Wednesday,
November 11, 2015
Bài
đọc liên quan:
MỞ ĐẦU
Khi tôi nói chuyện với các giáo sư trong và ngoài nước về câu hỏi: "Bộ sách nào trong các cấp học: phổ thông, đại học, và sau đại học, thì việc sắp xếp và viết chương trình giáo khoa khó nhất? Vì sao?".
Một câu trả lời của tất cả mọi giáo sư là: "Bộ sách giáo khoa phổ thông là khó nhất. Vì tâm sinh lý của lứa tuổi này chưa định hình mà phát triển theo từng lứa tuổi. Cần viết sách giáo khoa làm sao để đúng với sự phát triển tâm sinh lý của chúng. Nếu không sẽ là một thảm họa cho các thế hệ".
Tôi đem tâm tư này để hình thành dự án một bộ sách giáo khoa của Go West Foundation ở bậc phổ thông. Nhưng vẫn còn vấn đề tồn tại chưa thể giải quyết đó là Ban Tu Thư để soạn sách giáo khoa gồm những ai, ngành nghề gì? Tôi lục tung tất cả những tài liệu còn lại của ngành giáo dục Việt Nam Cộng Hòa để tìm danh sách Ban Tu Thư không thấy, có lẽ nó đã bị đốt sau 30/4/1975 do nhóm Hồng Vệ Binh đoàn đội?
Nhưng nó vẫn là điều tôi ấp ủ, và sẽ thực hiện, và cố sẽ tìm hiểu giáo dục của các cường quốc để làm trong tương lai. Nhưng hôm nay xin bàn với bộ giáo dục về cách dạy và học nói chung, môn lịch sử nói riêng.
SÁP NHẬP LỊCH SỬ, CÔNG DÂN GIÁO DỤC VÀ AN NINH QUỐC PHÒNG
Ngày 05/11/2015 vừa qua, bộ giáo dục đã có cuộc Hội thảo “Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể từ tầm nhìn đến hiện thực” do Trung tâm Nghiên cứu truyền thông phát triển tổ chức. Theo báo Người Lao Động thì cuộc hội thảo này là để thực hiện mục tiêu sau:
"Chương
trình giáo dục phổ thông hiện nay môn học nhiều, hiệu quả thấp, môn bắt buộc
nhiều, lựa chọn ít. Nhiều môn học không đưa vào không được nhưng đưa vào thì hiệu
quả không cao, vì thế cần tái cấu trúc lại hệ thống môn học. Nghiên cứu cho thấy
3 môn lịch sử, giáo dục công dân, quốc phòng an ninh gần gũi với nhau và có
chung mục tiêu là hiểu biết trách nhiệm của công dân với Tổ quốc, thứ nữa đây
là sự nối tiếp nâng cao của các kiến thức đã học ở cấp THCS. Đại diện ban soạn
thảo Chương trình - Sách giáo khoa mới, PGS-TS Đỗ Ngọc Thống, Phó Vụ trưởng Vụ
Giáo dục Trung học (Bộ GD-ĐT) cũng nhấn mạnh việc lồng ghép 3 môn học này vào một
môn là hợp lý."
Đây là kết quả của một tư duy về tích hợp môn lịch sử vào chung với giáo dục công dân và an ninh quốc phòng là vì, Bộ GD-ĐT đã làm việc với Hội Khoa học lịch sử Việt Nam, Ban Tuyên giáo trung ương, Liên hiệp các Hội Khoa học kỹ thuật Việt Nam… về dự thảo Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể, tập trung vào vấn đề vị trí của môn lịch sử trong hệ thống các môn học ở bậc phổ thông.
Những câu hỏi đặt ra là: Nếu sáp nhập 3 môn này thì đặt tên nó là môn gì? Liệu lịch sửa đã không còn là lịch sử rồi, thì nó thành cái gì? Và sáp nhập là đúng hay là đổi tư duy giáo dục hiện nay là đúng? Sửa đổi từ gốc rễ giáo dục là việc phải làm, nhưng tại sao bọ GD-ĐT lại đi sửa cái ngọn để làm gì?
VỀ CHÍNH SÁCH
Sách
"Chính sách Giáo dục năm 1972 của VNCH
Trong
tay tôi, hiện đang giữ cuốn sách "Chính sách Văn hóa Giáo dục" của nền
giáo dục Việt Nam Cộng Hòa được soạn thảo năm 1972, với 3 tiêu chí: Nhân bản -
Dân tộc và Khai phóng (trang 5). Trong đó, ở trang thứ 54, có đưa ra cách tổ chức
để soạn thảo sách giáo khoa và thực hiện công cuộc giáo dục như sau:
"Công
cuộc giáo dục là một công cuộc hết sức lớn lao, đòi hỏi sự phối hợp giữa chánh
quyền và các đoàn thể tư. Về phương diện chánh quyền, đây không phải là công việc
riêng của Bộ giáo dục, mà của nhiều Bộ có liên hệ vào công cuộc giáo dục đại
chúng cùng hợp tác với nhau trong khuôn khổ một Ủy ban Liên bộ,
trong đó Bộ Giáo dục lãnh phần quan trọng về tổ chức và điều hòa.
Ủy ban Liên bộ này có nhiệm vụ soạn thảo những kế hoạch cấp thời hay trường hạn để thi hành chính sách giáo dục đại chúng, theo dõi và đôn dốc việc thi hành chính sách này, rút tỉa kinh nghiệm cần thiết cho việc điều chỉnh chính sách một cách có hiệu quả.
Ủy ban này cần được quan niệm như là một định chế có tính cách lâu dài, không thể bị ảnh hưởng bỡi những cuộc thay đổi trong cấp lãnh đạo của Bộ Giáo dục."
Ủy ban Liên bộ này có nhiệm vụ soạn thảo những kế hoạch cấp thời hay trường hạn để thi hành chính sách giáo dục đại chúng, theo dõi và đôn dốc việc thi hành chính sách này, rút tỉa kinh nghiệm cần thiết cho việc điều chỉnh chính sách một cách có hiệu quả.
Ủy ban này cần được quan niệm như là một định chế có tính cách lâu dài, không thể bị ảnh hưởng bỡi những cuộc thay đổi trong cấp lãnh đạo của Bộ Giáo dục."
Trang
54 "Chính sách Văn hóa Giáo dục Việt Nam Cộng Hòa năm 1972
Người
dân không biết cuộc hội thảo có tính định hướng xóa bỏ môn lịch sử nước nhà của
Bộ Giáo dục và Đào tạo hiện nay là chỉ do Ban Tuyên giáo trung ương, Liên hiệp
các Hội Khoa học kỹ thuật Việt Nam và Bộ GD-ĐT thực thi chỉ thị từ đâu xuống?
Nhưng rõ ràng, cho tới nay, ở Việt Nam, tôi chưa thấy có một cuốn sách mẫu mực
cho nền giáo dục nước nhà.
VỀ MÔN LỊCH SỬ
Giáo dục lịch sử trên thế giới: Tất cả các nền giáo dục trên thế giới cho đến nay, chưa có quốc gia nào dám loại bỏ môn lịch sử. Các cường quốc có nền giáo dục tiên tiến môn lịch sử được dạy trong trường phổ thông từ lớp 6 đến lớp 12. Môn lịch sử luôn luôn có 2 phần: lịch sử thế giới, và lịch sử trong nước. Giáo dục lịch sử của họ nhằm tạo cho học sinh có được những mục tiêu như sau:
1. Nhằm tạo cho học sinh có một tư duy đa chiều về lịch sử, mà không trói buộc vào chỉ một hướng vì chính trị hóa lịch sử. Học lịch sử là ôn cái cũ để hiểu cái mới mà xử lý.
2. Tạo cho học sinh tư duy lịch sử là một sự liên hệ của nhiều ngành xã hội học khách nhau gồm: tư tưởng thời đại của giai đoạn lịch sử ấy, kinh tế của giai đoạn lịch sử được học, địa chính trị gắn với lịch sử, và văn hóa gắn với lịch sử.
