20.02.2015
Năm 2015 là một năm với nhiều dấu mốc đáng nhớ. Cách
đây 4 thập niên, chiến tranh Việt Nam chấm dứt với sự sụp đổ của miền Nam.
Giữa lúc bức màn sắt được kéo xuống để phủ lên khắp
3 miền đất nước, hàng trăm ngàn người Việt Nam – phần lớn từ miền Nam, đã bất
chấp hiểm nguy đang chờ đợi, từ bỏ quê hương trên những chiếc thuyền ọp ẹp, để
tìm tự do nơi các nước tạm dung.
Tới đâu, đối với họ không quan trọng, họ phải ra đi
vì không thể chung sống với một chính quyền cộng sản, và vì thế họ chấp nhận mọi
rủi ro, sẵn sàng định cư tại bất cứ nước tự do nào giang tay đón nhận và cho họ
một cơ hội để làm lại cuộc đời.
40 năm sau, những người tỵ nạn ấy, và thế hệ con
cháu của họ, nhớ lại cuộc hành trình đầy gian nguy tới bến bờ tự do. Dự Án xuất
bản Sách-Hình ‘Người Việt: 40 năm trên Đất Tự Do’ ra đời trong khuôn khổ các
sinh hoạt đánh dấu sự có mặt của người Việt tại các xứ sở tự do trong 4 thập
niên qua.
Cô Đinh Ngọc Tuyết là một thành viên của ban biên tập,
và là thiện nguyện viên của tổ chức BPSOS, Uỷ ban Cứu nguy Người Vượt Biển, tổ
chức khởi xướng dự án này.
Cô Ngọc Tuyết nói: “Vâng thưa chị, năm 2015 mang một ý nghĩa rất đặc biệt đối với tập
thể người Việt tỵ nạn trên khắp thế giới, 40 năm kể từ ngày miền Nam thất thủ,
khởi đầu một cái hành trình đầy máu và nước mắt của hàng triệu người Việt bỏ nước
tìm tự do, thì trong 40 năm ây, thế hệ thứ nhất của người Việt tỵ nạn đã vun xới
một cộng đồng non trẻ và sinh động khắp nơi trên thế giới tự do. Thế hệ thứ hai
đã bắt đầu đủ tiềm năng để thổi một luồng sinh khí vào các cộng đồng lớn mạnh ấy,
và thế hệ thứ ba cũng đã bước vào ngưỡng cửa cuộc đời với những hứa hẹn của một
tương lai sáng lạn và đầy ý thức. 40 năm có ý nghĩa đặc biệt vì vậy anh em
trong nhóm Liên minh cho một Việt Nam Tự Do và Dân Chủ cùng với BPSOS đã nghĩ
ra dự án là làm một cuốn sách-hình gồm những bài viết để người Việt mình ở khắp
nơi trên thế giới có thể chia sẻ vui buồn về hành trình tới tự do.”
Được biết sách hình sẽ được phát hành vào tháng 6
năm nay tại Trung tâm Nghệ thuật John F. Kennedy ở Washington DC. Dù là một
thành viên của thế hệ được gọi là ‘một rưỡi’, còn rất bé khi xảy ra biến cố 30
tháng Tư, cô Tuyết không nén được xúc động khi nhắc tới hành trình đi tìm tự do
của người Việt.
Cô nói: “Năm
1975, Sài Gòn thất thủ thì Tuyết chỉ mới có 3 tuổi thôi, nhưng lớn lên trong chế
độ cộng sản, mình không có được sự tụ do, và khi mình có cơ hội được ra nước
ngoài, nhìn lại đất nước của mình thì mình thấy nước của mình nó thua kém hơn
những đất nước ở chung quanh rất là nhiều. Mình thấy là cái hành trình đi tìm tự
do của đồng bào của mìn, khi mà đến trại tỵ nạn thì bao nhiêu gia đình phân
tán. Cái hành trình đi tìm tự do nó rất là khổ…”
Một phần rất quan trọng trong dự án sách hình ‘Người
Việt: 40 năm trên Đất Tự Do’, là phần tuyển chọn ảnh phóng sự cho dự án. Người
phụ trách phần kỹ thuật và mỹ thuật nhiếp ảnh cho dự án là ông Nguyễn Quốc Khải,
một chuyên gia từng cộng tác với Ngân Hàng Thế giới, nhưng cũng là một người
đam mê nghệ thuật nhiếp ảnh.
Mời
quý vị theo dõi câu chuyện giữa ông Nguyễn Quốc Khải và Hoài Hương của Ban Việt
ngữ sau đây:
VOA:
“Vâng thưa Ông, trong tư cách là người chịu trách
nhiệm về phần mỹ thuật và kỹ thuật nhiếp ảnh cho dự án, xin ông cho biết hình ảnh
nó quan trọng như thế nào? ”
Ông
Nguyễn Quốc Khải: “Thưa chị, như nhiều người nói, hình ảnh có giá trị
bằng 1000 chữ. Hình ảnh đập vào mắt người ta, gợi cho người ta nhiều ấn tượng,
cho nên chúng tôi muốn có chừng 100 tấm hình để mà kèm vào trong cuốn sách để
nói lên Hành trình 40 năm của Người Việt ở hải ngoại.”
VOA:
“Vâng, xin ông nhắc lại một số quy định về ảnh chụp
cho sách hình?”
Ông
Nguyễn Quốc Khải: “Thưa chị, quy định là như thế này: chúng tôi muốn
nhận được cả hình màu lẫn hình trắng đen . Ý nghĩa của nó là nói lên sự hội nhập,
sự thăng tiến của người Việt trong 40 năm qua trong xã hội mới. Thứ hai là sự
đóng góp của người Việt vào xã hội mới như thế nào. Cái đó rất quan trọng.”
VOA: “Như vậy, tiêu chuẩn để chấm, để đánh giá hình ảnh là gì, xin ông cho
biết rõ hơn?”
Ông
Nguyễn Quốc Khải: “Cái quan trọng nhất là cái nội dung của bức hình
đó. Thứ nhất là phải nói lên những đóng góp của người Việt Nam ở hải ngoại, cái
sự thăng tiến của người Việt Nam ờ các xứ tự do. Thứ hai là vấn đề kỹ thuật,
thì nó gồm có vấn đề bố cục. Hình phải đẹp, phải sắc bén. Đó là những tiêu chuẩn
về kỹ thuật.”
VOA:
“Vâng, được biết những hình đó là những hình có tính
cách phóng sự phải không ạ. Đối với người không am hiểu về nhiếp ảnh, xin ông
cho biết ngắn gọn thế nào là ảnh phóng sự?”
Ông
Nguyễn Quốc Khải: “Ảnh phóng sự là những hình ghi lại những hoạt động
của người Việt ở hải ngoại, thí dụ như hình ảnh về các lớp học dạy tiếng Việt ở
các thành phố có đông người Việt Nam tụ họp, những sinh hoạt vể Tết chẳng hạn,
những buổi diễn hành, những vụ đấu tranh đòi nhân quyền… Đấy là tất cả những
hình có tính cách phóng sự. Chúng tôi bây giờ chỉ có một thời gian rất ngắn
trong hai tháng là thời hạn nộp hình là ngày 31 tháng Ba năm 2015, tức là chỉ
còn khoảng 6 tuần thôi.”
VOA: “Dạ ban cố vấn được biết là có hai nhiếp ảnh gia tên tuổi là Thầy
Nguyễn Ngọc Hạnh và hoạ sĩ Vũ Hối, còn về mặt văn chương thì có hai nhà văn.
Ban Cố vấn có phải là ban giám khảo không ạ?”
Ông
Nguyễn Quốc Khải: “Dạ ban cố vấn bên bài vở thì họ sẽ làm giám khảo
luôn. Hiện có 3 người trong ban cố vấn và giám khảo bên bài viết, là nhà văn
Chu Tất Tiến, và thứ hai là bình luận gia Mặc Giao, và thứ ba là nhà văn Cung
thị Lan. Còn về vấn đề hình ảnh, chúng tôi có nhiếp ảnh gia Nguyễn Ngọc Hạnh và
hoạ sĩ Vũ Hối. Chúng tôi sẽ cần mời thêm một vài người nữa để làm giám khảo. Hiện
nay chúng tôi đang chú trọng tới việc xin hình. Một khi khá nhiều hình rồi,
chúng tôi sẽ mời một số người để làm giám khảo cho vấn đề hình ảnh.”
VOA: “Thưa một câu cuối, nói tới ảnh phóng sự là mình không được dùng quá
nhiều photoshop, phải không ạ? ”
Ông
Nguyễn Quốc Khải: “Dạ vâng. Đúng, ảnh phóng sự thì không được thay đổi.
Mình có thể làm cho nó nhỏ xuống hay là lớn lên, màu sắc đậm hơn một chút,
nhưng thay đổi cái nội dung thì không được. Những hình ảnh này chúng ta nên chú
trọng về sinh hoạt của người Việt từ năm 1975 tới năm 2015, chúng tôi cũng sẽ
chọn một số hình chụp lúc đồng bào đi tỵ nạn thì chỉ cần vài tấm tượng trưng,
nhưng chú trọng nhất là sinh hoạt của người Việt từ năm 1975 cho đến nay.”
Thay mặt ban tổ chức, ông Nguyễn Quốc Khải kêu gọi sự
hưởng ứng của người Việt khắp nơi đối với dự án sách hình này, bằng cách gửi
hình ảnh và bài viết về cho ban tổ chức để sách hình thêm phần phong phú.
Muốn biết thêm chi tiết về Sách-hình ‘Người Việt: 40 năm trên Đất Tự Do’,
quý vị có thể truy cập trang web: http://machsong.org/modules.php?name=News&file=article&sid=3003
No comments:
Post a Comment