Thấy
anh Mạnh Kim bàn về việc kêu gọi dùng chữ “Sài Gòn” cho TPHCM làm tôi nhớ đến
hai người thi sĩ lừng danh có những sáng tác liên quan đến việc thay tên đổi họ
thành phố: Vũ Hoàng Chương và Nguyễn Đình Toàn. Một người là sáng tác câu
"Đồng khởi vùng lên mất Tự do", một người sáng tác bài "Sài Gòn
niềm nhớ không tên". Cái note này có thể xem như là một bổ sung cho cái
note của anh Mạnh Kim, vì có vài thông tin mới đối với một số bạn.
Sau
1975, chúng ta biết rằng Sài Gòn bị đổi tên thành “Thành phố Hồ Chí Minh”. Hình
như kiểu đổi tên này là một trào lưu xuất phát hay bắt chước từ Liên Xô, nơi mà
những người cộng sản đổi tên thành phố danh tiếng St Petersburg thành
Leningrad, và kinh dị hơn là đổi tên thành phố Volgograd thành tên đồ tể
Stalingrad. Kể ra thì cũng đáng tiếc, vì cái tên "Sài Gòn" đã ăn sâu
vào tiềm thức của người miền Nam, vậy mà đùng một cái nó bị đổi thành tên của
ông cụ. Tôi không biết nếu còn sống, ông Hồ có thích như thế không.
Trước sự
thay tên đó, dân miền Nam rất bức xúc. Người ta làm vè, làm thơ để mỉa mai, diễu
cợt sự ngạo mạn của những ông chủ mới. Một trong những người đó là thi sĩ và
cũng là nhạc sĩ Nguyễn Đình Toàn, một người di cư từ miền Bắc. Trong tù cải tạo, Nguyễn Đình Toàn sáng tác bài mà sau
này được biết đến là “Sài Gòn niềm nhớ không tên”. Bài ca, theo tôi, là
thật hay, da diết, và tình cảm. Ca khúc lặp đi lặp lại câu “Sài Gòn ơi” như là
một tiếng kêu thảng thốt của những người mất mát và tuyệt vọng. Cái biến cố mất
tên được nhấn mạnh đến 3 lần (“Sài Gòn ơi! Ta mất người như người đã mất tên”)
dồn dập, có cảm giác như là quặn đau vì đứt ruột.
Ngoài
việc đổi tên thành phố, chính quyền mới còn đổi tên đường. Những con đường nổi
tiếng ngày xưa đều bị đổi tên bằng những nhân vật du kích hay có công với chính
quyền mới. Ngạo mạn nhất là lấy tên của một cậu trẻ em "Lý Tự Trọng"
thay cho tên đường mang tên một vị vua có công mở mang bờ cõi (Gia Long), hay
khó hiểu nhất là bà Minh Khai chễm chệ ngồi trên Hồng Thập Tự! Hai con đường nổi
tiếng ngày xưa là Công Lý thì bị đổi thành “Nam Kỳ Khởi Nghĩa”, và Tự Do thành
“Đồng Khởi”. Hai con đường đó được chính quyền cũ đặt chẳng những rất có ý
nghĩa, mà còn đẹp về địa lí tính. Công lý là con đường dài và rộng dẫn đến
trung tâm thành phố, hàm ý nói rằng Công Lý là một lí tưởng lớn nhất của miền
Nam. Và, Công Lý là đường một chiều!
Dĩ
nhiên, việc đổi tên này được thực thi một chiều, chứ chẳng thăm dò ý kiến người
dân gì cả. Thế là nó trở thành đề tài sáng tác cho các thi sĩ. Một trong những thi sĩ lừng danh
của miền Nam ngày xưa là Vũ Hoàng
Chương, cũng là dân di cư từ Hà Nội vào năm 1954. Sau 1975, Vũ Hoàng Chương
bị đi tù cải tạo (và ông chết trong tù năm 1976). Trong tù, tức cảnh trước sự
thay đổi tên đường, ông đặt ra câu đối (hay cũng có thể xem là thơ):
Nam Kỳ
Khởi Nghĩa tiêu Công Lý
Đồng Khởi vùng lên mất Tự Do
Đồng Khởi vùng lên mất Tự Do
Phải
công nhận thi sĩ Bắc hà giỏi chữ! Chỉ hai câu đó mà đã tóm lược được sự mất mát
ghê gớm nhất của VN: đó là tự do và công lí. Nói như Nhà bình luận văn học Bùi
Bảo Trúc, hai câu thơ đó còn mang tính tiên tri.
Cũng cần
nói thêm là ngày xưa, chính quyền họ có cách đặt tên đường rất có ý nghĩa lịch
sử. Từ ngoài thành đi vào trung tâm thành phố là đi quãng đường mấy ngàn năm lịch
sử. Từ miền Tây vào chúng ta sẽ qua Hồng Bàng, An Dương Vương, Hùng Vương, rồi
Trần Hưng Đạo, Trần Nhân Tông, v.v. Nhà Nguyễn là gần trung tâm nhất vì đó là
triều đại cận kề nhất. Cuối cùng là hội tụ lại đường Thống Nhứt, đẹp và rộng, dẫn
thẳng vào Dinh Độc Lập. Còn ngày nay thì tên đường được đổi mà tôi chẳng thấy ý
nghĩa gì cả. Toàn là sầu riêng (Lê Thị Riêng), bánh (Huỳnh văn Bánh), bơ (Đoàn
Văn Bơ), v.v. chẳng biết đường đâu mà mò.
Nhưng cho dù thành phố đã mất tên, hay đường
bị đổi họ, trong tâm tưởng của người dân và bạn bè quốc tế thì Sài Gòn vẫn là
Sài Gòn.
Ngay cả kí hiệu các chuyến bay quốc tế người ta cũng chỉ viết SGN, chứ đâu có
viết Ho Chi Minh! Tôi thì theo quán tính, nên chỉ biết đến Sài Gòn thôi, vì viết
“Thành phố Hồ Chí Minh” thì nó rườm rà quá. Việc đổi tên thành phố cũng làm cho
việc đặt tên các đại học trở nên nan giải. Ví dụ như thay vì Saigon Medical
School, người ta phải dài dòng bằng cái tên “… Ho Chi Minh City”, hay thay vì
Saigon University of Technology, người ta phải viết dài ra là “Ho Chi Minh City
University of Technology”! Bỏ chữ “City” là không được, vì đâu ai dám lấy tên
ông ấy để đặt cho một đại học ở miền Nam.
Tôi nghĩ và hi vọng sẽ có ngày các bác Quốc hội
trả lại cái tên Sài Gòn cho thành phố số 1 của VN, cũng như Nga đã trả lại St
Petersburg vậy.
Chỉ sợ lúc đó mấy người Sài Gòn lại không chịu, vì thành phố này đã mất hết cái
thanh lịch của Sài Gòn. Mà, đúng là như thế, Sài Gòn ngày nay quá bề bộn, chật
chội, và hung bạo, chứ Sài Gòn mà Lý Quang Diệu từng mong ước có được chỉ còn
trong tâm tưởng của người xa quê qua những câu hỏi:
Nắng Sài Gòn còn ấm không em ?
Hai hàng cây bóng ngã bên thềm
Nắng ban mai xanh mầu mắt biếc
Gió ban chiều làm tóc em bay
[...]
Nắng bên nầy buồn lắm em ơi
Một mình ta lê bước trên đời
Nắng nơi đây cũng là nắng ấm
Nhưng ấm sao bằng nắng ấm Quê Hương.
Hai hàng cây bóng ngã bên thềm
Nắng ban mai xanh mầu mắt biếc
Gió ban chiều làm tóc em bay
[...]
Nắng bên nầy buồn lắm em ơi
Một mình ta lê bước trên đời
Nắng nơi đây cũng là nắng ấm
Nhưng ấm sao bằng nắng ấm Quê Hương.
(trích
một sáng tác của Nguyệt Ánh)
===
Sài Gòn
niềm nhớ không tên
Sài Gòn ơi! Ta mất người như người đã mất
tên
Như giòng sông nước quẩn quanh buồn
Như người đi cách mặt xa lòng
Ta hỏi thầm em có nhớ không.
Như giòng sông nước quẩn quanh buồn
Như người đi cách mặt xa lòng
Ta hỏi thầm em có nhớ không.
Sài Gòn ơi! Ðến những ngày ôi hè phố xôn
xao
Trong niềm vui tiếng hỏi câu chào
Sáng đời tươi thắm vạn sắc màu
Nay còn gì đâu..
Trong niềm vui tiếng hỏi câu chào
Sáng đời tươi thắm vạn sắc màu
Nay còn gì đâu..
Ai ra đi nhớ hàng me già
Thu công viên hoa vàng tượng đá
Thôi hết rồi mộng ước xa xôi
Theo dòng đời trôi..
Thu công viên hoa vàng tượng đá
Thôi hết rồi mộng ước xa xôi
Theo dòng đời trôi..
Sài Gòn ơi! Ðâu những ngày mưa mùa khoác áo
đi
Tay cầm tay nói nhỏ câu gì
Đâu quầy hoa quán nhạc đêm về
Đâu rộn ràng giọng hát Khánh Ly.
Tay cầm tay nói nhỏ câu gì
Đâu quầy hoa quán nhạc đêm về
Đâu rộn ràng giọng hát Khánh Ly.
Sài Gòn ơi! Thôi hết rồi những ngày hát nhớ
nhau
Đâu Phạm Duy với tình ca sầu
Mắt lệ rơi khóc thuở ban đầu còn gì đâu.
Đâu Phạm Duy với tình ca sầu
Mắt lệ rơi khóc thuở ban đầu còn gì đâu.
Ai ra đi nhớ hàng me già
Thu công viên hoa vàng tượng đá
Ta tiếc thời âu yếm xa xưa
Nay còn gì đâu.
Thu công viên hoa vàng tượng đá
Ta tiếc thời âu yếm xa xưa
Nay còn gì đâu.
Sài Gòn ơi! Ta mất người như người đã mất
tên
Như hàng cây lá đỏ trông tìm
Mặt trời soi dáng nhỏ dịu hiền
Ðang ngậm ngùi trên môi lắng im.
Như hàng cây lá đỏ trông tìm
Mặt trời soi dáng nhỏ dịu hiền
Ðang ngậm ngùi trên môi lắng im.
Sài Gòn ơi! Ta mất người như người đã mất
tên
Như mộ bia đá lạnh hương nguyền
Như trời xa đã bỏ đất liền còn gì đâu.
Như mộ bia đá lạnh hương nguyền
Như trời xa đã bỏ đất liền còn gì đâu.
Nguyễn
Đình Toàn
No comments:
Post a Comment