Hà Tường Cát/Người Việt (tổng hợp)
Friday,
February 13, 2015 6:32:32 PM
Chính
quyền Hoa Kỳ bày tỏ thái độ cảnh giác, trông chờ, đối với thỏa hiệp hòa
bình Ukraine vừa đạt được hôm Thứ Năm qua 16 giờ thương thuyết giữa các
nhà lãnh đạo Nga, Ukraine và Đức, Pháp tại Minsk, thủ đô Belarus.
Hoa
Kỳ không trực tiếp đóng góp vào cuộc thương thuyết do Thủ Tướng Angela Merkel
cùng Tổng Thống Francois Hollande tích cực vận động và đứng làm trung gian. Bà
Merkel không che dấu sự bất đồng quan điểm với đồng minh Hoa Kỳ về ý định cung
cấp vũ khí cho Ukraine tự vệ và gia tăng biện pháp cấm vận Nga. Bà khẳng
định rằng vũ khí không thể giúp giải quyết cuộc nội chiến kéo dài 6 tháng đã làm
5,400 người thiệt mạng.
Mặc dầu dè dặt về hiệu quả của thỏa hiệp hòa bình, Hoa Kỳ vẫn hoan nghênh và các giới chức nói rằng mọi quyết định về cung cấp vũ khí sát thương cho Ukraine được đình lại ít nhất là ngay lúc này.
Không riêng Hoa Kỳ, hầu hết các nước đồng minh NATO đều rất hoài nghi khả năng thực thi thỏa hiệp hòa bình và nhất là những vấn đề phức tạp tiếp sau đó về một giải pháp chính trị bền vững cho vùng tranh chấp. Sau cuộc ngừng chiến lần đầu, cũng thỏa thuận tại Minsk hồi tháng 9 năm ngoái, và đã không được tuân thủ, từ đó đến nay lực lượng ly khai lấn chiếm thêm một lãnh thổ diện tích 200 dặm vuông.
Những thỏa thuận chính trong hiệp định Minsk ngày 12 tháng 2 năm 2015 gồm 12 điểm bao gồm: ngừng bắn sẽ bắt đầu từ 0 giờ địa phương ngày 15 tháng 2, hai bên rút các vũ khí nặng khỏi khu vực trong vòng hai tuần lể từ 17 tháng 2, phóng thích tù binh, triệt thoái các dân binh ngoại quốc khỏi lãnh thổ Ukraine và giải giới tất cả các lực lượng võ trang bất hợp pháp, bãi bỏ những hạn chế và tản quyền cho vùng ly khai, quân đội Ukraine kiểm soát biên giới với Nga từ cuối năm 2015.
Ngay sau khi thỏa hiệp được ký kết, chiến sự gia tăng cường độ hôm Thứ Sáu khi cả hai phía đối nghịch – quân đội chính quyền Ukraine và lực lượng ly khai thân Nga - theo chủ trương “giành dân lấn đất”, đều gấp rút tìm cách mở rộng khu vực kiểm soát của mình trước khi lệnh ngừng bắn có hiệu lực ngày Chủ Nhật. Các nhà lãnh đạo Âu Châu ca ngợi nỗ lực dàn xếp của Đức và Anh nhưng lo ngại rằng tình hình này có thể nhanh chóng biến thành một vụ tắm máu.
Lực lượng ly khai hãy còn đang bao vây khoảng 8,000 quân đội Ukraine ở Debatseve, thành phố giao điểm của nhiều đường xe lửa ở miền Đông kraine, và kêu gọi đơn vị này đầu hàng. Tổng Thống Vladimir Putin trong cuộc họp ỏ Minsk, cũng đã nêu lên chuyện này, nói rằng ông hy vọng đơn vị ấy ngưng kháng cự, buông vũ khí và ngừng bắn sẽ có hiệu lực.
Ông Putin có vẻ hài lòng thỏa hiệp, ông nói về cuộc thương lượng qua đêm: “Đấy không phải đêm vui nhất đời tôi, nhưng tôi cho rằng hôm nay là một buổi sáng tốt đẹp vì chúng tôi đã có thể dàn xếp thỏa thuận về những điểm chính”. Nhưng Tây Phương từ lâu đã không tin tưởng Putin và ít bày tỏ sự vui mừng quá mức đối với triển vọng giải quyết cuộc khủng hoảng.
Bản thông cáo do tòa Bạch Ốc đưa ra viết: “Thỏa hiệp ở Minsk là một bước có tiềm năng đáng kể để đi đến hòa bình và phục hồi chủ quyền cho Ukraine”. Tuy vậy các giới chức nói rằng không loại trừ khả năng thêm cấm vận và cảnh cáo các nhóm ly khai có ý chiếm thêm lãnh thổ trước khi ngưng bắn.
