Số
phận của Nguyễn Bá Thanh đã bước vào một "bước ngoặt cuộc đời" khi
ông từ bỏ ngôi vị vua một cõi tại Đà Nẵng để về Hà Nội đầu quân Nguyễn Phú Trọng,
nắm chức vụ Trưởng ban Nội chính Trung ương. Cuộc đấu đá nội bộ dẫn đến những
sát phạt quyết liệt với bản án tử hình dành cho đàn em của Nguyễn Tấn Dũng là
Dương Chí Dũng, cái chết của Thứ trưởng Công an Phạm Quý Ngọ đã dẫn đến số phận
tiêu điều của Nguyễn Bá Thanh.
Chiến dịch "đả hổ diệt ruồi" của Nguyễn Phú Trọng tấn
công toàn bộ vào phe Nguyễn Tấn Dũng
Theo
quyết định chỉ đạo của Nguyễn Phú Trọng vào ngày 6/8/2013, Nguyễn Bá Thanh
thành lập và chỉ huy 7 Đoàn công tác kiểm tra, giám sát việc thanh tra, khởi tố,
điều tra, truy tố, xét xử các vụ án tham nhũng nghiêm trọng. Thực chất là mở mặt
trận lớn để tấn công toàn diện vào phe Nguyễn Tấn Dũng. Đứng đầu 7 đoàn này gồm
có: Ngô Văn Dụ, Trần Đại Quang, Nguyễn Bá Thanh, Trương Hòa Bình, Nguyễn Hòa
Bình, Huỳnh Phong Tranh, Nguyễn Văn Hiện. Đây là những thuộc hạ của Nguyễn Phú
Trọng trong mặt trận "đả hổ diệt ruồi" theo bài bản của Tập Cận Bình.
Mặt
trận Vinalines
Đợt
ra quân đầu tiên của Nguyễn Bá Thanh là mặt trận Vinalines với phiên tòa cuối
năm 2013 xử những đàn em, vây cánh của Nguyễn Tấn Dũng, đứng đầu là Dương Chí
Dũng - Tổng giám đốc, chủ tịch HĐQT của Vinalines. Nguyễn Bá Thanh đích thân có
mặt theo dõi phiên tòa để bảo đảm diễn tiến và kết quả sẽ theo đúng quy trình dự
kiến của phe Nguyễn Phú Trọng.
Tại
thời điểm này có 2 biến cố lớn cùng xảy ra trong một ngày 16.12.2013: Dương Chí
Dũng lãnh án tử hình và Nguyễn Bá Thanh sang Bắc Kinh. Cả hai vụ việc kết lại
thành một thông điệp cạn tàu ráo máng của phe Nguyễn Phú Trọng gửi đến phe Nguyễn
Tấn Dũng: từ hốt liền, hốt hết sang dựa cột tử thần với sự đỡ đầu của Bắc Kinh.
Nguyễn
Bá Thanh và chuyến đi triều kiến Bắc Kinh
Chuyến
đi Bắc Kinh của Nguyễn Bá Thanh vào 16.12.2013 có nhiều điều cần phân tích vì 1
năm sau, đầu năm 2015, trang blog Chân Dung Quyền Lực (CDQL) đăng bài Ai
đã đầu độc phóng xạ ông Nguyễn Bá Thanh? và tố cáo Phó Thủ tướng Nguyễn
Xuân Phúc (nguyên văn) "mượn tay Trung Nam Hải hạ độc ông Nguyễn Bá
Thanh bằng chất phóng xạ là điều không thể nghi ngờ".
