Thursday, February 5, 2015

Trung Quốc định cấm sách giáo khoa và tư tưởng “phương Tây” (Frank Fang , Epoch Times)





Frank Fang , Epoch Times
4 Tháng Hai , 2015

Người dân tham gia hội chợ sách lần thứ 22 tại Hồng Kông vào tháng 7 năm 2011. Một phát biểu mới đây của ông Viên Quý Nhân, bộ trưởng bộ Giáo dục Trung Quốc về đề xuất cấm tư tưởng phương Tây trong trường học Trung Quốc đã gặp phải nhiều sự phản đối (ảnh: internet)

Một loạt những phát biểu gần đây của Bộ trưởng Bộ Giáo dục Trung Quốc, ông Viên Quý Nhân, đã khiến nhiều cá nhân có tư tưởng độc lập quan ngại : theo ông Viên thì sách giáo khoa và tư tưởng phương Tây phải bị “trục xuất” ra khỏi các trường học Trung Quốc.

Theo cơ quan thông tấn nhà nước Tân Hoa Xã, ông Viên nói rằng: “Kiểm soát chặt chẽ đối với việc sử dụng các tài liệu giảng dạy nguyên bản từ phương Tây phải được đặt lên hàng đầu”.

“Các tài liệu cổ suý các giá trị phương Tây [phải] bị cấm trong các lớp học”. Ông Viên đã tiến hành gặp gỡ những đại diện của các trường đại học trên toàn Trung Quốc tại Bắc Kinh.

Một trong những quan điểm mang tính gay gắt của ông là “Những lời nói vu khống, công kích các lãnh đạo Đảng hoặc phỉ báng chủ nghĩa xã hội đáng ra nên không bao giờ được nghe thấy trong các lớp học”.

Chính sách có thật sự được thực hiện hay không thì nó cũng không rõ ràng. Nó cho thấy một thách thức khó khăn, hãy xem các sách phương Tây đã được sử dụng rộng rãi ở các trường đại học Trung Quốc như thế nào.

Chẳng hạn như đại học Bắc Kinh – một trong những đại học uy tín nhất ở Trung Quốc đã liệt kê trên website của trường một số sách phương Tây nhằm giới thiệu cho các sinh viên trước khi tham dự kì thi tuyển sinh về chương trình quan hệ quốc tế.

Và ngay cả ông Viên Quý Nhân cũng đã từng tán thành những cuốn sách “phương Tây nhảm nhí”. Gần đây nhất vào năm 2011, ông đã tuyên bố: “Để thúc đẩy sự cải cách, chúng ta phải mở cửa, cho phép nền giáo dục Trung Quốc cảm nhận những áp lực từ nền giáo dục nước ngoài”.

Nhằm phản ứng lại các mối quan ngại về việc những tư tưởng Tây phương lan tràn ở Trung Quốc, ông Viên nói: “Không có bất cứ rủi ro nào vì nó xảy ra trên đất nước của chúng ta, nơi đây có Đảng cộng sản Trung Quốc”. Ông phát biểu trong một cuộc họp giáo dục trong Hội nghị Hiệp thương chính trị nhân dân Trung Quốc vào ngày 3 tháng

Dù là vậy nhưng “phương Tây” là gì?

Trớ trêu thay, những lời phát biểu của ông lại gây chú ý và bị khinh thường bởi các cư dân mạng và những nhà bình luận chính trị, vì chính Đảng cộng sản Trung Quốc được thành lập dựa trên những nguyên lý của chủ nghĩa Mác Lênin, rõ ràng đó là những triết lý phương Tây.

Giáo sư Shen Kui – một giáo sư ngành luật thuộc đại học Bắc Kinh yêu cầu ông Viên làm rõ ranh giới giữa “những giá trị phương Tây” và “những giá trị Trung Quốc”. Căn cứ vào hiến pháp của Cộng hoà nhân dân Trung Hoa quy định, thì quần chúng nhân dân phải được giáo dục dựa trên chủ nghĩa Mác, chủ nghĩa quốc tế và chủ nghĩa cộng sản – tất cả các hệ tư tưởng này đều bắt nguồn từ phương Tây.

Một luật sư trên trang Sina Weibo (một diễn đàn truyền thông xã hội giống Twitter) sử dụng bút danh “Aotu” nói rằng: “Một vài điều mà Bộ trưởng Viên cho rằng phải bị cấm sẽ buộc “chủ nghĩa Mác” ra khỏi Trung Quốc và trở về Châu Âu”.

Một số cư dân mạng khác chỉ trích ông Viên vì đã tập trung vào những mối quan tâm tư tưởng không thích hợp khi hiện tại đang có nhiều vấn đề nóng phát sinh liên quan đến phúc lợi xã hội và giáo dục ở Trung Quốc – như sự vô trách nhiệm khi để lạm dụng tình dục xảy ra ở các trường học và tầng lớp nghèo khó không được phép học ở một số trường.

Một nhân viên ở trường cao đẳng Bangde Thượng Hải đã viết lời bình luận trên tài khoản Weibo của mình rằng: “Ông ấy thậm chí không thể hiện sự phản đối khi các giáo viên cưỡng hiếp học sinh. Ông ấy giữ thái độ im lặng khi các quan chức cưỡng hiếp học sinh, lặng thinh khi nhiều trẻ em không có điều kiện đến trường. Bây giờ thì ông ta đang nói đây. Ông ta muốn cấm những giá trị phương Tây vốn đã trở thành một phần của lớp học”.

---------------------------

Các Bài Cùng Thể Loại

13 Tháng Một , 2015

9 Tháng Mười Hai , 2014




No comments: