Sunday, December 21, 2014

Mỹ-Cuba Kể Như Huề (Trần Khải)





Mỹ-Cuba Kể Như Huề
21/12/2014

Huề nghĩa là không thắng, không thua. Đó là cuộc chiến tình báo, khi các điệp viên bí mật ẩn sâu, chui cao vào hàng ngũ đối thủ.

Trong khi Tổng Thống Obama loan báo Mỹ sẽ bình thường hóa bang giao với Cuba, ai cũng thấy chuyện này có vẻ có nhiều lý do để hai chính phủ xúc tiến thân thiện nhau.

Dĩ nhiên là có nhiều lý do, ai cũng thấy.

Trước tiên, Mỹ thấy rằng Cuba không có khả năng để làm một đất nước hung hiểm, thù nghịch với Mỹ.

Hung hiểm làm sao nổi, vì anh em nhà Castro chỉ giỏi hung hiểm với người dân của họ thôi. Thù nghịch làm sao nổi, vì liên tục nhiều năm, anh em nhà Castro đều kêu gọi Mỹ ngưng chính sách cấm vận Cuba, một biện pháp đã làm hạn chế nền kinh tế quốc gia độc tài toàn trị này.

Cụ thể, gỡ phong tỏa kinh tế là điều Cuba cần thiết. Chính Chủ tịch Raul Castro của Cuba nói rằng tình hình Mỹ phong toả kinh tế, thương mại và tài chính đã làm thìệt hại lớn, gây đau khổ lớn cho kinh tế và dân tộc Cuba.

Nhưng Obama cũng cần kết thân với Cuba. Chẳng phảỉ vì Cuba có mỏ kim cương, mỏ vàng gì cả. Đơn giản, một cac1h khéo léo, Obama nhắn với Putin rằng, nước Nga khều được anh hang xóm Ukraine và bưt1 một mảng ở bán đảo Crimea và miền Đông Ukraine, thì hãy xem đây, nước Mỹ không tốn một viên đạn màn vẫn kéo về một Cuba hứa hẹn sẽ thân thiện với dân chủ và nhân quyền (chỗ này, Obama nói thiệt nhỏ, vì chẳng ai tin là Castro có tâm tư gì với dân chủ và nhân quyền).

Nhưng chính Obama đã nói là, chính sách bao vây Cuba nửa thế kỷ nay đã thất bại rồi, và đó là lý do Mỹ phải bỏ chính sách này.

Nếu chúng ta nhìn kỹ, chính sách này, hiển nhiên là nhất quán với chính sách mở cửa ân xá nhiều triệu di dân lậu. Tuy rằng một số vị cao niên Mỹ gốc Cuba chống cộng cực đoan sẽ bất bình, nhưng giới trung niên trở xuống sẽ hài lòng, vì tin rằng luồng thông tin cởi mở sẽ dần dà làm xã hội Cuba ngấm dần với tư tưởng dân chủ hơn. Chính Ngoại Trưởng John Kerry cũng nhắc tới Việt Nam, rằng Cuba rồi cũng như Việt Nam, khi Mỹ thân thiện, xã hội sẽ rớt dần cái quá khứ nặng nề chủ nghĩa Mác-Lê đi.

Như thế, là Obama chuẩn bị phiếu bầu cho bà Hillary Clinton, vì mấy năm nay, bà Hillary đã ngấm ngầm thúc đẩy chính sách kết thân với Cuba hơn. Tình hình này bây giờ còn khẩn cấp nữa: vì Mỹ đang kình địch với Nga và Trung Quốc, chẳng tội gì vướng bận chuyện nhỏ là Castro râu rìa.

Như thế, hy vọng sẽ có vài triệu phiếu bầu từ dân Mỹ gốc Cuaba và gốc Mỹ Latin cho bà Hillary, nếu bà tranh cử, và ai cũng tin là bà sẽ tranh cử Tổng Thống.

Thêm nữa, cũng cần nhớ rằng Cuba đã vận động được Thượng đỉnh Cộng đồng các nước Mỹ Latin và vùng Caribbean hồi tháng 1-2014 thông qua một nghị quyết lên án Hoa Kỳ. Các nước này cũng đã dọa sẽ tẩy chay hội nghị Thượng đỉnh Châu Mỹ vào tháng 04/2015 ở Panama, nếu Cuba tiếp tục bị Mỹ cô lập, theo tin RFI.

Nghĩa là, Mỹ phải cởi mớ để thân thiện được với Châu Mỹ Latin, trong khi bà Hillary đã thấy nước cờ này từ lâu rồi.

Thưc ra cũng để chận đường Jeb Bush, vì Jeb Bush có vợ người Mỹ gốc Mexico, và 2 nhiệm kỳ làm Thống Đốc Florida -- nghĩa là, Jeb Bush thân với cộng đồng Mỹ gốc Cuba.

Nay xuất chiêu này, Obama làm hỏng giò Jeb Bush, hốt rất nhiều phiếu về cho Hillary Clinton.

Một lý do nữa: Đức Giáo Hoàng đã vận động để Cuba-Mỹ kết thân, vì quyền lợi Vatican là phải nương nhẹ với Castro để được cởi mở hoạt động cho Giáo Hội Công Giáo Cuba, trước giờ cứ mãi trong bàn tay sắt Havana.

Khi Obama chấp nhận vai tro Vatican làm hòa giải Mỹ-Cuba, có nghĩa là Obama sẽ kiếm thêm nhiều chục triệu phiếu bầu của giáo dân cho Đảng Dân Chủ trong năm 2016.

Hãy hình dung, nếu Obama cứng rắn, Vatican chỉ cần một lời than phiền nhẹ nhàng, cũng sẽ làm vô số giáo dân nổi giận với Obama và bực bội Đảng Dân Chủ. Truyền thống tín đồ Thiên Chúa Giáo là giữ đức "vâng lời," và họ tin rằng Đức Giáo Hoàng là "vô ngộ," nghĩa là bất khả sai lầm. Thế nên, dù Đức Giáo Hoàng nói A hay nói B hay nói Y hay nói Z, cũng có vô số giáo dân tin theo, và do vậy, thừa cơ này, Obama vuốt ve Vatican, chỉ có lợi thêm, chứ không riêng vì muốn làm Putin hỏng giò.

Có một lý do quan trọng nữa: các nhà hoạt động tình báo khuyến cáo haỹ thân thiện với Cuba.

Báo New York Times hôm 19-12-2014 kể chuyện một gián điệp do Mỹ móc nối bây giờ mới được Cuba đưa ra khỏi tù để trao cho Mỹ, sau gần 2 thập niên nằm trong tù Cuba vì hoạt động cho CIA.

Điệp viên Rolando Sarraff Trujillo đã được Cuba đưa ra khỏi tù, để bay snag Mỹ, bù lại, Mỹ sẽ trao trả 3 gián điệp Cuba đang giam ở Mỹ.

Obama không tiết lộ tên điệp viên Sarraff, nhưng giới tình báo đã tiết lộ cho báo New York Times về nhân vật CIA đã gài được vào Sở Tình Báo Cuba.

Theo báo New York Times, hồ sơ về điệp viên Sarraff vẫn còn là hồ sơ tối mật.

Jerry Komisar, người chỉ huy các điệp vụ mật CIA tại Cuba trong thập niên 1990s, nói với báo NYT rằng có nhiều người trong chính phủ Cuba có giá trị cao đối với Mỹ, cũng như có nhiều người trong chính phủ Mỹ làm việc cho chính phủ Cuba.

Nghĩa là, nên hiểu rằng, CIA đã gài nhiều điệp viên vào chính phủ Cuba, và ngược lại.

Nhìn lại, Komisar nói, không cần bao nhiều để tình báo Mỹ tốn nhiều công sức ở Cuba, một đất nước không còn nguy hiểm cho Mỹ kể từ khi Liên Xô gỡ đi các dàn phi đạn ra khỏi Cuba vào năm 1962.

Ông nói, sau nhiều thập niên gài gián điệp lẫn nhau, Mỹ và Cuba xem như là huề.

Báo NYT kể, trước khi bị bắt vào tháng 11-1995, Sarraff làm việc trong phỏng chuyên về mật mã của Sở Tình Báo Cuba, và là chuyên gia về mật mã sử dụng bởi các điệp viên Cuba hoạt động ở Mỹ để liên lạc với Havana.

Theo lời thân nhân của Sarraff, ông học ngành báo chí ở đại Học Havana, lên cấp Trung úy trong Sở Tình Báo Cuba.

Báo NYT nói, năm nay Sarraff 51 tuổi, chưa rõ khi nào bắt đầu hoạt động cho trùm CIA Chris Simmons, Trưởng Phòng Phản Gián về Cuba trong Sở Tình Báo Quốc Phòng Hoa Kỳ từ 1996 tới 2004. Chỉ biết Sarraff làm việc với một người khác tên là Jose Cohen, một bạn thời thơ ấu của Sarraff, để chuyển các thong tin mật mã cho CIA, và nhờ đó Mỹ bắt hàng loạt gián điệp Cuba gài ở Mỹ.

Nhưng rồi, sau đó Sarraff bị công an Cuba bắt vào tháng 11-1995, đẩy vào tù về tội gián điệp, tiết lộ bí mật quốc gia.

Theo lời một thân nhân của Sarraff, ông đi làm vào một ngày trong năm 1995, và không bao giờ được về nhà nữa. An ninh Cuba nói với gia đình trong cả một tuần sau đó rằng Sarraff đang bận một công tác trong Bộ Nội Vụ Cuba và sẽ về nhà sớm.

Nhưng rồi Sarraff bị kêu án 25 năm tù. Simmons, cựu sĩ quan Quân Báo Hoa Kỳ, nói rằng ông tin lý do Sarraff không bị tử hình chỉ vì ba mẹ Sarraff làm việc trong chính phủ Cuba.

Cohen thoát khỏi Cuba, trên một chiếc bè vượt biển sang Hoa Kỳ, nay đang sống ở Miami, và làm việc trong vị trí nhân viên bán hàng cho hãng Amway. Cohen bị Cuba kêu án tử hình khiếm diện.

Trả lời phỏng vấn hôm Thứ Năm, ông nói rằng cả ông và Sarraff đều không bao giờ bán thông tin nào cả. Cohen nói, “Những gì tôi làm chỉ vì tôi ngưỡng mộ giá trị của đất nước Hoa Kỳ, và thấy những gì ở Cuba đều là đồ giả mạo.”

Cohen không nói nhiều về việc ông làm gián điệp, nói rằng vẫn còn nguy hiểm vì ông chưa có chứng cớ trực tiếp rằng Sarraff đã rời Cuba.

Cohen nói là Castro không có chứng cớ gì về việc ông và Sarraff làm, mà chỉ kêu án tử hình ông khiếm diện và kêu án 25 năm tù cho Sarraff chỉ là răng đe người khác.

Trong bài diễn văn hôm Thứ Tư, TT Obama ca ngợi Sarraff là “một trong những gián điệp quan trọng nhất mà Hoa Kỳ từng có ở Cuba, người đã cung cấp cho Mỹ các thông tin để chúng ta bắt cả mạng kưới điệp viên Cuba, trong đó có những người chúng ta trao trả cho Cuba hôm nay, cũng như các điệp viên khác tại Hoa Kỳ.”

Em gái của Sarraff hiện sống ở Tây Ban Nha, nói rằng anh của cô bị Cuba biệt giam 18 năm trong 20 năm bị giam trong tù vừa qua, trong khi bản thân Sarraff là một họa sĩ và là nhà thơ, nhưng không được phép làm những gì liên hệ tới vẽ và chữ nghĩa.

Cohen nói về bạn ông, rằng khi nào Sarraff tới đây, anh ta sẽ nói cho quý vị biết chuyện của anh ta.




No comments: