Trong
và ngoài: Sẵn sàng cho 2015
TỰ
DO TÔN GIAO SẼ LÀ TRỌNG ĐIỂM
Ts. Nguyễn Đình Thắng
Ts. Nguyễn Đình Thắng
Posted
on Tuesday, December 23 @ 22:14:08 EST
http://www.machsong.org/modules.php?name=News&file=article&sid=2990
Sau bốn cuộc tổng vận động tăng dần về quy mô kể từ năm 2012, chúng ta đã tích luỹ khá vốn liếng về nhân sự, quan hệ, và ảnh hưởng để giành thế chủ động trong cuộc tranh đấu cho nhân quyền và dân chủ ở Việt Nam trong năm 2015. Điều này đòi hỏi trong và ngoài phải phối hợp chặt chẽ.
Ở ngoài, tập thể người Việt trên thế giới cần vận động quốc tế tăng áp lực để tỉa dần các công cụ đàn áp của chế độ, và nới rộng không gian hoạt động an toàn cho các nhà đấu tranh ở trong nước. Hành động can thiệp nhanh chóng, quả quyết và mạnh mẽ của các chính quyền dân chủ, đe doạ đến các lợi ích mà Việt Nam đang cầu cạnh, tạo nên bức tường che chắn cho không gian an toàn ấy.
Ở trong nước, đồng bào cần nhanh chóng tập hợp trong phạm vi của không gian an toàn tương đối này, và phát huy nội lực để từng bước giành lại quyền làm chủ vận mạng của chính mình, tương lai của đất nước và tiền đồ của cả dân tộc. Thoạt tiên, khi lực còn yếu thì các tập hợp của người dân, kể cả những cộng đồng tôn giáo sẵn có và những công đoàn độc lập địa phương trong tương lai, cần nương thế quốc tế, do tập thể người Việt ở hải ngoại tạo nên, để giảm cơ nguy trấn áp.
Trong mối tương quan với nhà nước, khi thế và lực của lực lượng quần chúng ngày càng cao hơn, mạnh hơn thì tiến trình dân chủ hoá sẽ là điều không thể tránh.
Hai mũi công
Theo kế hoạch quốc tế vận năm 2013-2014, chúng tôi mở hai mũi công để huy động sự yểm trợ của quốc tế; đó là quyền lao động và quyền tự do tôn giáo.
Đến giữa năm 2014, mũi công về quyền lao động đạt mục tiêu: Quyền lập nghiệp đoàn độc lập trở thành điều kiện bất khả nhượng của Hoa Kỳ khi thương thảo Hiệp Ước Đối Tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP) với Việt Nam. Trước thái độ dứt khoát của Hoa Kỳ, Việt Nam đề nghị cho phép người lao động lập nghiệp đoàn ở cấp địa phương nhưng vẫn duy trì Tổng Liên Đoàn Lao Động Việt Nam, vốn là cánh tay nối dài của Đảng Cộng Sản. Hoa Kỳ đòi hỏi là các nghiệp đoàn địa phương phải thực sự độc lập và có quyền nối kết hàng ngang với nhau và đối tác trực tiếp với các nghiệp đoàn quốc tế mà không qua sự kiểm soát hay chi phối của Tổng Liên Đoàn Lao Động. Nếu Việt Nam không thoả đáng điều kiện này thì cuộc thương thảo TPP sẽ bế tắc. Còn như chấp nhận thì vai trò của Tổng Liên Đoàn Lao Động sẽ mờ nhạt dần và trở thành vô nghĩa trừ khi hợp tác với các nghiệp đoàn địa phương để thực sự phục vụ lợi ích của người lao động.
Giữa năm 2014, chúng tôi mở mũi công về tự do tôn giáo và gắn kết nó với TPP bằng cách đánh vòng qua Luật Tự Do Tôn Giáo Quốc Tế. Theo luật này, quốc gia nào bị xếp vào danh sách “Quốc Gia Cần Quan Tâm Đặc Biệt” (Country of Particular Concern, hoặc CPC) do đàn áp tôn giáo trầm trọng thì phải chịu các biện pháp chế tài ngày càng leo thang, trong đó có khoản cấm nới rộng mậu dịch với quốc gia CPC. Khoản này chỏi với bản chất TPP là phát triển mậu dịch; do đó nếu Việt Nam bị đưa vào danh sách CPC thì giấc mơ TPP của Việt Nam sẽ lùi xa thăm thẳm. Đây là thế trận mà chúng tôi đang giăng ra ở hải ngoại khi mà Việt Nam đang cầu cạnh phát triển mậu dịch với Hoa Kỳ để cứu vãn nền kinh tế tụt dốc.
Việc phải làm ở trong nước
Tự do tôn giáo chắn chắn sẽ trở thành trọng tâm trong chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ và thế giới tự do đối với Việt Nam trong năm 2015. Dưới đây là một số dấu hiệu sớm:
Tuần qua, các giới chức Liên Âu (European Unon, hay EU) quyết định lấy tự do tôn giáo làm trọng đối thoại nhân quyền với Việt Nam vào tháng 1 tới đây. Chúng tôi và nhiều tổ chức khác đã và tiếp tục cung cấp cho họ thông tin cập nhật.
Tuần trước nữa, Dân Biểu Ted Poe, Chủ Tịch của tiểu ban đặc trách mậu dịch ở Hạ Viện Hoa Kỳ, lên tiếng đòi Việt Nam trả tự do vô điều kiện cho Mục Sư Dương Kim Khải và yêu cầu Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ đưa Việt Nam trở lại danh sách CPC. DB Poe có tiếng nói ảnh hưởng về TPP ở Hạ Viện.
Cũng gần đây chính quyền Việt Nam hoàn tất bản thảo đầu tiên cho Luật Tôn Giáo mà họ hứa sẽ được Quốc Hội thông qua năm 2015. Tuy nhiên nội dung của bản thảo không đáp ứng tiêu chuẩn quốc tế và những đòi hỏi của Hoa Kỳ. Họ đang phải soạn lại.
Để nương thế quốc tế trong mũi công mà chúng tôi đang mở ra về tự do tôn giáo, mỗi cộng đồng tôn giáo ở trong nước cần có nhân sự được đào tạo và sẵn sàng báo cáo mọi hành vi vi phạm của công an, dân phòng, hay côn đồ. Chúng tôi kêu gọi:
(1) Các cộng đồng tôn giáo đã có nhân sự được huấn luyện hãy yểm trợ “chéo” cho nhau. Chẳng hạn, trong tuần này các cộng đồng Thiên Chúa Giáo ở khắp Việt Nam có nguy cơ bị ngăn cản trong việc cử hành lễ Giáng Sinh. Các cộng đồng tôn giáo khác với nhân sự đã qua khoá huấn luyện báo cáo vi phạm, hãy tự nguyện theo dõi và báo cáo hộ cho các cộng đồng tôn giáo bị sách nhiễu hay đàn áp mà chưa có năng lực tự thực hiện các bản báo cáo.
(2) Các nhà tranh đấu nhân quyền và dân chủ hãy giúp theo dõi tình hình của các cộng đồng tôn giáo và báo động cho chúng tôi nếu có tình trạng vi phạm bởi chính quyền. Chúng tôi sẽ cắt cử người thực hiện việc báo cáo.
(3) Các cộng đồng tôn giáo chưa có nhân sự chuyên báo cáo vi phạm, xin liên lạc với chúng tôi để tham gia các khoá huấn luyện sắp đến. Trong năm 2014, khoảng 200 người đã qua chương trình huấn luyện này. Trong năm 2015 chúng tôi dự kiến sẽ huấn luyện 300 người.
Kết luận
Trong kế sách nắm phần chủ động, chúng tôi đã chọn hai mũi công chính về quốc tế vận: quyền lao động và quyền tự do tôn giáo. Vì mọi nhân quyền đều mang tính liên đới, dù tập trung bảo vệ một quyền thì kết quả là các quyền khác cũng được liên đới bảo vệ. Khi chế độ chấp nhận quyền lao động hay quyền tự do tôn giáo thì cũng có nghĩa là phải tôn trọng quyền tự do phát biểu, tự do hội họp ôn hoà và tự do lập hội. Đồng thời chúng tôi cũng mở sẵn những mũi nhọn nhân quyền như chống tra tấn, chống buôn người, quyền của người khuyết tật, đòi tài sản… để sẵn sàng sử dụng với tính cách bồi thêm khi phù hợp.
Thay vì tản lực tranh đấu, chúng ta ở trong và ngoài nước cần dồn sức và phối hợp cùng nhau để đẩy mạnh và tận khai thác hai mũi công chính kể trên, mà trong đó tự do tôn giáo sẽ là trọng tâm cho năm 2015. Khi lực lượng dân tộc ở trong và ngoài nước biết phối hợp để vận dụng quốc tế vận nhằm nới rộng không gian tương đối an toàn cho quần chúng phát triển nội lực thì đó là bước khởi đầu quan trọng trên hành trình dân chủ hoá Việt Nam.
