Sunday, April 23, 2017

TƯƠNG LAI BẤT ĐỊNH CỦA DÂN CHỦ (Douglas Heaven - BBC Future)




Douglas Heaven
BBC Future
23 tháng 4 2017

Joshua Wong bị bắt giữ lần đầu vì quan điểm chính trị khi 17 tuổi. Nhưng anh đã tham gia biểu tình đòi dân chủ từ hơn 3 năm trước. Năm 2011, ở tuổi 14, anh lập nhóm hoạt động sinh viên ở Hong Kong để chống giáo trình học bắt buộc của chính phủ có lợi cho Đảng cộng sản Trung Quốc, như việc lờ đi cuộc đàn áp sinh viên ở Quảng trường Thiên An Môn.

Joshua Wong tổ chức biểu tình qui mô lớn.  DEMOCRACY

Năm 2012 Wong tổ chức biểu tình qui mô lớn và một số sinh viên đã tuyệt thực và hàng chục ngàn người kéo tới quảng trường trước trụ sở chính phủ Hong Kong. Năm 2014 anh lãnh đạo Cuộc Cách Mạng Ô Dù và nhiều cuộc biểu tình khắp Hong Kong khi Trung Quốc sẽ sàng lọc các ứng viên của cuộc bầu cử sắp tới. Nay Wong, 20 tuổi, là tổng thư ký của Đảng Demosisto ủng hộ dân chủ.

Vấn đề rắc rối nằm ở trong lòng các nền dân chủ lâu năm nhất của phương Tây- Joan Hoey, Economist Intelligence Unit.

Các nước dân chủ phương Tây bênh vực Wong, báo chí gọi anh là Người Của Năm 2014, hoặc là một trong những nhà lãnh đạo lớn nhất thế giới của 2015. Nhưng Wong đấu tranh cho dân chủ. Nhiều nước hoan nghênh anh nhưng lại để nền dân chủ tuột mất. Dân chủ trên toàn thế giới đang đi xuống.

Lòng tin vào các thể chế chính trị giảm. Những biến đổi tới dân chủ ở Châu Âu và Trung Đông lại chuyển dịch về sự cai trị độc tài. Và những nhà lãnh đạo dân túy muốn kiềm chế quyền tự do cơ bản lại thắng cử. Xã hội trên trên thế giới đang trải nghiệm một sự giật lùi mạnh mẽ.

"Rất nhiều sự hội tụ lại đặt vào những nơi như Nga, Trung Đông hoặc Trung Quốc," Joan Hoey ở Economist Intelligence Unit (EIU), London, nói. "Nhưng cái rắc rối là ở trong lòng của nền dân chủ lâu năm nhất của phương Tây."

Nhiều người đồng tình với đánh giá thẳng thắn của Hoey. Lần đầu tiên sau Thế Chiến II các nước phương Tây lo đến tình trạng của dân chủ, Larry Diamond, một nhà xã hội chính trị học lỗi lạc, nói. "Chúng ta chưa bao giờ thấy điều gì như thế này trong nhiều thập kỷ và không biết nó sẽ dẫn đến đâu," ông nói. "cũng không biết rằng nó nghiêm trọng đến mức nào."

Kể từ Thế Chiến Giới II các quá trình dân chủ và tiếng nói của nhân dân đã chỉ đạo trên quy mô lớn sự hình thành của các chính phủ ở nhiều cường quốc thế giới. GETTY IMAGES

Diamond cho rằng dân chủ thế giới đang qua một sự tụt lùi nhẹ nhưng kéo dài trong khoảng 10 năm. Hệ thống dân chủ như các nước Xô Viết cũ ở Đông Âu hoặc các nước trải qua Mùa Xuân Ả Rập Đang quay trở lại chủ nghĩa độc tài.

Chúng ta chưa bao giờ thấy điều gì như thế này trong nhiều thập niên và không biết nó sẽ dẫn đến đâu. Chúng ta không biết rằng nó nghiêm trọng đến mức nào

Nhưng năm ngoái, mọi thứ đã thay đổi. Dân chủ nay gặp rắc rối ở một số nền dân chủ lâu năm nhất thế giới, ông nói. "Có thể nói là một sự khủng hoảng."

Thực tế, sự xuống dốc của dân chủ đã được đo. Mỗi năm, kể từ 2006, Hoey và đồng nghiệp ở EIU có phát hành báo cáo xếp hạng về Chỉ Số Dân Chủ cho từng nước với thang đo 10 điểm. Nó là số liệu tổng hợp của 167 nước về chất lượng của quá trình chính trị, quyền tự do cơ bản, sự hoạt động của chính phủ, sự tham gia của công chúng và văn hoá chính trị. Với một quốc gia, có các mức độ như sau: dân chủ đầy đủ, dân chủ không đầy đủ, chế độ lai ghép hoặc chế độ độc tài.

Kết quả báo cáo năm ngoái là mờ nhạt. Nhìn chung, điểm trung bình thế giới là giảm, 72 nước xuống hạng so với 2015, 38 nước lên hạng. Số nước "dân chủ đầy đủ" từ 20 giảm xuống 19, Mỹ nay thuộc mức "không đầy đủ". Khoảng nửa dân số thế giới (49,3%) sống trong dân chủ không đầy đủ, chỉ 4,5% sống trong dân chủ đầy đủ, bằng 1/2 so với năm 2015.

Không chỉ những số đo của EIU cho hay sự chuyển đổi cơ bản và nhanh của chính trị thế giới. Andrew Reynolds, nhà khoa học chính trị của đại học North Carolina, đã lập luận rằng bang North Carolina của Mỹ không nên được xem xét là dân chủ nữa do đưa ra việc tước quyền bầu cử của cử tri da đen.

Sao vậy? Cái gì làm xói mòn hệ thống chính trị mà nó đã hướng đạo các nền kinh tế phát triển nhất thế giới trong nhiều thập niên.

Những sự kiện trọng đại mới đây như Brexit đã khơi dậy việc xem xét lại tương lai của dân chủ và vị trí của nó trên thế giới. GETTY IMAGES

Sự giải thích chung là thế giới đang phản ứng lại với khủng hoảng tài chính toàn cầu kéo theo nền chính trị khắc khổ và gây tác động ăn mòn lớn đến dân chủ, làm thay đổi cái nhìn của người dân đối với lãnh đạo. Tác động này là ngắn hạn, khi kinh tế đi lên thì chính trị sẽ trở lại bình thường. Nhưng điều ta trông thấy không phải thế, Hoey nói.

Chẳng hạn như Mỹ, sự xuống mức "dân chủ không đầy đủ" không phải do việc bầu tổng thống 2016. "Nước Mỹ đã loạng choạng bên bờ vực nhiều năm rồi, Donald Trump chỉ hưởng cái rắc rối nó đã ăn sâu từ trước." Hoey nói.

Lòng tin của công chúng vào thể chế dân chủ ở Mỹ đã lao dốc nhiều thập kỷ rồi. Theo khảo sát của trung tâm Pew Research Center 2015 thì chỉ có 19% nhân dân tin chính phủ luôn hoặc nhìn chung là làm đúng. Trong khi năm 1958 con số này là 73%.

Một số cho rằng là do các chính phủ không còn cảm thấy họ là "của dân, do dân, vì dân", như tổng thống Abraham Lincoln nói. Ở nửa sau của thế kỷ này, việc lãnh đạo, có thể nói, đã cần kỹ thuật hơn, với các vị trí quyền lực gồm một số lớn các nhà chính trị chuyên nghiệp và người uyên bác. Nhiều đảng chính trị có từ lâu đã có thời có sự liên kết chặt chẽ với một nhóm người cụ thể nào đó. Các đảng cánh tả hoặc đặc biệt là đảng xã hội dân chủ được thành lập để đại diện cho ý nguyện của tầng lớp lao động. Tuy nhiên những liên kết này đã bị kéo căng tới giới hạn đứt.

Nhìn chung, sự tách biệt giữa cánh tả và hữu mà đã có thời cho cử tri thấy rõ các sự lựa chọn thì nay không còn nữa, đặc biệt từ những năm 1990 và cuối thời chiến tranh lạnh. Các đảng đại diện cho 2 viễn cảnh hoạt động của xã hội suốt trong thế kỷ 20 thì nay chịu sự thất bại, Hoey nói. Các đảng ở hai phía mà di chuyển vào trung tâm, khoảng cách giữa giới tinh hoa chính trị và các khối cử tri lại càng rộng ra. "Chính trị không còn là những vấn đề lớn và những chủ đề lớn nữa," Hoey nói. "Nó trở nên vô hồn."

