Thanh
Phong
(VienDongDaily.Com
- 09/11/2015)
WESTMINSTER
- Ngày 5 tháng Một, 1990, chuyến máy bay đầu tiên chở tù nhân chính trị theo diện
H.O. từ Saigon qua Bankok, Thái Lan, khởi đầu chương trình đưa các Quân, Cán,
Chính VNCH đã bị Việt Cộng giam giữ trong các trại tù tập trung từ ba năm trở
lên được đi định cư tại Hoa Kỳ cùng với gia đình của họ. Tính đến nay có gần
400,000 cựu tù chính trị đã được định cư tại Hoa Kỳ, và từ ngày đầu tiên đó đến
nay đã một-phần-tư thế kỷ, các người đồng tù mới có dịp gặp gỡ, hàn huyên tâm sự
qua buổi Họp Mặt H.O và Gia Đình được tổ chức tại Little Saigon, Nam
California.
Trưởng
Ban Tổ Chức, ông Nguyễn Phán trao Bảng Tri Ân cho bà Khúc Minh Thơ là ân nhân của
chương trình H.O. (Thanh Phong/Viễn Đông)
Để
có được ngày họp mặt này, một ban tổ chức đã được thành lập, đứng đầu là chiến
hữu H.O. 6 Nguyễn Phán và các H.O. Nguyễn Thanh Thủy, Cao Hồng Điệp, Lê Anh
Dũng, Kiều Công Lang, Xuân Điềm, Hồ Công Bình, Bích Huyền, Nguyễn Thị Thanh
Minh, Chu Tất Tiến, hai hậu duệ Đỗ Tân Khoa và Uyển Diễm là hai MC, và Đại Dương
cùng sự cố vấn tích cực của H.O.2 Nguyễn Thị Hạnh Nhơn, H.O.10 Võ Y, và H.O.1
Tô Văn Cấp. Các vị cố vấn cũng như ban tổ chức làm việc ráo riết suốt nhiều
tháng qua và đi đến quyết định tổ chức buổi Họp Mặt 25 Năm H.O. vào ba ngày 7,
8 và 9 tháng 11, 2015.
Ngày thứ nhất trong Đại Hội, vào lúc 9 giờ 30 sáng thứ Bảy, một số đông các H.O. và gia đình đã đến Tượng Đài Chiến Sĩ Việt Mỹ ở thành phố Westminster làm lễ chào cờ và đặt vòng hoa tưởng niệm. Sau đó, lúc 11 giờ tập trung vào hội trường của thành phố Westminster, cách Tượng Đài chừng 400 mét để cùng hàn huyên tâm sự và tham dự bữa cơm trưa thân mật cho đến 2 giờ chiều mới giải tán để mọi người chuẩn bị cho buổi họp mặt chính thức vào ngày Chủ Nhật. Trong buổi tiền đại hội này, nhiều giọt nước mắt đã rơi vì suốt từ ngày ra khỏi trại tù cộng sản đến nay mới được gặp lại nhau, nhiều người chỉ ôm nhau nức nở, không nói nên lời.
Xen lẫn trong những bộ quân phục của các cựu chiến sĩ VNCH và những bộ quần áo dân sự tươm tất, có ba thanh niên mặc sơ mi trắng, tay cầm lá cờ VNCH đi đi lại lại. Viễn Đông phỏng vấn ba em và ghi nhận:
Em Đỗ Gia Phú từ San Jose: “Con lái xe 6 tiếng xuống đây với một tâm trạng rất háo hức được nói lên sự căm phẫn của mình vì CSVN đã tra tấn dã man ba con trong trại cải tạo, ba con thuộc binh chủng Không Quân và ông đã qua đời trong trại tù. Con rất hãnh diện về ba con, và nếu ba con còn, chắc chắn ông sẽ có mặt tại đây.”
Em Tăng Toàn đến từ San Franciso: “Ông nội con chết trong trại cải tạo. Hôm nay con thay mặt ông nội đến đây, con muốn nói với mọi người là CSVN rất dã man, hèn hạ, nhất là sau vụ Tập Cận Bình đến VN, chúng đã dùng máu người dân trải thảm đỏ rước Tập Cận Bình, con muốn các bạn trẻ đọc báo và biết điều này.”
Em Nguyễn Tuấn từ Sacramento: “Ba con là lính VNCH, bị đi tù Việt cộng, ba con sang đây và mới mất vài năm nay. Tiếc quá, nếu tổ chức họp mặt H.O. mấy năm trước thì thế nào ba con cũng có mặt. Con thấy các bác, các chú H.O có tinh thần quá, tham dự đông vui quá, con cũng thấy vui lây.”
Buổi Họp Mặt chính thức: Ban tổ chức đã chọn nhà hàng Seafood Palace ở đường Westminster là nhà hàng VN lớn nhất tại khu vực Little Saigon với 800 chỗ ngồi, nhưng cũng không thỏa mãn đủ nhu cầu nên buộc lòng phải từ chối một số anh chị em H.O. ghi danh trễ, và nhiều lần, chiến hữu Nguyễn Phán đã phải lên tiếng xin lỗi và hẹn vào dịp tổ chức sau, có thể một vài ba năm nữa tại một nơi nào đó và có thể ngay tại thủ đô Saigon thân yêu của chúng ta.
Một điều làm cho ban tổ chức bối rối không biết phải xử trí thế nào, nguyên do là ban tổ chức sắp xếp ai ghi danh trước thì sắp ngồi vào bàn trước theo thứ tự 1, 2 - 80; nhưng các cựu tù lâu ngày gặp nhau muốn ngồi gần nhau để tâm sự nên không tài nào sắp xếp theo kế hoạch đã định được. Do đó giờ khai mạc phải trễ gần một tiếng, nhưng rồi mọi sự cũng diễn tiến tốt đẹp.
Chương trình bắt đầu với nghi thức chào cờ và mặc niệm. Sau đó, H.O.6 , chiến hữu Nguyễn Phán, Trưởng Ban Tổ Chức lên chào nừng quan khách, quý vị niên trưởng và các bạn đồng tù, đồng thời giới thiệu bà Khúc Minh Thơ, một vị ân nhân của anh chị em H.O. và hai người cháu của ông Robert L. Funseth, người đã được Tổng Thống Ronald Reagan bổ nhiệm đặc trách thương thuyết với nhà cầm quyền CSVN về tù nhân chính trị. Lúc đó ông Funseth là Thứ Trưởng Ngoại Giao và mới qua đời hơn một tháng nay.
Một vị ân nhân khác là Đại Tướng Hoa Kỳ John W. Vessey, vì lý do sức khỏe ông không thể đến tham dự, và một ân nhân khác được nhắc đến là TS Nguyễn Văn Hạnh, người có công đẩy mạnh chương trình H.O..
Trưởng Ban Tổ Chức, ông Nguyễn Phán đã mời bà Khúc Minh Thơ và hai người cháu của ông Funseth lên sân khấu và thay mặt toàn thể anh chị em H.O. trao tặng các ân nhân Bảng Tri Ân và bó hoa tươi. Ông cũng không quên nhắc tới vị đại ân nhân của H.O. là cố Tổng Thống Hoa Kỳ Ronal Regan.
Trong lời phát biểu, bà Khúc Minh Thơ ngỏ lời cám ơn ban tổ chức, chào mừng quý anh chị em H.O. và gia đình, bà nhắc lại việc làm của cố TT Regan và tang lễ của ông Funseth vị ân nhân mà mới đây bà đã đại diện các anh chị em H.O. đến nói lời tạ từ, vĩnh biệt. Hai người cháu của ông Funseth cũng ngỏ lời cám ơn ban tổ chức và nhắc lại những lời trăn trối của ông cậu mình: “Hãy luôn nhớ đến những người cựu tù nhân VN, họ đã từng chiến đấu bên cạnh quân lực Hoa Kỳ để bảo vệ miền Nam tự do, và họ đã phải bị ngược đãi trong các trại giam hàng nhiều chục năm.”
