(VNTB)
- Nhiều khi hứng lên, các “đại gia” lại chơi trận “Ba
chỉ”, nghĩa là ngoài 2 chỉ trên thì “chỉ thứ ba” là các vị bí mật “chỉ” vào một
nơi nào đó rất nhiều em chân dài, xinh như mộng
“Giao lưu”
Son phấn, nước hoa, đồ hiệu… những quý bà thời trang lấy đêm làm ngày ấy vào cuộc chơi không kém sành điệu: quần vợt!.
Những đường bóng mạnh mẽ, những pha lăn xả tấn công rồi phòng thủ đã không chỉ khiến các quý bà có thêm sức khỏe dẻo dai, mà còn giải tỏa tất cả những căng thẳng, mệt mỏi sau một ngày làm việc. Chính điều ấy giải thích vì sao ở Sài Gòn, giờ tan tầm, nếu không đăng ký trước, sẽ khó có “vé” vào các câu lạc bộ để chơi những môn thịnh hành như tennis, cầu lông, bóng bàn...
Và nếu lần nào đó tình cờ mon men thử vào các sân chơi này mới cảm nhận được niềm hạnh phúc của những người được “sà” vào đam mê sau giờ làm việc. Họ thi đấu hào hứng – thậm chí rất “máu lửa”, họ bàn luận rôm rả, họ sảng khoái khi mồ hôi túa ra... đến độ son phấn nhạt nhòa (theo đúng nghĩa đen!).
Mở ngoặc nói ngay: sở dĩ quý bà mê ra sân chơi lúc màn đêm buông xuống, vì ban ngày họ phải chăm lo điều hành doanh nghiệp của riêng mình. Chuyện vai trò “nội tướng” cơm nước cho chồng con ở lứa tuổi này thường rất nhẹ nhàng do con cái hầu hết trưởng thành, gia đình có người giúp việc. Chơi đêm còn thêm lý do: không sợ… đen da do lúc này nắng đã đi ngủ rồi!
Tuy nhiên để có thể ra sân chơi đêm, các quý bà coi như đã nhàm tai nhiều lời “tám” của người đời mà ở bên lề “sân quần” nào cũng có kẻ xầm xì; đại loại như: Mấy bà ấy đến sân chỉ để khoe của và tìm vài cậu trai tơ khỏe mạnh bù đắp những thứ mà ông chồng đại gia ở nhà không đáp ứng được!.
Thậm chí còn chi tiết y như thiệt về “người thật, việc thật”: Hà, vợ một đại gia bất động sản ở TP.HCM, thường xuyên tới “sân quần” với phấn son quý phái và những chiếc váy cực ngắn! Gần 40 tuổi, đang độ hồi xuân, Hà khiến không ít các bác trung tuổi phải thèm muốn, nhưng cô chỉ thích những thanh niên với cơ bắp cuồn cuộn, nhanh nhẹn. Thường chơi tennis, người ta chỉ chơi mỗi tuần 3 buổi, nhưng Hà đến sân cả tuần.
Hà quen Long, kế toán trưởng của một công ty kinh doanh địa ốc, người ngoài Bắc vào Nam công tác. Lúc đầu chơi cặp, dần dần hai người (Hà thì chồng thường đi công tác nước ngoài còn Long cả năm mới về quê với vợ được một tháng) thân tình đến nỗi người khác nhìn vào tưởng là vợ chồng. Lúc đầu họ gặp nhau ở sân, rồi đi ăn nhậu, rồi về nhà nhau chơi... và sau đó là cả những chuyến đi nghỉ cuối tuần... tận Singapore!.
“Hòa, bạn tôi, là một tay tennis có hạng trong làng cáp độ, chuyên hướng dẫn cho người mới tập bật mí đó à nghen!”. Cái kết chắc mém như vậy từ người kể càng khiến bà con quanh bàn trà đá tin sái cổ về chuyện quý bà tên Hà nào đó đang tình tính tang trò chơi tình ái, hơn là mê mẩn những cú bỏ nhỏ trên lưới dưới ánh đèn đêm của “sân quần” náo nhiệt.
“Ừ thì cũng có, nhưng phần lớn đều là chơi để giữ gìn sức khỏe và để kết thân thêm bè bạn, mở rộng mối quan hệ kinh doanh!”. Bà Trần Thị Hoa, một quý bà từng có “số má” trong nghề buôn bán hàng gia dụng khu vực ga Hòa Hưng, xác nhận.
Thắng mới sướng!
