Anh Vũ - RFI
Đăng
ngày 12-02-2015 Sửa đổi ngày 12-02-2015 16:36
Các báo pháp hôm nay
đều nhìn về hướng Minsk thủ đô của Belarus, nơi diễn ra cuộc gặp thượng đỉnh bốn
bên Nga, Ukraina , Đức và Pháp, bắt đầu từ tối qua, để tìm lối thoát cho khủng
hoảng Ukraina. Le Figaro đặt câu hỏi : « Tương lai nào cho Ukraina sau cuộc
gặp Minsk ». Libération chạy dòng tựa thông báo : "Ukraina : Châu
Âu tìm một thỏa thuận".
Vẫn
cùng chủ đề về Ukraina, Le Monde nhìn sang nước Nga, tác nhân quyết định trong
hồ sơ Ukraina. Tờ báo đưa lên trang nhất chân dung Tổng thống Nga với hàng tựa
: « Putin, bậc thầy của tuyên truyền ». Thông tín viên của Le Monde tại
Mátxcơva có bài phóng sự dài cho thấy Kremlin đang sử dụng truyền hình Nga như
một công cụ tuyên truyền cho chính sách về Ukraina hiện nay.
Le
Monde ghi nhận từ khi cuộc chiến Ukraina bùng nổ, kênh truyền hình hàng đầu của
Nga Perviy Kanal đã dành một thời lượng lớn trong bản tin thời sự hàng ngày và
tăng gấp đôi thời lượng vào ngày cuối tuần, đều đặn tuyên truyền về chiến sự
đang diễn ra tại Ukraina, thuyết phục dân chúng Nga rằng cuộc nổi dậy của phe
ly khai là chính nghĩa và chính quyền Kiev đang đi ngược lại lợi ích của người
dân Ukraina để chạy theo phương Tây...
Tác
giả bài viết ghi nhận những thông tin tuyên truyền về tình hình Ukraina ngày
càng trở nên thô thiển. Thí dụ như trong chương trình hôm 25 tháng Giêng vừa
qua, kênh Perviy Kanal đã phỏng vấn Alexandre Zakhartchenko, lãnh đạo nước cộng
hòa tự phong Donetsk. Ông này đã nói : « Theo những thông tin chúng tôi có,
quân đội Ukraina đã kéo đến trong vùng (miền Đông Ukrain) 3 lò thiêu xác người
».
Kênh
truyền hình này còn đưa những hình ảnh từng đoàn tù binh Ukraina bị đưa đi qua
các phố của Donetsk. Rồi đến khi Kiev ra lênh động viên quân đội, kênh truyền
hình Nga cũng có ngay một phóng sự trong đó họ đưa ra các nhân chứng, bịt mặt
nói không muốn tham gia quân đội Ukraina để bắn vào chính người thân của
mình...v.v.
Tác
giả bài viết dẫn ra một loạt những nội dung dối trá của các chương trình truyền
hình, thị dụ như một phóng sự về « sự sụp đổ của nền công nghiệp Ukraina » được
làm trong một nhà máy sản xuất máy cày ở Dnippropetrovsk, nhưng tác giả bài
phóng sự lại giới thiệu nơi đó trong thời Liên Xô từng là nhà máy sản xuất tên lửa
vũ trụ !
Tất
cả những chi tiết thời sự diễn ra ở phương Tây đều được kênh truyền hình này
khai thác triệt để hướng dư luận theo ý phương Tây đang là kẻ thù của nước Nga.
Trong khi đó mọi thứ bên trong nước Nga đều ổn với những tuyên bố của ông Putin
như : « Các yếu tố của khủng hoảng đều được dự tính trước. Những biện pháp ổn
định đã được đưa ra, chúng ta biết phải làm gì ».
Tóm
lại, qua một tuần theo dõi liên tục các các chương trình bản tin thời sự trên
kênh truyền hình Perviy Kanal, cho thấy bên cạnh cuộc chiến bên kia biên giới với
Ukraina, Kremlin đang tiến hành một cuộc chiến truyền thông ở trong nước để định
hướng dư luận về khủng hoảng Ukraina.
Mỹ
huấn luyện quân đội cho Kiev
Vẫn
liên quan đến khủng hoảng Ukraina. Le Figaro loan tin : « Quân đội Mỹ sẽ huấn luyện các lực lượng Kiev ngay tháng
tới ». Vậy là chẳng cần chờ đợi kết quả của thượng đỉnh Minsk, quân
đội Mỹ đã thông báo huấn luyện binh sĩ Ukraina để tham chiến chống lại các lực
lượng ly khai tại miền Đông. Thông báo do chính Tư lệnh lực lượng Mỹ tại châu
Âu Ben Hodge đưa ra hôm qua đồng thời ông còn lên án « sự can thiệp trực tiếp
của quân đội Nga » ở miền Đông Ukraina.
Chiến
dịch huấn luyện bắt đầu ngay từ tháng Ba do một đại đội Mỹ thực hiện. Tin trên
đưa đưa ra khi mà vấn đề Washington cung cấp vũ khí cho Kiev đã được đặt ra để
cân nhắc tại Mỹ. le Figaro nhận định : « Nếu Như Barack Obama phải dấn thêm
một bước, quyết định cung cấp vũ khí cho Kiev thì binh sĩ Ukraina phải được huấn
luyện sử dụng vũ khí đó từ trước ».
Le
Figaro cho biết thêm, theo một báo cáo hàng năm của Viện nghiên cứu chiến lược
quốc tế ( IISS) công bố hôm qua tại Luân Đôn thì trang bị của quân đội Ukraina
không đáp ứng được cuộc xung đột hiện nay. Các đơn vị chiến đấu của Kiev thiếu
các loại xe thiết giáp, pháo binh. Quân đội Ukraina bị quá lệ thuộc vào các khí
tài có từ thời Xô Viết đang cần được thay thế.
Hai
nước Pháp, Đức vẫn lo ngại quyết định trang bị vũ khí hay huấn luyện cho quân đội
Ukraina sẽ làm cho xung đột quân sự leo thang. Giới quan sát cũng cảnh báo về
nguy cơ Nga nhân cớ đó cũng chạy đua đẩy mạnh hỗ trợ quân nổi dậy.
No comments:
Post a Comment