Người tù cuối cùng, chiến hữu CSQG Phan Tấn Ngưu (17 năm tù) thay mặt các H.O., bà Cao Hồng Điệp thay mặt các người vợ H.O., và cô Uyển Diễm thay mặt các hậu duệ H.O. lên phát biểu về những suy nghĩ của mình trong mỗi vai trò khác nhau. Sau đó là Tiệc Hội Ngộ và chương trình văn nghệ đặc sắc do Ban Tù Ca Xuân Điềm đảm trách cùng với các ca sĩ thân hữu và hậu duệ. Trong đó, Ban Tiếp tân gồm toàn các phu nhân H.O. mặc áo dài màu hồng trao tặng các H.O. Biệt Động Quân, đại diện các H.O. mỗi người được người đẹp choàng một vòng hoa. Sau khi nhận, các chiến sĩ H.O. lại choàng trở lại cho các “cánh cò lặn lội nuôi chồng trong các trại tù.”
Ngày thứ ba trong Buổi Hội Ngộ, thứ Hai 9/11: Khoảng 200 H.O. đã ghi danh lên đường đến viếng mộ cố TT. Ronald Regan, đặt vòng hoa tưởng niệm, sau đó đi thăm hàng không mẫu hạm Midway và Seaport Village tại San Diego.
Có rất nhiều anh chị em H.O. đến nay vẫn chưa biết hoàn toàn về chương trình H.O. cũng như ý nghĩa hai chữ H.O. là gì? Do đó, nhân dịp này, xin tóm tắt một số tài liệu đã phổ biến như sau:
Bà Khúc Minh Thơ, quả phụ của anh Nguyễn Đình Phúc (Khóa 1 Thủ Đức, tử trận tại Quận Bình Minh, Vĩnh Long). Trước ngày 30-4-1975 bà là nhân viên Tòa Đại Sứ VNCH tại Manila, Phi Luật Tân. Sau khi Tòa Đại Sứ bị giải tán, bà tìm đến các trại tỵ nạn tìm hiểu tung tích con gái lớn là cháu Minh Châu còn ở VN. Bà ở bên cạnh nữ tu Công Giáo Lê Thị Tríu để phục vụ người tỵ nạn.
Sau hai năm ở Phi, bà đã thu lượm được một số tin tức của các Quân, Cán, Chính VNCH đang bị VC giam giữ, rồi qua gợi ý của phu nhân Đại Tá Võ Văn Xét: “Chị phải làm một hành động gì để cứu anh em nếu không thì tất cả họ sẽ chết hết.” Bà tìm cách qua Mỹ vào ngày 27-1-1977 gặp chị Hiệp, một người bạn có chồng Mỹ đang làm việc tại Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ là ông Shep Lowman.
Qua trung gian của ông Lowman, bà Khúc Minh Thơ liên lạc được với một số giới chức cao cấp trong Bộ Ngoại Giao và Quốc Hội Mỹ. Được sự tích cực giúp đỡ của Dân Biểu John McCain (sau là Nghị Sĩ) và Nghị Sĩ Ted Kennedy, bà thành lập Hội Gia Đình Tù Nhân Chính Trị Việt Nam tại Virginia và bắt đầu hoạt động.
Bà Khúc Minh Thơ đã tiếp xúc với các đài truyền hình ABC, CBS, NBC, CNN và với Quốc Hội Hoa Kỳ, bà đã được Tổng Thống Ronald Regan tiếp kiến, và Tổng Thống Reagab nói với bà “Những người anh hùng tại Việt Nam sẽ không bao giờ bị bỏ quên.”
Sau đó, Quốc Hội đã thông qua một Nghị Quyết yêu cầu Hành Pháp phải can thiệp buộc nhà cầm quyền CSVN trả tự do cho các tù nhân chính trị và cho họ cùng gia đình được đến định cư tại Hoa Kỳ. Tổng Thống Reagan đã cử ông Thứ Trưởng Funseth bổ nhiệm cầm đầu phái đoàn qua VN thương thuyết. Kết quả, một Thông Cáo Chung được hai bên ký ngày 30-7-1989 tại Hà Nội. Cả hai bên đồng ý, một nhóm tù nhân chính trị khoảng 3,000 người sẽ sang tái định cư tại Hoa Kỳ trong đợt đầu tiên vào cuối năm sau khi các thủ tục được hoàn tất, và đã diễn tiến tốt đẹp sau đó.
Về hai chữ H.O.
Trong lá thư của Đại Tướng Hoa Kỳ (hồi hưu) John W. Vessey gửi cho ông Nguyễn Xuân Huấn, Chủ Tịch Hội Cựu Tù Nhân Chính Trị tại Minnesota ngày 19-6-1997, Đại Tướng Vessey nói: “Năm 1987, khi đang hồi hưu, tôi được Tổng Thống Reagan cử làm Đặc Phái Viên đi Hà Nội thương thuyết. Một trong những nhiệm vụ ưu tiên hàng đầu tôi được Tổng Thống giao phó là phải tìm cách giải thoát những cựu chiến hữu Việt Nam đang bị giam giữ trong những cái gọi là Trại Cải Tạo. Tôi được quyền bảo đảm với chính phủ Hà Nội rằng, Hoa Kỳ sẵn sàng chấp nhận và tiếp đón những người tù cải tạo cùng gia đình họ sang Mỹ. Trong những cuộc thương thuyết sơ khởi, vì chúng tôi không có hy vọng hai bên sẽ có ngay những giải pháp chính trị, cho nên tất cả những hành động mở đường cho những thỏa ước tương lai đều được mang danh chiến dịch nhân đạo Humanitarian Operations, gọi tắt là H.O.”
Phía nhà cầm quyền Cộng Sản VN rất quỷ quyệt, họ không gọi chương trình H.O. là chương trình nhân đạo Humanitarian Operations, vì như thế là họ là kẻ vô nhân đạo nên chính phủ Mỹ phải đem những người tù đi. Việt Cộng mới tung tin, giải thích rằng hai chữ H.O. chỉ là ám số để họ theo thứ tự mà giải quyết, và đã đánh lừa được một số người đến nay vẫn cho rằng H.O. là như VC nói.
Cũng trong lá thư của Đại Tướng Vessey, cuối thư ông viết: “Riêng đối với tôi, danh từ H.O. là biểu tượng của lòng dũng cảm, tinh thần phục vụ và lòng hy sinh, tất cả những ai thuộc diện H.O. đều là những anh hùng thực sự của thời đại này.”
Ngày thứ nhất trong Đại Hội, vào lúc 9 giờ 30 sáng thứ Bảy, một số đông các H.O. và gia đình đã đến Tượng Đài Chiến Sĩ Việt Mỹ ở thành phố Westminster làm lễ chào cờ và đặt vòng hoa tưởng niệm. Sau đó, lúc 11 giờ tập trung vào hội trường của thành phố Westminster, cách Tượng Đài chừng 400 mét để cùng hàn huyên tâm sự và tham dự bữa cơm trưa thân mật cho đến 2 giờ chiều mới giải tán để mọi người chuẩn bị cho buổi họp mặt chính thức vào ngày Chủ Nhật. Trong buổi tiền đại hội này, nhiều giọt nước mắt đã rơi vì suốt từ ngày ra khỏi trại tù cộng sản đến nay mới được gặp lại nhau, nhiều người chỉ ôm nhau nức nở, không nói nên lời.
