Posted
on Feb 12, 2015
Trong
không khí đón chào năm mới, chúng tôi xin phép điểm lại những sự kiện đáng chú
ý nhất trong năm vừa qua xảy ra tại Đông Nam Á. Những sự kiện này đã được giới
truyền thông để ý và đưa tin một cách rộng rãi trên toàn thế giới.
1. Đảo
chính tại Thái Lan
Sau
nhiều tháng biểu tình dữ dội trên đường phố, vào ngày 22 tháng 5, quân đội Thái
Lan đã quyết định can thiệp và tuyên bố thiết quân luật. Một bản Hiến Pháp tạm
thời đã được soạn thảo nhằm đưa tới một thể chế chính phủ có quân đội hậu thuẫn.
Tướng Prayuth Chan-ocha đã chính thức được lựa chọn làm Thủ tướng thứ 29 của
Thái Lan.
2. Máy
bay MH370, MH17, Air Asia QZ8501 gặp nạn
Đã
có 239 hành khách và toàn bộ phi hành đoàn trên chiếc máy bay MH370 của hãng
Malaysian Airlines mất tích vào tháng 3 và hiện giờ vẫn không ai biết họ đang ở
đâu. Một chiếc máy bay khác của hãng này đó là MH17 đã bị tên lửa của Ukraine bắn
rơi vào tháng 7 làm toàn bộ 298 hành khách cùng với phi hành đoàn thiệt mạng.
Trong khi đó, vào ngày 30 tháng 12, xác chiếc máy bay QZ8501 của hãng Air Asia
đã được tìm thấy sau ba ngày mất tích. Hiện nay các nhân viên cứu hộ của nhiều
quốc gia vẫn đang nỗ lực tìm kiếm thi thể của 162 hành khách xung quanh khu vực
nam Sumatra của Indonesia.
3. Jokowi
đã được bầu làm tân Tổng thống Indonesia.
Thống
đốc bang Jakarta Joko Widodo, thường được gọi là Jokowi, đã được bầu làm Tổng
thống Indonesia. Là một chính trị gia nổi tiếng với phương pháp tranh cử phi
truyền thống, Jokowi thường thực hiện những buổi viếng thăm không báo trước tới
các văn phòng của chính phủ nhằm kiểm tra hiệu quả công việc của các nhân viên
hành chính. Chiến thắng của Jokowi nhanh chóng trở thành một sức bật mạnh mẽ
cho dân chủ tại Indonesia vì đây là lần đầu tiên đất nước này có một vị Tổng thống
không liên quan gì tới quân đội hay Suharto, một kẻ độc tài trị vị tại
Indonesia hơn ba thập kỷ.
4. Brunei
đã thiết lập Luật Sharia (luật hành vi của Hồi giáo)
Luật
Sharia đã có hiệu lực tại Brunei vào tháng năm vừa qua, đánh dấu sự kiện Brunei
trở thành nước đầu tiên tại Đông Á thực thi bộ luật này trên quy mô toàn quốc.
Cấp độ đầu tiên của bộ luật này đó là phạt những hành vi như ăn uống trong khu
vực công cộng trong tháng ăn chay Ramanda, hay không cầu nguyện vào thứ 6, hoặc
có thai ngoài giá thú. Cấp độ thứ hai của bộ luật này đó là chặt tay chân kẻ trộm,
hay phạt roi đối với những hành vi như nạo phá thai, uống rượu bia và đồng
tính. Án tử hình sẽ được thực hiện nếu vi phạm ở cấp độ ba bao gồm các hành vi
như ngoại tình hay hiếp dâm và kê gian (quan hệ qua đường hậu môn hoặc quan hệ
với thú vật).
5. Phản
đối kế hoạch xây đập thủy điện của Lào
Lào
đã phê chuẩn kế hoạch xây dựng đập thủy điện cỡ megawat dọc sông Mekong, dù các
nước Thái Lan, Việt Nam và Campuchia đã lên tiếng phản đối. Các quốc gia láng
giềng của Lào và nhiều tổ chức môi trường yêu cầu cần có nhiều nghiên cứu hơn
trước khi dự án này được thực thi.
6. Mâu
thuẫn trên Biển Đông
Trung
Quốc tiếp tục lằng nhằng với Việt Nam và Philippines về quyền sở hữu tại một số
khu vực trên biển Đông (tên gọi khác là Biển Nam Trung Hoa, hay biển Tây
Philippines). Trung Quốc đã bị buộc tội xâm phạm chủ quyền của một số quốc gia
ASEAN khi xây dựng một số kiến trúc trên khu vực tranh chấp. Quyết định của Tòa
án quốc tế về khu vực tranh chấp này trong năm nay chắc chắn sẽ là vấn đề trọng
điểm của khu vực Châu Á Thái Bình Dương.
7. Đình
công ngành dệt tại Campuchia
Hàng
ngàn công nhân ngành dệt đã đình công tại Campuchia và yêu cầu được tăng mức
lương tối thiểu. Nhưng các buổi đình công biểu tình đã bị giải tán một cách đầy
bạo lực bởi cảnh sát Campuchia đồng thời tụ tập nơi công cộng đã bị cấm tại thủ
đô Phnom Penh. Chiến dịch này cũng đã yêu cầu các hãng thời trang quốc tế phải
gây áp lực lên các công ty sản xuất vải tại Campuchia phải tôn trọng các quyền
lao động.
8. Đảng
đối lập tại Campuchia có ghế trong Quốc hội.
Sau
10 tháng phản đối không tham gia vào quốc hội Campuchia vì nghi ngờ kết quả bỏ
phiếu không trung thực thì hồi tháng 8, 55 thành viên của Đảng đối lập tại
Campuchia đã đồng ý thực hiện lời tuyên thệ của một thành viên Quốc hội. Điều
này cho phép Đảng đối lập được lên kế hoạch và đệ trình lên Quốc hội. Tuy nhiên
các quan sát viên trông thấy một điều rằng điều này lại làm bàn đạp cho vị trí
lãnh đạo của Hun Sen, Thủ tướng đương nhiệm của Campuchia trong suốt ba thập kỷ
qua.
9.
Malaysia củng cố Đạo luật Chống phản động
Thủ
tướng Najib Razak đã thất hứa với cử tri vì ông đã tuyên bố dỡ bỏ Đạo luật Chống
phản động được chính phủ thuộc địa Anh đưa ra vào năm 1948. Thay vào đó, sau
khi trúng cử, ông đã tuyên bố cải cách và củng cố Đạo luật này mạnh mẽ hơn. Nhiều
luật sư, nhà báo, nhà hoạt động xã hội và thậm chí cả các nhà nghiên cứu học giả
đã bị bắt trong năm vừa qua. Điều này đã làm cho nhiều nhóm hoạt động không hài
lòng và tập hợp lại với nhau để phản đối Đạo luật này.
10.
Myanmar đã hoàn thành xuất sắc trong việc tiếp quản chiếc ghế Chủ tịch ASEAN
Các
vấn đề trong nước đã biến Myanmar thành tâm điểm khi tiếp nhận chiếc ghế Chủ tịch
của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á. Vai trò lãnh đạo của Myanmar trong năm
2014 không chỉ mang tính lịch sử mà còn cực kỳ mấu chốt khi cả khu vực này đang
sẵn sàng cho sự Hợp tác chiến lược trong năm 2015 này.
11.
Philippines hồi phục sau siêu bão Hải Yến.
Cơn
bão Hải Yến là cơn bão mạnh nhất được ghi nhận trong lịch sử. Nó đã tàn phá nhiều
đảo Visayas của Philippines trong tháng 11 năm 2013. Các cộng đồng quốc tế đã
cùng đoàn kết hỗ trợ quá trình phục hồi của Philippines trong khi nhiều nhà hoạt
động khí hậu đã lấy Hải Yến làm minh chứng cho mức độ nguy hiểm của biến đổi
khí. Trong khi đó, tại Malaysia, trung tuần tháng 12 vừa qua đã diễn ra một trận
mưa lớn làm cho các bang phía Đông của nước này phải hứng chịu trận lũ lớn nhất
trong ba thập kỷ qua.
Liệu
năm 2015 có mang lại những thay đổi cho khu vực này? Điều chắc chắn duy nhất có
thể biết vào lúc nào đó là năm 2015 sẽ là năm lịch sử đối với cộng đồng Đông
Nam Á thống nhất.
Copyrights
© 2007-2014 TẠP CHÍ PHÍA TRƯỚC – www.phiatruoc.info
No comments:
Post a Comment