Những nhà lãnh đạo mới của thế giới như Donald Trump đã được lợi từ sự tăng tiến toàn cầu của tình cảm dân túy và quốc gia. GETTY IMAGES

Những người theo chủ nghĩa dân túy như Donald Trump và Nigel Farage, lãnh tụ cũ đảng Ukip của Anh. Những chính trị gia này có thể dành được sự ủng hộ bằng cách nói về các vấn đề mà các đảng đã không muốn đề cập tới một cách thẳng thắn. Ukip không có quyền lực chính trị cứng rắn (nghị viên Quốc Hội duy nhất được bầu đã bỏ đảng vào tuần trước) nhưng quan điểm thẳn thắn về nhập cư và sự chỉ trích các nhà kỹ thuật của EU đã tạo nên cuộc tranh luận Brexit.

Nhiều người đột nhiên nói về sự cần thiết để bảo vệ dân chủ. 'Nhưng bảo vệ dân chủ chống lại cái gì? Chống người dân?

Hoey cho biết những cú sốc chính trị gây ra là một lời cảnh báo. Nhưng khi không nói về những điều quan trọng đối với mọi người, các đảng phái chính thống vẫn thấy nó tới. Mọi người muốn được lên tiêng và khi họ có cơ hội tạo sự khác biệt với một cuộc bỏ phiếu trực tiếp (mà nó hứa hẹn sẽ tạo ra sự khác biệt lớn hơn so với quá trình quan liêu thông thường bốn năm 1 lần) là họ nắm lấy ngay. "Gà về chuồng là để ngủ," bà nói.

Do quần chúng phản ứng mạnh, giới tinh hoa chính trị (mà nhiều người trong giới truyền thông) đột nhiên nói về sự cần thiết phải bảo vệ nền dân chủ. "Nhưng bảo vệ dân chủ chống lại cái gì? Chống lại người dân? " Hoey hỏi. Bằng cách đưa công chúng tham gia cuộc tranh luận chính trị lớn nhất trong nhiều thập kỷ, Brexit là một hiện tượng, bà nói. "Những người, đã không bỏ phiếu từ nhiều năm, xuất hiện"

Ở nước Trung Quốc cộng sản, nước nhanh chóng nổi lên thành cường quốc thế giới mới, người dân coi chính phủ như một hình thức bảo hộ. GETTY IMAGES

Tuy nhiên, nhiều người vẫn cho rằng bản thân phản ứng mạnh mẽ của quần chúng là vấn đề, chứ không phải là một biểu hiện của một vấn đề. Cử tri bầu Brexit và Trump bị bêu xấu là cuồng tín - "đáng chê trách" - hoặc bị lầm đường bởi thông tin sai lạc hoặc bởi những chính trị gia dối trá. Nhưng để loại bỏ hàng triệu người như thế sẽ không dẫn chúng ta đến đâu cả, Hoey nói.

"Các đảng chính trị đã tránh né nói về những vấn đề quan trọng đối với người dân," bà nói. "Nếu ta không đặt những câu hỏi lớn về kiểu xã hội mà ta muốn sống, thì còn gì nữa?" Nếu người dân quan tâm đến điều gì thì nó phải được thảo luận dù chủ đề đó khó đến mấy.
"Sẽ phải có những xung đột ý kiến," bà nói. "Nếu ta muốn xét lại dân chủ thì đó là cách làm duy nhất. Không có cách chữa nào khác."

Đối với Hoey, Brexit và việc bầu Trump là cú sốc bầu cử có thể tốt cho dân chủ về lâu dài. "Trong suốt những năm qua, không ai thực sự quan tâm đến dân chủ," bà nói. "Đột nhiên tất cả mọi người nói về nó, thật là tuyệt vời." Nhưng Diamond nhìn thấy khía một cạnh u tối. "Nhiều nhà tư tưởng sâu sắc về chính trị, từ Plato đến các tác giả của hiến pháp Mỹ, đã lo lắng về tính dễ bị tổn thương của nền dân chủ thuần túy đối với sự chuyên chế của đa số".

Lý do mà nhiều quốc gia có dân chủ đại diện (trong đó người dân bầu ra đại diện để quyết định thay mặt họ) hoặc các cấu trúc khác, chẳng hạn như các phòng thứ hai của chính phủ, là vì ý nguyện của người dân cần được cân bằng với những thứ như bình đẳng và tự do dân sự. Một số quốc gia có hiến pháp quy định rõ ràng quyền không thể bàn cãi của người dân. Hầu hết nước đều có hệ thống tư pháp độc lập. "Bạn cần có phanh, như trong xe," Diamond nói. "Nếu xe chỉ có bàn đạp ga thì nó không phải là xe rất an toàn."

Nhiều nhà tư tưởng sâu sắc về chính trị đã lo lắng về tính dễ bị tổn thương của nền dân chủ thuần túy đối với sự chuyên chế của đa số

Ở nước Trung Quốc cộng sản, nước nhanh chóng nổi lên thành cường quốc thế giới mới, người dân coi chính phủ như một hình thức bảo hộ. GETTY IMAGES

Nguy cơ vốn có trong quá trình dân chủ là một nhà lãnh đạo có thể được bầu và loại bỏ những phanh đó. Khi người dân cảm thấy bị đe doạ về mặt thể chất (thí dụ do khủng bố) hoặc về kinh tế thì họ có khuynh hướng dễ chấp nhận hơn những lời kêu gọi dân túy độc đoán và sẵn sàng từ bỏ một số quyền tự do nào đó.

Ví dụ, Trump đã ủng hộ việc cấm nhập cư từ một số quốc gia dân đa phần là Hồi giáo. Và năm ngoái, chính phủ Anh đã có thể thông qua luật pháp giám sát Internet rộng lớn nhất của bất kỳ nền dân chủ nào. "Ở Mỹ và hầu hết các nước Tây Âu, việc kiểm tra và cân đối rất có thể sẽ đủ mạnh để ngăn ngừa thiệt hại nghiêm trọng đến các quyền tự do dân chủ và các biện pháp bảo vệ theo hiến pháp", ông Diamond nói. "Nhưng "rất có thể" không phải là "chắc chắn".

Diamond rất ngạc nhiên về tốc độ phân rã của quá trình và thể chế dân chủ ở các nước châu Âu như Hungary và Ba Lan là các quốc gia đã sáp nhập vào EU. "Có thể chúng ta sẽ có những bài học gây sốc về độ bền vững của nền dân chủ", ông nói.

Diamond đồng ý với Hoey về những nguyên nhân cơ bản của sự nổi dậy dân túy ở khắp phương Tây. "Khi người ta nói rằng họ không chịu nổi nhập cư được nữa, khi họ không biết liệu họ có thể nghỉ hưu chưa hoặc con cái họ sẽ làm các công việc gì thì lãnh đạo chính trị cần lắng nghe và đáp ứng nếu không mọi thứ sẽ bung bét," ông nói.

Nhưng chỉ đơn giản nói về những vấn đề này có thể không đủ. Để cạnh tranh với các đối thủ độc tài hơn, Diamond nghĩ rằng các chính trị gia sẽ cần phải nhượng bộ trong các chính sách tự do về kinh tế xã hội (về bình đẳng, nhập cư hoặc thương mại toàn cầu) mà chúng đã có tiến triển trong những năm gần đây. Ví dụ, đảng dân tộc Geert Wilders ở Hà Lan đã có việc làm tồi tệ hơn dự kiến trong cuộc bầu cử tháng này. Đó là bởi vì thủ tướng Hà Lan đã nhìn thấy những gì đang xảy ra và thực hiện một số điều chỉnh lớn về chính sách, Diamond nói.
Mặc dù đang ở thế bất lợi, nhiều người vẫn tin rằng dân chủ là hệ thống tốt nhất của chính phủ mà con người đã đưa ra, là điểm kết thúc cho sự tiến hóa chính trị. Tại các quốc gia phi dân chủ trên thế giới (ở một số phần của Châu Á, ở Châu Phi vùng hạ Sahara) mọi người đều muốn nó. Khi Trung Quốc trở nên giàu có hơn và nền kinh tế hiện đại hơn, ta có thể thấy một khát vọng ngày càng lớn về dân chủ ở tầng lớp trung lưu, theo Hoey. "Bản chất con người muốn được tự do."

Giới lãnh đạo chính trị cần lắng nghe và đáp ứng nếu không mọi thứ sẽ bung bét.

Đó là lý do vì sao những người như Joshua Wong cống hiến mình để đấu tranh cho nó. Tuy nhiên, cảm giác mạnh mẽ ở cả hai phía. Khi Wong đến Đài Loan vào tháng 1, anh đã gặp khoảng 200 người biểu tình ủng hộ Trung Quốc tại sân bay. Một người đã vượt qua hàng rào cảnh sát và cố gắng đấm anh. Wong thực hiện nốt chuyến viếng thăm với sự bảo vệ của cảnh sát. Liệu dân chủ có thực sự là hệ thống đạo đức chính đáng để ta lựa chọn người lãnh đạo xã hội không?

"Tôi không thấy bất kỳ một quốc gia độc tài ổn định nào", Diamond nói. Ông tin rằng các chính phủ ở những nơi như Trung Quốc, Nga và Iran cuối cùng sẽ sụp đổ. Ông nói: "Chế độ độc tài duy nhất hoạt động tốt trên thế giới là Singapore và tôi không chắc chắn rằng điều đó sẽ kéo dài," Trong mọi trường hợp, ta không thể xây dựng một lý thuyết dựa trên một quốc gia thành phố chỉ có vài triệu người."

Tuy nhiên, không phải ai cũng nghĩ rằng mọi thứ là mạch lạc. Daniel Bell tại Đại học Tsinghua ở Bắc Kinh lập luận rằng rất nhiều ý tưởng của phương Tây về dân chủ là cận kề với tín ngưỡng. Là nhà khoa học chính trị Canada được đào tạo ở Anh, Bell đã có nhiều năm sống và làm việc ở Trung Quốc. "Ở phương Tây, chúng ta có khuynh hướng chia thế giới thành các chế độ dân chủ tốt, mở đường cho tất cả những nước khác, và các chế độ độc tài xấu, ở mặt trái của lịch sử," ông nói.

Bell chỉ ra rằng các quốc gia phi dân chủ có thể có nhiều hình thức. Có các chế độ độc tài gia đình như ở Bắc Triều Tiên, các chế độ độc tài quân sự như ở Ai Cập, các chế độ quân chủ như ở Ả-rập Xê-út. Mỗi cái đều khác nhau. Và một số khác, như hệ thống theo phẩm chất của Trung Quốc (trong đó các quan chức chính phủ không được công chúng lựa chọn, nhưng được bổ nhiệm và thăng tiến theo năng lực và thành tích của họ) không nên bị bác bỏ hoàn toàn. Bell cho biết: "Để xếp đặt những chế độ đó vào cùng một rọ là vô lý. "Cố gắng tìm hiểu những gì đang xảy ra ở Trung Quốc không phải là một cách hay."

Đảng Cộng sản Trung Quốc có 88 triệu đảng viên. Đảng viên được quản lý bởi Vụ Tổ chức, về bản chất là một cơ quan nhân sự rất lớn. Để trở thành đảng viên, thí sinh phải vượt qua một loạt các kỳ thi. Vì vậy các quan chức chính phủ được lựa chọn từ khắp nơi trên đất nước và từ nhiều ngành khác nhau trong xã hội theo phẩm chất. Việc thăng tiến từ các quan chức cấp thấp đến đỉnh cao của chính phủ, về nguyên tắc, chỉ đơn giản là vấn đề về thành quả công việc.

Một vấn đề rõ ràng là có sự thiếu minh bạch trong cách đánh giá phẩm chất. Ở cấp thấp của chính quyền, hệ thống đang trở nên cởi mở hơn để công chúng xem xét. Một số thành phố của Trung Quốc đang thử nghiệm việc đưa ngân sách lên mạng và cho phép người dân bình luận, người dân có thể biết cán bộ địa phương hoạt động như thế nào. Nhưng cách mà đảng chọn những người lãnh đạo cao nhất thì nhìn chung không được biết, Bell nói. "Nếu họ cởi mở hơn chút nữa, nó sẽ giúp hợp pháp hóa hệ thống này ở nước ngoài."

Nếu Trung Quốc nói họ sẽ làm gì đó vào 2030 thì chúng ta có thể khá chắc chắn là họ sẽ làm việc đó

Thách thức lớn nhất đối với chính trị Trung Quốc là tham nhũng. Một hệ thống dân chủ có thể sống với tham nhũng vì các nhà lãnh đạo tham nhũng có thể bị gạt ra khỏi chính quyền bằng bầu cử, ít nhất là về lý thuyết. Nhưng trong một hệ thống theo phẩm chất, tham nhũng là một mối đe dọa hiện hữu. Nếu các nhà lãnh đạo chính trị bị xem là tham nhũng, họ không thể tuyên bố phẩm chất cao và do đó mất đi một đặc tính để ở chức vụ đó. Vì lý do này, Trung Quốc cần nhiều cơ chế hơn để buộc các chính trị gia phải giải trình. Thí dụ, các quan chức Trung Quốc đã nghiên cứu các dịch vụ dân sự của Anh để tìm hiểu cách đối phó với tham nhũng. "Bầu cử là một van an toàn không thấy có ở Trung Quốc," Bell nói. "Nhưng họ biết điều này. Đó là lý do họ có cuộc đấu tranh chống tham nhũng dài nhất và có hệ thống nhất trong lịch sử gần đây ".

