Monday, November 30, 2015

Không, đó không phải là ‘Chiến tranh Thế giới thứ 3’ (Timothy Stanley - CNN)





Timothy Stanley   -   CNN 17.11.2015
Hà Hiển chuyển ngữ
30/11/2015

Chú thích của CNN: Timothy Stanley là một nhà sử học và phụ trách một chuyên mục cho tờ Daily Telegraph của Anh… Những ý kiến trong bài bình luận này chỉ là của riêng tác giả.

Tác giả Timothy Stanley (Ảnh: CNN)

(CNNObama đã gọi Nhà nước Hồi giáo (IS) là “bộ mặt của cái ác“, nhưng bây giờ ông đang chịu áp lực từ những người cho rằng ông đang không làm gì đủ để đánh bại chúng. Một số người thì khẳng định rằng một cuộc tấn công vào nước Pháp là một cuộc tấn công vào NATO và rằng đã đến lúc phải đi đến chiến tranh.

Giáo hoàng Francis thì cho rằng phương Tây đã ở trong tình trạng có chiến tranh – một dạng của “Chiến tranh thế giới thứ ba“. Nếu điều Giáo hoàng nói là đúng thì liệu có phải   là không cần thiết phải có một cách phản ứng bền bỉ hơn?  Phải chăng (bây giờ) không thích hợp cho sự thận trọng?

Nhưng chỉ có một kẻ ngốc mới nhầm lẫn sự thận trọng với sự yếu đuối. Ngược lại, để đánh bại kẻ thù, chúng ta phải hiểu rõ ai là kẻ thù, những gì chúng muốn và loại xung đột nào chúng ta đang tham gia vào ở đây. Có nhiều lý do đúng đắn để thực thi một cách thận trọng.

Để làm sáng tỏ một vài điều: Ngay giờ đây, chúng ta đang tiến hành chiến tranh có hiệu quả với ISIS. Một liên minh do Mỹ dẫn đầu đã ném bom các mục tiêu ở Syria và Iraq hơn một năm qua, và trong những tháng gần đây Nga cũng đã làm như vậy. Vấn đề tranh cãi là điều này được thực hiện có hiệu quả như thế nào: một cách khoa trương,Obama đã chuyển mục tiêu của ông ta từ chỗ đè bẹp Isis sang kiềm chế nó.
Tuy nhiên, vào cuối tuần qua đã có dấu hiệu của sự thành công. Người Kurd chiếm Sinjar, một khu vực có ý nghĩa chiến lược ở miền bắc Iraq. Mohammed Emwazi, một kẻ giết người tàn độc kiêm việc truyền giáo, rất có thể đã thiệt mạng trong một cuộc tấn công bằng máy bay không người lái.

(Nhưng) Paris rõ ràng là đã làm lu mờ những tin tức về những bước đột phá này.

Chúng ta đang đánh ai hoặc đánh cái gì? ISIS khác al Qaeda, nhóm đứng sau sự kiện 11/9. Nhóm này (al Qaeda) hoạt động như là một liên minh của các tế bào đang lây lan khắp thế giới; ISIS, ngược lại, tìm kiếm việc tạo ra một không gian địa lý để xây dựng một vương quốc Hồi giáo trên đó. Sự thay đổi về chiến lược này có lẽ giải thích lý do tại sao ISIS đã thu được thành công hơn so với al Qaeda trong việc tấn công nhiều mục tiêu khác nhau ở nước ngoài với rất nhiều phương pháp khác nhau – từ Sinai tới Beirut cho đến Paris.

Vương quốc của ISIS  đang cung cấp nơi trú ẩn cho hàng chục ngàn chiến binh thánh chiến nước ngoài: Họ đến, họ được đào tạo và sau đó nhiều người trở về nhà để tạo ra sự tàn phá. Vương quốc này cũng cung cấp tiền bạc và tạo ra thêm sự phấn khích về tinh thần (cho các chiến binh) về việc có một “thiên đường” trên trần gian để mà chiến đấu…

Các chiến binh của nó bị ám ảnh bởi việc tái sinh đạo Hồi  ở hình thức sơ khai nhất của nó (hoặc như chúng giải thích rằng nó vốn đã là như vậy vì vương quốc Hồi giáo lúc đầu thuần khiết hơn nhiều) và chúng tin rằng hầu hết những người theo đạo Hồi khác đã không đáp ứng được tiêu chuẩn (thuần khiết) ấy. Trong khi al Qaeda giới hạn bản thân nó với các mục tiêu chính trị tương đối hợp lý, như trục xuất người phương Tây ra khỏi bán đảo Ả Rập thì ISIS lại muốn mang đến ngày tận thế. Nó không phải là thứ hư vô chủ nghĩa. Đó là thứ tôn giáo sâu sắc, cho dù có bị xuyên tạc đi chăng nữa, và chúng ta cần phải học để hiểu thứ tôn giáo ấy một cách nghiêm túc

Có một tin mừng là ISIS bị cô lập. Áp dụng cụm từ “chiến tranh thế giới” ở đây là vô ích bởi vì nó gợi lên hình ảnh của sự đối địch của các quốc gia thuần chủng (nation states) có cùng độ lớn tham gia vào cuộc chiến tranh tổng lực. Nhưng trong khi mục tiêu đạt tới của ISIS là ở phạm vi “toàn cầu” thì nó lại không có được sự ủng hộ đáng kể bên ngoài ranh giới đang dịch chuyển của nó. Trong khi đó, liên minh chống lại nó là một trong những liên minh lớn nhất và đa dạng nhất trong lịch sử, bao gồm cả Mỹ, Anh, Pháp, Nga và Iran.