Một học sinh học về 1 giai đoạn lịch sử của thế giới hay trong nước phải thực hiện sự tìm kiếm tài liệu để hoàn thành dự án lịch sử mà thầy/cô giáo đưa ra. Một năm học, học sinh và thầy cô giáo môn lịch sử gặp nhau trên lớp chỉ dành riêng cho việc thầy/cô đưa ra những đề tài lịch sử và hướng dẫn cho học sinh tự đào sâu kiến thức ở thư viện, sách vở để hoàn thành. Sau đó là những cuộc tranh luận với nhau về những đề tài lịch sử mà thầy/cô giáo đã cho. Thầy/cô giáo làm trọng tài cho cuộc tranhh luận. Điểm số môn lịch sử không liên quan đến kết quả hay quan điểm của học sinh, mà chỉ đánh giá tính lý luận vững chắc, bằng chứng xác đáng của lịch sử mà học sinh trình bày.
Vì cách học và dạy lịch sử như trên, nên học sinh xem môn lịch sử là một môn khoa học giúp chúng có tư duy phản biện, nhìn vấn đề lịch sử khách quan và khoa học, không cảm tính, đồng thời kiến thức lịch sử không chỉ là lịch sử, mà còn là kinh tế, địa lý, chính trị và cả tư tưởng của nhân loại. Môn lịch sử trở thành là một môn cuốn hút cho học sinh trong lứa tuổi thích chứng tỏ mình và thích tìm tòi và mạo hiểm. Nó giúp cho nền tảng sự sáng tạo tương lai cho học sinh ở các bậc học sau đó.
Từ cách dạy và học trên, học sinh sẽ có được 3 cái quý giá để sau này trở thành một con người có óc sáng tạo: Tư duy độc lập, Tư duy phản biện và Tự do học thuật.
Cũng
từ cách học và dạy ấy, học sinh tự thân biết mình cần phải làm gì cho đất nước.
Học sinh biết cả mình cần kế hoạch gì cho lịch sử hôm nay của đất nước. Và dĩ
nhiên, lòng yêu nước của học sinh tự lớn lên dần với những trang sử thấm đẫm
máu và nước mắt của dân tộc, mà không cần phải định hướng yêu đảng yêu chủ
nghĩa nào cả. Nhưng là một lòng yêu nước nồng nàn không mù quáng, như 2 câu thơ
của Giang Nam: "Xưa yêu quê hương vì có hoa, có bướm/Nay yêu quê hương vì
trong từng tấc đất/ Có một phần xương thịt của em tôi!"
Giáo dục lịch sử của nước Việt thời nay: Lâu nay, giáo dục Việt nói chung, giáo dục lịch sử nói riêng là thầy/cô viết giáo án theo sách giáo khoa. Sách giáo khoa viết theo Ban tuyên giáo trung ương. Ban tuyên giáo trung ương đưa nội dung chủ đề cho viết sách giáo khoa theo nghị quyết của đảng cầm quyền. Học sinh học theo kiểu con ngựa có 2 miếng che mắt ở 2 bên, thầy/cô ra roi, giật dây cương, học trò cứ thẳng đường mà đi. Cấm cãi!
Giáo dục như thế không phải là giáo dục mà làm công tác dân vận và địch vận của chính trị học trong đầu của trẻ. Giáo dục như vậy không xem người học là trung tâm, mà đảng cầm quyền là trung tâm, trẻ con là kẻ thù cần nhồi cái ngu, cái dốt để chúng mù quáng và dễ trị.
Trẻ lớn lên không có tư duy độc lập, không có tư duy phản biện, và càng không có tự do học thuật. Hậu quả là, nhiều thế hệ trẻ ra đời không sáng tạo, thụ động, và lười biếng, quen hưởng thụ. Nó là mầm móng của tha hóa, tham nhũng và tệ nạn xã hội đầy rẫy như hôm nay.
Quay lại dạy và học môn lịch sử, thì còn tệ hại hơn khi học sinh phải làm con bò nhai lại cái mà người lớn đã chính trị hóa lịch sử theo đảng cầm quyền. Học sinh không được tìm hiểu, không chủ động và đưa ra ý kiến hay chính kiến của mình về lịch sử. Học sinh không có lập trường của mình về lịch sử, nên học sinh mệt mỏi, chán ngán và vứt lịch sử học vào ngăn kéo gửi lại cho đảng cầm quyền dùng để sắc thuốc mà uống dành cho những buổi trà dư, tửu hậu ở quốc hội, ở bộ giáo dục và ở họp hành mưu mô chính trị, làm dự án để kiếm tiền ngân sách ăn chia.
