Lê Diễn Đức
Sunday, July 5, 2015 2:34:00 PM
Có lẽ
ít ai nhớ, ngày 2 Tháng Bảy vừa qua đánh dấu 39 năm Quốc Hội nước Việt Nam thống
nhất quyết định đổi tên Sài Gòn thành “thành phố Hồ Chí Minh,” ngày 2 Tháng Bảy
năm 1976.
Miền Nam bị quân Cộng Sản Bắc Việt cưỡng chiếm vào
ngày 30 Tháng Tư năm 1975 và một năm sau, cái tên Sài Gòn với 300 năm lịch sử tồn
tại cũng đã bị cưỡng hiếp, xóa đi trên bản đồ.
“Sài Gòn ơi!
Ta mất người như người đã mất tên
Như dòng sông nước quẩn quanh buồn
Như người đi cách mặt xa lòng
Ta hỏi thầm em có nhớ không...”
(Sài Gòn niềm nhớ không tên)
Ta mất người như người đã mất tên
Như dòng sông nước quẩn quanh buồn
Như người đi cách mặt xa lòng
Ta hỏi thầm em có nhớ không...”
(Sài Gòn niềm nhớ không tên)
Tuy nhiên, thực chất, nhà cầm quyền Cộng Sản không
thể nào xóa được cái hồn thiêng của Sài Gòn đã thấm sâu trong trái tim tình cảm
của nhân dân, không chỉ ở miền Nam mà trong cả nước.
Sài Gòn vẫn tồn tại, vẫn hiện diện trong tâm thức và
sinh hoạt đời sống hàng ngày của dân chúng. Phi trường Tân Sơn Nhất vẫn có mã
quốc tế SGN. Người ta nói “tôi là người Sài Gòn,” “cảng Sài Gòn,” “bia Sài Gòn”
và thường giễu cợt “điếm Hồ Chí Minh” nhiều lắm!
Một ngày nào đó, khi Việt Nam có dân chủ tự do, điều
mà Quốc Hội dân chủ phải làm ngay là trả lại tên Sài Gòn lịch sử cho thành phố
lớn nhất và trù phú nhất ở phía Nam này và giật đổ tượng đài Hồ Chí Minh trên
đường Nguyễn Huệ, giống như người ta đã bỏ tên Leningrad và trả lại tên Saint
Petersburg, bỏ tên Stalingrad trả lại Volgograd, và giật sập tượng đài Lenin tại
Nga khi Liên Xô sụp đổ.
Tại Châu Âu, nơi đẻ ra chủ thuyết Mác-Lenin, người
ta đã đào mồ chôn nó, nhưng cho tới hôm Đảng Cộng Sản Việt Nam (ĐCSVN) vẫn ôm
trọn và lấy nó làm kim định hướng đi cho cả dân tộc. Đã từng đi qua và sống ở
nhiều nước Cộng Sản Châu Âu, tôi chưa thấy có quốc gia nào lấy tên những người
lãnh đạo Cộng Sản đặt cho đường phố tràn ngập như ở Việt Nam.
Thông thường đường phố được lấy tên các danh nhân
văn hóa, khoa học, hoặc những anh hùng dân tộc có công đối với đất nước. Các nước
Cộng Sản Châu Âu cũng lấy tên những người Cộng Sản đặt để đặt tên đường phố
nhưng rất ít.
Thủ đô Warszawa của Ba Lan tôi nhớ chỉ có quảng trường
Dzierzynski (Dzierzynski's Square) mang tên trùm mật vụ Xô Viết Feliks
Dzierzynski. Sau khi chế độ Cộng Sản sụp đổ vào năm 1989, tượng đài ông ta trên
quảng trường đã dân chúng Ba Lan giật đổ và thành phố Warszawa đổi tên thành quảng
trường ngân hàng với tượng đài nhà thơ Juliusz Slovaski.
Một con đường lớn khác chạy dài từ trung tâm xuống
quận Zolibosz mang tên một vị tướng Xô Viết là Karol Swierczewski được đổi
thành tên của Giáo Hoàng Joan Paolô II ngay khi ông còn sống.
Feliks Dzierzynski hay Karol Swierczewski là những tội
đồ của dân tộc Ba lan với bàn tay nhuộm máu, tên tuổi của họ đã được lưu giữ
trong hồ sơ tội ác của Chủ Nghĩa Cộng Sản tại viện tưởng nhớ dân tộc.
Không những chỉ lấy tên Hồ Chí Minh đặt cho thành phố
Sài Gòn mà nhà cầm quyền muốn phủ đỏ lên nó bằng tên tuổi những người Cộng Sản.
Sau năm 1975, nhiều tên đường cũ bị bức tử, thay vào
đó là là tên tuổi những người Cộng Sản thuộc thế hệ ban đầu như Phan Đăng Lưu,
Lê Hồng Phong, Hoàng Văn Thụ, Nguyễn Văn Cừ, Nguyễn Thị Minh Khai, Ngô Gia Tự,
Lý Chính Thắng, v.v...
Nhiều con đường mang tên các danh nhân gắn liền với
sự phát triển của lịch sử cũng bị đổi tên.
Đường Hiền Vương, mang tên vị chúa Nguyễn thứ 4 của
đảng trong trong lịch sử Việt Nam. Dưới thời ông trị vì bờ cõi thái bình, nhân
dân được giảm lao dịch thuế má, nhiều vùng đất mới được mở mang, các kênh Trung
Đan, Mai Xá được khơi đào. Ông là người có tài, đức độ, lẽ ra phải được lưu
truyền cho hậu thế, nhưng nhà cầm quyền đã thay thế bằng tên của một tay nữ khủng
bố tuổi “teen” Võ Thị Sáu.
Gia Long là tước hiệu hoàng đế của Nguyễn Phúc Ánh,
người đã đánh bại quân Tây Sơn năm 1082, thống nhất đất nước sau nhiều năm nội
chiến, thành lập triều đại nhà Nguyễn, chính thức sử dụng quốc hiệu Việt Nam với
một cương thổ rộng lớn nhất vào thời đó, kéo dài từ biên giới với Trung Quốc tới
Vịnh Thái Lan, gồm cả quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Tên tuổi của ông là một
điểm sáng trong lịch sử Việt Nam. Con đường Gia Long mang tên ông thời Việt Nam
Cộng Hòa bị thay thế bằng tên của một tay khủng bố trẻ tuổi Lý Tự Trọng.
Tương tự như thế với con đường từ cầu Công Lý, bị đổi
thành tên một biệt động thành mà thực tế cũng là một tên khủng bố khác: Nguyễn
Văn Trỗi.
Trụ sở Sở Ngoại Vụ nằm trên con đường mang tên người
đã góp phần quan trọng vào việc hình thành chữ quốc ngữ Việt Nam hiện đại,
Alexandre de Rhode, bị đổi tên thành Thái Văn Lung, một luật sư tham gia kháng
chiến chống Pháp, không biết sao, cuối cùng lại trả về tên cũ.
Cũng giống như như thế với đường Paster, mang tên
nhà vi trùng học người Pháp, đổi thành Nguyễn Thị Minh Khai, nhưng đã được phục
hồi.
Có những đường mà tên của nó tuyệt nhiên không mang
màu sắc chính trị như đường Tự Do, Đường Thống Nhất... cũng bị đổi.
Nhân dân đã hài hước làm thơ:
“Nam Kỳ Khởi Nghĩa” tiêu “Công Lý”
“Đồng Khởi” lên rồi mất “Tự Do!”
“Đồng Khởi” lên rồi mất “Tự Do!”
Từ những năm 80 dấy lên “cao trào” đặt tên đường cho
những nhà lãnh đạo chế độ sau khi họ chết. Dường như có đủ mặt các quan lớn của
chế độ Cộng Sản: Nguyễn Chí Thanh, Trần Quốc Hoàn, Tôn Đức Thắng, Lê Duẩn, Trường
Chinh, Phạm Văn Đồng, Phạm Hùng, Nguyễn Văn Linh, Võ Văn Kiệt, Lê Trọng Tấn, Lê
Văn Lương, Phạm Hùng, Mai Chí Thọ, Nguyễn Thị Định, Trần Văn Trà, Huỳnh Tấn
Phát, Nguyễn Hữu Thọ, Võ Nguyên Giáp, v.v...
Lê Duẩn, cựu tổng bí thư ĐCSVN, người được cho là
góp phần quan trọng nhất vào chiến dịch mùa xuân 1975, được đặt cho đường Thống
Nhất, một con đường rộng đẹp, bắt đầu từ Dinh Độc Lập cũ. Dân chúng ngay lập tức
cho ra định nghĩa: “Đường Lê Duẩn là con đường đi từ Độc Lập tới Sở Thú.”
Khi thay đổi thể chế chính trị, chuyện đổi tên đường
phố diễn ra là điều tất yếu. Thế những đặt loạn xạ tên các đường phố bằng tên
những người Cộng Sản là sự tính toán kiêu ngạo, tham lam của những kẻ còn sống.
Họ nghĩ rằng làm như thế, sau này họ khi chết đi cũng sẽ có con đường mang tên
mình, chẳng cần đến hậu quả. Đặt tên ai đó cho đường phố mới thì không nói, đổi
tên đường là việc làm gây nhiều phiền nhiễu, tốn kém, bởi vì tất cả những hồ
sơ, giấy tờ liên quan đến địa chỉ đường phố đều phải thay đổi sau đó cho phù hợp.
Người ta nói rằng:
“Trăm năm bia đá thi mòn
Ngàn năm bia miệng hãy còn trơ trơ”
Ngàn năm bia miệng hãy còn trơ trơ”
Họ cũng quên đi rằng, thể chế chính trị độc tài, toàn trị mà ĐCSVN áp đặt trên cả nước từ năm 1975 không có lý do tồn tại vĩnh cửu. Trong tương lai, dù có thể còn lâu nữa, nhất định nhân dân sẽ loại loại bỏ nó. Cùng với việc trả lại tên lịch sử Sài Gòn là xóa bỏ những tên tuổi lạc điệu kia trên các đường phố. Bởi vì chính những con người ấy là những học trò của Hồ Chí Minh đã góp phần xây dựng nên chế độ bất nhân, phi dân chủ và chà đạp tự do, một chế độ tội ác của nhân loại mà Nghị Viện Châu Âu năm 2006 đã phán quyết.
Cũng như Ba Lan, một nước Việt Nam dân chủ và tự do
sẽ thiết lập một cơ quan nghiên cứu tội ác của Cộng Sản Việt Nam, sẽ có một viện
bảo tàng tướng nhớ các nạn nhân của nó, từ thời Cải cách Ruộng đất đến giai đoạn
“thuyền nhân” và “dân oan” hiện nay!
Hồ sơ tội ác sẽ có tên của con người đặt cho thành
phố Sài Gòn vào Tháng Bảy năm 1976 và tất cả những đồng chí của ông ta đang hiện
diện hiện nay trên những tấm bảng đường phố Sài Gòn. Có lẽ cũng nên “cám ơn”
nhà cầm quyền Cộng Sản đã làm sẵn cho thế hệ mai sau danh sách này!
Copyright Người Việt
No comments:
Post a Comment