Monday, December 12, 2011

THƯ của LS NGUYỄN THỊ DƯƠNG HÀ yêu cầu TRẢ TỰ DO CHO TS CÙ HUY HÀ VŨ (LS Nguyễn Thị Dương Hà)



LS Nguyễn Thị Dương Hà
12/12/2011

Hanoi, 8 December 2011

REQUEST FOR THE RESTITUTION OF FREEDOM
FOR DR. CU HUY HA VU

His Excellency Trương Hòa Bình,
Chief Justice of the Supreme Court of the SRVN

Also addressed to
His Excellency Ban Ki-Moon,
Secretary General of the United Nations
New York, NY, U.S.A.

My name is Nguyễn Thị Dương Hà. I was born on June 1, 1958, bearer of People’s ID No. 010538534 issued on May 9, 2000 by the Hanoi Police. My permanent residence is No. 22, Thanh Niên Road, Yên Phụ Ward, Tây Hồ District, Hanoi, and I am presently living at No 24, Điện Biên Phủ Blvd, Ba Đình District, City of Hanoi. I am the wife of Dr. Cù Huy Hà Vũ who was born on December 2, 1957.
With respectful salutations, I would like to convey to you the following request.
My husband, Dr. Cù Huy Hà Vũ was arrested on November 5, 2010 and sentenced to 7 years of imprisonment and 3 years of surveillance, being charged with “disseminating information deemed hostile to the State of the Socialist Republic of Vietnam”.
He is presently imprisoned in Detention Camp No. 05 of the Public Security Ministry.
I learn that on November 1, 2011, the United Nations’ Working Group on Arbitrary Detention sent a communication to the government of Vietnam in which it construed the detention of Dr. Cù Huy Hà Vũ as clearly devoid of due process. This unfortunate action clearly contravenes Articles 9 and 19 of the International Covenant on Civil and Political Rights to which Vietnam -- an official member of the United Nations since September 20, 1977 -- is a party.
By the same token, the UN Working group did also ask the SRVN government to remedy the situation by immediately releasing Dr. Vu on the very first anniversary of his groundless detention on November 5, 2011 and according him an enforceable right to compensation as stipulated by Article 9(5) of the same Covenant.
This, then, represents the officially formulated opinion and request of the United Nations itself.
So far, however, my husband has remained in custody of the State.
My question is whether or not the above-referenced UN action has enforceable legal validity, and if so, how and when it could be carried out as a matter of fact.
I am eagerly looking forward to hearing from you regarding this case.
With heartfelt gratitude, I beg to remain

Respectfully yours,
Nguyễn Thị Dương Hà,
Attorney-at-law

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

Hà Nội, ngày 8 tháng 12 năm 2011

YÊU CẦU TRẢ TỰ DO CHO TIẾN SĨ CÙ HUY HÀ VŨ

Kính gửi : Ông Chánh án Tòa án nhân dân tối cao
nước CHXHCN Việt Nam, Trương Hòa Bình;

Đồng kính gửi: Ông Tổng Thư ký Liên Hiệp Quốc, Ban Ki-moon.

Tôi là Nguyễn Thị Dương Hà, sinh ngày 01/6/1958, CMND số 010538534 do Công an thành phố Hà Nội cấp ngày 09/5/2000, hộ khẩu thường trú số 22, đường Thanh Niên, phường Yên Phụ, quận Tây Hồ, Hà Nội, trú tại 24 Điện Biên Phủ, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội là vợ của Tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ, sinh ngày 02/12/1957 xin gửi tới các Quý ông lời chào trân trọng và yêu cầu sau đây.

Tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ bị bắt ngày 05/11/2010, bị tòa án Việt Nam kết án 07 năm tù giam và 03 quản chế về “Tội tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam” hiện đang bị giam tại Trại giam số 05, Bộ Công an.

Tôi được biết ngày 01/11/2011, Ủy ban Giám sát việc bắt giữ vô căn cứ của Liên hợp quốc (United Nations Working Group on Arbitrary Detention - UNWGAD) đã gửi công văn cho chính phủ Việt Nam nói rõ ý kiến về việc bắt giam trái phép Tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ, yêu cầu trả tự do ngay cho ông. Đây là chính kiến và yêu cầu chính thức của Liên Hiệp Quốc. Tôi cũng được biết ngày 20/09/1977, Việt Nam chính thức trở thành thành viên của Liên Hiệp Quốc. Nhưng đến nay Tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ, chồng tôi vẫn chưa được trả tự do.

Vậy, thưa Quý ông công văn nói trên của UNWGAD có giá trị pháp lý gì không? Và nếu có, thì việc tiến hành trao trả tự do cho Tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ sẽ được thực hiện cụ thể như thế nào?

Trong khi chờ đợi thư phúc đáp của Quý ông, tôi trân trọng kính gửi Quý ông những lời chào thân ái và tin tưởng nhất.

