Thursday, July 9, 2015

Barack Obama gặp Nguyễn Phú Trọng: Chính trị và Thương mại (DCVOnline | Tin tổng hợp)





DCVOnline | Tin tổng hợp
Posted on July 9, 2015 by editor — 0 Comments

Vừa được Quốc hội ủy quyền đàm phán thương mại mới, hôm thứ Ba, Tổng thống Barack Obama đã tổ chức một cuộc họp chưa từng thấy với người đứng đầu của Đảng Cộng sản Việt Nam trong lúc Mỹ đang cố gắng đi đến kết luận ở các cuộc đàm phán về một hiệp ước kinh tế châu Á-Thái Bình Dương.

Chính trị

Tổng thống Obama đang bị chỉ trích vì đã họp với Tổng bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam, bất chấp việc Cộng sản Việt Nam tiếp tục đàn áp người hoạt động nhân quyền.
Nguyễn Phú Trọng, người đứng đầu của Đảng Cộng sản Việt Nam. Trọng không giữ bất kỳ một vị trí  chính thức nào trong chính phủ, nhưng được coi là người lãnh đạo của Việt nam vì là người đứng đầu chính đảng duy nhất cai trị của Việt Nam.
Nhưng cuộc họp vừa qua, xảy ra ngay sau khi chính quyền Obama đã đi thêm một bước nữa trong việc bình thường hóa quan hệ với nước Cộng sản Cuba, đã gây nhiều bất bình ở Quốc hội Hoa Kỳ.
Dân biểu thuộc cả hai đảng Dân chủ và đảng Cộng hòa đã lên án cuộc gặp lịch sử tại Nhà Trắng hôm thứ Ba và thúc giục chính quyền Obama tập trung hơn vào hồ sơ nhân quyền của Việt Nam.

Dân biểu Loretta Sanchez (D-Calif.) cho biết trong một tuyên bố hôm thứ Tư,
“Tôi thất vọng vì chính phủ đã chọn đón tiếp Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam. Là một người ủng hộ cho nhân quyền ở Việt Nam, tôi không thể làm ngơ trước tình hình tệ hại của tự do báo chí và tự do ngôn luận.”

Trước đó trong tuần, Sanchez và tám dân biểu khác của cả hai đảng viết cho Obama trong một lá thư rằng “hệ thống độc đảng độc tài” mà Trọng chủ trì “là nguyên nhân gốc rễ của tình trạng nhân quyền tồi tệ tại Việt Nam.”

Họ lưu ý rằng Việt Nam đã ký kết Công ước Quốc tế về các Quyền Dân sự và Chính trị và một nghi định thư của LHQ về chống tra tấn vẫn còn vô số những hành vi vi phạm nhân quyền. Nhóm Công tác về Giam giữ Tùy tiện của LHQ đã kết luận rằng Việt Nam bắt giữ một cách hệ thống những người hoạt động đổi mới Việt Nam.

Trong thư, các dân biểu đã dứt khoát yêu cầu trả tự do cho chín tù nhân chính trị.
“Ai cũng biết, ông Trọng không phải là người đứng đầu nhà nước cũng không hải là lãnh đạo của một chính phủ dân cử. Ông đã được mời tới Nhà Trắng đơn giản chỉ vì ông ngồi trên đầu của hệ thống độc đảng của Việt Nam. Hệ thống độc đảng độc tài là nguyên nhân gốc rễ của tình trạng nhân quyền tồi tệ tại Việt Nam.”

Họ nói thêm,
“Trong lúc danh sách blogger và tù nhân lương tâm Việt Nam bị bắt giam ngày càng dài và dài hơn, bây giờ, quan trọng hơn bao giờ hết, Hoa Kỳ cần gửi một thông điệp rõ ràng cho chính quyền Hà Nội rằng sự tôn trọng nhân quyền là điều cần thiết cho một mối quan hệ kinh tế và an ninh chặt chẽ hơn.”

Cuộc họp của Obama với Trọng – trong đó Tổng thống Mỹ hứa sẽ đến thăm Việt Nam “vào một thời điểm trong tương lai” – đầy tính biểu tượng cho hai nước đã ở hai phía của cuộc chiến cay đắng một thế hệ trước đây. Quan hệ ngoại giao giữa Hoa Kỳ và Việt Nam được bình thường hóa chỉ 20 năm trước đây.

Tuy nhiên, trong một báo cáo gần đây về nhân quyền quốc tế Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết các cuộc bầu cử gần đây nhất của Việt Nam “là không tự do và cũng không công bằng”.

Công dân Việt Nam đều bị “chính phủ hạn chế nghiêm ngặt” về quyền chính trị của họ, cũng như hành vi của công an sử dụng vũ lực và ngược đãi người dân trong “những vụ bắt bớ và giam giữ vì hoạt động chính trị” đã gây chết người và “những điều kiện khắc nghiệt trong tù”.

Sau cuộc họp tại Nhà Trắng vào hôm thứ Ba, Tổng thống Obama cho biết ông và Trọng “đã thảo luận thẳng thắn một số sự khác biệt của chúng tôi quanh vấn đề quyền con người.”
Tuy nhiên, Obama nói thêm, “đối thoại và những giải pháp thực tế về ngoại giao mà chúng tôi đang cùng thực hiện sẽ có lợi cho cả hai nước.”

Những người biểu tình phản đối bên ngoài Nhà Trắng yêu cầu Việt Nam chấm dứt hành vi vi phạm nhân quyền.

Biểu tình đòi nhân quyền cho Việt Nam trước Nhà trắng khi Barack Obama tiếp Nguyễn Phú Trọng (7/7/2015). Nguồn: EPA/MICHAEL REYNOLDS

Trọng cũng cho biết ông đã mở lời mời Obama đến thăm Việt Nam và Tổng thống Mỹ đã chấp nhận. Trong khi Obama ghi nhận lời mời, ông không có cam kết cụ thể nào là sẽ đến thăm Việt Nam trong nhiệm kỳ Tổng thống của ông.  Hai Tổng thống Bill Clinton và George W. Bush đã đến thăm Việt Nam.

Hoa Kỳ và Việt Nam nối lại quan hệ ngoại giao cách đây 20 năm. Giới quan sát nói rằng chính sách châu Á của chính quyền Mỹ hiện nay phần lớn được hình thành xung quanh Việt Nam vì quốc gia này có khả năng ngăn chận Trung Quốc mở rộng vào vùng Biển Đông. Kết quả là Việt Nam sẽ đứng về phía Mỹ trong việc ngăn chận Trung Quốc.

Sau cuộc họp ở Nhà Trắng, Phó Tổng thống Joe Biden đã tổ chức một bữa ăn trưa cho Trọng tại Bộ Ngoại giao.

Thương mại

Vừa được Quốc hội ủy quyền đàm phán thương mại mới, hôm thứ ba, Tổng thống Barack Obama đã tổ chức một cuộc họp chưa từng thấy với người đứng đầu của Đảng Cộng sản Việt Nam trong lức Mỹ đang cố gắng đi đến kết luận ở các cuộc đàm phán về một hiệp ước kinh tế châu Á-Thái Bình Dương.

Obama tiếp Nguyễn Phú Trọng tại Nhà Trắng cùng với hy vọng đi đến một thỏa thuận thương mại và tăng cường mối quan hệ mà các giới chức chính phủ Mỹ xem như là một trụ cột trong chính sách châu Á của Obama. Là một quốc gia ở tuyến đầu lo ngại về sự bành trướng của Trung Quốc ở Biển Đông, Việt Nam cũng sẽ hoan nghênh Mỹ tham gia có thái độ cứng rắn chống lại Bắc Kinh.

Thỏa thuận thương mại Đối tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP), sẽ dỡ bỏ rào cản kinh tế ở 12 quốc gia từ Chile qua Thái Bình Dương đến Úc, là yếu tố trung tâm của các nỗ lực của Tổng thống Obama nhằm nâng cấp ảnh hưởng của Mỹ ở châu Á và sẽ được coi là một nền kinh tế đối trọng với Trung Quốc.

Sau cuộc gặp của ông với Trọng, Obama coi thỏa thuận thương mại như một cơ hội để nâng cao các tiêu chuẩn lao động và môi trường và cho biết “có khả năng có thể tạo ra nhiều việc làm có ý nghĩa và sự thịnh vượng cho cả Việt Nam và nhân dân Mỹ.”

Trọng, nói cả hai cũng đã thảo luận sự khác biệt của họ và làm thế nào để đẩy nhanh các cuộc đàm phán thương mại và những vấn đề khác “một cách xây dựng và thẳng thắn”.

Buổi gặp mặt diễn ra sau khi Tỏng thống Mỹ đã được Quốc hội cho quyền đàm phán nhanh, dọn đường cho chính phủ Obama dễ dàng đối phó với những khía cạnh khó khăn nhất còn lại trong các cuộc đàm phán thương mại.

Điểm khó khăn lớn nhất với Việt Nam tập trung vào hai việc giảm thuế quan và giảm bớt vai trò của các doanh nghiệp nhà nước có thể làm lệch lạc nền thương mại tự do.

Myron Brilliant, người đứng đầu các vấn đề quốc tế của Phòng Thương mại Hoa Kỳ, tổ chức đã thiết đãi Trọng một bữa ăn tối, cho biết, “Đàm phán chỉ còn một vài vấn đề rất nhạy cảm. Cảm giác tôi nhận được từ giới đàm phán của chúng tôi là Việt Nam đã chuẩn bị sẵn sàng để tích cực trong tham gia ở Washington.”

© 2015 DCVOnline
Nếu đăng lại, xin đọc “Thể lệ trích đăng lại bài từ DCVOnline.net”








No comments: