Thu Hằng – RFI
Đăng
ngày 21-11-2016
.
Người dân Hàn Quốc biểu
tình đòi tổng thống Park Geun Hye từ chức, Seoul, ngày 19/11/2016. REUTERS/Kim
Hong-Ji
.
Từ bốn tuần nay, người
dân Hàn Quốc liên tục xuống đường đòi tổng thống Park Geun Hye từ chức vì vụ
tham nhũng của nữ « quân sư » Choi Soon Sil. Thế nhưng, cuộc
biểu tình vào thứ Bẩy 19/11/2016 còn mang quy mô lớn hơn với khoảng 500.000 người,
đặc biệt « giới trẻ thức tỉnh chính trị tại Seoul », như hàng tựa của
nhật báo Le Figaro.
Tờ
báo nhận định đỉnh điểm của cuộc huy động dân chủ chưa từng có kể từ đầu những
năm 2000 là rất nhiều học sinh-sinh viên trở lại trường chính trị. Một thanh
niên 26 tuổi lần đầu tiên tham gia biểu tình vì « không còn chịu
được tổng thống Park nữa. Bà ấy đã phá hoại nền dân chủ và phớt lờ dân tộc. Tôi
có cảm giác trở lại những năm 1970, cứ như đang ở Bắc Triều Tiên vậy ! ».
Một người khác giải thích sự phản đối của mình do « bà ấy (tổng
thống Park) không nghe ai cả, vì vậy điều quan trọng là chúng tôi thể hiện
quan điểm của mình ».
Theo
nhận xét của phóng viên Le Figaro, thế hệ trẻ Hàn Quốc của những năm 2000 dường
như chưa quen với việc xuống đường biểu tình vì họ thờ ơ với chính trị và vẫn sống
trong những ngọt ngào từ sự phồn thịnh, mà cha mẹ họ đã nỗ lực giành được. Có
thể nhận thấy họ tỏ ra rụt rè đằng sau chiếc micro, hay rời rạc hô to những lời
chỉ trích tổng thống Park Geun Hye.
Dù
sao, theo một nhà nghiên cứu thuộc Viện Asan, các cuộc biểu tình này khiến người
ta liên tưởng đến cuộc « Cách mạng Dù » ở Hồng Kông,
vừa về tính chất ôn hòa, vừa về động cơ liên quan đến chính trị và kinh tế-xã hội.
Ngoài ra, đằng sau sự phản đối bộ máy đang cầm quyền còn là sự lo lắng của một
thế hệ mới có đủ các loại bằng cấp, nhưng phải đối mặt với một tương lai mù mịt
vì tình trạng thất nghiệp không ngừng trầm trọng.
Thêm
vào đó, viễn cảnh cho giới trẻ Hàn Quốc càng thêm ảm đạm, vì cuộc khủng hoảng tại
các xưởng đóng tầu, những khó khăn mà tập đoàn Samsung đang phải đối mặt và tập
đoàn vận tải Hanjin phá sản. Từ khi vụ tham nhũng bị phanh phui, các cơ quan
truyền thông và các mạng xã hội ở Hàn Quốc còn cáo buộc « quân
sư » của tổng thống Park Geun Hye đứng đằng sau vụ phá sản của tập
đoàn Hanjin, vụ chìm phà Sewol…
Người
dân Hàn Quốc xuống đường để thể hiện nỗi bất bình, giận dữ của một quốc gia trở
thành một con rối và bị chính người đứng đầu nhà nước lừa dối. Một thanh niên
tham gia biểu tình lập luận : « Chúng tôi tự hào vì vừa có một
nền dân chủ và một nền kinh tế năng động. Bà Park đã khiến chúng tôi thụt lùi
trên cả hai lĩnh vực. Vì vậy, bà ấy phải ra đi ».
*
Bầu cử
sơ bộ liên minh trung hữu Pháp : François Fillon gây bất ngờ
Thời
sự Pháp với cuộc bầu cử sơ bộ của liên minh trung-hữu là chủ đề chính trên các
nhật báo trong số ra ngày 21/11/2016. Cuộc bầu cử được đánh giá là chưa từng có
về số lượng cử tri kỷ lục tham gia bầu vòng sơ bộ (gần 4 triệu người) và có kết
quả bất ngờ.