Tiền từ Saudi đã từng tài trợ cho bọn chúng nhưng nay thì Nhà nước Saudi chống lại chúng. Thực sự là sự tàn ác một cách cá biệt  của ISIS đang khiến chúng ta quan sát nhiều các chương trình nghị sự chính trị ở khu vực này dưới một ánh sáng khác biệt. Ví dụ Iran chắc chắn đang xuất khẩu sự cai trị có tính chất thần quyền của nó sang các nước khác. Nhưng nó không có khát vọng về một sự kết thúc của thế giới. Chế độ này (chế độ Iran) là một chế độ giết người và phải bị kiềm chế. Nhưng nó vẫn còn có thể chơi được.

Sự phức tạp chính trị của thế giới Hồi giáo đang làm nổi bật một khía cạnh khác của cuộc xung đột này: Nó không thể được giải quyết hoàn toàn bằng vũ lực. ISIS đã khai thác sự bất mãn của người Sunni với chính phủ do người Shia chiếm ưu thế ở Baghdad. Điều này có thể mang một ý nghĩa là toàn bộ Iraq phải được phân chia ra. Thổ Nhĩ Kỳ có thể phải đáp ứng mong muốn của người Kurd có được một quê hương. Và, điều quan trọng nhất là Basharal–Assad, nhà độc tài của Syria, sẽ phải rời bỏ sân khấu.

Không thể có một chính phủ mang tính xây dựng ở Syria chừng nào còn chưa có luật pháp, trật tự và các cuộc bầu cử  dân chủ nhằm hợp pháp hóa các đảng đối lập thích hợp. Nếu chúng ta làm cho phiến quân nghĩ rằng phương Tây đang muốn ép buộc Assad chấp nhận họ một lần nữa thì họ cũng sẽ chống lại chúng ta.

Cuối cùng là câu hỏi về cách chúng ta xử lý đối với sự hiện diện của Hồi giáo ngay chính tại châu Âu. Điều này một phần là vấn đề cải thiện các biện pháp an ninh và đảm bảo rằng những người trở về từ Syria không biến mất vào đám đông. Ngoài ra còn có một cuộc khủng hoảng tị nạn phải đối đầu. Nhưng trong khi những áp lực về dân số và các vấn đề an ninh cho phép hàng trăm ngàn người dân vượt qua châu Âu phải được giải quyết một cách vững chắc thì cũng không thoát khỏi thực tế rằng một phần lớn dân số EU đang được định cư hiện nay là người theo đạo Hồi.

Và cách mà chúng ta phản ứng với ISIS có hậu quả như thế nào đối với các mối quan hệ giữa những người có tín ngưỡng khác nhau.

Một số chính trị gia Mỹ đã đề nghị một thử nghiệm tôn giáo cho những người tị nạn tìm cách tới Hoa Kỳ. Sự khoa trương có tính định kiến này làm tăng thêm vào đó cảm giác sai lầm rằng đây là một cuộc đụng độ theo kiểu chiến tranh thế giới giữa một bên là giới Hồi giáo bảo thủ và một bên là nền dân chủ Kitô giáo. Hơn nữa, trong khi người Mỹ có thể sợ hãi việc Hồi giáo hóa như một khái niệm tồn tại, chúng ta ở châu Âu có kinh nghiệm thực tế sống với người Hồi giáo – và tôi có thể nói rằng cuộc sống này là suôn sẻ.

Những người theo đạo Hồi là những người bạn, gia đình và đồng nghiệp của chúng ta. Họ sợ hãi và khinh bỉ ISIS cũng nhiều như bất cứ ai khác. Và những người ở trung tâm của nền chính trị châu Âu như chúng ta quyết không xa lánh hoặc phân biệt đối xử đối với những công dân Anh, Pháp hoặc Đức 100% ấy. Tất nhiên, cũng không kém phần khó chịu khi có các chính trị gia dường như chỉ khuyên người ta đừng làm gì và có những người phương Tây tự làm khổ mình khi họ họ tin rằng đất nước họ hoàn toàn có lỗi vì sự tồn tại của cái ác trên thế giới. ISIS là cái ác – một cái ác thực sự rất cụ thể. Nó cần phải bị ngăn chặn. Nhưng chúng ta phải thực hiện điều đó một cách cẩn thận, với một kế hoạch lớn và với mong muốn xây dựng các thể chế công bằng và mang tính đại diện lâu dài ở A rập. Và tất cả đều thấy việc sử dụng những ngôn từ kém chọn lọc hoặc hành động đơn phương đang để lại hậu quả như thế nào.








No comments: