Tuổi Trẻ Online
09/06/2017 07:33 GMT+7
TTO
- Buổi điều trần truyền hình trực tiếp của cựu giám đốc FBI xem ra không
có nhiều thông tin chấn động ghê gớm như phỏng đoán.
Cựu giám đốc FBI ngồi trình bày trước Ủy ban Tình báo Thượng viện Mỹ sáng
8-6 - Ảnh: AFP
Gần đúng một tháng sau khi bị sa thải, ông James
Comey - cựu giám đốc Cục Điều tra Liên bang Mỹ (FBI) - đã có cuộc điều trần kéo
dài ba giờ trước Ủy ban Tình báo Thượng viện Mỹ.
Cuộc điều trần diễn ra sáng 8-6 (giờ Mỹ) thu hút sự
quan tâm của dư luận bởi nó qui tụ nhiều yếu tố đủ làm nên một bộ phim hấp dẫn
không thua những kịch bản ly kỳ nhất mà Hollywood có thể nghĩ ra: liên quan các
nhân vật quá quyền lực và nổi tiếng (tổng thống Mỹ, trùm an ninh - tình báo),
liên quan đến các mối quan hệ đầy bí ẩn và phức tạp (những cuộc trò chuyện giữa
các nhân vật quyền lực, những quan hệ bí mật với Nga…), liên quan đến những thủ
thuật chính trị mà nay được ít nhiều công khai qua truyền thông (ghi âm lén,
‘”tiết lộ thông tin” qua tweet, tung tin công khai trước phiên điều trần…).
Truyền
thông thổi lửa
Truyền thông Mỹ cũng đã vào cuộc với nhiều đồn đoán,
phân tích mà đa phần đều cho rằng tổng thống Donald Trump kỳ này sẽ mệt mỏi với
những cáo buộc từ nhân vật đang chất chứa đầy cuồng nộ bởi từng bị ông sa thải
đầy bất ngờ vào tối 9-5.
Còn nhớ rằng vào tối thứ Ba 9-5 hôm đó, ông trùm điều
tra và tình báo của Mỹ hoàn toàn không hay biết về chuyện mình bị sa thải bởi
ông còn đang có bài phát biểu trước các nhân viên FBI tại Los Angeles.
Các nhân chứng kể lại lúc đó ông thấy tin nóng nhảy
lên màn hình truyền hình trước mặt mình nhưng ông còn nghĩ đó là tin giả hoặc
chuyện đùa. Đến khi các cố vấn thân cận thông báo thì ông mới biết mình vừa bị
tổng thống Trump cho về vườn với dòng kết luận “Ông không phù hợp để lãnh đạo
hiệu quả cơ quan này”.
Cứ thử hình dung tâm trạng của lãnh đạo Comey lúc
đó, một người đã trở thành ngôi sao truyền thông trong thời gian vận động tranh
cử ở Mỹ bởi những quyết định liên quan cuộc điều tra ứng viên tràn trề hi vọng
thành công lúc ấy là Hillary Clinton.
Cuộc điều trần của ông Comey tại Ủy ban Tình báo thượng
viện Mỹ vì thế thu hút sự lưu tâm cực độ.
Thế nhưng những gì được tung ra tại đó được đánh giá
là không có “sức tàn phá” ghê gớm gây ảnh hưởng đến cái ghế của tổng thống
Trump như một số đồn đoán trước đó.
Thông
tin không mới
Ông Comey đã phải trả lời nhiều câu hỏi của các thượng
nghị sĩ thuộc hai đảng nằm trong Ủy ban Tình báo. Nhưng những thông tin trả lời
trực tiếp từ vị cựu lãnh đạo FBI được cho là thông tin cũ đã được “rò rỉ” từ từ
trước đó qua truyền thông và được công bố gần như đầy đủ vào ngày 7-6, tức một
ngày trước khi diễn ra cuộc điều trần.
Chưa rõ ông Comey còn nắm gì trong tay và chưa chịu
khai hết ra theo kiểu “giữ bài thủ phòng thân” nhưng với những gì đã được khai
ra tại Thượng viện dưới yêu cầu tuyên thệ thì thấy rằng chúng vẫn chưa có căn cứ
xác đáng.
Khoảnh khắc tự tin của ông James Comey tại phiên điều trần - Ảnh: Reuters
Ông Comey chỉ kết tội ông Trump là “kẻ dối trá”, là
lo lắng về cuộc điều tra mà FBI đang tiến hành liên quan sự can dự của Nga vào
bầu cử tổng thống Mỹ. Dẫn chứng của ông Comey là tổng thống đã nói chuyện riêng
với ông đến mươi lần về chủ đề này trong vòng 5 tháng.
Dựa trên chứng cứ đó, ông Comey lập luận: “Tôi cho rằng
ông ấy đã sa thải tôi vì cuộc điều tra liên quan người Nga. Mục đích là điều chỉnh
cách thức chúng tôi đang tiến hành điều tra. Điều đó rất nghiêm trọng”.
Theo cách trình bày của ông Comey thì tổng thống
Trump muốn “nắm” ông, muốn bỏ qua cuộc điều tra nhắm vào cố vấn an ninh Michael
Flynn (người đã phải xin từ chức vì nói dối về các cuộc nói chuyện với đại sứ
Nga tại Mỹ).
Vị cựu lãnh đạo FBI khai rằng tổng thống “có thể” đã
nói với mình câu như sau: “Tôi hi vọng ông có thể tìm ra cách từ bỏ vụ này, tha
cho Flynn”.
Đây là câu chủ chốt của vụ “tổng thống muốn gây ảnh
hưởng vào cơ quan thực thi luật pháp” dù Nhà Trắng vẫn luôn chối bỏ về phát
ngôn này của tổng thống.
Chứng
cứ chưa vững
Vì thế tại cuộc điều trần, các thượng nghị sĩ bên Cộng
hòa đã không ngừng đặt câu hỏi xoay quanh.
Thoạt tiên ông Comey khẳng định rằng tổng thống
Trump chưa bao giờ yêu cầu ông chấm dứt điều tra về Nga “theo nghĩa rộng” và
câu nói của ông Trump chỉ nhắm vào trường hợp của tướng Flynn.
Đến khi bị các thượng nghị sĩ lão luyện xoay rằng “lời
gợi ý” đó (vẫn còn chưa được xác minh tính chính xác) không thể xem như là mệnh
lệnh - tức không phải là ý định cản trở luật pháp thì vị cựu lãnh đạo FBI vẫn
nhất mực xem đó là “mệnh lệnh”.
Ông Comey giải thích: “Ông ấy là tổng thống của nước
Mỹ, ông ấy có một mình với tôi, ông ấy nói ông ấy hi vọng như thế. Vì vậy tôi
phải diễn giải nó như một yêu cầu từ phía ông ấy”.
Câu giải bày này được các thượng nghị sĩ bên Dân chủ
chia sẻ nhưng chắc chắn sẽ không phải là một điểm có lợi cho ông Comey nếu vụ
việc tiếp tục bị đẩy đi xa.
Phiên điều trần được phát trực tiếp trên truyền hình. Ảnh chụp tại Quảng
trường Thời đại sáng 8-6 - Ảnh: Reuters
Cuộc
chiến dự báo dài lâu
Một chi tiết cũng khá thú vị tại phiên điều trần là
việc ông Comey thừa nhận mình đã chủ động rò rỉ thông tin cho báo chí.
“Tôi đã nhờ một người bạn chuyển nội dung các ghi
chép của tôi cho một nhà báo. Tôi không trực tiếp làm điều đó vì nhiều lý do
khác nhau nhưng tôi đã chủ động cho làm điều đó vì tôi nghĩ rằng nó sẽ thúc đẩy
cho việc bổ nhiệm một công tố viên đặc biệt”.
Quả thực sau khi báo New York Times công bố các ghi
chép của ông Comey thì cựu giám đốc FBI Robert Mueller đã được bổ nhiệm làm
công tố viên đặc biệt để giám sát độc lập cuộc điều tra đang tiến hành về ảnh
hưởng của Nga lên bầu cử Mỹ. Trước đây Nhà Trắng vẫn công khai chống đối việc bổ
nhiệm một vị trí như thế này.
Vị cựu lãnh đạo FBI tin rằng bước đi của mình là
đúng đắn bởi ông khai trước Ủy ban Tình báo rằng ông hi vọng vị công tố viên đặc
biệt sẽ tìm hiểu trên câu gợi ý của tổng thống để tìm hiểu “ý định của người
phát biểu và xem liệu đó có phải là phạm tội không”.
Xem ra cuộc chiến Comey - Trump sẽ còn kéo dài trên
bình diện pháp lý. Ngay sau phiên điều trần, luật sư của tổng thống Trump, ông
Marc Kasowitz đã nêu vấn đề “công bố thông tin không được phép” của ông Comey.
Không phải ngẫu nhiên mà vừa qua tổng thống Trump đã
lựa chọn những luật sư tốt hơn từ bên ngoài về làm việc cho mình…
N.
QUÂN
--------------------------------
BBC Tiếng Việt
8 tháng 6 2017
Cựu
giám đốc FBI James Comey nói với Quốc hội rằng Tổng thống Donald Trump đã
"nói dối" khi bình phẩm về ông và FBI.
Cựu giám đốc FBI James Comey.
GETTY IMAGES
Ra tường trình trước ủy ban Thượng viện, ông Comey
nói tổng thống đã sai khi lên án lãnh đạo FBI.
Ông Comey nói ông Trump luôn bảo ông rằng ông làm việc
"rất tốt".
Nhưng ông nói ông cũng hiểu tổng thống có quyền đuổi
việc giám đốc FBI bất kỳ lúc nào.
Ông cũng khẳng định tổng thống Trump không ngăn cản
cuộc điều tra về cáo buộc Nga phá hoại bầu cử Mỹ.
Ông Comey dẫn đầu một trong các cuộc điều tra về Nga
trước khi bị ông Trump sa thải.
Các cơ quan tình báo Mỹ tin rằng Nga can thiệp bầu cử
và đang điều tra liệu chiến dịch của ông Trump có liên hệ với Moscow không.
Nhưng chưa có bằng chứng về sự cấu kết giữa hai bên.
James Comey tuyên thệ tại buổi tường trình. REUTERS
--------------------------
08/06/2017
James Comey tuyên thệ trước buổi điều trần
00:58
Cuộc điều trần từ 1h chiều, giờ Washington, diễn ra
trong phòng họp kín. Buổi tường thuật trực tuyến của VOA Việt ngữ kết thúc tại
đây. Xin cảm ơn quý độc giả đã theo dõi!
23:56 8.6.2017
Chủ tịch Hạ Viện, Paul Ryan, bảo vệ tổng thống
Trump, nói rằng những cuộc gặp mà Tổng Thống thực hiện, phía Dân Chủ mô tả là
“không phù hợp”, “gây choáng váng”, thật ra chỉ vì ông Trump còn quá mới mẻ với
công việc tổng thống.
Dân biểu Ryan: “Tổng thống mới vào việc, còn chưa
quen với chính quyền, vì vậy ông chắc chắn không thể rành rẽ các nguyên tắc phức
tạp thiết lập nên mối quan hệ giữa Bộ Tư Pháp, FBI, và Tòa Bạch Ốc.”
23:51 8.6.2017
NBC trích website tự điển Merriam-Webster, cho biết
phiên bản online của tự điển này dẫn nhiều chữ ông Comey dùng trong buổi điều
trần, và các chữ ấy nằm trong tình trạng “trending now” – đang phổ biến. Các chữ
ấy gồm: probative, fuzz, Lordy, recuse, dais, và contemporaneous.
23:48 8.6.2017
Về “buổi ăn tối và lòng trung thành,” Ken Dilanian của
NBC giải thích:
Khi nói tổng thống Donald Trump mời mình ăn tối 27
tháng Giêng vào trưa cùng ngày, các chi tiết của cựu Giám Đốc FBI đặt lời mời ấy
vào thời điểm chỉ một ngày sau khi cựu Bộ Trưởng Tư Pháp Sally Yates thông báo
cho Tòa Bạch Ốc biết về quan ngại của bà về Cố Vấn An Ninh Quốc Gia Michael
Flynn.
Điều này nghĩa là gì? Là ông Trump mời ông Comey ăn
tối là có mục đích. Và cũng chính trong buổi ăn tối ấy, ông Trump yêu cầu lòng
trung thành của Comey; điều này khiến Comey có cảm giác công việc của mình như
chỉ treo mình.
*
*
Liên
quan
No comments:
Post a Comment