Kính thư
Ký : Nguyễn Thị Dương Hà

Nơi gửi:
- Như trên;
- Gia đình ông Vũ;
- Lưu (4b)
Luật sư Nguyễn Thị Dương Hà
Luật sư Nguyễn Thị Dương Hà trực tiếp gửi cho BVN.

-----------------------------









Ngô Đình Thu – RadioCTM
Cập nhật: 5/12/2011

Sáu tháng trước đây, ngày 30/5/2011, Tòa Án Nhân Dân tỉnh Bến Tre trong phiên sơ thẩm đã đưa ra xét xử 7 Dân Oan, trong số có ba thành viên của Đảng Việt Tân:
1 – Mục sư Dương Kim Khải. 2 – Bà Trần Thị Thúy. 3 – Bà Phạm Ngọc Hoa. 4 – Ông Nguyễn Thành Tâm. 5 – Ông Phạm Văn Thông. 6 – Ông Nguyễn Chí Thành. 7 – Ông Cao Văn Tỉnh.
Tất cả bị tuyên án tổng cộng 60 năm tù cho tội “âm mưu lật đổ chính quyền” theo điều 79 của Bộ Luật hình sự. Người nặng nhất là bà Trần Thị Thúy bị 8 năm tù, và 5 năm quản chế.

Đảng Việt Tân cho biết ngay sau đó, ngày 9/6/11, đã đưa toàn bộ hồ sơ vụ án đến Ủy Ban Kiểm Tra về Bắt Giữ Tùy Tiện của Liên Hiệp Quốc (United Nations Working Group on Arbitrary Detention). Trong hồ sơ này, Đảng Việt Tân vạch rõ trước dư luận quốc tế sự kiện nhà cầm quyền Việt Nam liên tục sử dụng điều 79 của Bộ Luật hình sự để trấn áp và giam cầm các công dân tranh đấu ôn hòa cho các quyền căn bản của họ như đã ghi rõ trong các điều khoản của bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền (Universal Declaration of Human Rights) của Liên Hiệp Quốc và Công Ước Quốc Tế về Các Quyền Dân Sự và Chính Trị (International Covenant on Civil and Political Rights), bao gồm cả các quyền tự do tham gia đoàn thể, quyền tự do lập hội và tự do hội họp trong ôn hòa.

Sau một thời gian điều tra, trong bức thư đề ngày 28/11/2011, Ủy Ban đã công bố phán quyết liên quan đến vụ án bảy Dân Oan. Phán quyết của Ủy Ban Kiểm Tra về Bắt Giữ Tùy Tiện của Liên Hiệp Quốc nói rõ việc nhà cầm quyền Việt Nam cáo buộc những Dân Oan nói trên tham gia hoặc có liên hệ với Đảng Việt Tân để kết án họ một cách nặng nề là vi phạm quyền tự do tham gia đảng phái cũng như sinh hoạt chính trị.
Phán quyết của Ủy Ban cũng khẳng định việc toà án Việt Nam dùng điều 79 của Bộ Luật hình sự để kết án bảy Dân Oan nói trên tội “âm mưu lật đổ chính quyền” là vi phạm Tuyên Ngôn Quốc tế Nhân Quyền và Công Ước Quốc Tế về Quyền Dân Sự và Chính Trị, vì những người này chỉ thực hiện những quyền dân sự của họ một cách ôn hòa.

Nhà cầm quyền Việt Nam cũng đã vi phạm các quyền căn bản trong 2 văn kiện trên khi ngăn trở không cho các Dân Oan tiếp xúc với luật sư; không cho luật sư tham khảo hồ sơ tố tụng theo đúng quy định; ngăn cản dân chúng và thân nhân của họ tham dự phiên tòa mà nhà cầm quyền nói là xử công khai.

Cũng như phán quyết của Ủy Ban trong tháng trước về việc bắt giữ Luật sư Cù Huy Hà Vũ do người Việt Nam và các tổ chức vô vị lợi quốc tế đệ nạp hồ sơ, phán quyết lần này của Ủy Ban Kiểm Tra được dư luận đánh giá là một thắng lợi chung của cả phong trào đấu tranh bất bạo động cho mục tiêu dân quyền và dân chủ tại Việt Nam.

