Để đừng quên
Jean-Pierre
Han
Dương
Tường dịch
Những nhà văn Việt Nam của thế hệ mới, những Nguyễn
Việt Hà, Thuận hay Phong Điệp (để chỉ kể ngần nấy người) dù đã muốn coi nhẹ quá
khứ của đất nước mình – cái đất nước mang trên mình vết sắt nung đỏ của những
tàn khốc chiến tranh và những hậu quả của chúng – để có thể kể về thời hiện tại,
cũng chẳng thay đổi gì được, quá khứ vẫn trở về và không ngừng trỗi dậy trở lại
theo đà các xuất bản phẩm. Tình hình ấy càng mập mờ đối với độc giả Pháp vì các
nhà xuất bản, như chúng ta biết, không nhất thiết ấn hành các bản dịch theo
đúng thứ tự chúng ra mắt trong ngôn ngữ gốc. Vậy nên một trật tự niên đại văn học
khác được thiết lập, có thể sinh chuyện.
Bùi Ngọc Tấn,
Contes pour les siècles à venir – Nguồn: l’aube
Thành thử giờ đây, ra đời một cuốn sách – và dĩ
nhiên, ta chỉ có thể lấy đó làm mừng – Chuyện kể cho những thế kỷ mai sau[1],
một cú bất ngờ hoành tráng của nhà văn tám mươi tuổi Bùi Ngọc Tấn, nổi tiếng và
được công nhận ở Việt Nam hiện nay và cả ở bên ngoài – ông đã được tặng nhiều
giải thưởng chính thức, nhưng không phải vì thế mà ông không bị rắc rối với các
nhà cầm quyền nước ông trong một thời gian dài, rắc rối đây chỉ là một uyển ngữ.
Chuyện kể năm 2000 được viết vào cuối thế kỷ vừa qua, từ những năm 1990. Bản thảo
chạy vòng các nhà xuất bản cho đến khi một trong số đó, NXB Thanh Niên, đánh liều
ấn hành vào năm 2000, sau khi đã xin được giấy phép. Kết quả đến nhanh chóng:
cuốn sách bị tiêu huỷ theo nghĩa đen, nhưng Giám đốc nhà xuất bản không bị làm
khốn đốn.
Đọc cuốn tiểu thuyết này – tác giả nói rõ rành đây
là một cuốn tiểu thuyết – người ta dễ dàng hiểu tại sao cái câu “chuyện kể năm
2000” này (đầu đề tiếng Việt của cuốn sách) là chuyện kể rất tỉ mỉ của một anh
chàng Nguyễn Văn Tuấn nào đó, trong sách được gọi là “hắn”, có thể coi là bản
sao của tác giả, nhà báo và nhà văn trẻ, cũng như ông hồi đó, “cây bút (đã) nổi
tiếng trong số các nhà văn trẻ cả nước”, một sự nghiệp sáng sủa mở ra trước mặt
hắn cho đến khi hắn bị bắt, đưa đi trại cải tạo vì cớ một trong số bản thảo của
hắn đã phê phán chế độ. Điều mà hắn không ngừng phủ nhận – hắn không chịu nhận
một lỗi mà hắn không bao giờ phạm – dù phải chịu án tù kéo dài thêm; hắn bị
chuyển từ trại này sang trại khác trong 5 năm, từ 1968 đến 1973. Chuyện kể năm
2000 (bản tiếng Pháp) giờ đây ra mắt hai năm sau Biển và chim bói cá, một
cuốn tiểu thuyết tuyệt vời khác của Bùi Ngọc Tấn, mà chúng tôi đã hết sức ca ngợi
cũng ở đây (LF, 90, tháng 2 năm 2012). Vậy là có sự đảo ngược các sự việc được
kể và cũng có một sự triển hoá trong kỹ thuật tiểu thuyết của tác giả, do đó có
thể bị che khuất. Nhưng, như cái công thức được thừa nhận nói, độc giả sẽ khôi
phục trật tự niên đại của các sự kiện.
Điều đó không mảy may làm mất đi sức mạnh của Chuyện
kể năm 2000 (bản tiếng Pháp), vả chăng, cách dịch mới của nhan đề (Chuyện kể
cho những thế kỷ mai sau) đã là một khởi đầu bình luận về tác động của cuốn
sách và về tầm quan trọng mà người ta muốn tiên đoán cho nó, hay chí ít, người
ta muốn nó đạt được. Đó là đặt cuốn sách lên một bình diện tinh thần, hay thậm
chí, mẫu mực tinh thần. Điều mà tác giả (qua trung gian bản sao của mình, người
kể truyện) cố sức phủ nhận suốt những trang sách. Thậm chí sự phủ nhận quyết liệt
ấy làm nên toàn bộ giá trị của cuốn sách, toàn bộ tính nhân văn của tác phẩm.
Nó cũng mang lại cho tác phẩm tính tổng thể của nó. Bởi vì câu chuyện về những
năm “cải tạo” khủng khiếp ấy được kể, dĩ nhiên là với rất nhiều chi tiết, nhưng
bằng một giọng đều đều, hoàn toàn không gây chút hiệu quả kịch tính nào và
tránh cả đến vi lương nhỏ nhất của hận thù. Vả chăng, người kể truyện nói rõ rằng
hắn không nhằm lên án hệ tư tưởng cộng sản. Bản thân hắn, hồi trẻ măng, đã gia
nhập quân đội giải phóng, chiến đấu chống Pháp và đến giờ, vẫn trung thành với
lý tưởng của mình. Hắn xuất thân từ một gia đình những người hoạt động danh
gia, “một gia đình chiến sĩ cách mạng từ trước khi cách mạng nổ ra và đã được tặng
bằng ‘có công với Tổ quốc’”, điều khiến cho việc hắn bị kết tội, do hiệu quả
tương phản, càng kinh khủng. Dĩ nhiên, nhân cuốn sách-lời-chứng này, người ta
không khỏi gợi đến Quần đảo Goulag của Soljénitsyne. Nhưng ngoài việc
câu chuyện này là một tiểu thuyết, chứ không phải là một “khảo luận điều tra
văn học”, vì cuốn sách của tác giả người Nga “không có nhân vật, cũng không có
những sự kiện hư cấu”, nên Bùi Ngọc Tấn ưng đặt mình dưới lá cờ của Dostoïevski
hơn, lá cờ Nhật ký ngôi nhà những người chết, như ông đã nhắc lại nhiều lần. Vả
lại, câu chuyện về những năm tù thật sự chỉ chiếm có một nửa tác phẩm (tức là
không đầy 400 trang), toàn bộ phần hai kể lại sự cố gắng trở lại một cuộc sống
bình thường mà không thể được.
“Hắn sống trong hiện tại mà luôn luôn nghĩ về quá khứ,
về những ngày trước khi bị bắt, về những ngày ở tù, đầu óc hắn lang thang từ
hình ảnh này sang hình ảnh khác.”
Từ hiện tại cũ của cái “lò luyện những tâm hồn” là
những năm tù, người ta chuyển qua những cố gắng không ngừng trở lại quá khứ, và
qua những khó khăn để sống cái hiện tại mới và, tệ hơn nữa, hình dung “những thế
kỷ mai sau”. “Cái la bàn của tâm trí hắn, bất kể hắn nghĩ gì, cuối cùng, bao giờ
cũng xoay trở về nhà tù”.
Thận trọng tránh mọi lâm ly, Bùi Ngọc Tấn viết ở tầm
cao con người, từ ngòi bút của ông, hiện lên cả một thế giới đầy những con người
(ắt phải mất không dưới bốn trang gênêric để kể hết tên của họ), được khắc hoạ
một cách không thể quên, trong khi ở chính giữa câu chuyện tối đen này, đột hiện
lên những trang đẹp lạ lùng. Sống và rung động. Và người ta không thể quên những
nhìn nhận và mô tả, rất nhiều, riêng biệt về người vợ của người kể truyện, những
mô tả đầy âu yếm và tình yêu. Nói gì đây về một cuốn tiểu thuyết kinh hoàng, bắt
đầu, bất chấp tất cả, bằng những câu như sau: “Có những điều hắn tưởng không
bao giờ quên được. Ấy thế rồi hắn đã quên”. Vậy thì: toàn bộ những trang này,
toàn bộ tác phẩm này, là để đừng quên, hay đơn giản là để mở những cánh cửa ra
“những thế kỷ mai sau”.
J.P.H.
Tác
giả
“Tôi rất xúc động khi xem bức ảnh này. Bức chân dung
diễn đạt hết sức chân thực sự thắng lợi của tôi trong cuộc chiến đấu dai dẳng gần
hết đời người để không bị biến đổi gien.” Bùi Ngọc Tấn (1934-2014)
Bùi Ngọc Tấn sinh năm 1934. Quê ông ở làng Câu Tử
Ngoại, xã Hợp Thành, huyện Thủy Nguyên, Hải Phòng. Ông bắt đầu viết văn, viết
báo từ 1954. Bùi Ngọc Tấn có sáng tác in ở các nhà xuất bản: Văn học, Lao động,
Thanh niên, Phổ thông… khi mới ngoài hai mươi tuổi.
Trước khi viết văn, ông là phóng viên báo Tiền Phong
ở Hà Nội, viết với bút danh Tân Sắc. Năm 1959, ông trở về quê và thành biên tập
viên báo Hải Phòng Kiến thiết. Ông bị đưa đi tập trung cải tạo 5 năm
(1968-1973) trong vụ xét lại. Trong 20 năm từ 1974 đến năm 1994, ông trở thành
một công chức ở Quốc doanh Đánh cá Hạ Long và trở thành “người ẩn dật” với văn
chương.
Trở lại với bạn đọc qua bài “Nguyên Hồng, thời đã mất”
đăng trên tạp chí Cửa biển tại Hải Phòng năm 1993.
Ông qua đời ngày 18 tháng 12, 2014 sau một thời gian
bị bệnh phổi nặng.
Tác
phẩm:
·
Mùa cưới
·
Ngày và đêm trên Vịnh Bái Tử Long
·
Đêm tháng 10
·
Người gác đèn cửa Nam Triệu
·
Nhật ký xi măng
·
Nhằm thẳng quân thù mà bắn
·
Nguyên Hồng, thời đã mất, 1993
·
Một thời để mất, 1995
·
Một ngày dài đăng đẳng, truyện ngắn
·
Những người rách việc, 1996, tập truyện
·
Chuyện kể năm 2000, truyện dài
·
Rừng xưa xanh lá, 2004, ký chân dung
·
Biển và chim bói cá, 2009, tiểu thuyết
Nguồn:
Bản dịch tiếng Pháp Chuyện kể năm 2000 lấy tên là Conte pour les siècles
à venir. Dương Tường dịch. Nguồn bản gốc: Phụ lục
L’Humanité 10/10/2013, Jean-Pierre Han.
No comments:
Post a Comment