CDQL
đưa ra 2 "động cơ" của Nguyễn Xuân Phúc: (1) Quyết giữ vị trí độc
tôn thủ lĩnh miền trung trong Bộ Chính trị, (2) Sinh mạng chính trị và khối tài
sản tham nhũng của cả gia tộc bị đe dọa nghiêm trọng. Cả hai "động
cơ" này không thuyết phục vì (1) Nguyễn Bá Thanh không phải là ủy viên
BCT, hay chỉ vì Thanh là người miền Trung để Thanh là đối thủ mà Phúc phải hạ
thủ cho bằng được. Đối thủ của Phúc trong đại hội đảng XII là những UVBCT đương
nhiệm chứ không phải là Nguyễn Bá Thanh. Và (2), vào thời điểm Nguyễn Bá Thanh
bị ám hại, Nguyễn Xuân Phúc không hoặc chưa là đối tượng đang được Nguyễn Phú
Trọng / Nguyễn Bá Thanh nhắm tới trong đại chiến dịch "đả hổ diệt ruồi".
CDQL
đã dùng chuyến đi Lào của Nguyễn Xuân Phúc vào ngày 17.12.2013 để "giải
trình" cho "Điều kiện và Khả năng thực hiện" việc ám hại
Nguyễn Bá Thanh: gặp riêng Đại sứ Trung Quốc Quan Hoa Binh và qua tên đại sứ
này mượn tay Bắc Kinh sát hại Nguyễn Bá Thanh. Điều này không hợp lý, không có
cơ sở vững chắc vì yếu tố "động cơ" của Bắc Kinh. Tàu cộng ủng hộ
Nguyễn Phú Trọng vốn là một tổng bí thư giáo điều thần phục và trung thành với
Bắc Kinh nhất. Vào thời điểm này, Bắc Kinh chưa có "lợi nhuận" nào để
phải nhúng tay vào việc ám hại Nguyễn Bá Thanh; ngược lại phe Nguyễn Phú Trọng
đang làm suy yếu và tan hoang nội bộ đảng CSVN để Bắc Kinh dễ bề thao túng, mua
chuộc và thống trị. Một điểm cần lưu ý là Nguyễn Bá Thanh có mặt tại Bắc Kinh
vào ngày 16.12.2013 và chỉ lưu lại Bắc Kinh, Thượng Hải vài ngày. Rất khó để
thuyết phục rằng Nguyễn Xuân Phúc gặp đại sứ Tàu tại Lào 1 NGÀY SAU KHI Nguyễn
Bá Thanh có mặt và gặp gỡ lãnh đạo Trung cộng để rồi chỉ trong vài ngày ngắn ngủi
Bắc Kinh có thể đi đến quyết định đầu độc phóng xạ Nguyễn Bá Thanh ngay tại Bắc
Kinh như CDQL tố cáo.
Tại
sao CDQL đưa ra lời tố cáo mà CDQL cho là "không thể nghi ngờ"
này vào đầu năm 2015? Chúng ta sẽ thấy rõ hơn ở phần sau, sau khi phân tích
thêm những diễn tiến kế tiếp.
Trở
lại chuyến đi Bắc Kinh, Thượng Hải của Nguyễn Bá Thanh.
Trong
khi tại Hà Nội, tòa tuyên án tử hình Dương Chí Dũng thì tại Bắc Kinh, Nguyễn Bá
Thanh bắt tay Mạnh Kiến Trụ, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Ủy ban Chính pháp
Trung ương của đảng cộng sản Tàu. Mạnh Kiến Trụ từng là Bộ trưởng công an và là
thành phần đầu não của bộ máy quyền lực tại Thượng Hải. Trong buổi tiếp xúc
này, Mạnh Kiến Trụ tuyên bố đánh giá cao những thành tựu phòng chống tham nhũng
của Việt Nam như là một cách bày tỏ sự đồng tình, ủng hộ Nguyễn Bá Thanh. Nếu
nói rằng bản án tử hình dành cho Dương Chí Dũng là phát súng tử đầu tiên bắn
vào phe Nguyễn Tấn Dũng thì chuyến đi của Nguyễn Bá Thanh là để xin viện trợ
thêm đạn dược, kế sách và sự đồng tình ủng hộ tối đa của Tập Cận Bình - cũng là
người đang mở mặt trận "đả hổ diệt ruồi". Nguyễn Bá Thanh đã thành
công trong sứ mạng này và sau đó đã được đàn em của Mạnh Kiến Trụ dẫn đi thăm
Thượng Hải, lãnh địa của Mạnh Kiến Trụ.
Phản ứng của phe Nguyễn Tấn Dũng
Phe
Nguyễn Tấn Dũng đã đối diện với những nguy cơ gì sau ngày 16.12.2013 là ngày
Dương Chí Dũng nhận án tử và Nguyễn Bá Thanh bắt tay với Mạnh Kiến Trụ ở Bắc
Kinh? Gồm có 4 nguy cơ:
1.
"Nguy cơ Dương Chí Dũng": Trong phiên tòa sơ thẩm, Dương Chí Dũng khai
Thượng tướng Thứ trưởng công an Phạm Quý Ngọ đã nhận hối lộ tổng cộng 1.500.000
đô la, trong đó có phần 500.000 đô la để mật báo giúp Dũng bỏ trốn. Dương Chí
Dũng cũng khai trước tòa về "người ông anh" đứng đằng sau Ngọ
trong vụ hối lộ này là Bộ trưởng CA Trần Đại Quang. Đối diện với viễn ảnh dựa cột,
nhìn vào "thế" của Nguyễn Phú Trọng sau chuyến đi của Nguyễn Bá
Thanh, từ sau phiên xử sơ thẩm ngày 16.12.2013 cho đến phiên xử phúc thẩm vào
tháng 4, 2014, Dương Chí Dũng có thể sẽ đầu hàng Nguyễn Phú Trọng và khai thêm
nhiều chuyện bê bối của nội bộ phe mình. Đó là nguy cơ mà Nguyễn Tấn Dũng đối
diện.
2.
"Nguy cơ Phạm Quý Ngọ": Với lời khai của Dương Chí Dũng ngay tại
tòa, với "thế" đang lên của Trọng / Thanh, cộng thêm cái
"gương" của án tử hình dành cho Dương Chí Dũng, Phạm Quý Ngọ có thể
lo sợ và khai báo toàn bộ mọi hành vi bôi trơn, hối lộ của phe Nguyễn Tấn Dũng
từ lúc Dương Chí Dũng bị truy nã bỏ trốn cho đến lúc bị bắt và đưa ra tòa.
3.
Nguy cơ bị đàn em đánh giá là đang yếu thế: Bản án tử hình dành
cho Dương Chí Dũng là dấu ấn đậm nét nhất cho sự thắng thế của phe Nguyễn Phú
Trọng và sự thua cuộc của Nguyễn Tấn Dũng vì Dương Chí Dũng là một trong những
đàn em thân tín của đồng chí X. Trong bối cảnh thanh trừng nội bộ, điều này dẫn
đến:
4.
"Nguy cơ nhảy rào - đổi chiến tuyến": Đây mới là nguy cơ
sinh tử mà phe Nguyễn Tấn Dũng đối diện. Bản án tử hình Dương Chí Dũng là một
"sự đánh thức" làm đàn em Nguyễn Tấn Dũng phải lo lắng cho vận mạng của
mình. Dương Chí Dũng lẫn Phạm Quý Ngọ sẽ tiếp tục khai những ai và khai gì!? Nỗi
lo lắng đó càng gia tăng khi thấy phe Nguyễn Phú Trọng có sự hậu thuẫn và đỡ đầu
của Bắc Kinh. Tiếp tục đứng dưới trướng của Nguyễn Tấn Dũng hay trở cờ thần phục
Nguyễn Phú Trọng là câu hỏi được đặt ra cho đàn em của Dũng. Câu trả lời tùy
thuộc vào khả năng phản công đàn anh Nguyễn Tấn Dũng. Đàn anh đã phản công như
thế nào?:
Cái
chết của Phạm Quý Ngọ
Ngày
18.2.2014. Hai tháng sau những lời khai động trời của Dương Chí Dũng về hành vi
nhận hối lộ 1.500.000 đô la, Thứ trưởng công an Phạm Quý Ngọ đột tử vì
"ung thư". Cuộc điều tra và vụ án "làm lộ bí mật nhà nước"
bị đình chỉ và chôn theo cái xác của Phạm Quý Ngọ. Để có thêm phân tích về cái
chết của Phạm Quý Ngọ xin xem bài: "Dân
ta tự mở hồ sơ Phạm Quý Ngọ".
