WSJ Staff – The Wall Street Journal
Phạm Anh Tuấn TTHN dịch
29/12/2011
-
Như những cuộc biểu tình làm rung chuyển Trung Đông, châu Âu lao vào hỗn loạn tài chính , Nhật Bản động đất, sóng thần và thảm họa hạt nhân lấy đi mạng sống của hàng chục ngàn người và Chiếm Wall Street – và cuộc bầu cử sắp xảy ra – ôm chặt nước Mỹ, có thể đã làm các cuộc cách mạng yên tĩnh và các thay đổi tinh vi ở Đông Nam Á ít bị chú ý.
Tuy nhiên khu vực, mà chính trị vẫn còn ngoan cố và không thay đổi, đã bị lung lay bởi những sự kiện lớn và có ý nghĩa rất lớn trong năm qua. Dưới đây là những câu chuyện lớn nhất trong khu vực trong năm qua.
Cải cách chính trị ở Myanmar (Miến Điện)
Hillary Clinton ôm bà Aung San Suu Kyi tại nhà ở Yangon vào ngày 2 tháng 12.
Sau nhiều thập niên bướng bỉnh, các nhà lãnh đạo quân sự Myanmar đã thực hiện một loạt cải cách và dò dẫm tiến tới dân chủ – bao gồm cả việc phóng thích hàng trăm tù nhân chính trị, đàm phán với các dân tộc thiểu số bị đàn áp và cho phép Liên đoàn Quốc gia Dân chủ của bà Aung San Suu Kyi , người được giải Nobel Hòa Bình, tham gia bầu cử sau nhiều năm cầm cố các nhà lãnh đạo hàng đầu của Liên Đoàn. Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton đã đến thăm quốc gia trong đầu tháng 12- chuyến thăm đầu tiên của một Vị Ngoại trưởng trong năm thập kỷ qua.
Các cuộc bầu cử ở Singapore
Sư phụ chính trị lâu năm của Singapore – Đảng Hành động nhân dân – có thể mất quyền lực, sau nhiều thập niên xây dựng, qua kiểm soát chặt chẽ, một nền tài chính hòan chỉnh. Đảng đã gay go chiến đấu hai cuộc bầu cử, đánh dấu thắng lợi thấp nhất trong cuộc tổng tuyển cử vào tháng 5 kể từ khi Singapore độc lập năm 1965, trước khi nhìn thấy ứng cử viên ưu tú – nguyên Phó Thủ tướng Tony Tan – đắc cử tổng thống với số phiếu thấp nhất vào tháng 8. Thủ tướng Lee Hsien Loong phản ứng bằng cách cam kết cải cách chính sách và cho đảng của ông một sự đổi mới rất cần thiết.
Các cuộc bầu cử ở Thái Lan
Đảng Puea Thai (Vì người Thái) giành chiến thắng lớn trong cuộc tổng tuyển cử vào tháng 7, đưa Thủ tướng Yingluck Shinawatra – em gái của cựu Thủ tướng Thaksin Shinawatra – làm người nữ thủ tướng đầu tiên của vương quốc, mặc dù cô hầu như chưa được biết đến mấy tháng trước khi bầu cử. Cuộc bỏ phiếu sau nhiều năm bất ổn chính trị tại quốc gia sống nhờ kinh tế, mà đỉnh cao là cuộc đàn áp bạo lực những người biểu tình “áo đỏ” trong tháng 5 năm 2010. Ông Thaksin, tuy nhiên, đã không giấu giếm mong muốn trở về Thái Lan từ Dubai, nơi ông sống để tránh bị kết tội tham nhũng mà ông mô tả là có động cơ chính trị. Chính phủ của bà Yingluck muốn đưa ông trở lại bằng cách này hay cách khác, cho thấy những khó khăn của Thái Lan vẫn còn tiềm ẩn.
Lụt ở Thái Lan
Năm nay, Thái Lan phải đối mặt với lũ lụt tồi tệ nhất trong năm thập kỷ. Một khối lượng nước, kích thước Connecticut, làm nhà máy tê liệt, cắt các nguồn cung cấp và làm các cánh đồng lúa ngập nước, làm chết gần 800 người và di tản hàng ngàn người. Lũ lụt bắt đầu mùa monsoon vào tháng 7 và tiếp tục cho đến đầu tháng 12, và Thái Lan vẫn còn kiểm tra thiết hại. Ngân hàng Thế giới ước tính, cho đến nay, rằng thiệt hại đạt tới 1, 440 tỷ baht (45 tỷ USD), xếp hạng 4 thảm họa tốn kém nhất thế giới sau trận động đất và sóng thần Nhật Bản năm 2011, trận động đất Kobe năm 1995 và bão Katrina.
