Ðinh
Quang Anh Thái/Người Việt (thực hiện)
Tuesday,
December 02, 2014 7:25:10PM
.
Hai
Mươi Năm Văn Học Miền Nam (1954-1975)
.
LTS:
Vào
hai ngày, 6 và 7 Tháng Mười Hai, sắp tới, hội thảo Hai
Mươi Năm Văn Học Miền Nam (1954-1975) sẽ được tổ chức
tại nhật báo Người Việt và nhật báo Việt Báo ở
Westminster. Gần 20 nhà văn, nhà thơ, nhà phê bình và
nghiên cứu văn học tại Hoa Kỳ, Canada, Pháp và Úc sẽ
trình bày và phân tích những đặc điểm, thành tựu và
ảnh hưởng của văn học miền Nam Việt Nam thời kỳ
1954-1975. Ban tổ chức gồm nhật báo Người Việt, nhật
báo Việt Báo, báo mạng Tiền Vệ và báo mạng Da Mầu.
Nhân dịp này, Luật Sư Trần Thanh Hiệp, năm nay 87 tuổi,
một trong những người chủ trương tạp chí Sáng Tạo
đầu thập niên 1950, dành cho nhật báo Người Việt cuộc
phỏng vấn sau đây, do nhà báo Ðinh Quang Anh Thái thực
hiện.
.
Luật
Sư Trần Thanh Hiệp. (Hình: Triết Trần/Người Việt)
.
Ðinh
Quang Anh Thái (NV): Thưa
luật sư, hẳn rằng không ít người, nhất là thế hệ
trẻ, muốn biết về tạp chí Sáng Tạo, bối cảnh ra đời
và những người chủ trương. Là một người trong nhóm
sáng lập, luật sư có thể nói cho nghe được không ạ?
Luật
Sư Trần Thanh Hiệp:
Tạp chí Sáng Tạo ra đời vào một thời điểm đặc
biệt trong lịch sử Việt Nam. Ðó là bối cảnh
pháp-lý-chính-trị đất nước bị Hiệp Ðịnh Geneva 1954
chia đôi, với mục đích tạm chấm dứt chiến sự, trong
khi chờ đợi tìm được giải pháp chính trị thống nhất
nước Việt Nam. Sự áp dụng Hiệp Ðịnh Geneva 1954 đã
dẫn tới việc dồn quân, dồn dân thành hai miền khác
nhau, lấy sông Bến Hải làm ranh giới. Miền Bắc là vùng
tập trung của phần dân chúng thuộc quyền cai trị của
chính quyền Cộng Sản. Miền Nam, phần lãnh thổ từ vĩ
tuyến 17 trở xuống tới mũi Cà Mau là vùng thống thuộc
chính quyền xuất phát từ thực tế quân viễn chinh chiếm
đóng mà Pháp trao trả lại cho quốc gia Việt Nam, đặt
dưới sự lãnh đạo của Quốc Trưởng Bảo Ðại. Một
cuộc tổng tuyển cử đã được dự liệu sẽ tổ chức
vào năm 1956. Cuộc tổng tuyển cử này đã không diễn
ra, trong khi lại có hơn một triệu người ồ ạt di cư
từ Bắc vô Nam.
Trước bối cảnh đó, chúng tôi dăm ba người gốc miền Bắc, miền Trung, miền Nam, tuổi khác nhau trên dưới 30 nhưng không quá cách biệt, vì tình cờ do chiến tranh và cuộc di cư hơn một triệu người nói trên, đã gặp nhau vào một một nơi không định trước là Sài Gòn. Chúng tôi, Nguyễn Sỹ Tế, Doãn Quốc Sĩ, Trần Thanh Hiệp và Thanh Tâm Tuyền gặp nhau vì cùng hoạt động văn hóa, quen dần nhau qua mấy số báo Lửa Việt, “đồng ý cần có một tờ báo của mình để viết cho sướng tay, để may ra đóng góp được cái gì cho công việc chung” (nhận xét riêng của Thanh Tâm Tuyền). Chúng tôi nhận hợp tác với nhật báo Hòa Bình của anh Vũ Ngọc Các, làm trang Văn Nghệ hàng tuần cho tờ báo này. Nhờ đó mà chúng tôi gặp thêm bạn. Mai Thảo, người chúng tôi chưa hề quen biết, gửi đến cho chúng tôi xấp bản thảo Ðêm Giã Từ Hà Nội do anh sáng tác. Gặp Mai Thảo, anh em chúng tôi, đông thêm nhiều người mới, với Quách Thoại, Thái Tuấn, Duy Thanh, Ngọc Dũng, Cung Trầm Tưởng, Hoàng Anh Tuấn, Cung Tiến, Dương Nghiễm Mậu, Tô Thùy Yên. v.v& cho ra đời tạp chí Sáng Tạo.
Trước bối cảnh đó, chúng tôi dăm ba người gốc miền Bắc, miền Trung, miền Nam, tuổi khác nhau trên dưới 30 nhưng không quá cách biệt, vì tình cờ do chiến tranh và cuộc di cư hơn một triệu người nói trên, đã gặp nhau vào một một nơi không định trước là Sài Gòn. Chúng tôi, Nguyễn Sỹ Tế, Doãn Quốc Sĩ, Trần Thanh Hiệp và Thanh Tâm Tuyền gặp nhau vì cùng hoạt động văn hóa, quen dần nhau qua mấy số báo Lửa Việt, “đồng ý cần có một tờ báo của mình để viết cho sướng tay, để may ra đóng góp được cái gì cho công việc chung” (nhận xét riêng của Thanh Tâm Tuyền). Chúng tôi nhận hợp tác với nhật báo Hòa Bình của anh Vũ Ngọc Các, làm trang Văn Nghệ hàng tuần cho tờ báo này. Nhờ đó mà chúng tôi gặp thêm bạn. Mai Thảo, người chúng tôi chưa hề quen biết, gửi đến cho chúng tôi xấp bản thảo Ðêm Giã Từ Hà Nội do anh sáng tác. Gặp Mai Thảo, anh em chúng tôi, đông thêm nhiều người mới, với Quách Thoại, Thái Tuấn, Duy Thanh, Ngọc Dũng, Cung Trầm Tưởng, Hoàng Anh Tuấn, Cung Tiến, Dương Nghiễm Mậu, Tô Thùy Yên. v.v& cho ra đời tạp chí Sáng Tạo.
.
NV:
Tạp
chí Sáng Tạo phát hành tại Sài Gòn với số đầu tiên
là năm 1956 và đình bản năm 1961, cùng thời điểm đó,
Nhân Văn Giai Phẩm xuất hiện ở ngoài Bắc nhưng số
phận ngắn ngủi hơn nhiều. Ðiều này có nói lên gì
không, thưa luật sư?
Luật
Sư Trần Thanh Hiệp:
Nhân Văn Giai Phẩm ở miền Bắc đã không kéo dài được
vì sự đàn áp của nhà cầm quyền Hà Nội quá khốc
liệt. Còn ở miền Nam, lúc đó, không có đàn áp, bất
cứ dưới hình thức nào. Những người cầm bút ở miền
Nam có đủ các quyền tự do tư tưởng, tự do ngôn luận,
tự do sáng tác. Tạp chí Sáng Tạo là sự thể hiện của
những quyền tự do này. Những quyền tự do trời cho, tức
là vào thời điểm những xiềng xích cũ bị chặt đứt
chưa được xiềng xích mới thay thế. Con sông Bến Hải
chia đôi đất nước thật đó, nhưng cùng lúc lại ngăn
được làn sóng độc tài đỏ phương Bắc không tràn
ngập phần còn lại của đất nước ở phía Nam. Bộ máy
quản trị ở miền Nam thì chưa lắp ráp kịp để kiểm
soát xã hội. Con người ở xã hội miền Nam lúc đó chỉ
cần hái lượm hoa trái tự do như đã có sẵn trong thiên
nhiên.
.
NV:
Nhà
phê bình Thụy Khuê cho rằng, tạp chí Sáng Tạo ra đời
như một sự “nổi loạn,” một “chất nổ phá đổ
cái cũ, tạo dựng cái mới.” Nhận định có đúng không
ạ?
Luật
Sư Trần Thanh Hiệp:
Chữ “nổi loạn” theo tôi, nếu không được hiểu theo
nghĩa nhẹ, thì có phần quá đáng vì nó đã không phản
ảnh được đúng hiện tượng Sáng Tạo. Về mặt sáng
tác, tuy văn phong trong văn thơ cũ đã thành nếp cố hữu,
nhưng các tác phẩm trong tạp chí Sáng Tạo không phải là
những sản phẩm để nổi loạn mà là những phát minh
mới nhằm thay thế những sáng tác cũ đã xơ cứng, đã
không còn sức sống. Như Mai Thảo đã viết: “Văn học
nghệ thuật mặc nhiên không thể còn là tả chân Nguyễn
Công Hoan, lãng mạn lối Thanh Châu, những khái niệm Xuân
Thu, những luận đề Tự Lực... Những trào lưu cạn dòng
phải nhượng bộ dứt khoát cho những ngọn triều lớn
dậy thay thế.” Về mặt chính trị, những quyền tự do
cơ bản trên địa hạt sáng tác không hề bị cưỡng bức
hay bị tước đoạt, vậy thì không có nhu cầu bức bách
phải nổi loạn. Có thể là thái độ quyết liệt của
anh em Sáng Tạo chúng tôi cổ võ cho việc đổi mới văn
phong đã tạo nên cảm tưởng coi tác tác phẩm của chúng
tôi, dưới mắt nhà phê bình Thụy Khuê là “chất nổ
phá đổ cái cũ, tạo dựng cái mới.” Chúng tôi tin rằng
không dứt khoát đoạn tuyệt với cái cũ thì không thể
dọn đường cho cái mới.
.
NV:
Thưa
luật sư, sau giai đoạn của Sáng Tạo năm 1961, giới cầm
bút miền Nam có gì “sáng tạo” hơn “Sáng Tạo”
không?
Luật Sư Trần Thanh Hiệp: Khi tự ý đình bản tạp chí Sáng Tạo vào năm 1961, chúng tôi đã sử dụng quyền “im lặng” trên một diễn đàn. Nhưng chúng tôi, mỗi người một cách khác nhau, vẫn tiếp tục biểu đạt theo hướng sáng tạo, trên nhiều diễn đàn khác. Còn những nguồn sáng tác ngoài Sáng Tạo, điều mà nhà báo Ðinh Quang Anh Thái thắc mắc, theo đó “giới cầm bút miền Nam có gì sáng tạo hơn 'Sáng Tạo' không,” thì tôi cho rằng, chỉ nên đánh giá với những dè dặt cần có, về mặt văn phong nói chung. Tuy nhiên, điều tôi muốn khẳng định, mà không sợ bị chê trách là võ đoán, là, cuộc vận động làm mới văn học nghệ thuật của tạp chí Sáng Tạo đã gặp được sự quan tâm rộng rãi ở một mức độ không thấp, nếu không hẳn là rộng khắp.
Luật Sư Trần Thanh Hiệp: Khi tự ý đình bản tạp chí Sáng Tạo vào năm 1961, chúng tôi đã sử dụng quyền “im lặng” trên một diễn đàn. Nhưng chúng tôi, mỗi người một cách khác nhau, vẫn tiếp tục biểu đạt theo hướng sáng tạo, trên nhiều diễn đàn khác. Còn những nguồn sáng tác ngoài Sáng Tạo, điều mà nhà báo Ðinh Quang Anh Thái thắc mắc, theo đó “giới cầm bút miền Nam có gì sáng tạo hơn 'Sáng Tạo' không,” thì tôi cho rằng, chỉ nên đánh giá với những dè dặt cần có, về mặt văn phong nói chung. Tuy nhiên, điều tôi muốn khẳng định, mà không sợ bị chê trách là võ đoán, là, cuộc vận động làm mới văn học nghệ thuật của tạp chí Sáng Tạo đã gặp được sự quan tâm rộng rãi ở một mức độ không thấp, nếu không hẳn là rộng khắp.
.
NV:
Cám
ơn luật sư đã dành thì giờ trả lời phỏng vấn nhật
báo Người Việt.
.
.
----------------------------
HỘI
THẢO VỀ VĂN HỌC MIỀN NAM 1954-1975
.
Người
Việt Books tái bản, 2014
Thứ Năm, ngày 27 tháng 11 năm 2014
.
Nguyễn
Hưng Quốc Thứ Bảy, ngày 29 tháng 11
năm 2014
.
Đinh
Quang Anh Thái/Người Việt (thực hiện) Wednesday, November
26, 2014 3:00:42 PM
.
.
Tiểu
Muội (thực hiện) Thứ Sáu, ngày 21 tháng 11 năm
2014
.
Phỏng
vấn nhà văn Trịnh
Thanh Thủy về Văn Học Miền Nam 1954 – 1975
Kalynh
Ngô/Người Việt (thực hiện) 22.11.2014
.
No comments:
Post a Comment