Thiện Tùng
13/02/2015
Theo
tâm đồng ý hợp, các lão nghỉ hưu rảnh công rỗi việc gần như hàng ngày tụ tập
thành những nhóm rượu, trà, cà phê đàm quốc sự, thế sự…
Tôi
có tham dự cuộc trà đàm của nhóm quan chức về hưu, cuộc này các cụ hết bàn chuyện
sát thủ Chân dung quyền lực “thăm” Quang Thanh đến bàn về chuyện Đảng.
Ngoài nói tới nói lui, đoán già đoán non xung quanh hội nghị 10/khóa 11 vừa
qua, đại hội 12 sắp tới của Đảng, các cụ còn “cố vấn” không chính thức cho ông
Tô Huy Rứa về nhân sự: ai nên đi nên ở, nên bổ sung ai, v.v. Hết nửa buổi sáng,
lão cựu nhà giáo không tham kiến, phải khai khẩu ông mới uể oải buông ra câu: “Chuyện
của Đảng là chuyện của đảng viên các anh, tôi là dân, không nên xía vào chuyện
nội bộ của đảng cầm quyền”. Trước câu nói đượm mùi trách phận, mang hương vị
chua chát của lão giáo, một đảng viên nói với vẻ trách cứ: “Là một trí thức,
lại là nhà giáo, anh nói vậy nghe được sao?”. Thế là nội dung cuộc trà đàm
chuyển hướng sang cuộc đối thoại thẳng thắn, gay gắt, được xem như “ý đảng,
lòng dân” thu hẹp, có ý nghĩa và thú vị hơn.
Tôi xin lược ghi:
-
Nghe không được thì bỏ ngoài tai – lão giáo cười nói vui.
-
Đừng quên, Đảng ta độc quyền lãnh đạo đất nước, tầm “phủ sóng” của nó không chỉ
phạm vi Đảng? – lão đảng viên nói.
-
Vậy thì trách nhiệm ai nấy làm, “phần sân ai nấy đá” - lão giáo rạch ròi.
-
Nghĩa là sao? – lão đảng viên gạn hỏi.
-
Các anh là đảng viên của Đảng cầm quyền, phải đi trước để làng nước theo sau,
phải thường xuyên đóng góp ý kiến, sức lực còn lại của mình đối với Đảng để
tháo gỡ khó khăn cho đất nước, cứ “án binh bất động”, ôm lấy sổ hưu trùm mền
rên coi sao được? Là đảng viên của đảng cầm quyền, phải xem việc làm hư nên của
Đảng có phần mình trong đó, được quyền tự hào khi nên, phải biết xấu hổ khi hư.
Đảng của các anh giành lãnh đạo mọi mặt thì cũng phải chịu trách nhiệm mọi mặt.
-
Gọi “Đảng của các anh” nghe sao chói tai, có vẻ bè phái, chia rẽ quá!
-
Dân tộc mới chung, Đảng là riêng, thậm chí trong Đảng còn chia bè chia phái nữa
kìa. Sinh hoạt Đảng hay hội nghị, đại hội Đảng các anh có rủ hay mời dân đâu? Gọi
đảng của các anh dầu hơi khó nghe nhưng sai chỗ nào?! Được rồi, từ giờ phút nầy
tôi không gọi đảng của các anh nữa mà gọi Đảng ta trong ngoặc kép
(“Đảng ta”) cho dễ nghe, toại lòng nhau hơn, dầu không đúng.
-
Thầy vừa nói “Là dân, chuyện của Đảng không xía vào”. Chẳng lẽ là dân rồi vô
tích sự với chuyện nước non hay sao?
-
Không hẳn thế, về nguyên tắc, là dân, việc của Đảng không có tư cách/quyền xía
vào. Phần “sân chơi” của dân là Quốc hội.
-
Đảng lãnh đạo tất, dân không dựa vào Đảng mà dựa Quốc hội sẽ làm được gì?!
-
Quốc hội là “sân” của dân, không “đá” ở đó đá đâu? Cấm đá ở đó nữa là nghỉ chơi
- không chỉ nghỉ chơi với Quốc hội mà nghỉ chơi luôn với “Đảng ta”.