Học sinh học lịch sử hôm nay đã từng than với tôi rằng, con không biết gì về lịch sử thì làm sao con đi thì? Khi tôi hỏi sao con không thi tốt nghiệp phổ thông môn lịch sử.
Khi tôi hỏi một học sinh, môn lịch sử cho con những lợi ích gì khi học phổ thông? Câu trả lời là, chỉ tốn thời gian, ngoài ra không có gì cả!
Thế thì, dạy và học lịch sử hôm nay ở nước Việt không những thui chột tiềm năng sáng tạo của con người, mà còn làm mất đi cả lòng yêu quê hương đất nước mù quáng như những dư luận viên đã từng bị công an Hà Nội đi xác minh vì họ đã mù quáng mắng chửi 64 chiến sĩ VNCH đã ngã xuống vì Hoàng Sa bị mất vào tay Trung Hoa năm 1974! Thừ hỏi, những thế hệ trẻ ấy có đủ sức là trụ cột của đất nước Việt ngày mai?
Giáo dục lịch sử của nước Việt thời nay: Lâu nay, giáo dục Việt nói chung, giáo dục lịch sử nói riêng là thầy/cô viết giáo án theo sách giáo khoa. Sách giáo khoa viết theo Ban tuyên giáo trung ương. Ban tuyên giáo trung ương đưa nội dung chủ đề cho viết sách giáo khoa theo nghị quyết của đảng cầm quyền. Học sinh học theo kiểu con ngựa có 2 miếng che mắt ở 2 bên, thầy/cô ra roi, giật dây cương, học trò cứ thẳng đường mà đi. Cấm cãi!
Giáo dục như thế không phải là giáo dục mà làm công tác dân vận và địch vận của chính trị học trong đầu của trẻ. Giáo dục như vậy không xem người học là trung tâm, mà đảng cầm quyền là trung tâm, trẻ con là kẻ thù cần nhồi cái ngu, cái dốt để chúng mù quáng và dễ trị.
Trẻ lớn lên không có tư duy độc lập, không có tư duy phản biện, và càng không có tự do học thuật. Hậu quả là, nhiều thế hệ trẻ ra đời không sáng tạo, thụ động, và lười biếng, quen hưởng thụ. Nó là mầm móng của tha hóa, tham nhũng và tệ nạn xã hội đầy rẫy như hôm nay.
Quay lại dạy và học môn lịch sử, thì còn tệ hại hơn khi học sinh phải làm con bò nhai lại cái mà người lớn đã chính trị hóa lịch sử theo đảng cầm quyền. Học sinh không được tìm hiểu, không chủ động và đưa ra ý kiến hay chính kiến của mình về lịch sử. Học sinh không có lập trường của mình về lịch sử, nên học sinh mệt mỏi, chán ngán và vứt lịch sử học vào ngăn kéo gửi lại cho đảng cầm quyền dùng để sắc thuốc mà uống dành cho những buổi trà dư, tửu hậu ở quốc hội, ở bộ giáo dục và ở họp hành mưu mô chính trị, làm dự án để kiếm tiền ngân sách ăn chia.
Học sinh học lịch sử hôm nay đã từng than với tôi rằng, con không biết gì về lịch sử thì làm sao con đi thì? Khi tôi hỏi sao con không thi tốt nghiệp phổ thông môn lịch sử.
Khi tôi hỏi một học sinh, môn lịch sử cho con những lợi ích gì khi học phổ thông? Câu trả lời là, chỉ tốn thời gian, ngoài ra không có gì cả!
Thế thì, dạy và học lịch sử hôm nay ở nước Việt không những thui chột tiềm năng sáng tạo của con người, mà còn làm mất đi cả lòng yêu quê hương đất nước mù quáng như những dư luận viên đã từng bị công an Hà Nội đi xác minh vì họ đã mù quáng mắng chửi 64 chiến sĩ VNCH đã ngã xuống vì Hoàng Sa bị mất vào tay Trung Hoa năm 1974! Thừ hỏi, những thế hệ trẻ ấy có đủ sức là trụ cột của đất nước Việt ngày mai?
CẦN PHẢI LÀM GÌ CHO DẠY VÀ HỌC LỊCH SỬ PHỔ THÔNG
Gia đình tôi có một may mắn nhờ vào chúng tôi, những người làm cha mẹ cho con cháu tôi học chương trình trung học ở Hoa Kỳ, cháu tôi cũng vậy. Chương trình lịch sử theo kiểu dạy và học Hoa Kỳ không chỉ đơn thuần là công dân giáo dục và an ninh quốc phòng và lịch sử, như đã trình bày ở trên.
Chương trình này nặng hơn nhiều chương trình lịch sử mà bộ chính trị đảng cộng sản ở Việt Nam chỉ thị cho bộ giáo dục ra chương trình dạy và học rất nhiều, nhưng con cháu tôi học một cách say mê, không hề nặng và quá tải. Vì sau học lịch sử ở phổ thông Hoa Kỳ, con cháu tôi có cả hàng ngàn trang sử, mà không chỉ sử, mà còn tư tưởng, chính trị, kinh tế, địa chính trị, triết học và cả chương trình làm những dự án ngay cả các sinh viên đại học ở Việt Nam cũng chưa được học!
Thế thì, lý do quá tải mà Ban tuyên giáo trung ương và bộ giáo dục đưa ra chỉ là ngụy biện cho một mưu đồ đằng sau không trong sáng.
Có
một điều trái khuấy là, xưa các cô, chú bác đang lãnh đạo hôm nay học lịch sử
làm sao, tại sao các cô, chú bác không nhìn lại mình nên làm như thế nào để tốt
cho trẻ?
Hơn nữa, khi ta dốt thì ta nên học hỏi. Khi ta chỉ là loài nhai lại thì ta thì phải biết chọn cỏ mà nhai, không nên tối tạo chỉ giỏi hại nước hại dân. Giáo dục thế giới đã định hình theo những nghiên cứu khoa học về chương trình, cách dạy, cách học theo từng lứa tuổi phát triển tâm sinh lý. Khi các nhà giáo dục Việt chưa bao giờ làm nghiên cứu và chưa bao giờ được học hành đàng hoàng thì nên học họ mà làm, đừng tối tạo và đày ải bao thế hệ bị hiếp dâm trí não như lâu nay!
KẾT
Giáo dục là lò đúc nhân tài. Giáo dục đúng thì đất nước hùng cường nhờ vào nhân tài. Giáo dục sai thì là nhân tai cho quốc gia dân tộc. Hậu quả nền giáo dục 40 năm qua nay đang hưởng rất rõ, khi nước Việt đầy rẫy tệ nạn và tha hóa đến văn hóa suy đồi.
Giáo dục là công cuộc của tất cả các ngành nghề trong một xã hội. Sách giáo khoa phổ thông vẫn là bộ sách khó viết nhất so với đại học và sau đại học. Dạy và học phổ thông là xây cái móng cho tâm hồn, trí não để trẻ chuẩn bị xây căn nhà trên đó. Móng mà không vững, ắt nhà sẽ sụp.
Ngành giáo dục Việt Nam cần thực hiện 2 tiêu chí: Tự do học thuật và tự chủ giáo dục ở các cấp bậc hơn là đi sửa một căn nhà mục nát được xây trên một cái móng không chịu được lực đòi hỏi của quốc gia.
Asia Clinic, 15h46' thứ Tư, 11/11/2015
---------------------------------
THEO
DÒNG THỜI SỰ :
Đưa
Lịch sử làm môn tự chọn: Một dự thảo thiếu cơ sở khoa học (Infonet 10-11-15)
Thôi đừng
bất nhẫn với lịch sử! (Petrotimes 10-11-15)
GS
Phan Huy Lê: Đấu tranh đến cùng để giữ lại môn lịch sử (Infonet
9-11-15)
Các
thầy ơi, hãy cứu môn lịch sử! (NLĐ 8-11-15)
Bỏ
môn Lịch sử sẽ gây họa khó lường (NLĐ 6-11-15)
“Khai
tử” môn lịch sử? (NLĐ
5-11-15)
Lịch
sử được lồng ghép, một sự sáng tạo “vô tiền khoáng hậu” (GD 5-11-15) --
Ý kiến Phan Huy Lê, Nguyễn Quang Ngọc
No comments:
Post a Comment