Sự trỗi dậy của Indonesia
Indonesia nâng cấp ảnh hưởng kinh tế và chính trị trong khu vực và trên thế giới. Nền kinh tế được mở rộng, hỗ trợ bởi giai cấp trung lưu đang bùng nổ tiêu xài chưa từng thấy và thương mại và đầu tư tạo ra bởi các nguồn tài nguyên thiên nhiên như than đá, dầu cọ và thiếc. Chủ nhà cho Tổ chức Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á và các hội nghị thượng đỉnh liên quan trong suốt cả năm và Southeast Asian games, ở đó họ là người chiếm nhiều huy chương nhất.
Trong khi tiếp tục chiến đấu với các vụ tham nhũng bê bối và các tắc nghẽn ở cơ sở hạ tầng, điều đó đã không ngừng thu hút hàng tỷ đô la đầu tư nước ngoài và nhìn thấy tổng sản lượng trong nước tăng hơn 6%. Trong tháng 12 Fitch đánh giá cao nợ của đất nước lên từ rác lần đầu tiên trong 14 năm, giúp các giám đốc điều hành và các nhà đầu tư tự tin hơn rằng nền kinh tế lớn nhất Đông Nam Á có thể cất cánh, sau Ấn Độ và Trung Quốc.
Cải cách chính trị của Malaysia
Đối mặt với sự suy yếu của mình, Thủ tướng Malaysia Najib Razak công bố một loạt các cải cách trong tháng 9, bao gồm cả việc bãi bỏ hai luật an ninh nội bộ nổi tiếng từ những ngày cầm quyền của thực dân Anh bỏ lại phía sau. Chính phủ của ông sau đó tự hào rằng những biện pháp tự do hóa là những thành quả lớn nhất nước – được cai trị bởi một đảng kể từ khi độc lập vào năm 1957 – đã chứng kiến qua nhiều thập kỷ. Tuy nhiên, điều này chỉ xảy ra sau khi các nhà phê bình buộc tội chính phủ sử dụng bạo lực quá mức – bao gồm cả hơi cay và vòi rồng để đàn áp một cuộc biểu tình vào tháng 7 – kêu gọi bầu cử tự do và công bằng. Điều này dẫn tới các chỉ trích găy gắt ở trong nước và từ quốc tế, và ông Najib cố gắng xoay sở trong tuyệt vọng.
Arroyo bi bắt giữ ở Philippines
Tổng thống Philippines, Benigno Aquino III, bắt đầu chiến dịch chống tham nhũng với một tiếng nổ vào cuối năm 2011 – bằng cách truy tố người tiền nhiệm của ông, cựu Tổng thống Gloria Macapagal Arroyo. Với một cuộc điều tra của Thượng viện tới các cáo buộc tham nhũng ở trung tâm của chính quyền Arroyo bị trì hoãn, nhóm của ông Aquino buộc tội bà Arroyo âm mưu thao túng kết quả của cuộc bầu cử quốc hội vào năm 2007, ngăn không cho bà rời nước để điều trị y tế ở nước ngoài. Bây giờ, bà Arroyo, người phủ nhận bất kỳ hành vi sai trái, đang chờ xét xử, bị nhốt trong cùng một bệnh viện quân sự mà trước đó đã giam người đàn ông bà đã giúp lôi xuống năm 2001, cựu Tổng thống Joseph Estrada. “Đó là nghiệp chướng”, ông Estrada nói.
Đại hội đảng ở Việt Nam
Đại hội Đảng Cộng sản vào tháng 1 là một mối quan hệ căng thẳng cho Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng. Đối mặt với những lời chỉ trích chưa từng có về lạm phát leo thang và cho phép một số doanh nghiệp nhà nước lớn nhất rơi vào nợ nần, ông Dũng không nên được cho một nhiệm kỳ thứ hai. Cuối cùng, ông đã sống sót, mặc dù không sáng sủa. Các đối thủ mạnh mẽ, Trương Tấn Sang và Nguyễn Phú Trọng, đã được bầu vào 2 vị trí quan trọng Chủ tịch và Tổng bí thư Đảng Cộng sản.
Lào ra mắt thị trường chứng khoán
Lào – thường gắn liền với các du khách tìm phiêu lưu và ba-lô – từ bỏ một số hạn chế của chủ nghĩa xã hội bằng việc mở thị trường chứng khoán. Các nhà lãnh đạo Lào hy vọng động thái này sẽ mang vào vốn đầu tư nước ngoài và địa phương, và giúp chuyển đổi số phận của một trong những quốc gia nghèo nhất châu Á. Lào có thể sớm gia nhập hàng ngũ Việt Nam và Indonesia, thị trường mới nổi của khu vực Đông Nam Á cho hy vọng cho nhà đầu tư muốn tìm kiếm lợi nhuận cao hơn so những nơi như Mỹ hoặc châu Âu.
.
.
.
No comments:
Post a Comment