22.11.2016
Tổng
thống tân cử Mỹ Donald Trump ngày 21/11 công bố video đề ra những việc sẽ làm
ngay ngày đầu tiên nhậm chức vào Tòa Bạch Ốc, trong đó có việc rút Mỹ ra khỏi
thỏa thuận Đối tác Xuyên Thái Bình Dương TPP mà chính quyền Tổng thống Barack
Obama khởi xướng và dày công vun đắp.
Ông
Trump sẽ tuyên thệ nhậm chức vào ngày 20/1 tới đây.
Trong
danh mục những ưu tiên ngày đầu làm Tổng thống được tiết lộ trong video hôm
nay, ngoài rút bỏ TPP, ông Trump còn cho biết sẽ yêu cầu Bộ Lao động điều tra
những lạm dụng trong chương trình cấp visa của Mỹ đối với lao động nhập cư.
Cùng ngày ông Trump công bố video này, Thủ tướng Nhật Bản, Shinzo Abe tuyên bố Hiệp
định TPP sẽ trở nên vô nghĩa nếu không có Hoa Kỳ.
Phát
biểu từ cuộc họp báo ở Buenos Aires hôm 21/11, Thủ tướng Abe cho biết thêm rằng
kể từ sau cuộc bầu cử Mỹ hôm 8/11, không một nước nào tham gia TPP trì hoãn các
nỗ lực nội bộ chấp thuận TPP hay hủy bỏ thỏa thuận này.
Dẫu
vậy, TPP mà 11 quốc gia cùng Hoa Kỳ bỏ công thương lượng lâu nay vẫn không kịp
‘chào đời’ trước khi Mỹ thay đổi bộ máy lãnh đạo.
Chính
quyền của Tổng thống sắp mãn nhiệm Barack Obama kỳ vọng thỏa thuận chiếm 40% sức
mạnh kinh tế thế giới TPP sẽ giúp Hoa Kỳ đề ra nghị trình mậu dịch toàn cầu trước
sức trỗi dậy của Trung Quốc.
Nhật
và các nước Châu Á tham gia hiệp định này cũng mong muốn thiết lập một đối trọng
với chính sách bành trướng của Bắc Kinh ở khu vực Thái Bình Dương trong lúc
Trung Quốc đang tìm cách mở rộng phạm vi ảnh hưởng kinh tế, chính trị tại đây.
Vì
vậy, chỉ hai ngày sau khi ứng viên Cộng hòa Donald Trump đắc cử Tổng thống Mỹ,
Hạ viện Nhật nhanh chóng thông qua thỏa thuận thương mại do chính phủ Obama dẫn
đầu mà ông Trump mạnh mẽ phản đối.
Luật
sư Vũ Đức Khanh kiêm Giáo sư luật tại Đại học Ottawa (Canada) chuyên nghiên cứu
về chính trị Việt Nam, quan hệ quốc tế, và luật pháp quốc tế nhận định với VOA
Việt ngữ:
“Hiệp định Đối tác
Xuyên Thái Bình Dương, xuyên Thái Bình Dương nghĩa là gồm hai trục: phía bờ Tây
và bờ Đông. Phía bờ Đông, Nhật là nước dẫn đầu. Phía bờ Tây là Mỹ. Cho nên, sự
thông qua của Hạ viện Nhật đã đặt chuyện thúc đẩy Mỹ trong ván bài cuối cùng của
năm nay.”
Các
nhà lập pháp Nhật hy vọng việc họ thông qua TPP sẽ gửi một thông điệp tới Mỹ,
nhưng thông điệp đó xem ra không có tác dụng.
Thủ
tướng Nhật Shinzo Abe xem TPP là cột trụ trong cương lĩnh kinh tế của ông nhằm
vực dậy lĩnh vực xuất khẩu chủ đạo của quốc gia.
Tháng
9 năm nay, Tổng thống Barack Obama đã ra lời cảnh báo rằng nếu Mỹ không xúc tiến
TPP để đề ra những quy chuẩn cho mậu dịch công bằng tại thị trường Châu Á, thì
Mỹ sẽ bị hất chân, sẽ là một thua thiệt lớn cho các doanh nghiệp Hoa Kỳ trong
lúc Bắc Kinh đang thúc đẩy một hiệp định tự do thương mại trong khu vực với các
luật lệ không có lợi cho người lao động và doanh gia Mỹ.
Thế
nhưng, tân Tổng thống Donald Trump lại xem TPP là một thảm họa cho nước Mỹ. Ông
Trump khẳng định dù ông ủng hộ tự do mậu dịch, ông không tán thành TPP hay các
thỏa thuận hiện hành khác như Hiệp định Tự do Thương mại Bắc Mỹ NAFTA vì, theo
ông, các hiệp định này không được thương lượng công bằng và không phục vụ lợi
ích nước Mỹ.
Chiến
thắng của ông Trump vào Tòa Bạch Ốc xua tan hy vọng rằng Quốc hội Mỹ sẽ thông
qua TPP trước cuối năm nay và là một đòn giáng đối với những ai kỳ vọng TPP sẽ
giúp củng cố vai trò cân bằng của Mỹ tại khu vực đang bị Trung Quốc ‘làm mưa
làm gió.’
Luật
sư Vũ Đức Khanh:
“Quả thật tôi không
biết vai trò của Mỹ sẽ như thế nào trong khu vực, đặc biệt khi chúng ta thấy sự
trở cờ của Philippines, Malaysia cũng đã quay lại với Bắc Kinh, còn Việt Nam
thì không biết bám vào ai trong thời điểm này. Cho nên, nếu như không thông qua
TPP kỳ này, kể như vai trò của Mỹ không còn vai trò nào ảnh hưởng trong khu vực
châu Á Thái Bình Dương cả.”
Ngoài
hai cường quốc Mỹ, Nhật ở hai bờ Đông-Tây, TPP còn bao gồm sự tham gia của 10
nước khác như Australia, Brunei, Canada, Chile, Malaysia, Mexico, New Zealand,
Peru, Singapore và Việt Nam.
*
Liên quan :
No comments:
Post a Comment