Có những sai sót rõ ràng trong hệ thống của Trung Quốc, Bell nói.. Nhưng ông cũng ghi nhận một số lợi thế. Tất cả các quan chức chính trị ở hàng đầu đều có kinh nghiệm đáng kể trong việc điều hành một quốc gia, "không giống như ở Mỹ với tổng thống hiện nay". Chính phủ cũng không có chu kỳ bầu cử và có thể tập trung vào các chính sách của mình. "Nếu họ nói rằng họ sẽ làm gì đó vào năm 2030, ta có thể khá chắc chắn rằng họ sẽ làm điều đó," ông nói.

Điều này đã cho phép Trung Quốc đưa hàng triệu người thoát khỏi đói nghèo chỉ trong vài thập kỉ, xây dựng một lượng lớn cơ sở hạ tầng mới trong cuộc phát động xây dựng lớn nhất thế giới từng thấy, và bắt đầu giải quyết vấn đề ô nhiễm đô thị và khí thải nhà kính. Theo Bell, các quan chức thường được đánh giá chủ yếu ở mức độ làm tốt việc giảm nghèo. Hiện nay họ cũng tính đến việc cải thiện môi trường.

Phương Tây đã cố gắng để xuất khẩu dân chủ không chỉ ở đầu súng, mà còn bằng cách áp đặt pháp luật

Bell nói rằng rất nhiều cuộc điều tra cho thấy hệ thống Trung Quốc đã có sự hỗ trợ mạnh mẽ trong nước ở hầu hết các tầng lớp xã hội, nơi mà chính phủ được coi là cung cấp một hình thức giám hộ. Ông đồng ý với Hoey rằng khi Trung Quốc trở nên giàu có hơn và tầng lớp trung lưu phát triển, thì nhiều người sẽ muốn có tiếng nói về cách điều hành đất nước. Nhưng điều đó không có nghĩa là sự kêu gọi cho dân chủ. Thay vào đó, có lẽ nhiều người sẽ đăng ký gia nhập đảng cầm quyền. Giờ đây mọi người đều có quyền như nhau để tham gia các cuộc kiểm tra để trở thành quan chức nhà nước. "Có nhiều cách khác nhau để tham gia vào chính trị."

Cho dù thế nào, nền dân chủ dễ sinh sôi phát triển hơn khi nó được trồng tại nhà. Những nỗ lực trong vài thập kỷ qua để xuất khẩu dân chủ trên thế giới đã chứng tỏ là một thảm hoạ hoàn toàn, Hoey nói: "Toàn bộ ý tưởng là sai về nguyên tắc vì nền dân chủ không phải là để chúng ta đi phân phát. "Để nó có ý nghĩa, nó phải xuất phát từ người dân. Nó cần phải có nguồn gốc sâu xa trong các giá trị và văn hoá của đất nước."

Tuy nhiên, phương Tây đã cố gắng để xuất khẩu dân chủ không chỉ ở đầu súng (như trong các can thiệp quân sự ở Trung Đông) mà còn bằng cách áp đặt luật pháp. Thí dụ, LMCA dồn đẩy các giá trị và các luật phương Tây vào các nước thành viên mới. Điều này có thể là quá xâm phạm, Hoey nói. Kết quả là, thay vì được coi là một khát vọng chung của con người, nền dân chủ đôi khi có thể được coi là một sản phẩm của riêng phương Tây và vì thế bị từ chối.

Với môi trường chính trị trên thế giới đang chuyển hướng và nhiều quốc gia áp dụng một quan điểm dân tộc chủ nghĩa hơn, Mỹ và Tây Âu đã từ bỏ hầu hết các tham vọng của họ để thay đổi chế độ trên toàn thế giới. Nhưng nhìn vào bên trong có thể không là điều xấu. "Nếu phương Tây muốn thúc đẩy dân chủ thì họ nên làm điều đó bằng ví dụ," Hoey nói.




No comments: