Posted on Tháng
Hai 2, 2015 | 5 phản hồi
Ai ở ngoài bắc thời kỳ đóng cửa,
sẽ không quên được loa truyền-thanh.
Nó là hệ thống truyền thanh kéo
đến từng khu tập thể, vào tận hộ gia đình. Loa không cần pin hay điện, tự nó
kêu. Cũng không có nhiều “kênh” để lựa chọn, chỉ có một nút để chỉnh to nhỏ.
Hồi đấy tất nhiên không có
internet. Không cả truyền-hình.
Chỉ có “Đài tiếng nói Việt
Nam – phát đi từ Hà Nội”. Mãi sau này có thêm các đài địa phương và
sau nữa là FM.
Ngoài dùng mắt để đọc báo Nhân
Dân, toàn dân chỉ có một kênh thông tin duy nhất để nhập liệu bằng tai. Mọi người phải
nghe một thứ giống nhau.
Ngây ngô thế mà lại hay phát nhạc
…cổ điển. Có giới thiệu đàng hoàng. Tên nhạc sĩ toàn nghe bằng tai, không biết
mặt chữ thế nào. Văn hóa này kéo dài mãi về sau, ngay cả khi đã có truyền hình
và sóng ngắn FM để nghe qua radio nhập khẩu của Nhật.
Có một bài hát rất oách, các
bác thử đoán xem là bài gì. Là bài “Khúc hát Nàng Son Vếch” trong vở “Piếc
Guyn” của nhạc sĩ “Gờ-Rích” do Lê Dung trình bày. Hay vãi chưởng. Sau này có
youtube, lên nghe tây hát “Solveig’s song” trong “Peer Gynt”, so với họ mới biết
trình Lê Dung chưa bằng lỗ đít con vi trùng. Nhưng mà nhớ lại vẫn thấy hay.
Sau có mạng, mới dò từ Grieg ra
Ibsen, rồi từ Ibsen ra Kierkegaard (bác Ibsen hăng hái lăng xê bác
Kierkegaard). Bác Kierkegaard này chết rất lâu rồi mới nổi. Chết năm 1855 mà
hình như đến 1910 mới được dịch ra tiếng Đức. Nghe đồn Kafka đọc xong phát mê
tít. Bác Kier nay được coi là tổ sư hiện sinh. Bạn nào đọc Huyền thoại Sisyphus
(NXB Trẻ dịch là Thần thoại Sisyphus) sẽ thấy bác Kier đứng cùng lố nhố một lô
các bác sư tổ hiện sinh. Cuốn này, phần kết thúc, Camus viết một đoạn dài về
Kafka, hay vãi đạn.
Tinh thần hiện sinh ở khía cạnh
đề cao cá nhân và tự do của bác Kier xuất hiện ở khá nhiều nơi, mà có khi ta
không để ý. Ví dụ câu nói “bám lề là việc của bầy cừu không phải việc của con
người tự do” rất gần gũi với tư tưởng của bác Kier. Bác Kier nếu còn sống
và biết đi xe máy, hẳn sẽ đánh võng như điên.
Bác Kier kính Chúa mà ghét nhà
thờ (giáo hội). Giáo hội đã quá xa rời quần chúng, biến báo thông điệp của Chúa
để ru ngủ giáo dân và bảo vệ quyền lực độc tôn của mình.
Để đả phá nhà thờ bác ấy viết
truyện “Tuyên Huấn Vịt”. Bản tiếng Anh gúc chữ “Duck Church” là ra. Có hai từ
khóa của câu chuyện rất vắn này:một là wings (đôi cánh), hai là waddle (đi lạch
bạch).
Ảnh: scratch.mit.edu
Bản tiếng Việt như sau.
Có một xứ sở anh hùng, dân toàn
là Vịt. Chi bộ cũng toàn Vịt, tất nhiên. Bí thư, tuyên huấn cũng là Vịt, và được
trả lương để quạc quạc.
Một ngày đẹp trời, lũ vịt lạch
bạch kéo nhau đi họp.
Bí thư mở nghị quyết ra đọc.
Nghị quyết nói về món quà quý giá mà Người đã ban cho loài Vịt: Đôi cánh.
Với đôi cánh, Vịt bí thư đọc,
dân Vịt chúng ta có thể vỗ cánh bay cùng cường quốc năm châu, quạc vang bảy tầng
trời. Chúng ta thoát khỏi gông cùm nô lệ để sống đời hạnh phúc tự do. Chúng ta
phải biết ơn Người, đã cho ta đôi cánh vịt.
Dân Vịt cảm xúc trào dâng, đứng
thẳng trên đôi chân, hô to “Muôn Năm”.
Rồi tất cả dân Vịt quay lưng lạch
bạch bước về nhà, không nhớ mình đã được ban cho đôi cánh.
No comments:
Post a Comment