Phản ứng đầu tiên khi một người
bắt đầu nhận ra những điều bất công và dối trá của chế độ thường là rất bức xúc
và như muốn la lớn lên cho nhiều người được biết, nhưng sau một thời gian thì bắt
đầu chậm lại và nhận ra cần phải hành động gì đó đế góp phần vào sự thay đổi.
Và lúc này, vấn đề được đặt ra là sẽ làm cái gì? Bắt đầu như thế nào? Và
đối diện những rủi ro và áp lực ra sao? Có nhiều người vì không thông suốt những
vấn đề này nên từ trạng thái bức xúc chuyển dần sang bất lực rồi im lặng cam chịu
và ngóng chờ vị lãnh tụ xuất hiện hay một yếu tố tác động từ bên ngoài.
Hãy bắt đầu từ gia đình
Gia đình là tế bào của xã hội, ở
Việt Nam thì con người chịu ảnh hưởng lớn từ văn hóa gia đình. Để thực hiện chiến
dịch “cải cách ruộng đất 1953-1956″ thì Cộng sản đã huấn luyện và cài các
cán bộ đi sâu vào từng gia đình để nắm bắt tư tưởng, các mâu thuẫn, rồi từ đó
thực hiện chính sách đấu tố, con đấu tố cha, cháu đấu tố ông bà, gây ra tình trạng
chia rẻ giữa những người thân trong gia đình, giữa làng xóm với nhau. Nhiều
chuyên gia cho rằng, mục tiêu chính trị đằng sau chiến dịch này nhằm phá hỏng nền
móng của xã hội, cào bằng giai cấp để gia tăng ý chí căm thù trong quần chúng
nhằm chuẩn bị cho cuộc đánh chiếm miền Nam sau này. Cách thức “đấu tố” này vẫn
duy trì cho đến ngày hôm nay thông qua hình thức “họp tổ dân phố” hoặc dùng
chính người thân trong gia đình gây áp lực nếu một thành viên trong gia đình
công khai chính kiến về các vấn nạn chính trị.
Trước đây có trường hợp người bố
đã bỏ mặc việc con mình bị bắt vì đưa ra những bài phân tích về tương lai xấu của
Việt Nam, mãi sau này người bố mới nhận ra tất cả hành động của con mình hoàn
toàn là chính nghĩa và bắt đầu vận động trả tự do cho con mình. Một trường hợp
khác là một nhạc sĩ bị bắt chỉ vì sáng tác những ca khúc chống Tàu và lên án sự
phản ứng nhu nhược của nhà cầm quyền, sau đó an ninh tác động người vợ để ngăn
cản người mẹ của nhạc sĩ này đấu tranh đòi lại công bằng cho anh. Kết quả là đến
nay gần như anh bị bỏ mặc trong chốn lao tù vì không người thân nào đứng ra vận
động.
Do vậy, nếu bạn có ý định đấu
tranh thì nên bắt đầu “công tác tư tưởng” từ gia đình, hãy hỏi ông/bà/bố/mẹ bạn
về những sự thật lịch sử, về những vấn nạn xã hội hiện nay để xem quan điểm họ
thế nào. Có số gia đình không quan tâm, số khác hiểu biết nhưng vẫn còn tâm lý
sợ hãi mặc định khi nhắc đến chính trị. Việc nói chuyện cùng gia đình về những
đề tài xã hội đối với một số gia đình có thói quen sinh hoạt chung là khá dễ
dàng, nhưng phần nhiều gia đình hiện nay không còn tồn tại không gian sinh hoạt
chung vì tính chất công việc và nếp sống phân hóa do hoàn cảnh xã hội trước
-sau thời Việt Nam mở cửa, do lối suy nghĩ khác biệt giữa hai thế hệ tạo nên hố
sâu ngăn cách. Tuy nhiên, trung bình một thói quen có thể hình thành sau bảy lần,
nếu bạn kiên trì và thường xuyên nêu ra vấn đề với người thân thì họ sẽ buộc phải
nghĩ đến nó. Bạn hãy hỏi người thân của mình rằng, họ muốn bạn sống mà chỉ biết
quan tâm đến game, ăn nhậu, hút chích hay họ muốn bạn quan tâm đến những giá trị
xã hội, giá trị nhân văn cao hơn? Bạn có thể in những bài viết hay, những vấn đề
dư luận quan tâm để cùng bàn luận trong gia đình mình. Mục đích của việc này
không phải để thay đổi quan điểm những người trong gia đình bạn, mục đích là để
người thân của bạn biết những trăn trở của bạn trước thực trạng xã hội. Họ có
thể không ủng hộ bạn nhưng có thể họ sẽ không ngăn cản bạn tham gia vào những
hoạt động xã hội, hoặc chí ít họ cũng hiểu những hoạt động sau này của bạn. Nếu
được, bạn cũng có thể mở rộng cách thức này đến với những người hàng xóm. Việc
này cũng giống như bạn đang chuẩn bị phần hậu cần cho mình, để sau này nếu an
ninh có tác động đến gia đình và hàng xóm của bạn thì họ sẽ gặp khó khăn trong
việc đấu tố, nói xấu về bạn.
Chiến sĩ thông tin
Hãy chia sẽ những thông tin về
những sự việc bất công mà bạn quan sát thấy dựa theo quan điểm và lý luận trên
tinh thần ôn hòa của bạn chứ không phải “chửi đổng” hay cổ vũ thái độ bạo lực.
Hãy tham gia vào các diễn đàn, các chủ chính trị – xã hội đế tranh luận, việc
này giúp bạn tăng cường kỹ năng tranh luận và bổ sung cho những kiến thức còn
khiếm khuyết của bạn. Cuộc chiến hiện nay không phải là cuộc chiến của súng đạn
mà là cuộc chiến của thông tin, dư luận cùng nhận ra một vấn đề sẽ là áp lực rất
lớn tác động đến sự thay đổi các quyết sách của chính trị. Do ý thức được điều
này nên nhà cầm quyền phải luôn thao túng truyền thông, kiểm soát tự do ngôn luận
và đào tạo hàng chục ngàn dư luận viên để điều phối dư luận theo hướng có lợi
cho nhóm lợi ích của mình. Nếu bạn góp phần vào cách thức này, hiển nhiên bạn
đang trở thành một chiến sĩ thông tin bảo vệ cho lẽ phải.
Xã hội dân sự – Civil Society
Organization (CSO)
Nếu muốn đánh giá mức độ tự do
-dân chủ của một quốc gia hãy nhìn vào các phạm vi và quy mô hoạt động của các
tổ chức XDHS, đó là các tổ chức độc lập với nhà nước đấu tranh và bảo vệ cho một
lĩnh vực cụ thể. Ở Việt Nam thì trước nay các tổ chức XHDS bị nhà cầm quyền
thao túng thông qua cơ quan Mặt Trận Tổ Quốc, ví như các hội Phụ nữ VN, đoàn Luật
sư… đều bắt buộc phải do đảng viên lãnh đạo, do vậy mà đóng góp của các tổ chức
này vào xã hội là không nhiều mà chủ yếu để bảo vệ quyền lực của đảng cầm quyền.
Khoảng 10 năm trở lại đây thì các tổ chức XHDS độc lập được đăng ký chính thức
tuy thủ tục còn rất nhiều khó khăn nhưng chỉ giới hạn ở những lĩnh vực dân sinh
như từ thiện, trẻ em, người đồng tính, người khuyết tật… Còn những tổ chức XHDS
trong lĩnh vực có ảnh hưởng nhiều đến chính trị như tự do ngôn luận, quyền tù
nhân, chống tra tấn… vẫn bị liệt vào danh sách “nhạy cảm” và bị cấm hoạt động.
Do vậy, mình tạm chia ra hai mô hình chính trong cách thức hoạt động này (dù có
thể từ ngữ chưa chính xác), đó là:
1. Tổ chức XHDS về các quyền dân
sinh
Nếu bạn muốn trải nghiệm hoạt động
xã hội ở mức an toàn và “nhẹ nhàng” nhất thì có thể tham gia làm tình nguyện
viên ở các tổ chức này. Có rất nhiều tổ chức đăng ký chính thức, các hội nhóm
thiện nguyện tự phát hiện nay, trong số đó có hai tổ chức lớn mà bạn có thể tìm
hiểu là:
Trung tâm Phát triển Cộng đồng
LIN ở Sài Gòn vàViện Nghiên cứ Xã hội, Kinh tế và Môi trường (iSee) tại Hà Nội.
Mô hình hoạt động này có ảnh hưởng tích cực đến xã hội nhưng do chịu sự quản lý
của cơ chế nên không thể đụng đến những yếu tố “nhạy cảm”, do vậy chỉ góp phần
giải quyết sự việc có tính chất hiện tượng mà không thể đụng sâu đến nguồn gốc
và bản chất vấn đề.
2. Tổ chức XHDS về các quyền chính
trị
Đầu tiên là CLB Nhà báo Tự do
thành lập từ năm 2007, là tổ chức đấu tranh cho quyền tự do ngôn luận có ảnh hưởng
lớn trong cuộc biểu tình chống TQ cùng năm nhưng sau đó các thành viên chủ chốt
lần lượt bị bắt đi tù gồm cựu an ninh Tạ Phong Tần, blogger Anh Ba Sài Gòn Phan
Thanh Hải, Blogger Điếu Cày Nguyễn Văn Hải. Hiện chị Tạ Phong Tần vẫn còn trong
tù, blogger Anh Ba Sài Gòn đã mãn hạn và Blogger Điếu Cày bị trục xuất sang Mỹ.
Từ cuối năm 2013, nhà cầm quyền VN gia nhập hội đồng Nhân Quyền LHQ, do áp lực
đòi quyền tự do từ những người hoạt động trong nước và xu hướng quốc tế nên không
gian đấu tranh ở mô hình này có phần nới lỏng hơn. Hiện có hơn 20 hội nhóm gồm
nhiều lĩnh vực về tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do tôn giáo…thành lập bất
chấp sự ngăn cản của nhà cầm quyền. Các hội nhóm này mặc nhiên không được nhà cầm
quyền thừa nhận nhưng ngược lại nhận được sự ủng hộ của các chính phủ và tổ chức
quốc tế. Do mới hoạt động theo mô hình này cộng thêm sự cản phá quyết liệt từ
phía an ninh nên các nhóm này gặp khó khăn về mặt tổ chức và lên kế hoạch hành
động. Nếu bạn muốn tham gia các tổ chức này hoặc tạo ra tổ chức mới, tốt nhất
nên chuẩn bị các mục tiêu mà bạn đam mê hoặc có khả năng ở lĩnh vực đó, quan trọng,
bạn phải chuẩn bị tâm thế đón nhận những áp lực từ phía an ninh tạo ra trong thời
gian đầu hoạt động. Sau thời gian thì nhà cầm quyền buộc phải thích nghi. Lúc
này bạn đang ở vị trí của người “phá rào”, nếu hoạt động hiệu quả thì bạn sẽ hỗ
trợ tích cực những nạn nhân đang chịu bất công ở các lĩnh vực này và tác động mở
rộng không gian tự do hơn.
(Hết phần I)
Phần 2: Mô hình hoạt động theo hướng
xây dựng Phong Trào và Đảng phái chính trị
Hà Nội 05/2/2015
No comments:
Post a Comment