Xen lẫn trong những bộ quân phục của các cựu chiến sĩ VNCH và những bộ quần áo dân sự tươm tất, có ba thanh niên mặc sơ mi trắng, tay cầm lá cờ VNCH đi đi lại lại. Viễn Đông phỏng vấn ba em và ghi nhận:
Em Đỗ Gia Phú từ San Jose: “Con lái xe 6 tiếng xuống đây với một tâm trạng rất háo hức được nói lên sự căm phẫn của mình vì CSVN đã tra tấn dã man ba con trong trại cải tạo, ba con thuộc binh chủng Không Quân và ông đã qua đời trong trại tù. Con rất hãnh diện về ba con, và nếu ba con còn, chắc chắn ông sẽ có mặt tại đây.”
Em Tăng Toàn đến từ San Franciso: “Ông nội con chết trong trại cải tạo. Hôm nay con thay mặt ông nội đến đây, con muốn nói với mọi người là CSVN rất dã man, hèn hạ, nhất là sau vụ Tập Cận Bình đến VN, chúng đã dùng máu người dân trải thảm đỏ rước Tập Cận Bình, con muốn các bạn trẻ đọc báo và biết điều này.”
Em Nguyễn Tuấn từ Sacramento: “Ba con là lính VNCH, bị đi tù Việt cộng, ba con sang đây và mới mất vài năm nay. Tiếc quá, nếu tổ chức họp mặt H.O. mấy năm trước thì thế nào ba con cũng có mặt. Con thấy các bác, các chú H.O có tinh thần quá, tham dự đông vui quá, con cũng thấy vui lây.”
Buổi Họp Mặt chính thức: Ban tổ chức đã chọn nhà hàng Seafood Palace ở đường Westminster là nhà hàng VN lớn nhất tại khu vực Little Saigon với 800 chỗ ngồi, nhưng cũng không thỏa mãn đủ nhu cầu nên buộc lòng phải từ chối một số anh chị em H.O. ghi danh trễ, và nhiều lần, chiến hữu Nguyễn Phán đã phải lên tiếng xin lỗi và hẹn vào dịp tổ chức sau, có thể một vài ba năm nữa tại một nơi nào đó và có thể ngay tại thủ đô Saigon thân yêu của chúng ta.
Một điều làm cho ban tổ chức bối rối không biết phải xử trí thế nào, nguyên do là ban tổ chức sắp xếp ai ghi danh trước thì sắp ngồi vào bàn trước theo thứ tự 1, 2 - 80; nhưng các cựu tù lâu ngày gặp nhau muốn ngồi gần nhau để tâm sự nên không tài nào sắp xếp theo kế hoạch đã định được. Do đó giờ khai mạc phải trễ gần một tiếng, nhưng rồi mọi sự cũng diễn tiến tốt đẹp.
Chương trình bắt đầu với nghi thức chào cờ và mặc niệm. Sau đó, H.O.6 , chiến hữu Nguyễn Phán, Trưởng Ban Tổ Chức lên chào nừng quan khách, quý vị niên trưởng và các bạn đồng tù, đồng thời giới thiệu bà Khúc Minh Thơ, một vị ân nhân của anh chị em H.O. và hai người cháu của ông Robert L. Funseth, người đã được Tổng Thống Ronald Reagan bổ nhiệm đặc trách thương thuyết với nhà cầm quyền CSVN về tù nhân chính trị. Lúc đó ông Funseth là Thứ Trưởng Ngoại Giao và mới qua đời hơn một tháng nay.
Một vị ân nhân khác là Đại Tướng Hoa Kỳ John W. Vessey, vì lý do sức khỏe ông không thể đến tham dự, và một ân nhân khác được nhắc đến là TS Nguyễn Văn Hạnh, người có công đẩy mạnh chương trình H.O..
Trưởng Ban Tổ Chức, ông Nguyễn Phán đã mời bà Khúc Minh Thơ và hai người cháu của ông Funseth lên sân khấu và thay mặt toàn thể anh chị em H.O. trao tặng các ân nhân Bảng Tri Ân và bó hoa tươi. Ông cũng không quên nhắc tới vị đại ân nhân của H.O. là cố Tổng Thống Hoa Kỳ Ronal Regan.
Trong lời phát biểu, bà Khúc Minh Thơ ngỏ lời cám ơn ban tổ chức, chào mừng quý anh chị em H.O. và gia đình, bà nhắc lại việc làm của cố TT Regan và tang lễ của ông Funseth vị ân nhân mà mới đây bà đã đại diện các anh chị em H.O. đến nói lời tạ từ, vĩnh biệt. Hai người cháu của ông Funseth cũng ngỏ lời cám ơn ban tổ chức và nhắc lại những lời trăn trối của ông cậu mình: “Hãy luôn nhớ đến những người cựu tù nhân VN, họ đã từng chiến đấu bên cạnh quân lực Hoa Kỳ để bảo vệ miền Nam tự do, và họ đã phải bị ngược đãi trong các trại giam hàng nhiều chục năm.”
Người tù cuối cùng, chiến hữu CSQG Phan Tấn Ngưu (17 năm tù) thay mặt các H.O., bà Cao Hồng Điệp thay mặt các người vợ H.O., và cô Uyển Diễm thay mặt các hậu duệ H.O. lên phát biểu về những suy nghĩ của mình trong mỗi vai trò khác nhau. Sau đó là Tiệc Hội Ngộ và chương trình văn nghệ đặc sắc do Ban Tù Ca Xuân Điềm đảm trách cùng với các ca sĩ thân hữu và hậu duệ. Trong đó, Ban Tiếp tân gồm toàn các phu nhân H.O. mặc áo dài màu hồng trao tặng các H.O. Biệt Động Quân, đại diện các H.O. mỗi người được người đẹp choàng một vòng hoa. Sau khi nhận, các chiến sĩ H.O. lại choàng trở lại cho các “cánh cò lặn lội nuôi chồng trong các trại tù.”
Ngày thứ ba trong Buổi Hội Ngộ, thứ Hai 9/11: Khoảng 200 H.O. đã ghi danh lên đường đến viếng mộ cố TT. Ronald Regan, đặt vòng hoa tưởng niệm, sau đó đi thăm hàng không mẫu hạm Midway và Seaport Village tại San Diego.
Có rất nhiều anh chị em H.O. đến nay vẫn chưa biết hoàn toàn về chương trình H.O. cũng như ý nghĩa hai chữ H.O. là gì? Do đó, nhân dịp này, xin tóm tắt một số tài liệu đã phổ biến như sau:
Bà Khúc Minh Thơ, quả phụ của anh Nguyễn Đình Phúc (Khóa 1 Thủ Đức, tử trận tại Quận Bình Minh, Vĩnh Long). Trước ngày 30-4-1975 bà là nhân viên Tòa Đại Sứ VNCH tại Manila, Phi Luật Tân. Sau khi Tòa Đại Sứ bị giải tán, bà tìm đến các trại tỵ nạn tìm hiểu tung tích con gái lớn là cháu Minh Châu còn ở VN. Bà ở bên cạnh nữ tu Công Giáo Lê Thị Tríu để phục vụ người tỵ nạn.
Sau hai năm ở Phi, bà đã thu lượm được một số tin tức của các Quân, Cán, Chính VNCH đang bị VC giam giữ, rồi qua gợi ý của phu nhân Đại Tá Võ Văn Xét: “Chị phải làm một hành động gì để cứu anh em nếu không thì tất cả họ sẽ chết hết.” Bà tìm cách qua Mỹ vào ngày 27-1-1977 gặp chị Hiệp, một người bạn có chồng Mỹ đang làm việc tại Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ là ông Shep Lowman.
