Người
Lao Động
06/11/2015
21:35
Việc
Bộ Giáo dục và Đào tạo định để môn Lịch sử tích hợp với các môn Giáo dục công
dân và An ninh quốc phòng thành môn mới là Công dân với Tổ quốc đã gây nhiều
tranh luận
PGS-TS Hà
Minh Hồng - Trưởng bộ môn lịch sử Việt Nam, Khoa Lịch sử,
Trường ĐH KHxh&Nv TP HCM:
Trái
khoáy
Trước
hết, tôi khẳng định Lịch sử là môn học quan trọng, bắt buộc, không thể tích hợp
hay lấy môn gì thay thế được. Tôi có cảm giác cứ thấy cái gì na ná nhau, người
ta lập tức gom lại, tích hợp lại nhưng không hề nghiên cứu đặc thù của từng môn
học. Tôi chưa từng thấy môn học nào có số phận hẩm hiu như môn Lịch sử, mang
danh môn phụ, môn học thuộc, được chọn rồi không chọn trong các kỳ thi tốt nghiệp
THPT những năm trước. Có điều lạ là những sự chọn lựa này toàn phụ thuộc vào ý
chí chủ quan của người quản lý, chưa thấy một kết quả nghiên cứu hay ý kiến
khách quan nào. Lâu nay, chương trình, thời gian dạy bị nhà quản lý khống chế
nên triệt tiêu dần sự sáng tạo của người dạy và học. Môn Lịch sử không còn là
môn khoa học mà là học thuộc. Lâu dần sẽ chán, chán thì lập tức nghĩ phải thay
thế nó đi.
Tôi
cho rằng nếu lịch sử chỉ được giảng dạy dưới dạng những chuyên đề, không đủ sức
thành môn học hoặc theo kiểu khối tự nhiên không học sử, các môn xã hội mới học
sử, là quan niệm sai lầm. Đã là người Việt Nam phải biết sử Việt Nam, phải học
sử Việt Nam. Việc giảm tải khác việc tích hợp, ghép môn theo kiểu trái khoáy,
giáo viên cũng không hình dung sẽ làm như thế nào. Nếu bộ cho rằng tích hợp vào
môn Công dân với Tổ quốc, trong đó có nội dung giảng về lịch sử thì sao không
thay hẳn môn này là môn Lịch sử, trong đó, các chuyên đề như đạo đức công dân,
an ninh quốc phòng? Hãy để môn Lịch sử đảm nhận, chắc chắn sẽ làm được. Không
phải thêm môn bắt buộc mà còn giải quyết được nhiều nội dung giáo dục liên
quan, vừa cởi trói, khuyến khích sự sáng tạo cho giáo viên.
Thạc
Sĩ Nguyễn Viết Đăng Du - Tổ trưởng Tổ Lịch sử, Trường THPT Lê
Quý Đôn (quận 3, TP HCM):
Giáo
dục nhân cách, đạo đức công dân
Bộ
Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) nói không khai tử môn Lịch sử mà tích hợp trong môn
Công dân với Tổ quốc hoặc sẽ có những chuyên đề về lịch sử là cách giải thích
không hợp lý, không xuất phát từ thực tế bởi mỗi môn học đều có đặc thù riêng.
Hơn nữa lâu nay, mỗi giáo viên được đào tạo ra để có phương pháp dạy bộ môn của
họ.
Lịch
sử là một môn khoa học, nếu chỉ là những chuyên đề thì chẳng khác gì cưỡi ngựa
xem hoa, có cũng như không. Dường như chương trình môn Lịch sử bị dư luận kêu
ca quá dài, ôm đồm, nặng nề, gây quá tải với học sinh nên bộ lập tức “cắt” đi
môn học này, nghĩ là sẽ giảm tải. Bộ GD-ĐT quên một điều Lịch sử là môn học thuộc
lĩnh vực giáo dục truyền thống, tức là giáo dục liên quan đến nhân cách, đạo đức
của một công dân. Thử hỏi một công dân không biết gì về lịch sử nước Việt,
không tự hào về truyền thống dân tộc, không có ý thức mình là công dân Việt
Nam, liệu có ổn không? Lấy ví dụ đơn giản, khi kêu gọi thanh niên thực hiện
nghĩa vụ quân sự, nếu không có ý thức về truyền thống, họ có đi không hoặc đi
nhưng với tâm thế nào?
GS Đỗ
Thanh Bình - nguyên Chủ nhiệm khoa Lịch sử, Trường ĐH Sư phạm Hà Nội:
Phá
nát chương trình môn Lịch sử
Việc
tích hợp môn Lịch sử như trong dự thảo chương trình phổ thông mới của Bộ GD-ĐT
là thiếu cơ sở khoa học, mang tính chắp vá, gò ép, phá nát chương trình môn Lịch
sử.
Giáo
dục công dân hay giáo dục an ninh quốc phòng có thể lấy một vài sự kiện, kiến
thức lịch sử để xây dựng bài học theo mục đích của môn đó, do đó, nó không phải
là lịch sử, không thể thay thế môn Lịch sử. Ngược lại, môn Lịch sử không thể
thay thế cho môn Giáo dục quốc phòng an ninh hay môn Giáo dục công dân.
Lịch
sử là một quá trình mang tính hệ thống, 30 tiết/năm học thì không giải quyết được
vấn đề gì. Hãy nhìn ra thế giới, ở các nước phát triển, không nước nào cho Lịch
sử là môn tự chọn, cũng không thể tích hợp vào những môn học khác. Có thể lịch
sử không mang lại giá trị kinh tế nhưng hậu họa của việc coi nhẹ môn Lịch sử
thì không thể lường trước được.
Chương
trình nặng nên phải giảm nhẹ là điều cần làm nhưng không phải bằng mọi giá, giảm
nhẹ không có nghĩa là cắt bỏ những môn liên quan đến giáo dục con người mà qua
đó họ không quên những tấm gương của cha ông trong bảo vệ đất nước để rồi dám xả
thân vì đất nước. Có những môn học, có những nội dung tích hợp được nhưng có những
môn không thể làm được việc đó.
------------------
Làm
ngược với thế giới
Theo
một chuyên gia giáo dục, tại 2 nền giáo dục tiên tiến trên thế giới hiện nay là
Mỹ và Hà Lan, môn Lịch sử ở tiểu học, THCS, THPT đều là môn độc lập và bắt buộc.
Ngoài ra, ở bậc THPT còn có thêm các chuyên đề tự chọn. Gần hơn là Hàn Quốc, ở
lớp 10, Lịch sử là môn độc lập và bắt buộc; lớp 11 và 12, môn Lịch sử Hàn Quốc
là môn bắt buộc, Lịch sử thế giới là môn tự chọn. Có nghĩa là càng ở bậc học
cao hơn, càng đòi hỏi môn học này phải độc lập và bắt buộc. Trong khi đó, chúng
ta lại đang làm ngược lại.
Chỉ
nên “khai tử” học thuộc lòng, đọc chép
Sau
khi Báo Người Lao Động ngày 6-11 đăng bài “Khai tử” môn Lịch sử?”, nhiều bạn đọc
bày tỏ sự lo lắng mai sau học sinh không biết nguồn cội, tổ tiên; chẳng có tự
hào về truyền thống dựng nước và giữ nước. Bởi “học lịch sử để ôn cố, tri tân.
Chẳng có cố thì sao có tân?”.
Bạn
đọc Lê Thị Ngọc Hằng khẳng định: “Sẽ là một sai lầm lớn nếu khai tử môn Lịch sử.
Điều quan trọng là tìm cách soạn lại chương trình hợp lý, đạt yêu cầu trong
giai đoạn mới”.
Bạn
đọc Chinh Pham Duy đề xuất: “Chỉ cần khai tử cách học thuộc lòng, đọc chép, trả
bài đến mấy trang giấy là được. Cho học sinh đi tham quan các di tích có trong
lịch sử thì sẽ nhớ đến già, không phải học thuộc lòng, trả bài rồi quên hết”.
V.Thư
No comments:
Post a Comment