Thanh Trúc, phóng viên RFA
2017-04-07
2017-04-07
Ủy
Hội Hoa Kỳ Về Tự Do Tôn Giáo Quốc Tế (USCIRF) vừa phát động một chiến
dịch mới có tên là Tù Nhân Lương Tâm Tôn Giáo, nêu bật trường hợp những cá
nhân trên thế giới bị giam giữ tù đày vì đức tin hoặc đòi quyền tự do tín ngưỡng
tại đất nước tôn giáo của họ. Việt Nam là một trong những quốc gia được
nhắc đến.
Buổi lễ phát động Chiến dịch Tù Nhân Lương Tâm Tôn
Giáo tại Washington, DC hôm 6/4/2017. RFA photo
Chiến dịch Tù Nhân Lương Tâm Tôn Giáo mà Ủy Hội
Hoa Kỳ Về Tự Do Tôn Giáo Quốc Tế phát động, diễn ra tại trung tâm thăm viếng
trong điện Capitol hôm thứ Năm dưới hình thức một cuộc họp báo.
Đây là nỗ lực hay có thể gọi là bước hành động mới của
Ủy Hội Hoa Kỳ Về Tự Do Tôn Giáo Quốc Tế, nêu bật những hồ sơ tiêu biểu liên
quan đến những cá nhân đang bị cầm tù ngay trên đất nước của họ vì đã bày
tỏ đức tin hoặc tranh đấu cho quyền tự do tín ngưỡng.
Phúc trình thường niên của Ủy Hội Hoa Kỳ Về Tự
Do Tôn Giáo Quốc Tế còn giữ vai trò quan trọng trong việc tư vấn cho quốc
hội cũng như hành pháp Mỹ về tình hình tự do tôn giáo tại các nước trên
thế giới .
Lên tiếng với đài Á Châu Tự Do trước buổi họp, chủ tịch
của USCIRF, linh mục Thomas Reese, cho biết:
Buổi họp này nhằm mục đích nêu bật vấn đề tự do tôn
giáo, nêu danh những tù nhân lương tâm trên thế giới. Đây là những người thiệt
thòi vì qui định khắt khe của chính phủ nước họ. Họ bị giam cầm, bị sách
nhiễu, bị buộc phải chối bỏ đức tin bởi một nhà nước chủ trương kiểm soát chặt
chẽ hoạt động thờ phượng. Nhiệm vụ của Ủy Hội Hoa Kỳ Về Tự Do Tôn Giáo Quốc Tế
là nói lên tiếng nói thay cho họ, rằng họ không bị quên lãng, rằng chúng ta hiểu
được sự đau khổ họ đang chịu đựng với hy vọng các chính phủ phải xem lại mà trả
tự do cho họ.
Hồ
sơ về Việt Nam
Được biết trong số 10 hồ sơ tiêu biểu về tù
nhân lương tâm các nước có hồ sơ về Việt Nam và trường hợp tù tội của mục sư
Nguyễn Công Chính cùng trường hợp bị sách nhiễu đối với vợ mục sư Chính là bà
Trần Thị Hồng.
Hình mục sư Nguyễn Công Chính và vợ, bà Trần Thị Hồng
tại buổi phát động Chiến dịch Tù Nhân Lương Tâm Tôn Giáo. RFA photo
Soạn thảo hồ sơ về mục sư Nguyễn Công Chính đang bị
tù tội là ủy viên Jackie Wolcott của Ủy Hội Hoa Kỳ Về Tự Do Tôn Giáo Quốc Tế.
Linh mục Thomas Reese là người trình bày về ông Nguyễn Công Chính tại buổi họp
báo:
Vị mục sư này đang bị giam giữ trong tù, bị đánh đập
và bị sách nhiễu. Chúng tôi nêu ra để mong chính phủ Việt Nam nương tay đối với
ông ta đồng thời để yên cho dân chúng của họ được tự do thờ phượng.
Việt Nam là nước được quan tâm theo dõi bao năm qua,
được chúng tôi nhắc đi nhắc lại trong mỗi phúc trình hàng năm về tự do tôn
giáo. Chúng tôi từng liệt tên Việt Nam vào danh sách CPC những nước cần quan
tâm đặc biệt vì thiếu tự do tôn giáo một cách trầm trọng.
Bản thân tôi từng thăm viếng Việt Nam hai năm trước,
từng chứng kiến những tiến bộ đáng kể trong lãnh vực tôn giáo ở đất nước này
sau chiến tranh. Thế nhưng điều chúng tôi băn khoăn là vấn đề tù nhân lương tâm
mà điển hình là vị mục sư được nhắc đến hôm nay.
Trong hai năm qua Ủy Hội Hoa Kỳ Về Tự Do Tôn Giáo Quốc
Tế vẫn gọi Việt Nam là quốc gia cần quan tâm đặc biệt vì thiếu tự do tôn
giáo. Phúc trình thường niên 2016 sắp hoàn tất và sẽ được công bố cuối tháng
này, khi đó quí vị sẽ thấy chúng tôi xếp hạng Việt Nam như thế nào. Nhưng tôi
có thể khẳng định đưa Việt Nam trở lại danh sách CPC vẫn là yêu cầu của Ủy Hội
đối với hành pháp Hoa Kỳ. Mọi chi tiết sẽ được thể hiện trong phúc trình thường
niên về tự do tôn giáo 2016 tới đây.
Tại buổi họp báo hôm thứ Năm, Ủy Hội Hoa Kỳ Về Tự Do
Tôn Giáo Quốc Tế cũng mời gọi báo giới và các tổ chức NGO góp ý về việc
làm sao đẩy mạnh chiến dịch Tù Nhân Lương tâm Tôn Giáo ra toàn thế giới, kêu gọi
sự chú ý vận động để những người này được trả tự do và trở lại cuộc sống bình
thường.
Dịp này, một mẫu đơn để mọi người điền tên tuổi cũng
như trường hợp tù nhân lương tâm đang bị tù đày, bị hành hạ hay bị mất tích mà
họ biết , kế đó ký tên xác nhận. Danh sách với chữ ký sẽ được Ủy Hội Hoa Kỳ Về
Tự Do Tôn Giáo Quốc Tế dùng làm bằng chứng cho những vận động sắp tới nhằm chấm
dứt điều gọi là vì thờ phượng hay sinh hoạt theo đức tin mà bị bắt giữ một cách
vô cớ và tùy tiện.
--------------------------
Tin,
bài liên quan
No comments:
Post a Comment