Thủ Tướng Anh David Cameron khuyến cáo các nhà lãnh đạo Liên Âu kiên định lập trường trừng phạt Nga can thiệp vào Ukraine. Ông hoan nghênh thỏa hiệp ngừng bắn và hy vọng sẽ được tôn trọng.
Thủ tướng Merkel nói rằng nỗ lực của bà và Tổng Thống Hllande là xứng đáng để làm, nhưng cảnh giác rằng đừng nên quá lạc quan và hoang tưởng. Sẽ còn nhiều vấn đề phải giải quyết và đồng thời phải theo dõi chặt chẽ những diễn tiến trên thực tế.
Các phóng viên cho biết cuộc thương lượng ở Minsk rất căng thẳng và có lúc gần tới tan vỡ. Tổng Thống Ukraine nửa đêm rời bàn hội nghị và tuyên bố phải “đồi diện với những điều kiện không thể chấp nhận. Nhưng Tổng Thống Hollande cho biết: “Cuối cùng chúng tôi đã dàn xếp đi tới thỏa hiệp ngừng bắn và giải pháp chính trị toàn bộ cho vụ khủng hoảng Ukraine”.
Chưa rõ chi tiết về chiều hướng chính trị sẽ tiến tới áp dụng vào cuối năm nay. Theo dự trù trong năm nay Ukraine sẽ có hiến pháp mới và các vùng do lực lượng ly khai kiểm soát sẽ được dành một quy chế đặc biệt cùng với quyền liên lạc xuyên biên giới với Nga có sự kiểm soát của Ukraine. Thỏa hiệp như thế có vẻ là gần với những đòi hỏi mà Tổng Thống Putin đã đặt ra. Theo lời phân tích gia chính trị Alexei Mukhin: “Thỏa hiệp mới tại Minsk là tóm lược những gì mà Moscow đòi hỏi Kiev lâu nay”.
Tại Nga, tin tức được đón nhận như là đạt một số chiến thắng, nhưng các giới chức chính quyền cao cấp và các chuyên viên xác định là chưa có thỏa thuận về sự giải quyết cuối cùng cho cuộc xung đột. Bộ ngoại giao Nga nói rằng “sắp tới sẽ là giai đoạn vô cùng quan trọng và khó khăn để thi hành thỏa thuận ở Minsk”.
Tổ Chức An Ninh và Hợp Tác Âu Châu (OSCE) cho biết để giám sát sự thi hành tiến trình hòa bình, sẽ tăng số quan sát viên lên 500, trong đó 350 được triển khai ở miền Đông Ukraine.
Chắc chắn là những tháng tới sẽ còn tranh chấp gay gắt, vì nhiều điểm trong thỏa hiệp chưa đủ cụ thể và mỗi bên có thể diễn giải khác nhau về phương cách thi hành. Tổng Thống Ukraine đã nhiều lần khẳng định Ukraine là “một quốc gia thống nhất và không bao giờ liên bang hóa”. Các thủ lãnh ly khai có mặt tại Minsk hôm Thứ Năm nhưng không trực tiếp tham gia cuộc hội nghị thượng đỉnh, và người ta lo ngại họ không chấp nhận thỏa hiệp. Cuối cùng hai thủ lãnh từ Donetsk và Luhansk, các nhóm có lực lượng mạnh nhất, đồng ý ký vào thỏa hiệp trong đó có một phụ đính quy định quyền tự trị sẽ được áp dụng cho lãnh thổ ly khai.
Thỏa hiệp cũng quy định Ukraine sẽ soạn thảo một hiến pháp mới trong năm nay với nội dung bao gồm biện pháp phân quyền và quy chế đặc biệt cho vùng ly khai. Quy chế đặc biệt được giải thích trong phụ đính có 8 điểm về quyền tổ chức lực lượng cảnh sát, tòa án, hệ thống pháp luật và hợp tác xuyên biên giới với Nga. Alexander Zakarchenko, thủ lãnh lực lượng ly khai vùng Donetsk, nói rằng hiệp định Minsk là thắng lợi lớn của “nhân dân nước cộng hòa Luhansk và Donetsk”.
Moscow cương quyết chống lại yêu cầu của Ukraine và Liên Âu về quyền kiểm soát biên giới, với lập luận rằng biện pháp này sẽ khiến các lãnh thổ ly khai bị bao vây rồi có thể bị đàn áp. Thỏa hiệp cuối cùng đạt tới là Ukraine sẽ kiểm soát biên giới từ cuối năm nay cùng với Nga. Theo nhận định của Hoa Kỳ, thỏa hiệp Minsk có hiệu quả hay không tùy thuộc vào chỗ chính quyền Ukraine tái lập được quyền kiểm soát đường biên giới.
Trong mọi trường hợp, tiến trình hòa bình Ukraine là rất mong manh nếu các bên không thay đổi thái độ để chấp nhận những điều kiện không thể hoàn toàn như ý muốn của mình.
Tổng Thống Ukraine Petro Poroshenko chỉ tóm gọn toàn bộ vấn đề bằng lời phát biều khiêm tốn: “Thỏa thuận chính mà chúng tôi đạt được là ngưng bắn hoàn toàn và không điều kiện từ đêm Thứ Bảy qua sáng Chủ Nhật sắp tới”.
Mặc dầu dè dặt về hiệu quả của thỏa hiệp hòa bình, Hoa Kỳ vẫn hoan nghênh và các giới chức nói rằng mọi quyết định về cung cấp vũ khí sát thương cho Ukraine được đình lại ít nhất là ngay lúc này.
Không riêng Hoa Kỳ, hầu hết các nước đồng minh NATO đều rất hoài nghi khả năng thực thi thỏa hiệp hòa bình và nhất là những vấn đề phức tạp tiếp sau đó về một giải pháp chính trị bền vững cho vùng tranh chấp. Sau cuộc ngừng chiến lần đầu, cũng thỏa thuận tại Minsk hồi tháng 9 năm ngoái, và đã không được tuân thủ, từ đó đến nay lực lượng ly khai lấn chiếm thêm một lãnh thổ diện tích 200 dặm vuông.
Những thỏa thuận chính trong hiệp định Minsk ngày 12 tháng 2 năm 2015 gồm 12 điểm bao gồm: ngừng bắn sẽ bắt đầu từ 0 giờ địa phương ngày 15 tháng 2, hai bên rút các vũ khí nặng khỏi khu vực trong vòng hai tuần lể từ 17 tháng 2, phóng thích tù binh, triệt thoái các dân binh ngoại quốc khỏi lãnh thổ Ukraine và giải giới tất cả các lực lượng võ trang bất hợp pháp, bãi bỏ những hạn chế và tản quyền cho vùng ly khai, quân đội Ukraine kiểm soát biên giới với Nga từ cuối năm 2015.
Ngay sau khi thỏa hiệp được ký kết, chiến sự gia tăng cường độ hôm Thứ Sáu khi cả hai phía đối nghịch – quân đội chính quyền Ukraine và lực lượng ly khai thân Nga - theo chủ trương “giành dân lấn đất”, đều gấp rút tìm cách mở rộng khu vực kiểm soát của mình trước khi lệnh ngừng bắn có hiệu lực ngày Chủ Nhật. Các nhà lãnh đạo Âu Châu ca ngợi nỗ lực dàn xếp của Đức và Anh nhưng lo ngại rằng tình hình này có thể nhanh chóng biến thành một vụ tắm máu.
Lực lượng ly khai hãy còn đang bao vây khoảng 8,000 quân đội Ukraine ở Debatseve, thành phố giao điểm của nhiều đường xe lửa ở miền Đông kraine, và kêu gọi đơn vị này đầu hàng. Tổng Thống Vladimir Putin trong cuộc họp ỏ Minsk, cũng đã nêu lên chuyện này, nói rằng ông hy vọng đơn vị ấy ngưng kháng cự, buông vũ khí và ngừng bắn sẽ có hiệu lực.
Ông Putin có vẻ hài lòng thỏa hiệp, ông nói về cuộc thương lượng qua đêm: “Đấy không phải đêm vui nhất đời tôi, nhưng tôi cho rằng hôm nay là một buổi sáng tốt đẹp vì chúng tôi đã có thể dàn xếp thỏa thuận về những điểm chính”. Nhưng Tây Phương từ lâu đã không tin tưởng Putin và ít bày tỏ sự vui mừng quá mức đối với triển vọng giải quyết cuộc khủng hoảng.
Bản thông cáo do tòa Bạch Ốc đưa ra viết: “Thỏa hiệp ở Minsk là một bước có tiềm năng đáng kể để đi đến hòa bình và phục hồi chủ quyền cho Ukraine”. Tuy vậy các giới chức nói rằng không loại trừ khả năng thêm cấm vận và cảnh cáo các nhóm ly khai có ý chiếm thêm lãnh thổ trước khi ngưng bắn.
Thủ Tướng Anh David Cameron khuyến cáo các nhà lãnh đạo Liên Âu kiên định lập trường trừng phạt Nga can thiệp vào Ukraine. Ông hoan nghênh thỏa hiệp ngừng bắn và hy vọng sẽ được tôn trọng.
Thủ tướng Merkel nói rằng nỗ lực của bà và Tổng Thống Hllande là xứng đáng để làm, nhưng cảnh giác rằng đừng nên quá lạc quan và hoang tưởng. Sẽ còn nhiều vấn đề phải giải quyết và đồng thời phải theo dõi chặt chẽ những diễn tiến trên thực tế.
Các phóng viên cho biết cuộc thương lượng ở Minsk rất căng thẳng và có lúc gần tới tan vỡ. Tổng Thống Ukraine nửa đêm rời bàn hội nghị và tuyên bố phải “đồi diện với những điều kiện không thể chấp nhận. Nhưng Tổng Thống Hollande cho biết: “Cuối cùng chúng tôi đã dàn xếp đi tới thỏa hiệp ngừng bắn và giải pháp chính trị toàn bộ cho vụ khủng hoảng Ukraine”.
Chưa rõ chi tiết về chiều hướng chính trị sẽ tiến tới áp dụng vào cuối năm nay. Theo dự trù trong năm nay Ukraine sẽ có hiến pháp mới và các vùng do lực lượng ly khai kiểm soát sẽ được dành một quy chế đặc biệt cùng với quyền liên lạc xuyên biên giới với Nga có sự kiểm soát của Ukraine. Thỏa hiệp như thế có vẻ là gần với những đòi hỏi mà Tổng Thống Putin đã đặt ra. Theo lời phân tích gia chính trị Alexei Mukhin: “Thỏa hiệp mới tại Minsk là tóm lược những gì mà Moscow đòi hỏi Kiev lâu nay”.
Tại Nga, tin tức được đón nhận như là đạt một số chiến thắng, nhưng các giới chức chính quyền cao cấp và các chuyên viên xác định là chưa có thỏa thuận về sự giải quyết cuối cùng cho cuộc xung đột. Bộ ngoại giao Nga nói rằng “sắp tới sẽ là giai đoạn vô cùng quan trọng và khó khăn để thi hành thỏa thuận ở Minsk”.
Tổ Chức An Ninh và Hợp Tác Âu Châu (OSCE) cho biết để giám sát sự thi hành tiến trình hòa bình, sẽ tăng số quan sát viên lên 500, trong đó 350 được triển khai ở miền Đông Ukraine.
Chắc chắn là những tháng tới sẽ còn tranh chấp gay gắt, vì nhiều điểm trong thỏa hiệp chưa đủ cụ thể và mỗi bên có thể diễn giải khác nhau về phương cách thi hành. Tổng Thống Ukraine đã nhiều lần khẳng định Ukraine là “một quốc gia thống nhất và không bao giờ liên bang hóa”. Các thủ lãnh ly khai có mặt tại Minsk hôm Thứ Năm nhưng không trực tiếp tham gia cuộc hội nghị thượng đỉnh, và người ta lo ngại họ không chấp nhận thỏa hiệp. Cuối cùng hai thủ lãnh từ Donetsk và Luhansk, các nhóm có lực lượng mạnh nhất, đồng ý ký vào thỏa hiệp trong đó có một phụ đính quy định quyền tự trị sẽ được áp dụng cho lãnh thổ ly khai.
Thỏa hiệp cũng quy định Ukraine sẽ soạn thảo một hiến pháp mới trong năm nay với nội dung bao gồm biện pháp phân quyền và quy chế đặc biệt cho vùng ly khai. Quy chế đặc biệt được giải thích trong phụ đính có 8 điểm về quyền tổ chức lực lượng cảnh sát, tòa án, hệ thống pháp luật và hợp tác xuyên biên giới với Nga. Alexander Zakarchenko, thủ lãnh lực lượng ly khai vùng Donetsk, nói rằng hiệp định Minsk là thắng lợi lớn của “nhân dân nước cộng hòa Luhansk và Donetsk”.
Moscow cương quyết chống lại yêu cầu của Ukraine và Liên Âu về quyền kiểm soát biên giới, với lập luận rằng biện pháp này sẽ khiến các lãnh thổ ly khai bị bao vây rồi có thể bị đàn áp. Thỏa hiệp cuối cùng đạt tới là Ukraine sẽ kiểm soát biên giới từ cuối năm nay cùng với Nga. Theo nhận định của Hoa Kỳ, thỏa hiệp Minsk có hiệu quả hay không tùy thuộc vào chỗ chính quyền Ukraine tái lập được quyền kiểm soát đường biên giới.
Trong mọi trường hợp, tiến trình hòa bình Ukraine là rất mong manh nếu các bên không thay đổi thái độ để chấp nhận những điều kiện không thể hoàn toàn như ý muốn của mình.
Tổng Thống Ukraine Petro Poroshenko chỉ tóm gọn toàn bộ vấn đề bằng lời phát biều khiêm tốn: “Thỏa thuận chính mà chúng tôi đạt được là ngưng bắn hoàn toàn và không điều kiện từ đêm Thứ Bảy qua sáng Chủ Nhật sắp tới”.
Bốn
Phương
No comments:
Post a Comment