CHO
CON DU HỌC
(Đất nước đẹp vô cùng. Nhưng cháu phải ra đi...)
Có lần phóng viên của hai tờ báo lớn cùng phỏng vấn
tôi một câu hỏi:
- Ông là người làm chương trình giáo dục và viết
sách giáo khoa phổ thông, sao con, cháu ông đều học và sống ở Đức?
Ẩn ý của người hỏi thì đã rõ. Nói một cách trắng phớ
ra là: “hàng”của ông làm ra toàn cho người khác dùng, còn con cháu ông thì dùng
loại khác. Cũng có nghĩa là “sản phẩm” của ông chẳng ra gì, toàn là “rau quả
phun hóa chất độc hại”.
Tôi cười lớn và trả lời nhỏ nhẹ:
- Các bạn đã đặt ra một vấn đề rất hay. Và tôi hiểu
rất rõ hàm ý của câu hỏi ấy. Vậy tôi xin trả lời bằng cách hỏi lại các bạn: liệu
cho con du học có phải chỉ vì chương trình giáo dục và sách giáo khoa của ta
kém hay không? Để làm rõ câu này, xin hãy trả lời các câu hỏi tiếp:
- Cứ cho là có thật nhiều tiền đi, liệu sống ở Hà Nội,
thành phố HCM hay nhiều nơi trên đất nước ta, bạn có được hít thở một bầu không
khí trong lành? Có được uống một lọai nước sạch đáng tin cậy? Có không phải
nghe VTV liên tục cảnh báo“an toàn thực phẩm”, liên tục “nói không với thực phẩm
bẩn” mà thực phẩm bẩn vẫn liên tục xuất hiện ngày càng nhiều? Liệu các bạn có
được đi lại bằng một hệ thống giao thông thuận tiện, chính xác và an toàn thoải
mái? Có không bị hành hạ lên xuống khi đến các cơ quan công quyền? Và không may
thất nghiệp liệu bạn có được nhà nước nuôi không ở mức sống bình thường? Có
không phải chịu cảnh thằng giỏi làm tớ thằng ngu? Rồi thằng ngu lên quan lại
kéo theo cả nhà làm lãnh đạo để cai trị thằng giỏi? Có được sống trong một thể
chế thực sự thượng tôn pháp luật? Có không phải chứng kiến hàng ngày những kẻ
tham nhũng, làm thất thoát, gây hậu quả nghiêm trọng cho đất nước, đáng ra dứt
khoát phải đền cho dân bằng tài sản, phải truy tố, ngồi tù, cần thì tử hình,
nhưng rút cuộc chỉ phải cách cái chức khi đã về vườn?... Có nước nào như nước
ta không? Cả nước hát quốc ca “chui” mấy chục năm, mãi nay mới được“cấp phép” bởi
một tay không hiểu gì về văn hóa, ở một bộ có tên văn hóa?
Và còn biết bao câu hỏi khác về đời sống tinh thần
mà tôi không tiện dẫn ra. Bạn cứ nghĩ và trả lời các câu hỏi ấy… thì sẽ hiểu vì
sao tôi cho con du học và sống ở xứ người. Mặc dù xứ ấy một thời là đất nước của
Hitler. Và mặc dù đất nước ta đẹp vô cùng.
Nghe xong, hai cô PV cười và nói: “thế thì em cũng
cho con du học”.
P/S. Xin nói thêm, hai con tôi đều học phổ thông ở Việt Nam, chỉ đại học cả
2 mới sang Đức. Thằng con trai học toán trung bình thôi nhưng khi sang Đức học
IT, chuyên ngành Computer Science tại đại học J.W. Goethe, nó được ông thầy chọn
là trợ giảng cho môn toán. Xin cảm ơn các thầy cô giáo phổ thông đã dạy cháu,
nhất là các thầy cô môn Toán.
Hà Nội, 04-6 nóng khủng khiếp, viết cho đỡ nóng.
Nguyễn
Cảnh Thuỵ Rất hay thầy Thống ạ. Và em xin bổ sung: Có phải học những
môn vô bổ không? Có phải học những môn sử không ra sử, văn không ra văn không?
Khi được nói ý nghĩ của mình trong sợ hãi thì tốt nhất là chọn lời nói dối phải
không? Tốt nghiệp có mất mấy trăm triệu vào biên chế không? Khi trưởng thành và
tự tin có dám tự ứng cử không?...
Thi
Đào Suốt cả tháng nay, các cô sồn sồn tuổi 40 ở cơ quan em thường
tụ họp trao đổi thông tin và kinh nghiệm cho con thi vào lớp 10. Nhiều cô nét mặt
rất căng thẳng (nhớ lại hòi con mình thi vào 10 cũng vậy thôi). Sáng nay gặp 1
cô trong số đó tươi vui hơn hớn, cô khoe ngay con vào được trường ưng ý, được
thở phào nhẹ nhõm rồi. Em bảo: "Nó thi được vào trường nào thì học trường ấy.
Nhiều khi phụ huynh tự làm khổ, chứ có cần phải thế đâu". Cô bảo: "Ối
chao, cái NỀN GIÁO DỤC NÀY NÓ LOẠN LẮM, không lo xa là chết anh ơi".
- Này, em bảo "giáo dục loạn lắm, thế có ngành nào, chỗ nào không loạn không?"
Cô bạn ngẩn ra:
Ừ nhỉ !
- Này, em bảo "giáo dục loạn lắm, thế có ngành nào, chỗ nào không loạn không?"
Cô bạn ngẩn ra:
Ừ nhỉ !
No comments:
Post a Comment