Bà Hoa đến với quần vợt từ sau đợt khủng hoảng tài chính khu vực ở Châu Á thập niên cuối 90 ở thế kỷ trước. Khi ấy một chiếc xe hơi hiệu KIA giá bán từ xứ Hàn có 1.000 USD/chiếc, chỉ bằng một nửa so chiếc Dream Thái bán ngoài khu Gia Long của Sài Gòn… Các container nhập khẩu của bà Hoa về Việt Nam khi ấy bị rớt giá nhanh ngay từ giai đoạn vận chuyển, chứ chưa nói lúc “xả công” bán đổ bán tháo cho các bạn hàng lấy sỉ.
Thua lỗ đến như cơn lốc dữ tàn phá khiến nữ đại gia Trần Thị Hoa cứ thẩn thờ hệt kẻ tâm thần. Nhiều bè bạn chìa tay thử đưa vợt tennis cho Hoa và rủ rê cô làm những chuyến thi đấu chỉ nhằm mục đích tìm quên. Dần dà môn thể thao này khiến Hoa mê mẩn đến độ vài năm trở lại đây, ở hầu hết các sân quần vợt Sài Gòn đều biết đến tài nghệ của Hoa. Việc lấy giải ở các sân chơi phong trào của quý bà Trần Thị Hoa cứ như… thò tay vào túi.
“Không đánh thì thôi, đánh phải thắng mới sướng!”. Quý bà Lê Hải Yến, một doanh nhân kinh doanh bất động sản, tỉnh bơ nhắc chuyện mấy bà đã ra sân, ai cũng háo thắng hết trơn, chứ không giống như quý ông thường thích “nhường điểm” để “củng cố quan hệ chiến hữu”. Tuy nhiên dẫu có “quyết liệt” đến đâu trong séc đấu, người ta vẫn thấy ngay trên sân vẻ đậm đà nữ tính của các tay vợt mặt hoa da phấn. Chính điều đó giúp tạo nên những giai điệu đẹp của thể thao cộng đồng trong giới nữ doanh nhân Sài Gòn.
“Máu lửa nhưng vẫn phải đẹp. Dẫu gì cũng là chị em phụ nữ với nhau mà. Mấy ông ai cũng khoái có bà xã vừa có duyên vừa có dáng phải không nè? Trên sân tụi tui vừa phải đẹp về chuyện “fair play”, vừa o bế sắc vóc nữa chứ…”. Miss Lê Hải Yến – cô được quý ông các sân quần vợt ở quận 10 thống nhất trao danh hiệu “Miss” bởi ở các tuổi ngấp nghé hàng bốn, nói theo từ của mấy ông, cứ như Sharapova của Sài Gòn – cho biết như vậy.
Qua chuyện đó mới thấy rằng có lẽ mấy hãng sản xuất mỹ phẩm đang làm ăn tại Việt Nam “bỏ quên” thế giới của quý bà chơi quần vợt đêm vốn toàn thích xài hàng son phấn cao cấp – bởi lẽ cho đến lúc này chưa ai thấy hiệu mỹ phẩm nào chịu khó đầu tư trưng bảng quảng cáo trong sân quần vợt, hay tổ chức những giải tennis hoành tráng tương tự như nhãn hàng Heineken đang ra sức chinh phục quý ông chơi thể thao thường vốn khoái bia bọt để giải khát và… khao độ.
Tuổi trung niên, lại là doanh nhân vốn rất sành điệu trong các giao tế làm ăn, nên khi ra sân chơi thể thao, việc trang điểm được chăm chút rất kỹ càng cũng dễ hiểu. Dĩ nhiên đi đôi với mỹ phẩm còn là trang phục, giày vớ cũng phải hàng hiệu “đồng thanh đồng thủ”.
Hễ các trận thi đấu tennis quốc tế phát trên sóng truyền hình vừa xong, chỉ chừng non tháng sau đó, lập tức nhiều quý bà đã diện trên người những bộ trang phục thể thao tương tự, đặt mua về từ nước ngoài. Mở ngoặc nói thêm, trong trang phục thể thao, các doanh nghiệp (không loại trừ chính các công ty của quý bà!) may mặc nhạy lắm. Mẫu nào thấy trên tivi, đoán chừng sẽ ăn khách, lập tức có hàng loạt mẫu này được tung ra thị trường với độ sắc sảo cứ gọi là một chín, một mười. Tiếng là “hàng nhái”, nhưng nhờ giá cả mềm mại nên cũng có lượng khách hàng đáng kể.
“Ba chỉ”
Xin trở lại chuyện “háo thắng” của quý bà. Dường như bất kỳ ai từng chơi môn thể thao này đều đã ít nhất phải trên chục lần cá độ. Thường các tay vợt độ một vài hộp bóng, tiền bạc chừng vài trăm ngàn đến triệu bạc cho mỗi trận; có khi chỉ là thêm tí chút để trả tiền nước, bồi dưỡng thêm cho lượm banh. Dĩ nhiên cũng chẳng hiếm hoi gì các chầu độ lai rai ở làng nướng cho cả nhóm, và có cả tiền chung độ bằng việc kéo nhau đi vũ trường nhảy nhót vào… ban ngày!
“Giao lưu”
Son phấn, nước hoa, đồ hiệu… những quý bà thời trang lấy đêm làm ngày ấy vào cuộc chơi không kém sành điệu: quần vợt!.
Những đường bóng mạnh mẽ, những pha lăn xả tấn công rồi phòng thủ đã không chỉ khiến các quý bà có thêm sức khỏe dẻo dai, mà còn giải tỏa tất cả những căng thẳng, mệt mỏi sau một ngày làm việc. Chính điều ấy giải thích vì sao ở Sài Gòn, giờ tan tầm, nếu không đăng ký trước, sẽ khó có “vé” vào các câu lạc bộ để chơi những môn thịnh hành như tennis, cầu lông, bóng bàn...
Và nếu lần nào đó tình cờ mon men thử vào các sân chơi này mới cảm nhận được niềm hạnh phúc của những người được “sà” vào đam mê sau giờ làm việc. Họ thi đấu hào hứng – thậm chí rất “máu lửa”, họ bàn luận rôm rả, họ sảng khoái khi mồ hôi túa ra... đến độ son phấn nhạt nhòa (theo đúng nghĩa đen!).
Mở ngoặc nói ngay: sở dĩ quý bà mê ra sân chơi lúc màn đêm buông xuống, vì ban ngày họ phải chăm lo điều hành doanh nghiệp của riêng mình. Chuyện vai trò “nội tướng” cơm nước cho chồng con ở lứa tuổi này thường rất nhẹ nhàng do con cái hầu hết trưởng thành, gia đình có người giúp việc. Chơi đêm còn thêm lý do: không sợ… đen da do lúc này nắng đã đi ngủ rồi!
Tuy nhiên để có thể ra sân chơi đêm, các quý bà coi như đã nhàm tai nhiều lời “tám” của người đời mà ở bên lề “sân quần” nào cũng có kẻ xầm xì; đại loại như: Mấy bà ấy đến sân chỉ để khoe của và tìm vài cậu trai tơ khỏe mạnh bù đắp những thứ mà ông chồng đại gia ở nhà không đáp ứng được!.
Thậm chí còn chi tiết y như thiệt về “người thật, việc thật”: Hà, vợ một đại gia bất động sản ở TP.HCM, thường xuyên tới “sân quần” với phấn son quý phái và những chiếc váy cực ngắn! Gần 40 tuổi, đang độ hồi xuân, Hà khiến không ít các bác trung tuổi phải thèm muốn, nhưng cô chỉ thích những thanh niên với cơ bắp cuồn cuộn, nhanh nhẹn. Thường chơi tennis, người ta chỉ chơi mỗi tuần 3 buổi, nhưng Hà đến sân cả tuần.
Hà quen Long, kế toán trưởng của một công ty kinh doanh địa ốc, người ngoài Bắc vào Nam công tác. Lúc đầu chơi cặp, dần dần hai người (Hà thì chồng thường đi công tác nước ngoài còn Long cả năm mới về quê với vợ được một tháng) thân tình đến nỗi người khác nhìn vào tưởng là vợ chồng. Lúc đầu họ gặp nhau ở sân, rồi đi ăn nhậu, rồi về nhà nhau chơi... và sau đó là cả những chuyến đi nghỉ cuối tuần... tận Singapore!.
“Hòa, bạn tôi, là một tay tennis có hạng trong làng cáp độ, chuyên hướng dẫn cho người mới tập bật mí đó à nghen!”. Cái kết chắc mém như vậy từ người kể càng khiến bà con quanh bàn trà đá tin sái cổ về chuyện quý bà tên Hà nào đó đang tình tính tang trò chơi tình ái, hơn là mê mẩn những cú bỏ nhỏ trên lưới dưới ánh đèn đêm của “sân quần” náo nhiệt.
“Ừ thì cũng có, nhưng phần lớn đều là chơi để giữ gìn sức khỏe và để kết thân thêm bè bạn, mở rộng mối quan hệ kinh doanh!”. Bà Trần Thị Hoa, một quý bà từng có “số má” trong nghề buôn bán hàng gia dụng khu vực ga Hòa Hưng, xác nhận.
Thắng mới sướng!
Bà Hoa đến với quần vợt từ sau đợt khủng hoảng tài chính khu vực ở Châu Á thập niên cuối 90 ở thế kỷ trước. Khi ấy một chiếc xe hơi hiệu KIA giá bán từ xứ Hàn có 1.000 USD/chiếc, chỉ bằng một nửa so chiếc Dream Thái bán ngoài khu Gia Long của Sài Gòn… Các container nhập khẩu của bà Hoa về Việt Nam khi ấy bị rớt giá nhanh ngay từ giai đoạn vận chuyển, chứ chưa nói lúc “xả công” bán đổ bán tháo cho các bạn hàng lấy sỉ.
Thua lỗ đến như cơn lốc dữ tàn phá khiến nữ đại gia Trần Thị Hoa cứ thẩn thờ hệt kẻ tâm thần. Nhiều bè bạn chìa tay thử đưa vợt tennis cho Hoa và rủ rê cô làm những chuyến thi đấu chỉ nhằm mục đích tìm quên. Dần dà môn thể thao này khiến Hoa mê mẩn đến độ vài năm trở lại đây, ở hầu hết các sân quần vợt Sài Gòn đều biết đến tài nghệ của Hoa. Việc lấy giải ở các sân chơi phong trào của quý bà Trần Thị Hoa cứ như… thò tay vào túi.
“Không đánh thì thôi, đánh phải thắng mới sướng!”. Quý bà Lê Hải Yến, một doanh nhân kinh doanh bất động sản, tỉnh bơ nhắc chuyện mấy bà đã ra sân, ai cũng háo thắng hết trơn, chứ không giống như quý ông thường thích “nhường điểm” để “củng cố quan hệ chiến hữu”. Tuy nhiên dẫu có “quyết liệt” đến đâu trong séc đấu, người ta vẫn thấy ngay trên sân vẻ đậm đà nữ tính của các tay vợt mặt hoa da phấn. Chính điều đó giúp tạo nên những giai điệu đẹp của thể thao cộng đồng trong giới nữ doanh nhân Sài Gòn.
“Máu lửa nhưng vẫn phải đẹp. Dẫu gì cũng là chị em phụ nữ với nhau mà. Mấy ông ai cũng khoái có bà xã vừa có duyên vừa có dáng phải không nè? Trên sân tụi tui vừa phải đẹp về chuyện “fair play”, vừa o bế sắc vóc nữa chứ…”. Miss Lê Hải Yến – cô được quý ông các sân quần vợt ở quận 10 thống nhất trao danh hiệu “Miss” bởi ở các tuổi ngấp nghé hàng bốn, nói theo từ của mấy ông, cứ như Sharapova của Sài Gòn – cho biết như vậy.
Qua chuyện đó mới thấy rằng có lẽ mấy hãng sản xuất mỹ phẩm đang làm ăn tại Việt Nam “bỏ quên” thế giới của quý bà chơi quần vợt đêm vốn toàn thích xài hàng son phấn cao cấp – bởi lẽ cho đến lúc này chưa ai thấy hiệu mỹ phẩm nào chịu khó đầu tư trưng bảng quảng cáo trong sân quần vợt, hay tổ chức những giải tennis hoành tráng tương tự như nhãn hàng Heineken đang ra sức chinh phục quý ông chơi thể thao thường vốn khoái bia bọt để giải khát và… khao độ.
Tuổi trung niên, lại là doanh nhân vốn rất sành điệu trong các giao tế làm ăn, nên khi ra sân chơi thể thao, việc trang điểm được chăm chút rất kỹ càng cũng dễ hiểu. Dĩ nhiên đi đôi với mỹ phẩm còn là trang phục, giày vớ cũng phải hàng hiệu “đồng thanh đồng thủ”.
Hễ các trận thi đấu tennis quốc tế phát trên sóng truyền hình vừa xong, chỉ chừng non tháng sau đó, lập tức nhiều quý bà đã diện trên người những bộ trang phục thể thao tương tự, đặt mua về từ nước ngoài. Mở ngoặc nói thêm, trong trang phục thể thao, các doanh nghiệp (không loại trừ chính các công ty của quý bà!) may mặc nhạy lắm. Mẫu nào thấy trên tivi, đoán chừng sẽ ăn khách, lập tức có hàng loạt mẫu này được tung ra thị trường với độ sắc sảo cứ gọi là một chín, một mười. Tiếng là “hàng nhái”, nhưng nhờ giá cả mềm mại nên cũng có lượng khách hàng đáng kể.
“Ba chỉ”
Xin trở lại chuyện “háo thắng” của quý bà. Dường như bất kỳ ai từng chơi môn thể thao này đều đã ít nhất phải trên chục lần cá độ. Thường các tay vợt độ một vài hộp bóng, tiền bạc chừng vài trăm ngàn đến triệu bạc cho mỗi trận; có khi chỉ là thêm tí chút để trả tiền nước, bồi dưỡng thêm cho lượm banh. Dĩ nhiên cũng chẳng hiếm hoi gì các chầu độ lai rai ở làng nướng cho cả nhóm, và có cả tiền chung độ bằng việc kéo nhau đi vũ trường nhảy nhót vào… ban ngày!
Cá độ ở đây còn diễn ra ở hàng ghế quý ông đang chơi tennis cùng cụm sân với quý bà. Múa forehand (thuận tay), backhand (trái tay), đập smash - 3 cú cơ bản của quần vợt - như nghệ sĩ, đã vậy những bóng hồng còn thi nhau lã lướt đường bóng quá đỗi điệu nghệ, thế là mấy ông nổi lên lòng tự ái, buông lời rủ rê mấy tay vợt nữ ấy “chơi” cặp đôi. Bệnh gì cữ! Quý bà hưởng ứng liền.
“Coi vậy chứ mấy ông đánh toàn kiểu dưỡng sinh (ý nói chỉ chơi cho khỏe người!) là chính. Chỉ cần bỏ nhỏ banh vài lần là mấy ông đuối ngay…”. “Sát thủ” Trần Thị Hoa, thiệt tình kể vậy. Đây cũng là lý do mà vài năm gần đây Hoa thêm nghề “cơm gạo” từ chuyện xách vợt rảo các sân để đánh độ.
Thế còn lời đồn đãi săn tình và giải quyết công việc trên... sân quần vợt? Sharapova Lê Hải Yến, gật đầu cái rụp: “Có gì mà ầm ỉ. Dân làm ăn chơi thể thao để giữ gìn sức khỏe, nhưng cũng để mở rộng quan hệ làm ăn. Bàn tay ngón dài ngón vắn. Cũng có bạn gặp bất hạnh đường chồng con, sao lại độc miệng nói họ vào sân để săn tình? Hình như “ăn theo” chuyện quý ông khoái đánh độ “3 chỉ” nên thiên hạ cũng thích nhìn tụi tui qua lăng kính “vạn hoa” độc địa!”.
Nói thêm về “3 chỉ” mà Miss Hải Yến đề cập. “Một chỉ” có nghĩa là nếu tay vợt nào thua thì phải chi toàn bộ cho tất cả các tay vợt chơi cùng sân một bữa ăn nhậu xả láng và muốn “chỉ” vào nhà hàng nào thì tùy. Đã ăn thì phải chơi, nên thỉnh thoảng các “đại gia” lại cáp trận độ “Hai chỉ”, nghĩa là “chỉ” thứ nhất vào chỗ ăn nhậu, “chỉ” thứ 2 là chỉ vào chỗ… chơi. Tất nhiên, sau khi chơi tennis, ăn uống thỏa thuê mà đi mát xa, xông hơi kiểu Thái một chầu rồi hát karaoke thì cũng… sướng cái thân “mỡ nhiều hơn thịt” thật. Nhiều khi hứng lên, các “đại gia” lại chơi trận “Ba chỉ”, nghĩa là ngoài 2 chỉ trên thì “chỉ thứ ba” là các vị bí mật “chỉ” vào một nơi nào đó rất nhiều em chân dài, xinh như mộng và “đại gia” tha hồ… khám phá!
“Chỉ có “2 chỉ” ăn và chơi thôi, nhưng không ít quý bà “chỉ” vào chốn đỏ đen ngay sau tàn cuộc bóng, lúc đêm của hôm nay đã dần chuyển sang đêm của bắt đầu một ngày mới!”, quý bà Trần Thị Hoa tiết lộ. Dĩ nhiên máu me thắng thua trên sân bóng thế nào thì ngồi vào chiếu bạc cũng chẳng thể thua kém. Tuy nhiên đây lại là một thế giới khác của quý bà chơi đêm rồi…
No comments:
Post a Comment