Chân Như, phóng viên RFA
2015-02-04
2015-02-04
Thế là đã 85 năm đảng Cộng sản hiện diện tại Việt
Nam. Với bao nhiêu khẩu hiệu “Đảng mang lại mùa xuân bao hy vọng cho dân tộc”,
“Đảng đã cho nhân dân sáng mắt, sáng lòng” hay “Nhân dân mãi mãi một niềm tin
theo đảng”....., trên thực tế, đảng Cộng sản đã, đang và sẽ làm được những
gì cho đất nước Việt Nam. Mời quý vị đến với Diễn Đàn Bạn Trẻ tuần này để thấy
được góc nhìn thực tại của các bạn trẻ đối với sự lãnh đạo độc quyền của
đảng Cộng sản tại Việt Nam cùng với sự tham gia của 3 bạn khách mời Anh Tuấn,
Nguyễn Vũ Sơn và Anh Tú
Chân
Như: Đã hơn 60 năm
chiến thắng giặc Pháp và 40 năm thắng giặc Mỹ để mang lại”độc lập, tự do, hạnh
phúc” cho toàn dân, ĐCS đã thực hiện được bao nhiêu phần trăm trong khẩu hiệu
đó?
Anh
Tuấn: Thưa anh, ngay cả trong câu hỏi khi nói “40 năm thắng
giặc Mỹ” em nghĩ cũng cần phải xem xét lại. Nhưng hãy đặt qua một bên những
tranh cãi về cuộc chiến tranh đó vì chủ điểm chính của câu hỏi đó là “độc lập,
tự do, hạnh phúc”. Em nghĩ rằng những người đã có thời gian sống ở Việt Nam khá
lâu dài đều thấy rằng những khẩu hiệu này chỉ mới nằm trên giấy mà thôi còn lại
thực trạng xã hội cả về tính độc lập của đất nước cũng như của mỗi người dân đều
không được đảm bảo. Tự do cũng vậy, tất cả các khía cạnh của đời sống xã
hội rất bê bết. Dĩ nhiên một đất nước độc lập luôn bị đe dọa và người dân
không có được những quyền tự do căn bản thì rõ ràng khó mà nói đạt được hạnh
phúc.
Nguyễn
Vũ Sơn: Em hoàn toàn đồng ý với bạn Tuấn. Hoàn toàn
Việt Nam không có được những chữ “độc lập, tự do, hạnh phúc”. Như bạn Tuấn
đã nói về phần độc lập và tự do rồi em xin bổ sung thêm phần hạnh phúc. Để
hạnh phúc, con người cần phải đảm bảo những nhu cầu cơ bản nhất về an toàn về
lương thực hằng ngày. Tuy vậy, những nhu cầu đó ở Việt Nam, em biết, một
số người cũng không được đảm bảo; Hay chuyện an toàn cũng không được bảo
đảm vì khi ra đường luôn phải đề phòng cướp giật trộm cắp. Tuy nhiên, nếu ở một
đất nước văn minh hơn nếu chuyện đó xảy ra hằng ngày như thế báo chí sẽ “nổ
tung” lên nhưng ở Việt Nam đã trở thành chuyện bình thường. Đó là bổ sung
của em cho ý kiến của bạn Tuấn.
Anh
Tú: Cũng như hai bạn trên, trước hết mình cứ bỏ qua họ
nói là “chiến thắng đế quốc Mỹ”. Về “độc lập, tự do, hạnh phúc” em nghĩ ở
Việt Nam chưa có cái nào. Nhất là về độc lập, ai cũng thấy rõ rằng về mọi
mặt, đời sống, chính trị, kinh tế chúng ta đang phụ thuộc quá nhiều vào Trung
Quốc. Còn về tự do, quyền tự do cơ bản của người dân đề đã không được tôn
trọng. Em có thể lấy ví dụ ngay trường hợp của em: em chỉ đi viết những
chữ “Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam” rồi đọc những tin tức trên mạng họ
cũng có thể vịn vào đấy họ đuổi học. Điều đấy chính là biểu hiện của sự
không tôn trọng ý kiến của người dân. Và khi chúng ta không có độc lập,
không có tự do thì chắc chắn sẽ không thể có hạnh phúc được.
Chân
Như: So sánh với
chế độ đa đảng của các nước tư bản “giẫy chết” thì chế độ độc đảng của Việt Nam
hiện có ưu , khuyết điểm gì?
Nguyễn
Vũ Sơn: Theo em khi mà chỉ có độc đảng thì người dân sẽ bị
mất hứng thú với chính trị. Khi người dân không quan tâm đến chính trị nữa
thì lúc đấy những người nắm giữ đất nước có thể làm bất cứ gì mà không sợ người
dân để ý. Xét về khía cạnh tự do, theo em nghĩ một đất nước càng có nhiều
suy nghĩ khác nhau thì đất nước ấy mới tự do được; Bởi khi tất cả những suy
nghĩ nó khác nhau rồi thì sẽ không có một nhóm nào lớn đè bẹp một nhóm nào nhỏ
và sẽ là rất nhiều nhóm nhỏ và quyền lợi chia đều.
Em có cơ hội được học ở Singapore và ở Mỹ. Em thấy
dù Singapore là một đất nước phát triển nhưng người dân vẫn không được sự tự do
trong chính trị. Ở nước Mỹ, đồng ý đa đảng nhưng bản thân nhà nước cũng có những
bất cập ví dụ chuyện phụ thuộc quá nhiều vào những công ty lớn và tiếng
nói của người dân cũng không được mạnh. Tuy nhiên, ít ra ở Mỹ hoặc
Singapore họ vẫn cho dân có được quyền lên tiếng, được tham gia vào chính trị
mà không sợ bị bỏ tù. Còn ở Việt Nam họ tước luôn quyền đó; Có nghĩa là những
nước kia đã tệ thì Việt Nam mình còn tệ hơn rất nhiều.
Anh
Tuấn: Trong câu hỏi có dùng cụm từ là “tư bản giãy chết”
thì em cũng nhớ ra một điều là Việt Nam người ta hay nói đùa với nhau là các nước
tư bản nó giãy hoài mà chả thấy nó chết. Trong khi những nước được coi như là
thiên đường xã hội chủ nghĩa thì cứ mãi èo uột và tuột hậu. Em rất đồng ý
với ý kiến của bạn Nah Sơn. Em chỉ xin chia sẻ từ những năm tháng em sống bên
Philippines. Có thể nói đó là một nước dân chủ đa đảng ít nhất là về mặt
hình thức của nó. Dĩ nhiên, Phi vẫn được coi là nước chậm tiến, một nước
đang phát triển, nhưng nếu so với chế độ độc đảng của Việt Nam thì nó có ba điểm
khác biệt và em nghĩ nó tạo ra được cái sự ưu thế của nó so với chế độ Việt
Nam. Thứ nhất nó có được sự đa nguyên xã hội: bất kỳ một vấn nạn của xã hội
thì sẽ có nhiều giải pháp xuất hiện cùng một lúc; Mỗi giải pháp đại diện cho một
khuynh hướng chính trị. Như thế cho phép người dân được lựa chọn giải pháp họ cho
là tốt nhất.
Điểm thứ hai, những chế độ đa nguyên có ưu thế đó
là, các đảng phái sẽ giám sát quyền lực lẫn nhau và nhờ thế thực hiện được quyền
giám sát rất hiệu quả đối với những đảng đối thủ của nó. Và từ sự giám
sát đó, nó khiến cho tất cả tốt lên bởi vì không ai muốn người ta chỉ ra điểm xấu
của mình.
Ngoài ra điểm quan trọng thứ ba mà trong chế độ độc
đảng không có, là sự tham gia có ý nghĩa vào đời sống chính trị. Ở bên
Phi này những người dân lao động thuộc tầng lớp thấp trong xã hội nhưng sự quan
tâm về chính trị, sự tham gia của họ nó sôi nổi, nó có ý nghĩa nhiều hơn so với
Việt Nam. Tuy nhiên, như mình cũng biết, ở những nước chậm tiến đang phát
triển cũng không phải một bước chuyển sang dân chủ thì sẽ đem đến ngay thịnh vượng
nhưng ít ra nó đem lại những điểm tốt mà khi như nãy em vừa nói.
Anh
Tú: Từ trước đến nay em chưa được sang các nước tư bản
“giãy chết”. Để nói về ưu điểm và nhược điểm của hai chế độ thì em có thể
thấy nó hiện lên rất rõ: hiện nay hầu hết thanh niên thì đều sang các nước
tư bản để làm thuê; Trong khi đó các nước tư bản lại gửi những người sang Việt
Nam để làm ông chủ và người Việt Nam vẫn chỉ là người làm thuê ngay ở trên quê
hương mình. Và mình có thể thấy rất rõ rằng hiện nay con cái của những vị
quan chức cộng sản, nhất là những vị trên trung ương thì hầu hết đều đi du học ở
các nước tư bản và thậm chí họ định cư luôn ở đấy. Trường hợp vừa rồi là
con gái của thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng có quốc tịch của Mỹ, chỉ cần nhìn vào đấy
thôi mình có thể thấy rất rõ giữa hai chế độ cái nào ưu việt và cái nào không
ưu việt hơn.
Chân
Như: Thực tế Đảng
Cộng sản luôn hô hào đổi mới kinh tế, cải cách thể chế chính trị, nhưng với
cách làm như hiện nay là một sự mâu thuẩn. Các bạn có thể lý giải được điều
này?
Anh
Tú: Theo em, tất cả cũng chỉ do độc đảng và tất cả cũng
vì do họ quá tham quyền cố vị. Điều ấy làm cho họ vừa muốn đổi mới để giữ ghế,
vừa muốn giữ lại chế độ độc đảng. Chính điều đấy tạo ra sự mâu thuẫn.
Anh
Tuấn: Ở Việt Nam đảng cộng sản người ta cũng hay nói về
chuyện đổi mới hoặc từ khác họ hay dùng đó là cải cách, nhưng mình nhìn về lịch
sử thì mình thấy điều họ nói thường không đúng sự thật. Chẳng hạn cái mà
họ gọi là đại hội VI – 1986, thực ra nếu mình đọc về lịch sử kinh tế Việt
Nam giai đoạn đó thì mình thấy công lao mà gọi là đổi mới là thuộc về người
dân; Người ta phá rào từng chút một và cuối cùng người cộng sản người ta cảm thấy
không còn cách nào khác và buộc lòng phải đổi mới; Nhưng những đổi mới của người
ta nực cười thay chẳng qua chỉ quay về những cơ chế cũ hoặc là của thời VNCH hoặc
thời Pháp thuộc. Chính vì thế mình nhìn về lịch sử thì ĐCSVN chưa bao giờ
là lực lượng tiên phong về đổi mới cả về chính trị lẫn kinh tế. Do đó, cá nhân
em thì em không bao giờ tin những luận điệu của họ về đổi mới. Những đổi mới
nếu có chẳng qua là chỉ muốn giúp cho quyền lực của họ được củng cố hơn, chứ em
không nghĩ có những cải cách thực sự để nói là chia bớt phần quyền lực về phiá
người dân hoặc là những định chế khác mà thường thấy trong những xã hội dân chủ.
Nguyễn
Vũ Sơn: Em đồng ý với bạn Tuấn ở chỗ là những cải cách vào
khoảng thời gian khối Sô-Viết sắp sụp. Những cải cách đó không phải do họ muốn
cải cách mà là họ buộc phải cải cách vì cơ bản mô hình xã hội chủ nghĩa là
không thể thực hiện được, nó đi ngược lại xu hướng phát triển của xã hội.
Ở Nga, Sô Viết đã sụp từ rất lâu rồi nhưng ở Việt Nam Trung Quốc họ khôn hơn, họ
buộc phải thay đổi thành một nền kinh tế tư bản. Nếu như bây giờ bộ máy
nhà nước là bộ máy của xã hội chủ nghĩa mà nền kinh tế là tư bản, thì nó tạo ra
một xã hội có nhiều tiềm năng cho sự tham nhũng; bởi vì khi mà tất cả mọi người
dân được tham gia vào kinh tế và được tư hữu riêng nhưng tất cả đều bị kiểm
soát bởi một chóp bu đó là ĐCS. Nếu người dân muốn thăng tiến, công ty muốn
mạnh mẽ thì phải có sự hỗ trợ của ĐCS và nếu để đạt được sự hỗ trợ của ĐCS thì
đương nhiên phải có hối lộ. Cuối cùng, tất cả những công ty lớn ở Việt
Nam đều là những người trung thành với ĐCS. Còn công ty bé thì phải hối lộ
kiểu khác, thậm chí nhỏ nhất là những cửa hàng tạp hoá. Tức là mình thấy
từ cấp cao nhất cho đến cấp thấp nhất đều có sự tham nhũng cái đó tạo thành văn
hoá tham nhũng. Nói chung là tiền đồ phiá trên và người phiá trên cùng càng
ngày càng giàu còn người ở dưới cùng càng ngày càng nghèo. Nó tạo ra khoảng
cách giàu nghèo rất lớn trong xã hội và làm cho xã hội bất ổn. Trộm cắp rồi
tham nhũng rồi bất cập từ Việt Nam nó đi ra từ sự kết hợp giữa kinh tế tư bản
và bộ máy nhà nước xã hội chủ nghĩa.
Còn bản thân mà nói về sự thay đổi về chính trị trên
đường lối đối ngoại thì Mỹ và Trung Quốc có tác động rất lớn với Việt
Nam. Việt Nam đang chơi hai mặt, một bên Nguyễn Tấn Dũng đang cố tỏ ra
thân Mỹ để nhận sự hỗ trợ chống lại Trung Quốc. Mặt bên kia thì đi bắt
tay với Trung Quốc và bán biển đảo đất đai của tổ tiên để lại. Tất cả những
cái đấy mình cảm thấy hiểm họa mất nước rất lớn, nên em cảm thấy chuyện ĐCSVN
đã làm đang làm và sẽ làm chính là mối nguy hại cho dân tộc Việt Nam.
