Thu Hằng – RFI
Đăng ngày 06-04-2017
Tổng
thống Mỹ Donald Trump đón tiếp chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình ngày 06/04/2017
tại khu biệt thự Mar-a-Lago sang trọng ở Florida. Cuộc tiếp xúc đầu tiên giữa
hai nguyên thủ được đánh giá « rất quan trọng » cho tương lai
quan hệ song phương.
Quang cảnh khách sạn Eau Palm Beach, nơi ông Tập Cận Bình nghỉ
tại Manalapan, Florida trong thời gian thăm Mỹ từ 05/ 04/2017.REUTERS/Joe
Skipper Download Picture
Trả lời thông tín viên RFI Anne-Marie Capomaccio,
ông Christopher Ruddy, tổng giám đốc trang Newsmax và là bạn lâu năm của tổng
thống Donald Trump, nhận định đây là « chuyến viếng thăm mấu chốt »,
vì thế, chủ tịch Trung Quốc được mời đến Mar-a-Lago.
Trong hai ngày, ông Donald Trump và ông Tập Cận Bình
sẽ đề cập đến nhiều chủ đề như tranh chấp ở Biển Đông, một nước Trung Hoa duy
nhất… Tuy nhiên, thâm hụt thương mại của Mỹ so với Trung Quốc và mối đe dọa hạt
nhân Bắc Triều Tiên sẽ được hai nhà lãnh đạo đặc biệt lưu ý trong bối cảnh Bình
Nhưỡng vừa bắn tên lửa ra biển Nhật Bản (ngày 05/04) dường như để thách thức cả
Washington lẫn Bắc Kinh.
Trong chuyến công du châu Á vào tháng 03/2017, ngoại
trưởng Mỹ Rex Tillerson từng tuyên bố « Thời gian cho mọi lời phát biểu
đã hết ». « Ưu tiên tuyệt đối » của Hoa Kỳ là « Trung
Quốc gây áp lực với Bình Nhưỡng », theo nhận định của bà Susan
Thornton, phụ trách khu vực châu Á tại bộ Ngoại Giao Mỹ.
Trung Quốc là đồng minh thân cận nhất của chế độ Kim
Jong Un và được Hoa Kỳ coi là chìa khóa để giải quyết vấn đề hạt nhân Bắc Triều
Tiên. Tuy nhiên, Bắc Kinh rất cân nhắc về các biện pháp gây sức ép của đối với
nước láng giềng vì lo ngại hệ quả địa-chính trị trong trường hợp chế độ Bình
Nhưỡng bị sụp đổ.
Vấn đề thương mại là một chủ đề quan trọng khác trên
bàn đàm phán giữa tổng thống Donald Trump và chủ tịch Tập Cận Bình. Nhà Trắng
muốn giảm bớt rào cản của Trung Quốc đối với lĩnh vực đầu tư và tự do trao đổi
mậu dịch. Năm 2016, thâm hụt thương mại của Mỹ với Trung Quốc lên đến 350 tỉ đô
la. Bắc Kinh áp đặt mức thuế 25% đối với xe hơi nhập khẩu và hạn chế nhập khẩu
nông phẩm, trong đó có thịt bò và lợn.
Trong khi đó, các vấn đề như khí hậu và nhân quyền sẽ
không được đề cập trong thượng đỉnh lần này.
*
TIN
LIÊN QUAN
No comments:
Post a Comment