Trọng Thành - RFI
Đăng ngày 06-11-2015
Đăng ngày 06-11-2015
Cuộc hội kiến lịch sử
bất ngờ giữa Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Tổng thống Đài Loan Mã Anh Cửu
tại Singapore gây những phản ứng hết sức trái ngược trong xã hội Đài Loan. Nếu
như một bên cho cuộc gặp này là một bước đi « hướng đến bình thường hóa » quan
hệ Trung – Đài, thì đối với bên kia, việc Tổng thống Đài Loan chìa bàn tay ra với
Chủ tịch Trung Quốc chỉ là một động thái nhằm cứu vãn uy tín của Quốc dân đảng
đang xuống rất thấp, gần ba tháng trước cuộc bầu cử Tổng thống Đài Loan.
Tại
Đài Loan, người ta gọi phe ủng hộ việc xích gần lại Trung Quốc là phe « màu Lam
», còn phe phản đối là « màu Lục ». Quốc dân đảng của Tổng thống Mã Anh Cửu là
lực lượng chủ yếu của phe màu Lam, trong khi đó đảng Dân tiến đối lập thuộc phe
màu Lục. Theo nhà chính trị học Wang Yeh Lih, « những người màu Lam ủng hộ thượng
đỉnh, còn màu Lục tất nhiên là chống lại. (…) Tại Đài Loan chưa bao giờ có một
đồng thuận về việc này ».
Sự
đối kháng còn đi xa hơn. Về phía phe màu Lam, có cánh Lam sẫm ủng hộ thống nhất
với Trung Quốc, trong khi đó, về phía màu Lục, có Lục sẫm muốn Đài Loan tuyên bố
độc lập, một quyết định có thể dẫn đến phản ứng quân sự của Trung Quốc, bởi Bắc
Kinh luôn luôn khẳng định Đài Loan là một tỉnh phản loạn, cần được lấy lại, hoặc
theo cách hòa bình, hoặc dùng vũ lực.
Phe
màu Lam chờ đợi từ lâu và hy vọng rất nhiều từ thượng đỉnh này. Kể từ khi đắc cử
năm 2008, Tổng thống Đài Loan Mã Anh Cửu đã là người kiến tạo chính sách xích gần
lại từ từ với Trung Quốc, đặc biệt với việc mở lại các đường bay trực tiếp, nhiều
thỏa thuận hợp tác kinh tế. Thượng đỉnh này như vậy được coi là một sự thừa nhận
chính trị đối với nỗ lực của ông Mã trong suốt bảy năm. Tổng thống Đài Loan
tuyên bố : « Cuộc gặp thượng đỉnh này không nhằm mục đích tranh cử, mà hướng đến
lợi ích của các thế hệ tương lai ».
Trong
khi đó, lãnh đạo đảng đối lập Dân Tiến, bà Thái Anh Văn, tuyên bố : thượng đỉnh
Mã – Tập hủy hoại nền dân chủ Đài Loan. Phát ngôn viên của tổ chức Liên hiệp
Đài Loan vì đoàn kết, một trong các phong trào đòi độc lập, nghi ngờ là sẽ có một
thỏa thuận bí mật giữa lãnh đạo hai bên trong thượng đỉnh tại Singapore, cho dù
chính quyền Đài Loan tuyên bố cuộc hội kiến sẽ không có tuyên bố chung hay bất
cứ thỏa thuận nào. Nhiều người đặt câu hỏi về lý do nào đã khiến Bắc Kinh chấp
nhận một cuộc gặp giữa Chủ tịch Trung Quốc với Tổng thống Đài Loan vào thời điểm
này.
Theo
giáo sư ngành chính trị học tại Đại học Báp-tít Hồng Kông, ông Jean-Pierre
Cabestan, mục tiêu của cuộc hội kiến này về phía ông Mã Anh Cửu là để hậu thuẫn
tối đa cho ứng cử viên Tổng thống Quốc dân đảng Chu Lập Luân (Eric Chu). Kể từ
khi lên cầm quyền, ông Mã Anh Cửu chủ trương thuyết phục cử tri đi theo quan điểm
: thực dụng trong quan hệ với Trung Quốc sẽ khiến Đài Loan được thịnh vượng.
Theo
ghi nhận của nhiều nhà quan sát, trong bối cảnh tăng trưởng và lương bổng tại
Đài Loan chững lại, nhiều người Đài Loan cho rằng quan hệ chặt chẽ với Trung Quốc
chỉ có lợi cho các tập đoàn kinh tế lớn.
Mọi
người sẽ « cảm thấy khó chịu », đó là nhận định của nhà chính trị học Nathan
Batto, Viện khoa học chính trị thuộc Viện hàn lâm Khoa học Academia Sinica, Đài
Loan. Nhà chính trị học Jean-Pierre Cabestan dự báo : cuộc hội kiến lịch sử rất
có thể sẽ « phản tác dụng », khiến có thêm nhiều cử tri Đài Loan chống lại Quốc
dân đảng, ông Chu Lập Luân và Trung Quốc, chống lại một can thiệp sâu hơn của
Trung Quốc vào công việc nội bộ của Đài Loan và vào tiến trình chính trị dân chủ
của hòn đảo.
No comments:
Post a Comment