Bài liên quan:
Việt Nam: Đường Vào CPC
http://www.machsong.org/modules.php?name=News&file=article&sid=2989
Hãy góp tay đẩy con thuyền Việt Nam
http://www.machsong.org/modules.php?name=News&file=article&sid=2987
DB Hoa Kỳ đòi tự do cho MS Dương Kim Khải
http://www.machsong.org/modules.php?name=News&file=article&sid=2986
Sau bốn cuộc tổng vận động tăng dần về quy mô kể từ năm 2012, chúng ta đã tích luỹ khá vốn liếng về nhân sự, quan hệ, và ảnh hưởng để giành thế chủ động trong cuộc tranh đấu cho nhân quyền và dân chủ ở Việt Nam trong năm 2015. Điều này đòi hỏi trong và ngoài phải phối hợp chặt chẽ.
Ở ngoài, tập thể người Việt trên thế giới cần vận động quốc tế tăng áp lực để tỉa dần các công cụ đàn áp của chế độ, và nới rộng không gian hoạt động an toàn cho các nhà đấu tranh ở trong nước. Hành động can thiệp nhanh chóng, quả quyết và mạnh mẽ của các chính quyền dân chủ, đe doạ đến các lợi ích mà Việt Nam đang cầu cạnh, tạo nên bức tường che chắn cho không gian an toàn ấy.
Ở trong nước, đồng bào cần nhanh chóng tập hợp trong phạm vi của không gian an toàn tương đối này, và phát huy nội lực để từng bước giành lại quyền làm chủ vận mạng của chính mình, tương lai của đất nước và tiền đồ của cả dân tộc. Thoạt tiên, khi lực còn yếu thì các tập hợp của người dân, kể cả những cộng đồng tôn giáo sẵn có và những công đoàn độc lập địa phương trong tương lai, cần nương thế quốc tế, do tập thể người Việt ở hải ngoại tạo nên, để giảm cơ nguy trấn áp.
Trong mối tương quan với nhà nước, khi thế và lực của lực lượng quần chúng ngày càng cao hơn, mạnh hơn thì tiến trình dân chủ hoá sẽ là điều không thể tránh.
Hai mũi công
Theo kế hoạch quốc tế vận năm 2013-2014, chúng tôi mở hai mũi công để huy động sự yểm trợ của quốc tế; đó là quyền lao động và quyền tự do tôn giáo.
Đến giữa năm 2014, mũi công về quyền lao động đạt mục tiêu: Quyền lập nghiệp đoàn độc lập trở thành điều kiện bất khả nhượng của Hoa Kỳ khi thương thảo Hiệp Ước Đối Tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP) với Việt Nam. Trước thái độ dứt khoát của Hoa Kỳ, Việt Nam đề nghị cho phép người lao động lập nghiệp đoàn ở cấp địa phương nhưng vẫn duy trì Tổng Liên Đoàn Lao Động Việt Nam, vốn là cánh tay nối dài của Đảng Cộng Sản. Hoa Kỳ đòi hỏi là các nghiệp đoàn địa phương phải thực sự độc lập và có quyền nối kết hàng ngang với nhau và đối tác trực tiếp với các nghiệp đoàn quốc tế mà không qua sự kiểm soát hay chi phối của Tổng Liên Đoàn Lao Động. Nếu Việt Nam không thoả đáng điều kiện này thì cuộc thương thảo TPP sẽ bế tắc. Còn như chấp nhận thì vai trò của Tổng Liên Đoàn Lao Động sẽ mờ nhạt dần và trở thành vô nghĩa trừ khi hợp tác với các nghiệp đoàn địa phương để thực sự phục vụ lợi ích của người lao động.
Giữa năm 2014, chúng tôi mở mũi công về tự do tôn giáo và gắn kết nó với TPP bằng cách đánh vòng qua Luật Tự Do Tôn Giáo Quốc Tế. Theo luật này, quốc gia nào bị xếp vào danh sách “Quốc Gia Cần Quan Tâm Đặc Biệt” (Country of Particular Concern, hoặc CPC) do đàn áp tôn giáo trầm trọng thì phải chịu các biện pháp chế tài ngày càng leo thang, trong đó có khoản cấm nới rộng mậu dịch với quốc gia CPC. Khoản này chỏi với bản chất TPP là phát triển mậu dịch; do đó nếu Việt Nam bị đưa vào danh sách CPC thì giấc mơ TPP của Việt Nam sẽ lùi xa thăm thẳm. Đây là thế trận mà chúng tôi đang giăng ra ở hải ngoại khi mà Việt Nam đang cầu cạnh phát triển mậu dịch với Hoa Kỳ để cứu vãn nền kinh tế tụt dốc.
Việc phải làm ở trong nước
Tự do tôn giáo chắn chắn sẽ trở thành trọng tâm trong chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ và thế giới tự do đối với Việt Nam trong năm 2015. Dưới đây là một số dấu hiệu sớm:
Tuần qua, các giới chức Liên Âu (European Unon, hay EU) quyết định lấy tự do tôn giáo làm trọng đối thoại nhân quyền với Việt Nam vào tháng 1 tới đây. Chúng tôi và nhiều tổ chức khác đã và tiếp tục cung cấp cho họ thông tin cập nhật.
Tuần trước nữa, Dân Biểu Ted Poe, Chủ Tịch của tiểu ban đặc trách mậu dịch ở Hạ Viện Hoa Kỳ, lên tiếng đòi Việt Nam trả tự do vô điều kiện cho Mục Sư Dương Kim Khải và yêu cầu Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ đưa Việt Nam trở lại danh sách CPC. DB Poe có tiếng nói ảnh hưởng về TPP ở Hạ Viện.
Cũng gần đây chính quyền Việt Nam hoàn tất bản thảo đầu tiên cho Luật Tôn Giáo mà họ hứa sẽ được Quốc Hội thông qua năm 2015. Tuy nhiên nội dung của bản thảo không đáp ứng tiêu chuẩn quốc tế và những đòi hỏi của Hoa Kỳ. Họ đang phải soạn lại.
Để nương thế quốc tế trong mũi công mà chúng tôi đang mở ra về tự do tôn giáo, mỗi cộng đồng tôn giáo ở trong nước cần có nhân sự được đào tạo và sẵn sàng báo cáo mọi hành vi vi phạm của công an, dân phòng, hay côn đồ. Chúng tôi kêu gọi:
(1) Các cộng đồng tôn giáo đã có nhân sự được huấn luyện hãy yểm trợ “chéo” cho nhau. Chẳng hạn, trong tuần này các cộng đồng Thiên Chúa Giáo ở khắp Việt Nam có nguy cơ bị ngăn cản trong việc cử hành lễ Giáng Sinh. Các cộng đồng tôn giáo khác với nhân sự đã qua khoá huấn luyện báo cáo vi phạm, hãy tự nguyện theo dõi và báo cáo hộ cho các cộng đồng tôn giáo bị sách nhiễu hay đàn áp mà chưa có năng lực tự thực hiện các bản báo cáo.
(2) Các nhà tranh đấu nhân quyền và dân chủ hãy giúp theo dõi tình hình của các cộng đồng tôn giáo và báo động cho chúng tôi nếu có tình trạng vi phạm bởi chính quyền. Chúng tôi sẽ cắt cử người thực hiện việc báo cáo.
(3) Các cộng đồng tôn giáo chưa có nhân sự chuyên báo cáo vi phạm, xin liên lạc với chúng tôi để tham gia các khoá huấn luyện sắp đến. Trong năm 2014, khoảng 200 người đã qua chương trình huấn luyện này. Trong năm 2015 chúng tôi dự kiến sẽ huấn luyện 300 người.
Kết luận
Trong kế sách nắm phần chủ động, chúng tôi đã chọn hai mũi công chính về quốc tế vận: quyền lao động và quyền tự do tôn giáo. Vì mọi nhân quyền đều mang tính liên đới, dù tập trung bảo vệ một quyền thì kết quả là các quyền khác cũng được liên đới bảo vệ. Khi chế độ chấp nhận quyền lao động hay quyền tự do tôn giáo thì cũng có nghĩa là phải tôn trọng quyền tự do phát biểu, tự do hội họp ôn hoà và tự do lập hội. Đồng thời chúng tôi cũng mở sẵn những mũi nhọn nhân quyền như chống tra tấn, chống buôn người, quyền của người khuyết tật, đòi tài sản… để sẵn sàng sử dụng với tính cách bồi thêm khi phù hợp.
Thay vì tản lực tranh đấu, chúng ta ở trong và ngoài nước cần dồn sức và phối hợp cùng nhau để đẩy mạnh và tận khai thác hai mũi công chính kể trên, mà trong đó tự do tôn giáo sẽ là trọng tâm cho năm 2015. Khi lực lượng dân tộc ở trong và ngoài nước biết phối hợp để vận dụng quốc tế vận nhằm nới rộng không gian tương đối an toàn cho quần chúng phát triển nội lực thì đó là bước khởi đầu quan trọng trên hành trình dân chủ hoá Việt Nam.
Bài liên quan:
Việt Nam: Đường Vào CPC
http://www.machsong.org/modules.php?name=News&file=article&sid=2989
Hãy góp tay đẩy con thuyền Việt Nam
http://www.machsong.org/modules.php?name=News&file=article&sid=2987
DB Hoa Kỳ đòi tự do cho MS Dương Kim Khải
http://www.machsong.org/modules.php?name=News&file=article&sid=2986
No comments:
Post a Comment