-
Là dân, “đá” thế nào ở phần sân Quốc hội nói thử xem?
-
Hiến pháp hiện hành (2013), tại điều 69 ghi: “Quốc hội là cơ quan đại biểu
cao nhất của nhân dân, cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất của nước Cộng hòa Xã
hội Chủ nghĩa Việt Nam. Quốc hội thực hiện quyền lập hiến, quyền lập pháp, quyết
định các vấn đề quan trọng của đất nước và giám sát tối cao đối với hoạt đông của
Nhà nước”. Vậy là, Quốc hội là sân chơi duy nhất, tốt nhất của người dân.
Người dân chúng tôi sẽ tham gia trong việc lập quyền, lập hiến, quyết
không để “Đảng ta” tiếp tục thao túng Quốc hội nữa, giám sát các mặt, chẳng hạn
như: Khi nào bầu cử quốc hội, ứng cử viên là những ai, do ai cử. Quốc hội chọn
ai làm chủ tịch nước, lập chính phủ thế nào, ai làm thủ tướng, có tam quyền
phân lập hay vẫn giữ tam quyền phân công, v.v. Quốc hội lập Hiến, lập Pháp ra
sao, trong đó có những điều khoản gì, có do dân phúc quyết không, v.v.
-
Gớm thật! Nếu Đảng không cho phép dân làm như vậy, dân tính sao?
-
Nếu Đảng cấm dân lập quyền, lập hiến là Đảng vi phạm Hiến pháp hiện hành
do chính Đảng dựng nên. Nói và làm không đi đôi thì “đấu”, chớ chẳng lẽ chịu khổ
mãi dưới thể chế độc tài toàn trị của “Đảng ta” sao?! Đấu về tổ chức thực hiện
Hiến pháp không chưa đủ, còn phải bám lấy cơ chề chính trị hiện hành cũng do “Đảng
ta” đề ra: “Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, Dân làm chủ” đấu tiếp. Phải
dùng lý lẽ phân rõ vai vế được cấu trúc trong cơ chế ấy: Dân làm chủ thì cũng
có nghĩa Đảng và Nhà nước dưới quyền nó – nói không nghe, làm không nên chủ có
quyền đuổi việc hay giải tán. Lập quyền, lập hiến là quyền của chủ (dân). Cũng
theo cơ chế chính trị này, từ lâu, “Đảng ta” buộc dân giao cho mình quyền lãnh
đạo Nhà nước và Xã hội, thì với quyền làm chủ của mình, dân có quyền
buộc Đảng tôn trọng quyền của dân trong việc lập Quyền và lập Hiến (Quốc hội và
Hiến Pháp) – Có nghĩa lãnh đạo (Đảng) phải cùng với chủ (Dân) lập
ra bộ máy Nhà nước thay cho mình quản lý mọi mặt đời sống xã hội. Mọi việc phải
bắt đầu từ khâu lập Quốc hội, theo thể thức dân chọn dân bầu. Vì rằng, nếu
đại biểu đảng do đảng viên chọn, thì đại biểu dân phải do các tầng lớp dân chọn
mới hợp lẽ đời – dân nhất quyết yêu cầu “Đảng ta” phải tôn trọng tất yếu nầy.
Đây là giải pháp tối ưu có thể dung hòa giữa 2 phái độc tài bảo thủ
và dân chủ đa nguyên đang tranh luận gay gắt với nhau.
Thấy
một vị trong số ngữa tay xem đồng hồ, nhìn mọi người, ông giáo cười nói tiếp: “Do
các anh cạy miệng, tôi moi hết “ruột gan” trình ra. Có gì không phải xin bỏ qua
cho”.
Đã
trưa rồi, nghỉ…! Thế là đứt buổi sáng – một đảng viên nói:
“Càng
bàn càng sáng ra, cuộc trao đổi qua lại của chúng ta hôm nay không bổ bề dọc
cũng bổ bề ngang, quả là không lãng phí. Xin cám ơn anh giáo có những ý kiến thật
dạ, chân thành với chúng tôi. Người đời nói không sai ‘người ngoài cuộc
thoáng và sáng hơn’”.
12/02/2015
T.T.
Tác
giả gửi BVN
No comments:
Post a Comment