Quốc
Phương
BBC Tiếng Việt
8
tháng 4 2017
Điều
quan trọng đối với chính quyền Việt Nam lúc này là chấp nhận để người dân khởi
kiện Công ty Trách nhiệm Hữu hạn Gang Thép Formosa, doanh nghiệp đã gây ra thảm
họa môi trường biển nghiêm trọng ở duyên hải miền trung Việt Nam, một nhà hoạt
động xã hội dân sự và luật sư nói với BBC nhân tròn một năm vụ thảm họa xảy ra
(6/4/2016-6/4/2017).
Nhà cầm quyền Việt Nam
không nhất thiết đứng ra 'bao che' cho Formosa Hà Tĩnh và 'tìm cách dùng tiền'
mà doanh nghiệp này cam kết với nhà nước để 'chia lại' cho người dân, theo Luật
sư Lê Công Định. FB LE CONG DINH
Muốn
tránh một 'làn sóng phẫn nộ rộng khắp' mà có thể là một 'sự bất ổn không thể kiểm
soát được', nhà cầm quyền Việt Nam nên 'khôn ngoan' chấp nhận việc khởi kiện
này, Luật sư Lê Công Định nói
với Bàn tròn Thứ Năm của BBC Việt ngữ.
"Ở đây thực chất
muốn đi chia lại mà thôi, chứ cũng không phải Nhà nước đi bồi thường cho người
dân được," ông
Định nói.
"Và số tiền đó tôi
xin nói thẳng là hoàn toàn không đủ vì thiệt hại về môi trường giống như nhà
báo JB Nguyễn Hữu Vinh vừa nói là kéo dài 50-70 năm chứ không đơn thuần là một
năm mà thôi."
Theo
cựu thành viên của Đoàn Luật sư TP. Hồ Chí Minh thì ngay cả một năm, số tiền nửa
tỷ đô la cũng 'không giải quyết được'.
Khi
được đề nghị đưa ra một lời tư vấn khả thi và hợp lý nhất cho tất cả các bên
trong giải quyết hậu quả vụ việc, Luật sư Định nói:
"Cho nên điều
quan trọng nhất là lúc này để người dân lắng đi cơn phẫn nộ của mình là nhà cầm
quyền phải chấp nhận chuyện người dân khởi kiện Formosa.
"Và nếu cứ tìm
cách gây áp lực để cản trở và dùng hình thức đàn áp, thì chỉ tạo nên một làn
sóng phẫn nộ rộng khắp và tôi nghĩ rằng đó là sự bất ổn không thể kiểm soát được,
sự khôn ngoan của nhà cầm quyền nằm ở chỗ đó," Luật sư Lê Công Định
nói với BBC từ Sài Gòn.
Nhà báo tự do JB Nguyễn Hữu Vinh cho rằng có những điều mà người dân
'không thể hiểu nổi' trong cách ứng xử của nhà nước và chính quyền Việt Nam
trong vụ thảm họa môi trường Formosa.
'Bao
che, lấp liếm?'
Trước
đó, cũng tại cùng cuộc thảo luận Bàn tròn Thứ Năm, nhà báo tự do JB Nguyễn Hữu Vinh nêu
quan điểm về vụ Formosa, sau một năm nhìn lại, ông nói:
"Điều cần thiết
nói ở chỗ Formosa này là người ta cần vạch rõ ra đây là một thảm họa môi trường
thực sự, vấn đề ở chỗ là chủ thể đã gây ra thảm họa đã rõ ràng là Formosa,
doanh nghiệp gang thép ở Formosa, thế nhưng nhà cầm quyền Việt Nam vì lý do gì
mà cứ 'bao che, lấp liếm', cứ làm những động tác mà người dân không thể hiểu nổi.
"Thực ra mà nói
là 'không thể hiểu nổi', nhưng nói trắng ra họ đã tìm mọi cách để 'bao che' cho
một đám gây thảm họa môi trường và bằng nhiều động tác, nào là huy động tất cả
các cơ quan nọ kia, và bây giờ sau một năm người ta tuyên bố rằng Formosa đã đạt
được các quy chuẩn, quy trình nọ kia.
"Cho nên bây giờ
nhà cầm quyền cho hệ thống truyền thông bảo rằng biển đã sạch, rồi cá đã này
khác, nhưng cho đến bây giờ họ chưa tuyên bố là vùng biển nào cá ăn được, vùng
biển nào cá còn độc và như thế nào thì cá ăn được, như thế nào thì nước biển sử
dụng được và chỗ nào muối làm có thể ăn được.
"Điều đó họ 'cố
tình lấp liếm' bằng hệ thống truyền thông, bằng những văn bản có hiệu lực mà có
người chịu trách nhiệm hẳn hoi, điều đó dẫn đến một điều là rất mất lòng tin và
nghi ngờ trong công chúng, rồi chịu ra nhiều sự oán giận trong bản thân họ."
Về
số tiền đền bù mà nhà nước Việt Nam chấp nhận từ doanh nghiệp Formosa, nhà báo
tự do JB Nguyễn Hữu Vinh nêu quan điểm:
"Với những người
quan sát sự kiện này và những người dân đấu tranh, thì số tiền 500 triệu đô la
đền bù của Formosa... là điều mà người ta không thể chấp nhận được, lý do là
500 triệu đô la đó sẽ đền bù trong thời gian bao lâu? 6 tháng, 6 năm hay là 60
năm?
"Bởi vì thảm họa
Formosa theo các nhà khoa học, với những người có kinh nghiệm và với những cái
đã xảy ra, thì năm, bảy chục năm nó mới hết, trong quá trình đó Formosa có đền
bù đủ, hay là nhà nước Việt Nam đứng ra nhận đền bù..., họ sẽ đền bù trong bao
lâu và đến bao giờ thì họ đền bù đủ.
"Tất cả những
hành động đó đi ngược lại với lợi ích của người dân, đồng thời hành động dùng
quân đội, dùng công an... dùng đủ mọi lực lượng, công an, cán bộ..., đàn áp người
biểu tình nói lên nguyện vọng, tiếng nói của mình nói lên vấn đề bảo vệ môi trường
và Formosa, chính đó là những điều đã làm cho Formosa trở nên trầm trọng hơn.
"Và tôi cho rằng
vấn đề Formosa còn lâu mới giải quyết được theo chiều hướng và cách thức này của
nhà cầm quyền Việt Nam chỉ đầy nhà cầm quyền vào thế bị động lúng túng và đẩy
người dân vào thế thù địch mà thôi," nhà báo tự do nói với BBC Việt ngữ từ
Hà Nội.
Một năm sau vụ thảm họa
môi trường, nhiều người dân ở duyên hải miền Trung Việt Nam và trên cả nước vẫn
có các cuộc biểu tình, phản đối lớn nhỏ trước việc môi trường biển và môi trường
sinh sống bị gây ô nhiễm và ảnh hưởng nghiêm trọng. GIAO XU SONG NGOC
*
Mời
quý vị bấm vào đường dẫn này để
theo dõi toàn văn cuộc tọa đàm Bàn
tròn Thứ Năm của BBC Việt ngữ nhân một năm xảy ra vụ thảm họa
môi trường biển do Formosa gây ra ở duyên hải miền trung Việt Nam với các khách
mời Luật sư Lê Công Định, Nhà báo tự do JB Nguyễn Hữu Vinh, Linh mục Peter Nguyễn
Văn Hùng, phóng viên BBC Việt ngữ tại Bangkok Linh Nguyễn, kỹ sư Nguyễn Lân Thắng
và nhà hoạt động Bạch Hồng Quyền.
*
Tin
liên quan
-----------------
CÁC TIN KHÁC
8
tháng 4 2017
7
tháng 4 2017
7
tháng 4 2017
No comments:
Post a Comment