Nguy
cơ Phạm Quý Ngọ đối với phe Nguyễn Tấn Dũng xem như "bốc hơi" theo
hơi thở sau cùng của Ngọ.
Dương
Chí Dũng nhìn cái chết của Phạm Quý Ngọ đương nhiên cũng phải xét lại thái độ của
mình, liệu có được "phe ta" cho sống trong tù đến ngày xử phúc thẩm
hay không để quyết định tiếp tục theo Dũng hay trở mặt đầu hàng Trọng?
Nguy
cơ yếu thế và nhảy rào được chữa cháy phần nào trong nội bộ phe Nguyễn Tấn Dũng
vì cho dù không nói ra nhưng ai cũng ngầm hiểu vì sao và từ đâu đã dẫn đến cái
chết của Phạm Quý Ngọ.
Điểm
cần ghi nhận là khi đi tìm câu hỏi về nguyên nhân cái chết bí ẩn của Phạm Quý
Ngọ - ai là người được "hưởng lợi" nhiều nhất nếu Ngọ chết, tức là có
động cơ giết người bịt miệng cao nhất, thì người đó là Bộ trưởng công an Trần Đại
Quang - kẻ bị Dương Chí Dũng khai là đã bảo bọc cho Phạm Quý Ngọ ăn hối lộ. Cái
chết của Phạm Quý Ngọ không những giúp cho phe Nguyễn Tấn Dũng giải quyết phần
nào những nguy cơ đang đối diện mà còn tạo nghi vấn thủ phạm giết Ngọ đổ lên đầu
Trần Đại Quang. Vì sao? Vì Trần Đại Quang đang là Bộ trưởng công an, một bộ phận
mà Nguyễn Tấn Dũng muốn khống chế nhưng Quang đã đầu quân về phe Trọng với vai
trò trưởng Đoàn công tác số 2 trong 7 Đoàn công tác kiểm tra của Trưởng Ban chỉ
đạo TƯ về phòng, chống tham nhũng.
Tuy
nhiên cái chết của Phạm Quý Ngọ chỉ đủ để giải quyết phần nào những nguy cơ
"chủ quan" mang tính "nội bộ" của phe Nguyễn Tấn Dũng. Thế
và lực của Trọng và Thanh vẫn không suy suyển với ô dù Bắc Kinh. Kẻ cầm cờ của
7 Đoàn công tác kiểm tra với đại chiến dịch "đả hổ diệt ruồi" made in
china phải được giải quyết. Do đó dẫn đến:
Số
phận của Nguyễn Bá Thanh
3
tháng sau khi Ngọ đột tử vì "ung thư gan", vào tháng 5 năm 2014 Nguyễn
Bá Thanh bắt đầu nghe tiếng tử thần gõ cửa. Điều "trùng hợp" khá đặc
biệt là lúc Nguyễn Bá Thanh "xây xẩm" thì cũng là lúc diễn ra phiên
tòa phúc thẩm xử Dương Chí Dũng. Dương Chí Dũng vẫn bị tuyên y án tử hình nhưng
rời phiên tòa bằng nụ cười và thái độ tự tin.
Cần
ghi nhận là vào thời điểm tháng 5, dư luận vẫn chưa biết gì về tình trạng của
Nguyễn Bá Thanh. Cho đến đầu năm 2015, khi Nguyễn Bá Thanh từ Hoa Kỳ về lại VN
(nhưng không ai thấy ông ta cả) thì dư luận mới được thông báo rằng Nguyễn Bá
Thanh đã được điều trị tại Bệnh viện Trung ương quân đội 108 vào tháng 5, sau
đó sang Singapore điều trị vào tháng 6 và tháng 7 và cuối cùng là sang Hoa Kỳ
vào trung tuần tháng 8/2014.
Điều
gì đã xảy ra vào tháng 5, 2014? Trước "tai họa" xảy ra cho Nguyễn Bá
Thanh, phe Nguyễn Phú Trọng phải đối phó như thế nào?:
Phản ứng của phe Nguyễn Phú Trọng
1.
Giải quyết "vấn nạn" Nguyễn Bá Thanh
Trước
hết, chúng ta thấy rằng Nguyễn Bá Thanh đang là Trưởng ban Nội chính, là trưởng
công tác của 7 đoàn kiểm tra, nhưng Ban chỉ đạo TƯ về phòng, chống tham
nhũng hoàn toàn không đá động gì đến sự vắng mặt, ngưng hoạt động của của
ông Thanh trong vai trò này từ tháng 5 cho đến bây giờ (tháng 1, 2015). Thay
vào đó, phe Nguyễn Phú Trọng đã dàn xếp để Ban chỉ đạo TƯ lánh mặt và "bán
cái" trách nhiệm thông tin xuống cho địa phương Đà Nẵng. Những thông báo vắng
mặt của ông Thanh đều được đến từ lãnh đạo Đà Nẵng với nội dung rất mơ hồ và giới
hạn.
Điều
trên cho thấy phe Nguyễn Phú Trọng muốn giấu nhẹm tình trạng của Nguyễn Bá
Thanh, không muốn cho nội bộ phe nhóm biết rõ, dẫn đến những sợ hãi và đối diện
với nguy cơ bị xem là đang yếu thế cũng như nguy cơ "nhảy rào, thay đổi
chiến tuyến" như Nguyễn Tấn Dũng đã đối diện mấy tháng trước đó. Phe Nguyễn
Phú Trọng đã chọn phương hướng "take the lost and damage control / chấp nhận
thua keo này và giới hạn thiệt hại". Phe Nguyễn Phú Trọng phải tránh bị đặt
vấn đề trực tiếp, phải có những tuyên bố láo mà sau này có thể sẽ bị phơi bày sự
thật bằng cách đứng đằng xa, ngầm chỉ đạo cho đàn em ở Đà Nẵng.
Để
giảm thiểu thiệt hại trong hướng dấu nhẹm thông tin, ngoài việc sử dụng một số
quan chức Đà Nẵng, phe Nguyễn Phú Trọng phải kiểm soát những động thái đến từ
gia đình Nguyễn Bá Thanh và chính Nguyễn Bá Thanh. Đó là lý do tại sao vào đầu
tháng 8, 2014, trước khi Nguyễn Bá Thanh sang Hoa Kỳ chữa bệnh, con trai của
Thanh là Nguyễn Bá Cảnh được sắp xếp cho ngồi vào Ban Chấp hành Đảng bộ TP Đà Nẵng.
Củ cà rốt được đưa ra với thông điệp: số phận của con cái Nguyễn Bá Thanh lên
hay xuống, hưng hay thịnh nằm ở thái độ, những phát biểu, thông tin của Nguyễn
Bá Thanh, gia đình và của Nguyễn Bá Cảnh. Đó là lý do dư luận chỉ nhận được những
thông tin rất ngắn, mơ hồ, thiếu dữ kiện và rất trễ - sau khi không thể im lặng
được nữa - về Nguyễn Bá Thanh từ gia đình của ông ta.
Giải
quyết "vấn nạn" của Nguyễn Bá Thanh chưa đủ. Nó chỉ nằm trong phạm vi
"damage control" kiểm soát thiệt hại. Nguyễn Phú Trọng còn phải giải
quyết nhiều vấn đề khác, bao gồm gia tăng cầu cạnh Bắc Kinh và gửi thông điệp
"xuống nước" đến phe Nguyễn Tấn Dũng.
2.
Gia tăng cầu cạnh Bắc Kinh:
Cuối
tháng 8, 2014 Nguyễn Phú Trọng cử đặc phái viên Lê Hồng Anh sang triều kiến Bắc
Kinh. Những thông tin của lề đảng về mục đích của chuyến đi là để ‘trao đổi về
các biện pháp nhằm khôi phục và thúc đẩy quan hệ’ giữa hai nước như đã
áp dụng cho mọi chuyến đi ngoại giao khác chỉ là bình phong. Vai trò của một đặc
phái viên không cần và không thích hợp cho việc đó. Nó thích hợp hơn cho nội
dung của một cuộc cầu khẩn mà Nguyễn Phú Trọng không muốn lộ liễu phải lặn lội
sang Tàu vào thời điểm đó. Tiếp nối chuyến đi của đặc phái viên Lê Hồng Anh là
chuyến đi sứ của Trần Đại Quang - trưởng Đoàn công tác số 2 trong 7 Đoàn công
tác kiểm tra của Nguyễn Phú Trọng. Sau đó là Phùng Quang Thanh, người mà dưới
góc nhìn của Bắc Kinh có thể là "ứng viên sáng giá" trong chức vụ Tổng
bí thư, phục vụ những ý đồ tiếp tục và nâng cấp khả năng nắm đầu nắm cổ đảng
CSVN của Bắc Kinh (sẽ có bài phân tích về vấn đề này).
3.
Thông điệp xuống nước:
Ngày
6 tháng 10, 2014 tư lệnh đoàn quân "đả hổ diệt ruồi" dùng buổi tiếp
xúc cử tri Hà Nội để gửi thông điệp xuống nước. Dư luận có thể nhìn những thông
điệp của Nguyễn Phú Trọng “đánh con chuột nhưng mà đừng để vỡ bình” như
là một ý hướng làm gì thì làm nhưng phải bảo vệ đảng. Tuy nhiên, nếu nhìn lại
những gì xảy ra, xét đến bản chất hung ác với kẻ khác nhưng thật ra rất là hèn
nhát khi đối diện với những nguy cơ có thể đến với bản thân, chúng ta có thể
nhìn những câu phát biểu của Nguyễn Phú Trọng, người chủ trương tận diệt chuột
mới mấy tháng trước đây, dưới một lăng kính khác: thông điệp xuống nước, giảm
nhiệt gửi đến phe sát thủ.
Tất
cả những chuyến đi sứ Tàu, thông điệp giảm nhiệt đã kéo theo việc trì hoãn hội
nghị TƯ 10 nhiều lần vào tháng 8, 10, tháng 12 để TBT Trọng chỉnh đốn bàn cờ
đang nghiêng về phía TT Dũng. Cuối năm 2014, nhân vật quyền lực số 4 của Bắc
Kinh là Du Chính Thanh sang Việt Nam để gặp những đầu não của các phe phái đang
sát phạt nhau: Nguyễn Tấn Dũng, Trương Tấn Sang, Nguyễn Phú Trọng. Không ai biết
những dàn xếp, khuyến cáo đằng sau hậu trường chính trị là gì, chỉ biết rằng Du
Chính Thanh đã rời Hà Nội với thông điệp nhắn nhủ những đứa con hoang tại Ba
Đình: phải "theo con đường đúng đắn".
Hơn
một tuần sau khi quan thầy Du Chính Thanh rời Hà Nội, Nguyễn Phú Trọng tiến
hành Hội nghị TƯ 10 để thực hiện cuộc bỏ phiếu tín nhiệm nhằm hạ bệ Nguyễn Tấn
Dũng.
Nguyễn Tấn Dũng và Chân Dung Quyền Lực
Nếu
thông tin tự do là vũ khí nguy hiểm nhất có thể làm sụp đổ một chế độ độc tài thì
rò rỉ thông tin cũng là vũ khí hiệu quả nhất cho mục tiêu thanh trừng nội bộ.
Các lãnh đạo đảng không thể tung tin tấn công lẫn nhau lên các trang báo, trang
mạng với hệ thống truyền thông của đảng. Do đó, phải chui vào thế giới lề dân.
Và trang CDQL ra đời. Điểm khác biệt để nhận rõ sự khác biệt giữa một trang lề
dân và một trang trá hình của lãnh đạo đảng dùng để tấn công nhau là việc có
hay không bị ngăn chận bằng tường lửa.
Với
CDQL, Nguyễn Tấn Dũng đã từ kẻ bị săn chuyển sang người đi săn, từ phía bị tố
cáo tham nhũng sang phía tố tham nhũng: tấn công Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc
tham nhũng, hủ hóa với khối tài sản kếch xù. Nguyễn Xuân Phúc bị chọn là đối tượng
vì phe của Dũng nắm được nhiều dữ kiện về Phúc và Phúc là người ngắm nghía chiếc
ghế thủ tướng tương lai mà phe Nguyễn Tấn Dũng bằng mọi cách phải giữ.
Sau
một loạt bài tố cáo Nguyễn Xuân Phúc thì phe Nguyễn Tấn Dũng tìm ra được manh mối
nơi chữa bệnh của Nguyễn Bá Thanh tại Hoa Kỳ.
Nguyễn
Bá Thanh là một "yếu nhân", là thành phần lãnh đạo cao cấp của đảng
và nhà nước Việt Nam. Do đó, không phải như một thường dân, việc Nguyễn Bá
Thanh có mặt tại Hoa Kỳ phải được các "bộ phận quan tâm" của Hoa Kỳ
biết và biết rõ. Với những quan hệ của Nguyễn Tấn Dũng - nhất là của con gái và
con rễ, và với khả năng tài chánh, không khó để phe Nguyễn Tấn Dũng tìm ra manh
mối.
Hai
"vật chứng thông tin" mà phe Nguyễn Tấn Dũng có được trong tay là vài
tấm ảnh chụp Nguyễn Bá Thanh trong bệnh viện và lịch trình trở về của Nguyễn Bá
Thanh. Những tấm hình được chụp theo góc cạnh của người chụp lén, không khó để
mua chuộc nhân viên bệnh viện hay ai đó làm "công tác" này. Với khả
năng và tiền cũng không khó để phe của Dũng có được lịch trình chuyến bay về nước
của Bá Thanh. Đó là thông tin, hình ảnh duy nhất mà phe Nguyễn Tấn Dũng có thể
có được khi Nguyễn Bá Thanh đang ở Hoa Kỳ. Điều này đã được chứng minh vì sau
khi Nguyễn Bá Thanh về lại VN và nằm trong vòng vây canh gác của phe Nguyễn Phú
Trọng, CDQL không còn đăng tải thông tin về Nguyễn Bá Thanh vì đã không còn khả
năng moi móc được thông tin của phe "địch" như lúc Bá Thanh ở Hoa Kỳ.
Với
những tấm ảnh tạo được sự "khả tín về thông tin" trong tay, CDQL
"nối kết" Nguyễn Xuân Phúc và "âm mưu đầu độc Nguyễn Bá Thanh bằng
phóng xạ". Nhu cầu làm cách nào để tập thể UVTUD sẽ tham dự hội nghị TƯ 10
- từ phe "ta" đến phe "địch" - biết và ngầm hiểu Nguyễn Bá
Thanh bị hạ độc như thế nào là nhu cầu "chiến lược", cần phải thực hiện
để gieo rắc sợ hãi. Nếu ai cũng nghĩ Nguyễn Bá Thanh bị rối loạn sinh tủy
"bình thường" như phe Nguyễn Phú Trọng mong muốn và tuyên truyền thì
mục tiêu ban đầu của phe hạ độc thủ Nguyễn Bá Thanh sẽ không đạt được.
Do
đó, thông tin về Nguyễn Bá Thanh phải được tung ra. Nhưng ai sẽ là thủ phạm hay
ít ra "bị nghĩ" là thủ phạm như Trần Đại Quang trong cái chết của Phạm
Quý Ngọ? CDQL đã "tiện và lợi" gán ghép Nguyễn Xuân Phúc mượn bàn tay
của Nam Trung Hải đầu độc Nguyễn Bá Thanh.
Trong
một thời gian ngắn, CDQL trở thành một trang blog lề dân chủ nhân là đảng
"hot" nhất Việt Nam. Phe Nguyễn Tấn Dũng đã thành công trong việc
dùng truyền thông xám để làm náo loạn nội bộ đảng và chính trường VN. Cuối năm
2014, để củng cố thực lực trong vấn đề an ninh và bảo đảm CDQL đứng vững, ung
dung, thoải mái hoạt động, không một thế lực thù địch như... Trần Đại Quang xen
vào, Nguyễn Tấn Dũng gom tổng cục An ninh I và II và bổ nhiệm Trung tướng Nguyễn
Chí Thành làm Tổng cục trưởng Tổng cục An ninh.
Hội Nghị TƯ 10
Năm
2014 qua đi và 2015 tới. Hội nghị TƯ 10 khai mạc sau nhiều lần đình trệ. Nguyễn
Phú Trọng tiến hành cuộc bỏ phiếu tín nhiệm với hy vọng sẽ công khai kết quả
như từng tuyên bố trước đó. Thực tế đã không như Trọng mong muốn. Nguyễn Tấn
Dũng đã thành công và bước ra khỏi Hội nghị TƯ 10 như là một kẻ chiến thắng với
số phiếu tín nhiệm cao nhất.
Ngày
15 tháng 1, 2015 Nguyễn Tấn Dũng tuyên bố không thể ngăn, cấm được thông tin
trên mạng vì đó là nhu cầu thiết yếu của 30 triệu người Việt đang sử dụng các mạng
xã hội. Có một nhu cầu thiết yếu hơn mà Nguyễn Tấn Dũng không nói ra. Đó chính
là nhu cầu hiện hữu của CDQL mà Tổng cục trưởng Tổng cục An ninh Nguyễn Chí
Thành - sau tuyên bố của Dũng - sẽ không phải "giải trình" với ai cả
về việc CDQL đã, đang và sẽ nói xấu rất nhiều lãnh đạo đảng mà nó vẫn cứ...
phây phây, ai vào truy cập cũng được, người quản trị, viết bài của trang (vốn
có những đặc tính chuyên nghiệp của dân viết báo, có trình độ về chính trị,
kinh tế) không bị "bắt quả tang" và giam giữ vì vi phạm điều 258.
Số phận của Nguyễn Bá Thanh - Phần... kết
Vai
trò của Nguyễn Bá Thanh xem như là chấm dứt theo tờ lịch rơi cuối năm 2014. Hồi
một của cuốn phim Ngày Trở Về với diễn viên "không không thấy"
đã đóng màn. Hồi hai Ngày Viếng Thăm với những tài tử lãnh đạo kéo nhau
vào thăm "người bệnh không thấy" cũng đã xong, nó chỉ giúp cung cấp dữ
kiện Tô Huy Rứa, Nguyễn Kim Tiến, Nguyễn Minh Triết thuộc phe nào. Phe Nguyễn
Phú Trọng bằng mọi cách không để cho đàn em và đảng viên thấy được hình ảnh và
tình trạng của Nguyễn Bá Thanh vì không muốn nội bộ rơi vào tình trạng hoang
mang, rối loạn, sợ hãi về những âm mưu thanh trừng sắt máu mà tổn thất thuộc về
phe mình.
Số
phận Nguyễn Bá Thanh sẽ ra sao? Tốt nhất cho Trọng là Thanh cũng sẽ là Ngọ. Người
ta sẽ không ngạc nhiên về hồi 3 của cuốn phim sẽ mang tựa đề Vô Cùng Thương
Tiếc với hình ảnh sau cùng về đồng chí Nguyễn Bá Thanh sẽ không khác hình ảnh
của đồng chí Phạm Quý Ngọ: một chiếc xe tang đi về cõi bên kia trong cơn mưa
phùn và hai bên đường người dân yêu mến đồng chí Thanh xếp hàng tiễn đưa...
(Bài đã đăng vào tháng 1, 2015)
No comments:
Post a Comment