi mở.
Hoa Kỳ cũng phải khéo léo và tế nhị để không bị xem
là quá bận tâm vào cạnh tranh với, hay ngăn cản bành trướng hung hăng của,
Trung Quốc. Hoa Kỳ cũng hiểu rằng Việt Nam và một số nước khác nằm ở vị trí địa
dư và thế chính trị đặc biệt: lệ thuộc vào Trung Quốc về nhiều mặt, nên dù lo sợ
và âm thầm chống đối Bắc Kinh, cũng không thể quá thân thiện hay hồ hởi ra mặt
với Washington được.
Khi ông Donald Trump đắc cử tổng thống với chủ
trương ngoại giao “isolationist,” toàn bộ chiến lược Châu Á-Thái Bình Dương của
ông Obama như hoàn toàn bị đảo ngược. Ðây là đề tài tiếp theo của cột báo này.
Những
cải tổ chiến lược
Với mô thức trên, cùng ý thức về những nguy hiểm của
ngoại giao như một “nối dài/extension” của những yếu tố chính trị và kinh tế
tiêu cực kiểu “Reaganomics,” ông Obama đưa ra khuôn mẫu căn bản “Hợp Tác Toàn
Diện Mỹ-Việt/U.S.-Vietnam Comprehensive Partnnership” đầu nhiệm kỳ thứ nhì
(2013). Dựa vào đây, Hoa Kỳ ủng hộ “một nước Việt Nam hùng mạnh, độc lập và thịnh
vượng, tôn trọng nhân quyền và thượng tôn pháp luật.” Theo bộ Ngoại Giao Mỹ,
liên hệ đôi bên gia tăng hợp tác và rộng mở.
*
*
Cổ-Lũy
June 1, 2017
“Tháng Tư Ðen” đã ra đi lần thứ 42; đây là dịp tiếp
tục nhìn lại liên hệ Việt-Mỹ một cách đúng đắn để có khái niệm phần nào về
tương lai. Như thường lệ, người viết dựa vào những học hỏi, nghiên cứu, và khám
phá từ người đi trước và đương thời của những chuyên gia, giáo sư đại học – những
vị này cũng đều dựa vào những khám phá, học hỏi và nghiên cứu của người đi trước
và đương thời, theo đúng truyền thống học thuật.
Cột báo đã đi qua liên hệ Việt-Mỹ thời Tổng Thống
Bill Clinton mang nhiều tính chất ngoại giao và lịch sử; thời Tổng Thống George
W. Bush chú trọng vào ngoại thương. Không quên những gánh nặng tiêu cực trong lịch
sử và ngoại giao Mỹ, Tổng Thống Barack Obama hướng liên hệ vào chiến lược lâu
dài cho thế kỷ mới.
Giai đoạn thập niên thứ nhì này dựa nhiều vào tài liệu
bộ Ngoại Giao Mỹ, các nghiên cứu của Giáo Sư Michael J. Boyle, chuyên gia về
bang giao quốc tế, chính trị học và triết lý thuộc viện Ðại Học La Salle,
Pennsylvania. Ông cũng từng học, giảng dạy và nghiên cứu tại các viện đại học
khác như Harvard, Stanford ở Hoa Kỳ, Saint Andrew ở Scotland và Canberra ở Úc.
Ông Jonathan Rauch, nhà phân tích chính trị nguyệt san The Atlantic và The
Economist với uy tín lâu đời trong truyền thông thế giới cũng đưa ra nghiên cứu
về Tổng Thống Barack Obama so với những tổng thống khác hơn nửa thế kỷ qua.
Bối
cảnh ảnh hưởng tới liên hệ
Năm 2008, cuộc tranh cử và tuyển cử lịch sử đưa ứng
viên Barack H. Obama, người da mầu đầu tiên vào tòa Bạch Ốc – cũng mãi cuối thập
niên thứ nhất thế kỷ 21 mới xảy ra (xin xem Từ Nam California, hàng tuần, suốt
thời gian 2008-2009, cùng người viết). Giữa những hào hứng lên cao về một trang
sử mới với “Hy vọng và thay đổi” từ tổng thống Dân Chủ trẻ tuổi có lẫn lộn nhiều
áng mây mù: ông Obama lên nhậm chức và thừa hưởng ngay di sản đổ nát từ hai nhiệm
kỳ “Chiến Tranh Chống Khủng Bố Toàn Cầu/GWoT” lẫn kinh tế xuống dốc từ Tổng Thống
Cộng Hòa George W. Bush (con).
