Nguyên
Hoàng Bảo Việt
Đăng ngày: 21.12.201
VRNs
(21.12.2014) – Thụy Sỹ – Tất cả
chúng ta đều ý thức và nhận thấy tình trạng không trừng phạt mà còn bao che,
dung túng các tội ác chống lại các nhà văn, nhà báo đang tạo ra một mối nguy hiểm
to lớn cho Tự do, Dân chủ và Hòa bình. Tại Mễ Tây Cơ, trong tháng Mười Một này,
mỗi ngày là một ngày Chết Chóc. Thảm họa mới đây khi một nhóm sinh viên đồng loạt
bị mất tích nhắc chúng ta rằng ở Mễ Tây Cơ và ở mọi nơi trên thế giới hôm nay,
các nhà văn, nhà báo của chúng ta đều có nguy cơ bị bắt làm con tin.
Chúng ta hãy nhớ tới ngày 15 tháng Mười Một là Ngày Vinh Danh Nhà Văn Bị Cầm Tù, và ngày 23 tháng Mười Một là Ngày Vận Động Chống Nạn Bao Che, Dung Túng Tội Ác. Nhiều nhà văn và nhà báo của chúng ta – những người chuyên chở ước mơ và phiêu lưu – đã bị gây hấn, tra tấn, cầm tù, bị bắt cóc, ám sát hoặc bị đày ải, bắt buộc lưu vong chỉ vì họ đã viết thành văn hoặc cất lên tiếng nói. Ủy Ban Các Nhà Văn Bị Cầm Tù thuộc Văn Bút Quốc Tế đã ghi nhận đến hang trăm trường hợp các nhà văn, nhà báo bị tấn công trong suốt 12 tháng qua.
Hàng trăm người đang là tù nhân trong các trại lao động cưỡng bức (như Việt Nam). Và loại kiểm duyệt tối hậu: giết chết tác giả nào đã gây tỉnh thức xã hội. Có khoảng ba mươi vụ ám sát đã bị phát hiện. Nạn nhân gồm có các nhà văn và nhà báo : Désiré OUÉE (Côte d’Ivoire), Adel Mohsen HUSSEIN, Kawa Ahmed GERMYANI et Samira Saleh AL-NAIMI (Irak), Miguel Ángel GUZMÁN GARDUÑO, Jorge TORRES PALACIOS, Octavio ROJAS HERNÁNDEZ, Abdul Rasool KHATTAK, Irshad MASTOI, Víctor PÉREZ PÉREZ, Jesús Antonio GAMBOA URÍAS et María del Rosario FUENTES RUBIO (Mễ Tây Cơ), Abrar TANOLI, Abdul Rasool KHATTAK, Irshad MASTOI et Nadeem HYDER (Hồi Quốc), Rubylita GARCIA (Phi Luật Tân), Sai REDDY (Ấn Độ), Suon CHAN (Cambodge), Kamol DUANGPHASUK (Thái Lan), Timur KUASHEV (Nga), Vyacheslav VEREMYI (Ukraine), Isaiah Diing Abraham Chan AWUOL (Nam Soudan), Hashem SHAABANI (Ba Tư), Mo’az AL-KHALED (Syrie), Sardar AHMAD et Palwasha Tokhi MERANZAI (Afghanistan), Mayada ASHRAF (Ai Cập), Pablo MEDINA VELÁZQUEZ (Paraguay), Aung Kyaw NAING (Miến Điện), Meftah BOUZID (Libye), Pedro PALM (Ba Tây).
Đánh dấu những biến cố của tháng Mười Một này, Văn Bút Quốc Tế lưu tâm đến 5 trường hợp tiêu biểu cho những sự đàn áp không biên giới : nhà báo và nhà giáo Gao Yu mất tích ngày 23 tháng Tư năm 2014 ở Trung Hoa CS, nhà báo Ouzbèk Azimjon ASKAROV, tù chung thân từ tháng Sáu năm 2010 ở Kirghizistan, nhà thơ và nhà giáo Mahvash SABET, 20 năm tù từ tháng Sáu năm 2010 ở Ba Tư, nhà thơ Dieudonné Enoh Meyomesse, 7 năm tù từ tháng Mười Hai năm 2012 ở Cameroun và nhà văn và nhà giáo Nelson Aguilera, 30 tháng tù giam từ tháng Mười Một năm 2014 ở Paraguay.
Tháng Mười vừa qua, Đại Hội Văn Bút Quốc Tế họp tại Bichkek, thủ đô nước Kirghizistan, đã đồng thanh bày tỏ sự quan ngại sâu xa về tình trạng suy thoái của quyền Tự do Phát biểu và Thể hiện Quan điểm cùng quyền Tự do Ngôn luận ở Nga, Ukraine, Cuba, Mễ Tây Cơ, Trung Hoa, Tây Tạng và Tân Cương (bị thôn tính), Ethiopie, Ba Tư, Thổ Nhĩ Kỳ, Honduras, Syrie, Bắc Hàn, Kirghisistan, Nam Phi, Hoa Kỳ, Azerbaidjan, Erythrée và Việt Nam. Tại nước CS sau chót này, nhiều nhà văn, nhà báo, tác giả nhựt ký điện tử, luật sư và người hoạt động bảo vệ Nhân quyền đã bị kết án tù nặng nề bởi những phiên tòa xét xử không công minh. Đa số những tù nhân có sức khỏe rất kém.
Trong những trường hợp khiến chúng ta quan tâm đặc
biệt, có hai nữ tù nhân:
- Bà Hồ Thị Bích Khương là tác giả nhựt ký điện
tử và nhà bênh vực nhân quyền. Bà còn là tác giả một hồi ký viết trong tù, nhiều
bài thơ châm biếm và bài báo trên mạng. Được đài phát thanh ngoại quốc phỏng vấn,
bà chỉ trích những sự lạm dụng quyền lực để áp bức tửng lớp người nông dân
nghèo. Bị bắt hồi tháng 12 năm 2010 nhưng mãi đến tháng 12 năm 2011 bà mới bị kết
án 5 năm tù giam và 3 năm tù quản chế. Bà từng bị giam cầm hai lần trong năm
2005 và 2007. Bà bị hành hung gây thương tích nghiêm trọng và nhiều lần bị bắt
giữ ngắn hạn. Bà bị tra tấn trong nhà giam và bị tù thường phạm hành hung tàn bạo.
Trước đó, bà bị những tên gây hấn khác đánh đập, bà bị gãy tay trái trong thời
gian giam cứu. Bà Hồ Thị Bích Khương bị biệt giam cho nên sức khỏe của bà rất
suy yếu ;
- Bà Tạ Phong Tần là tác giả nhựt ký điện tử
có sáng tác phong phú, bà còn là một nhà luật học và hội viên Câu Lạc Bộ Nhà
Báo Tự Do (bị cấm). Bị bắt hồi tháng 9 năm 2011 nhưng mãi đến tháng 9 năm 2012
bà mới bị kết án 10 năm tù giam và 3 năm tù quản chế. Bà là tác giả của hơn 700
bài viết về các vấn đề tham nhũng, lạm dụng quyền lực, tịch thu độc đoán đất của
người dân cô thế và ngược đãi trẻ con. Những bài bà viết trên nhựt ký điện tử
được đọc nhiều nhứt qua các cơ sở truyền thông quan trọng và trên các đài phát
thanh ngoại quốc. Từ năm 2008, bà bị công an sách nhiễu hung bạo và nhiều lần bị
bắt giữ ngắn hạn. Ngày 30 tháng 7 năm 2012, bà Mẹ tù nhân Tạ Phong Tần qua đời
sau khi tự thiêu để phản đối việc giam cầm bất công con gái của mình. Bà Tạ
Phong Tần bị hành hạ, ngược đãi trong trại tù. Sức khỏe của bà rất suy yếu .
Ngoài ra, chế độ Hà Nội đang không ngần ngại sử dụng một cách thức khác: biến các nhà văn, nhà báo bị cầm tù thành món hàng để trao đổi. CS muốn có chữ ký cho phép mua các loại vũ khí chiến tranh bị cấm bán cho họ. Nhà cầm quyền CS thả dần các tù nhân lương tâm bị bệnh tật, một cách nhỏ giọt và buộc các nạn nhân phải đi lưu vong ngay lập tức. Không những thế, các bản án tù giam và tù quản chế của họ không được xóa bỏ mà chỉ bị đình hoản thi hành.
Chúng ta hãy phẫn nộ, hãy biểu tỏ sự đoàn kết với những
nhà văn và nhà báo – những con người mang ánh sáng thông tin chống lại bóng tối
của bạo lực đe dọa, của bọn đồng lõa và kẻ đớn hèn.
Tất cả chúng ta hãy cùng cất cao tiếng nói, dù có thể
nấc nghẹn, thắp lên một ngọn nến, dù mong manh, để xua đi màn đêm băng giá của
tính thờ ơ vô cảm, nỗi im lặng sợ hãi và thói đời quên lãng !
Nguyên
Hoàng Bảo Việt
Phó chủ tịch Trung tâm Văn Bút Thụy Sĩ Pháp thoại
No comments:
Post a Comment