Cựu
thủ tướng François Fillon, từ vị trí thứ 3 theo kết quả thăm dò, đã vượt lên dẫn
đầu với 44,2% tổng số phiếu được kiểm, bỏ xa thị trưởng Bordeaux Alain Juppé
(28,4%), người được đánh giá là ứng viên sáng giá nhất. Trong khi đó, cựu tổng
thống Nicolas Sarkozy chỉ nhận được 20,6% số phiếu, ngậm ngùi chia tay giấc mơ
chinh phục điện Elysée và tuyên bố ủng hộ cho François Fillon ở vòng hai.
Dĩ
nhiên nhật báo thiên hữu Le Figaro dành nhiều trang để phản ánh sự kiện quan trọng
này. « Cơn sóng dồn dập Fillon » là hàng tự lớn trên
trang nhất. « François Fillon cất cánh, Alain Juppé tan nát,
Nicolas Sarkozy mờ nhạt » là hàng tựa ngắn gọn tóm tắt đầy đủ thực
trạng của mỗi ứng viên.
Minh
họa cho hình ảnh của François Fillon, Les Echos nhận định « Fillon
đầy sức mạnh » và « Fillon chiếm ưu thế trong vòng
hai đối mặt với Juppé ». Thất bại tại vòng một của cựu tổng thống Pháp
được nhật báo kinh tế đánh giá là « một điều nhục nhã đối với
Nicolas Sarkozy ».
Chiếm
2/3 trang nhất của nhật báo thiên tả Libération là hình ảnh một « Sarkozy :
Thất bại », đôi mắt nhắm nghiền đượm vẻ mệt mỏi. Theo tờ báo, « Nicolas
Sarkozy nghỉ hưu ở tuổi 62 ». Ngay bên cạnh Sarkozy, nhưng chỉ
chiếm 1/3 trang nhất, là hình ảnh một « Fillon : Cất
cánh ». Tờ báo không ngần ngại đánh giá chiến thắng của « Fillon
là điều kỳ diệu ».
Riêng
nhật báo Le Monde, do ra từ hôm trước nên chỉ đề cập đến hậu trường của chiến dịch
vận động tranh cử của các ứng viên trước vòng bầu cử sơ bộ.
*
Cử tri
cánh tả bỏ phiếu sơ bộ cánh hữu để ngăn Sarkozy
Trong
nhiều khu phố ở Paris, nơi người dân hiếm khi bỏ phiếu cho cánh hữu, vẫn có một
hàng dài cử tri chờ đến lượt bỏ phiếu trong cuộc bầu cử sơ bộ vòng 1 của liên
minh trung-hữu.
Theo
phóng sự của nhật báo Libération, đây là « hành động phản kháng của
cử tri cánh tả ». Họ đi bỏ phiếu « chỉ để có một ứng viên
cánh hữu ít kinh hoàng nhất » hay « chỉ để không phải
nhìn lại Nicolas Sarkozy ». Một người khác thì giải thích, « lựa
chọn của tôi sáng nay sẽ hoàn toàn không phải là lựa chọn trong vòng đầu tiên của
cuộc bầu cử tổng thống », vì để chọn người đứng đầu điện Elysée,
bà luôn bỏ phiếu cho cánh tả.
Tại
một số phòng phiếu khác ở các quận bình dân hơn, một cử tri ủng hộ cánh tả phân
trần cho hành động của mình : « Đằng nào năm 2017, chúng ta sẽ
có một tổng thống cánh hữu. Vậy thà chọn người ít kinh khủng nhất » ngay
từ bây giờ.
*
Thủ tướng
Angela Merkel tranh cử nhiệm kỳ thứ tư
Sau
khi họp với đảng Dân Chủ-Thiên Chúa Giáo CDU của mình, thủ tướng Đức Angela
Merkel thông báo tranh cử nhiệm kỳ thứ 4 vào năm 2017 vì « các giá
trị dân chủ », và « không muốn rời con thuyền đang trong
tâm bão », cũng như muốn « định hướng trong giai đoạn khó khăn ».
Theo
Les Echos, thủ tướng Đức muốn chiếm lại được lòng tin của người dân nhờ các chủ
đề cụ thể hơn như chế độ hưu trí, tác động của kỹ thuật số đến việc làm hay
tương lai của các ngành công nghiệp xe hơi, hóa học và máy móc công cụ.
Nếu
như số lượng người dân Đức ủng hộ bà tiếp tục điều hành chính phủ tăng lên, 55%
so với 50% vào tháng 08/2016, thì cuộc tranh cử năm 2017 của bà Angela Merkel sẽ
phức tạp hơn so với trước đây vì chính sách di dân vẫn bị chỉ trích, đặc biệt
ngay tại « sân nhà ».
