Người
Việt
Friday,
November 6, 2015 2:44:51 PM
HÀ
NỘI, Việt Nam (NV) - Phát biểu trước Quốc Hội Việt Nam, ông Tập Cận Bình,
tổng bí thư kiêm chủ tịch Trung Quốc, không hề đả động đến Biển Đông mà chỉ nhấn
mạnh hai bên là “láng giềng” và cùng là “chủ nghĩa xã hội.”
Theo
tiết lộ của chủ nhiệm Văn Phòng Quốc Hội Việt Nam thì chính ông Tập Cận Bình,
muốn nói chuyện với Quốc Hội Việt Nam khi đến thăm Việt Nam trong hai ngày 5 và
6 Tháng Mười Một. Cũng vì vậy, chính quyền Việt Nam đã sắp xếp để đáp ứng yêu cầu
này của ông.
Về
lý thuyết, Quốc Hội Việt Nam đại diện cho khoảng 90 triệu công dân Việt Nam. Vì
thế, đề nghị nói chuyện với 493 đại biểu Quốc Hội của ông Tập Cận Bình giống
như phát biểu với dân chúng Việt Nam.
Theo
tường thuật của báo chí Việt Nam, sáng 6 Tháng Mười Một, tất cả đại biểu đã đứng
dậy chào và vỗ tay hoan nghênh ông Tập Cận Bình, người từng vài lần khẳng định
với cộng đồng quốc tế rằng: “Biển Đông là của Trung Quốc.”
Thậm
chí, hồi trung tuần tháng trước, ông còn “chú thích” thêm rằng, từ xưa, các đảo
và bãi đá ở Biển Đông vốn đã thuộc lãnh thổ Trung Quốc. Đó là tài sản do tổ
tiên của người Trung Hoa để lại. Cũng vì vậy, Trung Quốc sẽ không cho phép bất
kỳ ai vi phạm chủ quyền, các quyền và lợi ích của Trung Quốc tại Biển Đông.
Lúc
đầu, ông Tập báo với chính quyền Việt Nam rằng ông sẽ nói chuyện với Quốc Hội
Việt Nam khoảng 10 phút. Tuy nhiên, trên thực tế, nhà lãnh đạo Trung Quốc phát
biểu đến 20 phút, gấp đôi thời lượng dự kiến.
Trong
20 phút đó, ông liên tục lập đi lập lại rằng Việt Nam là “láng giềng” của Trung
Quốc. Trước nay, nhiều người vẫn cho rằng, Việt Nam rõ ràng là thiếu may mắn
khi có một “láng giềng” như Trung Quốc. Lịch sử Việt Nam cho thấy, Việt Nam
luôn là nạn nhân đầu tiên và trực tiếp từ những tham vọng của Trung Quốc. Hiện
nay, ngoài chính trị, kinh tế Việt Nam đang phụ thuộc Trung Quốc.
Đó
cũng là lý do ông Tập bày tỏ mong muốn Việt Nam là một “láng giềng tốt.” Thậm
chí, ông còn ví von “anh em xa” không bằng “láng giềng gần.”
Ngoài
việc nhấn mạnh yếu tố “láng giềng,” ông còn hứa hẹn rằng, “Trung Quốc kiên định
ủng hộ Việt Nam xây dựng chủ nghĩa xã hội.”
Cho
đến trước sự kiện Trung Quốc đưa giàn khoan 981 đến thăm dò và khai thác dầu
khí tại quần đảo Hoàng Sa, các viên chức lãnh đạo đảng, quốc hội, chính phủ, thậm
chí cả những viên chức quốc phòng như các ông Phùng Quang Thanh (bộ trưởng Quốc
Phòng), Nguyễn Chí Vịnh (thứ trưởng Quốc Phòng), từng liên tục khẳng định, Việt
Nam đã và sẽ kiên trì duy trì quan hệ hữu hảo với Trung Quốc vì hai bên “có
cùng thể chế chính trị.” Thể chế chính trị này giúp đảng CSVN duy trì độc quyền
lãnh đạo Việt Nam.
Ngoại
trừ ông Nguyễn Sinh Hùng, chủ tịch Quốc Hội Việt Nam, bày tỏ sự biết ơn “sự
giúp đỡ của đảng, chính phủ và nhân dân Trung Quốc trong hai cuộc kháng chiến cứu
nước cũng như công cuộc xây dựng bảo vệ Việt Nam,” hy vọng “quan hệ hai bên tiếp
tục phát triển đúng với tinh thần mà Chủ Tịch Hồ Chí Minh và Chủ Tịch Mao Trạch
Đông đã định hướng: Hòa bình - hữu nghị - hợp tác,” tất cả các đại biểu Quốc Hội
Việt Nam đều im lặng!
Ngoài
việc trò chuyện với Quốc Hội Việt Nam, ông Tập Cận Bình đã hội đàm với ba lãnh
đạo cao nhất của Việt Nam, như tổng bí thư, chủ tịch nước, và thủ tướng.
Cả
ba nhân vật này đều đề nghị Trung Quốc không quân sự hóa Biển Đông, duy trì hòa
bình trong khu vực.
Tuy
nhiên, trong 20 phút trò chuyện với Quốc Hội Việt Nam, ông Tập Cận Bình không hề
đả động đến Biển Đông. Nhân vật này chỉ bảo rằng, “láng giềng” đôi khi có thể
có va chạm và cần kiên trì, đã “giải quyết được đại sự thì không khó để giải
quyết tiểu sự!” (G.Đ.)
Bài liên quan:
No comments:
Post a Comment