Qua trung gian của ông Lowman, bà Khúc Minh Thơ liên lạc được với một số giới chức cao cấp trong Bộ Ngoại Giao và Quốc Hội Mỹ. Được sự tích cực giúp đỡ của Dân Biểu John McCain (sau là Nghị Sĩ) và Nghị Sĩ Ted Kennedy, bà thành lập Hội Gia Đình Tù Nhân Chính Trị Việt Nam tại Virginia và bắt đầu hoạt động.
Bà Khúc Minh Thơ đã tiếp xúc với các đài truyền hình ABC, CBS, NBC, CNN và với Quốc Hội Hoa Kỳ, bà đã được Tổng Thống Ronald Regan tiếp kiến, và Tổng Thống Reagab nói với bà “Những người anh hùng tại Việt Nam sẽ không bao giờ bị bỏ quên.”
Sau đó, Quốc Hội đã thông qua một Nghị Quyết yêu cầu Hành Pháp phải can thiệp buộc nhà cầm quyền CSVN trả tự do cho các tù nhân chính trị và cho họ cùng gia đình được đến định cư tại Hoa Kỳ. Tổng Thống Reagan đã cử ông Thứ Trưởng Funseth bổ nhiệm cầm đầu phái đoàn qua VN thương thuyết. Kết quả, một Thông Cáo Chung được hai bên ký ngày 30-7-1989 tại Hà Nội. Cả hai bên đồng ý, một nhóm tù nhân chính trị khoảng 3,000 người sẽ sang tái định cư tại Hoa Kỳ trong đợt đầu tiên vào cuối năm sau khi các thủ tục được hoàn tất, và đã diễn tiến tốt đẹp sau đó.
Về hai chữ H.O.
Trong lá thư của Đại Tướng Hoa Kỳ (hồi hưu) John W. Vessey gửi cho ông Nguyễn Xuân Huấn, Chủ Tịch Hội Cựu Tù Nhân Chính Trị tại Minnesota ngày 19-6-1997, Đại Tướng Vessey nói: “Năm 1987, khi đang hồi hưu, tôi được Tổng Thống Reagan cử làm Đặc Phái Viên đi Hà Nội thương thuyết. Một trong những nhiệm vụ ưu tiên hàng đầu tôi được Tổng Thống giao phó là phải tìm cách giải thoát những cựu chiến hữu Việt Nam đang bị giam giữ trong những cái gọi là Trại Cải Tạo. Tôi được quyền bảo đảm với chính phủ Hà Nội rằng, Hoa Kỳ sẵn sàng chấp nhận và tiếp đón những người tù cải tạo cùng gia đình họ sang Mỹ. Trong những cuộc thương thuyết sơ khởi, vì chúng tôi không có hy vọng hai bên sẽ có ngay những giải pháp chính trị, cho nên tất cả những hành động mở đường cho những thỏa ước tương lai đều được mang danh chiến dịch nhân đạo Humanitarian Operations, gọi tắt là H.O.”
Phía nhà cầm quyền Cộng Sản VN rất quỷ quyệt, họ không gọi chương trình H.O. là chương trình nhân đạo Humanitarian Operations, vì như thế là họ là kẻ vô nhân đạo nên chính phủ Mỹ phải đem những người tù đi. Việt Cộng mới tung tin, giải thích rằng hai chữ H.O. chỉ là ám số để họ theo thứ tự mà giải quyết, và đã đánh lừa được một số người đến nay vẫn cho rằng H.O. là như VC nói.
Cũng trong lá thư của Đại Tướng Vessey, cuối thư ông viết: “Riêng đối với tôi, danh từ H.O. là biểu tượng của lòng dũng cảm, tinh thần phục vụ và lòng hy sinh, tất cả những ai thuộc diện H.O. đều là những anh hùng thực sự của thời đại này.”
No comments:
Post a Comment