Thực
tế này cũng được bà Angela Merkel thừa nhận, và được Le Figaro nêu trong bài viết « Merkel
« sẵn sàng » cho nhiệm kỳ thứ 4 » : « Cuộc bầu
cử này (năm 2017) sẽ là một trong những cuộc bầu cử khó khăn
nhất » do « sự phân cực của xã hội Đức »,
áp lực « của cánh hữu »hay sự đe dọa của liên minh cảnh tả
Dân chủ-Xã hội (SDP), Đảng Xanh, Die Linke và những bất trắc trên quy mô quốc tế.
*
Donald
Trump tăng tốc thành lập ê-kíp cực đoan
Tổng
thống tân cử Hoa Kỳ không thành lập chính phủ mới tại thủ đô Washington mà ngay
trong tòa tháp Trump Tower, tọa lạc trên đại lộ số V. Theo nhật báo Le Monde, « Trump
Tower trở thành trụ sở quyền lực của Hoa Kỳ » cùng với hình ảnh
hàng rào ngăn người qua lại và lực lượng an ninh dầy đặc trước lối vào chính.
Trang
nhất của Le Monde cho biết, ông Donald Trump đã lần lượt bổ nhiệm các nhân vật
đánh giá là « cứng rắn » vào nhiều vị trí chủ chốt :
Micheal Flynn phụ
trách an ninh quốc gia,
Micheal Pompeo làm giám đốc cơ quan tình báo CIA, Jeff Sessions, nổi tiếng
vì những quan điểm cực đoan về nhập cư, làm bộ trưởng Tư Pháp, Stephen Bannon làm cố vấn
chiến lược.
Người
con rể Jared Kushner của ông Trump tiếp tục gây ảnh hưởng với bố vợ, dù chưa
bao giờ phát biểu trên các phương tiện truyền thông. Sự ảnh hưởng trong khuôn
khổ gia đình còn thể hiện qua việc trưởng nữ của nhà tỉ phú tham dự buổi gặp gỡ
giữa tổng thống tân cử Mỹ và thủ tướng Nhật Bản, cũng tại « thành
trì » của dòng họ Trump.
Vẫn
liên quan đến Donald Trump, nhật báo Les Echos đề cập đến một khía cạnh
khác : « Tấn công, nói dối, kinh doanh : Trump tiếp tục
các hành động gây nhiều tranh cãi ». Liệu một tân tổng thống Trump có
khác một ứng viên Trump của đảng Cộng Hòa hay không ? Theo Les Echos, có lẽ
là « không » vì các hành động trong thời gian gần
đây của người đàn ông quyền lực vẫn chưa tách biệt rõ ràng giữa công và tư. Tổng
thống tân cử, trong tư cách là một doanh nhân, mới đây đã gặp ba nhà thầu xây dựng
Ấn Độ. Ông vẫn đăng những tin tweet giết người nhắm vào báo giới và những người
chỉ trích.
*
Airbnb
và tham vọng trở thành hãng lữ hành
Không
còn hài lòng là một dịch vụ cho thuê nhà hay căn hộ du lịch, « Airbnb
đang có tham vọng trở thành một hãng lữ hành » bán cả vẻ máy bay,
cho thuê xe hơi, lập kế hoạch vui chơi, thậm chí là cả đi chợ mua sắm. Có nghĩa
là « mọi hoạt động liên quan đến một chuyến du lịch được tập hợp
trong cùng một ứng dụng », theo giải thích của Brian Chesky, nhà đồng
sáng lập ứng dụng, với nhật báo Le Monde.
Ngày
17/11, nhân dịp khai mạc Open, một festival thường niên của Airbnb quy tụ khoảng
7.000 người sử dụng ở Los Angeles (California), Airbnb công bố loại hình du lịch
trải nghiệm mới : hơn 500 hoạt động đã sẵn sàng tại 12 thành phố lớn trên
toàn thế giới, trong đó có Luân Đôn, Paris, San Francisco hay Tokyo và sẽ được
áp dụng tại khoảng 40 thành phố khác vào năm 2017.
Một
số ví dụ cụ thể của hình du lịch trải nghiệm này : ngắm sao với một nhiếp ảnh
gia thiên văn ở Los Angeles (Mỹ), thăm quan một xưởng thêu tại Seoul (Hàn Quốc)
hay tìm nấm cục quý hiếm (truffes) tại Toscane (Ý).... Các trải nghiệm này
nhằm mục đích tìm kiếm sự khác biệt so với các hình thức du lịch hiện
hành.
---------------------------
VOA 22.11.2016
VOA
22.11.2016
No comments:
Post a Comment