...Cuốn
sách của tôi Vietnam: A Reporter’s
War (xuất bản lần đầu vào năm 1985 và vẫn còn tái bản) kể câu chuyện về
tôi và bạn tôi Phạm Ngọc Đình. Trong sách Đình tiết lộ rằng người bạn
ông nhà báo Sài Gòn Phạm Xuân Ẩn, phóng viên cho tạp chí TIME từ năm
1966 đến cuối cuộc chiến vào năm 1975, vốn là một đại tá Việt Cộng từ lâu (sau
chiến tranh ông được thăng tướng). Ẩn tiết lộ với Đình ông ta là điệp viên
vào ngày trước khi Đình rời khỏi Việt Nam (với sự giúp đỡ của Ẩn) vào năm 1980
- và Đình kể cho tôi nghe tất cả điều này và được ghi lại trong sách của
tôi. Nhưng ông yêu cầu tôi giữ kín một phần cuộc phỏng vấn cho tới khi
nào ông và đại tá Ẩn chết. Đây chính là phần bí mật của cuộc phỏng vấn, và
phần này không có trong sách tôi...
*
Lời
người dịch: Hugh Lunn là cựu phóng viên người Úc làm việc cho hãng
thông tấn Reuters cùng với phóng viên Phạm Ngọc Đình ở 15 Hàn Thuyên,
Sài Gòn trước tháng Tư 1975. Hugh Lunn là tác giả cuốn sách nổi tiếng Vietnam:
A Reporter’s War thuật lại kinh nghiệm làm báo của ông ở Sài Gòn, đặc biệt ông
kể rất nhiều về đồng nghiệp thân thiết Phạm Ngọc Đình.
Phạm
Ngọc Đình là một phóng viên rất can trường của Reuters. Ông Đình đã từng một
mình bước vào khu vực giao chiến ở Chợ Lớn vào dịp Tết 1968 để tìm hiểu về số
phận của các đồng nghiệp người Úc, những người trước đấy bị cộng sản thảm sát
tàn bạo. Phạm Ngọc Đình được định cư ở Úc vào năm 1980. Bộ trưởng Di dân Úc,
Michael MacKellar, vào thời đó viết cho Reuters: “Do nghĩa cử
phi thường của ông Đình đối với các nhà báo Úc ở Sài Gòn trong cuộc tấn công Tết
năm 1968, tôi quyết định chấp thuận cho ông định cư ở Úc như là một trường hợp
đặc biệt.”
Phạm
Xuân Ẩn dạy Phạm Ngọc Đình làm báo và Phạm Xuân Ẩn đã báo cho Phạm Ngọc
Đình biết trước vài giờ về cuộc tấn công của cộng sản vào Sài Gòn trong dịp Tết
1968.
Đây
là câu chuyện về họ - Phạm Ngọc Đình và Phạm Xuân Ẩn - sau năm 1975 qua lời
Hugh Lunn.
*
Cuốn
sách của tôi Vietnam: A Reporter’s War (xuất bản lần đầu vào năm 1985 và
vẫn còn tái bản) kể câu chuyện về tôi và bạn tôi Phạm Ngọc Đình. Trong sách
Đình tiết lộ rằng người bạn ông nhà báo Sài Gòn Phạm Xuân Ẩn, phóng viên cho tạp
chí TIME từ năm 1966 đến cuối cuộc chiến vào năm 1975, vốn là một đại tá Việt Cộng
từ lâu (sau chiến tranh ông được thăng tướng). Ẩn tiết lộ với Đình ông ta
là điệp viên vào ngày trước khi Đình rời khỏi Việt Nam (với sự giúp đỡ của Ẩn)
vào năm 1980 - và Đình kể cho tôi nghe tất cả điều này và được ghi lại trong
sách của tôi. Nhưng ông yêu cầu tôi giữ kín một phần cuộc phỏng vấn cho tới
khi nào ông và đại tá Ẩn chết. Đây chính là phần bí mật của cuộc phỏng vấn,
và phần này không có trong sách tôi:
Đình
nói đại tá Ẩn mời Đình đến nhà vào ngày ấy trong năm 1980 (năm năm sau khi chiến
tranh kết thúc) để nhờ giúp đỡ một chuyện. Ẩn nói với Đình: “Khi anh đi được
anh cố gắng liên lạc với Robert Shaplen của tờ New Yorker; Beverly Deepe của tờ
Newsweek; Anthony Lawrence của BBC, và nhà báo Mỹ Neil Sheehan và nhờ họ tìm
cách đưa tôi và gia đình tôi ra đi.” Đình hỏi làm sao họ có thể làm được điều ấy
và Ẩn đáp: “Hãy đón tôi ở ngoài biển.”
Đình
nói ông phỏng đoán rằng Ẩn lúc ấy đang khổ sở vì thiếu thực phẩm và trường học
cho con “và ông ta cảm thấy có tội vì năm tháng trước đấy ông đã đưa vợ và bốn
con vốn đã được TIME di tản từ Sài Gòn đến New York trở về lại Việt Nam.” Đình
nói: “Ẩn chính là người đứng ra bảo lãnh cho tôi rời Việt Nam. Ông ta chứng tỏ
ông ta có thể bảo lãnh cho tôi đi được cho nên ông ta hy vọng tôi sẽ đền ơn ông
ta.” Nhưng Đình quyết định không hành động như một nhân viên của đại tá Ẩn và
nói ông đã không bao giờ liên lạc với những nhà báo này khi ông cùng hai con nhỏ
muốn bắt đầu cuộc đời mới ở Úc. Ông lo ngại “từ cả hai phía“ - “cộng sản
Việt Nam hay CIA”.
Hugh
Lunn
Nguồn:
Dịch
từ trang mạng chính thức của Hugh Lunn. Tựa đề của người dịch, nguyên tác tiếng
Anh “Vietnam spy secret from 1980
told now in 2014”.
Bản
tiếng Việt:
No comments:
Post a Comment