Chân
Như: Nếu có quyền
để thay đổi tình hình như hiện nay, thì cách thức của bạn là gì?
Nguyễn
Vũ Sơn: Theo em cách duy nhất chính lúc này là phải thay đổi
từ trong nhà nước trước. Mọi người phải nhận ra là ĐCS, bộ máy vận hành từ
bao lâu nay là sai. Do đó, bây giờ thứ nhất thay đổi về tư tưởng là cơ bản. Nếu
không thay đổi được tư tưởng thì không thay đổi được gì cả. Sau khi thay đổi được
tư tưởng của mọi người, thì mình phải đặt ra rõ mục tiêu là người Việt Nam phải
chung tay lại với nhau. Khi mình đặt hết quá khứ về phía sau để nghĩ tới hiện tại
thì tất cả đều phải chung tay. Khi mọi người đều chung tay rồi thế giới sẽ
chú ý. Chúng ta không thể nào nói là một cuộc biểu tình có hằng trăm
ngàn, có hàng triệu người Việt Nam từ khắp mọi nơi lên tiếng mà thế giới không
chú ý được. Khi thế giới chú ý rồi thì họ không thể nào làm ngơ được, ví dụ như
ở Myanmar: Myanmar làm cách nào đó để cho bạn bè quốc tế cắt đứt mối quan hệ với
những quan chức Myanmar, cấm họ không được nhập cảnh vào nước của họ, thì khi
đó họ có sức ép họ phải từ chức. Và có một điều quan trọng mà mọi người phải nhớ
đó là phải tự người dân mình phải thay đổi trước thì mới nhận được sự giúp đỡ của
bạn bè quốc tế; Còn nếu cứ mãi ngủ vùi trong những vấn đề tầm thường thì mãi
mãi chúng ta sẽ phải cúi đầu và không bao giờ ngẩng mặt lên được.
Anh
Tú: Trước hết tất cả chúng ta đều biết rằng dân chủ là
xu thế không thể đảo ngược được. Đối với biện pháp, em sẽ không chông chờ
vào sự thay đổi giới lãnh đạo của ĐCSVN hiện nay. Bản thân em thì em sẽ dựa
vào chính pháp luật Việt Nam hiện hành để làm điều gì đó thay đổi cho đất nước;
Chẳng hạn như luật pháp Việt Nam họ không cấm lập đảng, lập hội hay lập nhóm,
thì mình hoàn toàn có thể làm những điều ấy một cách bình thường. Khi mình có
những tổ chức đấy thì mình sẽ có sự quy tụ đối với người dân và mình có
thể truyền bá rộng rải hơn tư tưởng dân chủ đối với mỗi người dân. Đến khi mỗi
người cảm thấy bình thường thì em nghĩ rằng sự thay đổi bắt buộc sẽ phải diễn
ra.
Anh
Tuấn: Em rất đồng ý với bạn Tú ở điểm này: em có một lòng
tin những chế độ độc tài thì không sớm thì muộn rồi cũng sẽ sụp đổ thôi. Sau sự
sụp đổ đó thì em nghĩ việc đầu tiên một đất nước nên làm đó là nên thiết kế lại
bộ máy quyền lực của đất nước như tam quyền phân lập cũng như tôn trọng đệ tứ
quyền hoặc đệ ngũ quyền. Khi đó nó sẽ giám sát và đối trọng lẫn nhau và từ đó những
chính sách được lựa chọn sẽ chính xác hơn, các vấn đề công lý xã hội cũng sẽ được
đảm bảo hơn. Bên cạnh việc tổ chức quyền lực nhà nước em còn rất chú ý đến các
vấn đề về giáo dục. Như hai bạn Sơn và Tú cũng đã nói đến thì cuối cùng dân chủ
nó vẫn nằm ở mỗi người dân- chính xác là tất cả đều đến từ nhận thức của họ mà
nhận thức phần nhiều đến từ giáo dục. Do đó, em nghĩ việc xây dựng lại một
hệ thống giáo dục nó có những tính chất như tự do nhân bản, khai phóng, có tính
chất dân tộc. Đó là điều rất cần thiết cho xã hội Việt Nam. Đó là những vấn
đề mà em sẽ đặt ra ưu tiên cho việc thay đổi một cách căn cơ tình hình Việt Nam
hiện tại.
Xin cám ơn ba bạn Anh Tuấn, Nguyễn Vũ Sơn và Anh Tú đã dành thời gian đến
với chương trình, cầu chúc luôn bình an. Và cám ơn quý vị đã theo dõi, hẹn
lại kỳ sau. Mến chào.
No comments:
Post a Comment