Theo đúng “tín điều” đề ra bởi Tổng Thống Cộng Hòa
Ronald Reagan (được xem là “Thánh Tổ/Patron Saint” bảo thủ cực đoan) thời 1980,
khi nhậm chức đầu thế kỷ ông Bush chỉ có mỗi mục tiêu “giảm thuế cho nhà giầu.”
Mục tiêu này (song song với những ủng hộ và dễ dãi triệt để cho “giới đại kỹ,
thương và tài chính/Big Business”) đi đúng theo phát triển “Kinh tế kiểu
Reagan/Reaganomics” (hay “Trickle down/Nhỏ giọt”) mà ứng viên George W.H. Bush
(bố) gọi là “Voodoo Economics/Kinh Tế Phù Thủy” trong tranh cử tổng thống cuối
thời 1970 với ông Reagan.
Theo khuôn mẫu “Reaganomics” các “đại gia” Big
Business tha hồ làm ăn với ràng buộc luật pháp tối thiểu (bằng cách:
“Deregulation/Bãi Bỏ Luật Lệ,” và “Hạn Chế Chính Quyền/Small Government” vào việc
lo giữ “an ninh, trật tự/law and order” cho Big Business làm ăn, cộng với giảm
thuế tối đa) sẽ “nhỏ giọt” phúc lợi xuống những giai cấp dưới. Một “tín điều” nữa
là “State Rights/Dành Quyền Hành Cho Tiểu Bang” (tiểu bang có chính quyền Cộng
Hòa thường bảo thủ gấp bội liên bang, và chống lại luật lệ liên bang như giảm
thiểu kỳ thị người da mầu, phụ nữ, trợ giúp người lợi tức thấp, mở rộng
“Obamacare” chẳng hạn).
Từ 1980, từng chu kỳ Cộng Hòa nắm quyền cho thấy: 1)
không mấy “trickle down,” và đây tạo ra mức cách biệt giầu nghèo ghê gớm trong
lịch sử; 2) vô số lem nhem giữa chính quyền và tư nhân (trao đổi quyền lấy tiền
và tiền lấy quyền/influence peddling và corruption; sau này Tối Cao Pháp Viện với
đa số Cộng Hòa hợp pháp hóa việc Big Business và cá nhân giầu có tha hồ bỏ tiền
ảnh hưởng mọi bầu cử trong nước qua vụ kiện “United Citizens”); 3) thâm thủng
ngân sách quốc gia (vì thiếu nguồn thuế từ Big Business) đưa đến vay mượn, nợ nần
nước ngoài. Thêm vào đây là : 4) gia tăng ngân sách quốc phòng khủng khiếp từ
liên hệ mật thiết giữa “Chính Quyền và Ðại Kỹ Thương/Military-Industrial
Complex” làm giàu bằng chiến tranh (như tố cáo của Ðại Tướng và Tổng Thống Cộng
Hòa Dwight Eisenhower cuối thời 1950); 5) mở màn hay mở rộng xung đột và chiến
tranh đưa kinh tế tới mức bại hoại, và khốn đốn cho dân chúng.
Ðây đã xảy ra ở thời ông Reagan, gần bị bãi nhiệm vì
liên hệ tới việc bán vũ khí lậu cho kẻ thù Iran lấy tiền thuê người “Contra” chống
lại chính quyền tả phái ở Nicaragua (“Iran-Contra Scandal”). Sau này ông Bush,
với Phó Tổng Thống Dick Cheney và Tổng Trưởng Quốc Phòng Donald Rumsfeld (từng
giữ chức vụ cao cấp trong chính quyền Reagan), đưa ba lý do hoàn toàn bịa đặt
đi vào Iraq, rồi “sa lầy,” và từ đây “khủng bố” lớn mạnh hơn.
Khác với hai tổng thống đi trước, ông Obama là giáo
sư về Luật Hiến Pháp Mỹ. Ông cũng là người trí thức học hỏi sâu rộng, với gốc
gác nhà nghèo da đen hẩm hiu nên dễ hiểu những điều trên. Phải đương đầu tức khắc
với bại hoại kinh tế (hàng trăm nghìn người thất nghiệp một tháng) chính quyền
đưa ra nhiều biện pháp mạnh nhằm ngăn chặn băng hoại (số người thất nghiệp xuống
dưới 5% nhiệm kỳ thứ nhì Obama). Nhưng ông Obama không quên thực hiện những
thay đổi cần thiết trong bối cảnh kinh tế và chính trị khó khăn: làm luật cải tổ
y tế đầu tiên, “Obamacare,” bảo vệ bệnh nhân và giảm thiểu số người Mỹ không có
bảo hiểm xuống một nửa (từ 43 triệu cuối thời ông Bush). Và sau đó, với ý thức
rõ rệt rằng trong xã hội với “Reaganomics” và “Small Government” cực bảo thủ,
người dân dễ thành nạn nhân của Big Business, ông đưa ra luật “Cải Tổ Tài
Chính/Financial Reform” sâu rộng đầu tiên nhằm bảo vệ quyền của người tiêu thụ
chống lại các bóc lột, lừa đảo bởi các định chế “tư nhân/private sector” bán dịch
vụ tài chính (ngân hàng, thị trường chứng khoán, đầu tư, bảo hiểm, y tế, địa ốc,…)
ai cũng phải dùng. Hiến Pháp Mỹ, viết trong bối cảnh cuối thế kỷ 18 và nhằm bảo
vệ quyền của người bị cai trị, đặt các định chế “công quyền/public sector” (như
chính quyền mọi cấp, cảnh sát, quân đội, học khu,…) vào những ràng buộc luật
pháp chặt chẽ; “private sector,” lúc đó chưa đáng kể, hầu như không bị ràng buộc
mấy.
Những
thay đổi chiến lược
Tuy không thực hiện được trong nhiệm kỳ đầu bận rộn
với kinh tế và những cải tổ quan trọng, ông Obama mang tham vọng thay đổi chính
sách ngoại giao căn bản đã đeo đẳng giới lãnh đạo Mỹ từ sau Thế Chiến II
(1945). Ông thấm nhuần những giảng dạy của nhà thần học Mỹ gốc Ðức Reinhold
Niebuhr về “Ðạo Chúa Hiện Thực/Christian Realism” với ảnh hưởng lớn trong giới
trí thức hành động và chính trị thế giới (nổi tiếng với lời nguyện: “Lạy Cha
cho con Can Ðảm để thay đổi cái phải thay đổi. Thản Nhiên để chấp nhận cái
không thay đổi được. Và Trí Tuệ để phân biệt cái này với cái nọ”). Từng chống đối
cuộc chiến Iraq thời là nghị sĩ tiểu bang Illinois và tuy bận rộn với những vấn
đề trong nước, ông Obama quyết định ngay việc rút quân ra khỏi Iraq và giảm
quân ở Afghanistan.
Năm 2011, ông làm “Chuyển Trục/Pivot” hay “Tái Quân
Bằng/Rebalance” chiến lược về hướng Á Châu ở “Thế Kỷ Thái Bình Dương” mới mà
hai ông Bush-Cheney đã bỏ quên trong khi Trung Quốc đóng vai trò chính. Ngoại
Trưởng Hillary Clinton trong chính quyền Obama giải thích, “Ở thập niên thứ
nhì, chúng ta cần sáng suốt và có kỷ luật về đầu tư thời gian và nghị lực vào
đâu, để ta có thể nắm vị trí lợi thế nhất nhằm duy trì vai trò lãnh đạo, bảo vệ
quyền lợi, và xiển dương những giá trị [tự do, dân chủ] của chúng ta. Do đó, một
trong những công việc quan trọng nhất… sẽ là nắm chặt lấy những đầu tư mỗi lúc
một lớn hơn – về mặt ngoại giao, kinh tế, chiến lược, và những khía cạnh khác –
trong vùng Á Châu Thái Bình Dương.” Bà cũng đưa ra sáu đường lối hành động: củng
cố những liên minh an ninh song phương; mở rộng liên hệ với các nước đang lên,
kể cả Trung Quốc; gắn bó với các định chế đa phương trong vùng; phát triển
thương mại và đầu tư; tạo dựng một hiện diện quân sự rộng rãi; và gia tăng dân
chủ và nhân quyền.
(Còn tiếp)
--------------------------
XEM
THÊM :
Cổ
Lũy
May 3, 2017
No comments:
Post a Comment