Thật vậy, công luận thế giới chỉ cần nhìn lại tiến trình vu cáo đê hèn và bắt bớ Luật sư Cù Huy Hà Vũ, cũng như quá trình xét xử trong vụ án bảy Dân Oan Bến Tre sẽ thấy ngay cái gọi là “pháp quyền xã hội chủ nghĩa” chỉ là một thứ dùi cui của tình trạng vô pháp luật. Các cơ quan công quyền đã tùy tiện dựng đứng chứng cớ để bắt giữ người vô căn cứ, trắng trợn ngăn trở quá trình xét xử, cáo buộc các nạn nhân những tội danh tưởng tượng nhưng dẫn đến các bản án rất nặng nề.Hiện nay, trong đa số vụ án liên quan đến chính trị, tòa án Việt Nam đã liên tục sử dụng điều 79 của Luật hình sự. Đây là một điều luật rất mơ hồ nhằm mục đích khống chế người dân trong một khung hình phạt tối đa với cáo buộc “âm mưu lật đổ chính quyền” nghe rất ghê gớm. Nhưng điều luật này không hề diễn giải thế nào là hành vi gây nguy hại cho an ninh quốc gia, tùy tiện đồng hóa nhà cầm quyền với quốc gia, và không phân biệt với những nỗ lực vận động thay đổi một cách ôn hòa, như của bảy Dân Oan Bến Tre. Điều luật này, do đó, chỉ biểu hiện sự lạm dụng quyền lực và chính sách đàn áp khi đuối lý.

Ngay cả cáo trạng của Viện Kiểm Sát Nhân Dân tỉnh Bến Tre cũng như điều tra của Công an đều ghi nhận các hoạt động của những người dân này chỉ là khiếu nại đòi công lý về đất đai, một hoạt động rất ôn hòa theo đúng pháp luật, không ảnh hưởng gì đến an ninh quốc gia. Những hoạt động đó cũng thuộc lãnh vực sinh hoạt xã hội dân sự mà Công ước Liên Hiệp Quốc công nhận và không thể bị xét xử như một âm mưu lật đổ chế độ. Chính hình ảnh những người dân oan với hai bàn tay trắng đứng trước đội ngũ công an, mật vụ lăm lăm với đủ loại dụng cụ trấn áp tàn nhẫn đủ nói lên sự vô lý của các bản án theo điều luật 79.

Chẳng những vậy, những Dân Oan ấy còn không được xét xử một cách công khai và công bằng như lời nhà nước Việt Nam thường rêu rao, vi phạm Điều 10 của Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền "Mọi người đều có quyền được xét xử công khai và công bằng, trước một tòa án độc lập và vô tư". Trong tiến trình tố tụng, luật sư bị ngăn trở gặp các Dân Oan để chuẩn bị các luận cứ bào chữa và sau phiên xử các Dân Oan cũng không được cho gặp luật sư để tính việc kháng án. Luật sư Huỳnh Văn Đông, một trong số các luật sư bào chữa, ngay tại phiên tòa đã đòi hỏi tòa án cung cấp “văn bản khẳng định Việt Tân là tổ chức khủng bố chống nhà nước” nhưng không được thỏa mãn. Khi ông cố gắng giải thích sáu chữ HS.TS.VN để chỉ Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam thì bị đẩy ra khỏi phòng xử án và bị công an dẫn đi khắp phố như để bêu rếu. Sau đó, khi trả lời một cuộc phỏng vấn, Luật sư Huỳnh Văn Đông đã nói: “Người ta muốn che đậy một sự thật mà đa số người dân Việt Nam yêu nước muốn nói lên, đó là sự bành trướng của Trung Quốc đối với chủ quyền lãnh thổ của Việt Nam.” Một tòa án hành xử tùy tiện, thiếu văn minh như vậy không thể là một tòa án công bằng. Sáu chữ HS.TS.VN không thể là bằng chứng về một âm mưu lật đổ chính quyền. Nhìn chung, khó chối cãi được Việt Nam đã lạm dụng chính hệ thống pháp luật của mình để chà đạp nhân quyền, một điều thường thấy ở các chế độ độc tài.

Phán quyết của Uỷ Ban Kiểm Tra việc Bắt Giữ Tùy Tiện của Liên Hiệp Quốc tạo ra một tiền lệ rất tích cực để sau này, các vụ bắt giam và xét xử các nhà đấu tranh dân chủ vì điều 79 và các cáo buộc chính trị khác sẽ phải được đưa ra trước các diễn đàn quốc tế. Ngày nay, những người cầm quyền ở Việt Nam phải nhận thức được rằng nhân quyền mang một giá trị phổ biến chung cho mỗi người và cho mọi người trên khắp thế giới và họ có bổn phận phải tôn trọng. Mọi thủ đoạn lạm dụng hệ thống luật pháp để đàn áp và chà đạp nhân quyền nhất định sẽ bị đưa ra ánh sáng.

Các phán quyết của Uỷ Ban Kiểm Tra việc Bắt Giữ Tùy Tiện của Liên Hiệp Quốc vừa mở ra một diễn đàn mới mà người Việt Nam cần tận dụng. Đã đến lúc hồ sơ về những kẻ đang chà đạp nhân quyền tại Việt Nam cần được chính thức thiết lập. Đây là bước đầu cần thiết cho các phiên tòa hình sự quốc tế tại La Hague trong tương lai.

.
.
.

No comments: