Tạp chí Open của Hồng Công
THÔNG TẤN XÃ VIỆT NAM - Tài liệu tham khảo đặc biệt - Thứ sáu, ngày 30/12/2011
TTXVN (Hồng Công 23/12)
Posted by basamnews on 31/12/2011
Tạp chí Open của Hồng Công số tháng 12 cho biết chỉ chưa đầy một năm nữa, Đại Hội 18 Đảng Cộng sản Trung Quốc sẽ diễn ra vấn đề phân phối quyền lực tối cao của Trung Quốc đã trở thành điểm nóng của giới truyền thông Hồng Công và cũng dần được giới truyền thông quốc tế quan tâm chú ý. Sau khi Thời báo Niu Yoóc (Mỹ) đưa ra dự đoán về nhân sự cấp cao khóa 18 của Trung Quốc, gần đây giới truyền thông còn lưu truyền một bản danh sách các nhà lãnh đạo khóa 18 của Trung Quốc có xuất xứ từ Hàn Quốc.
Theo tạp chí Open, các phóng viên nước ngoài rất khó có thể hiểu được nền chính trị của Trung Quốc, nhưng lại thường biết lợi dụng giá trị của mình để moi lấy một số thông tin nội bộ. Bản danh sách đang được lưu truyền nêu trên gồm có 9 vị Ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị và 11 vị Ủy viên Bộ Chính trị, tổng cộng là 20 người.
Cụ thể như sau:
Ủy ban Thường vụ Bộ Chính trị, gồm:
1/ Tập Cận Bình (Phó Chủ tịch nước đương nhiệm) làm Tổng Bí thư, chờ đảm nhiệm chức Chủ tịch nước;
2/ Lý Khắc Cường (Phó Thủ tướng Thường trực đương nhiệm) làm Chủ tịch Quốc hội;
3/ Vương Kỳ Sơn (Phó Thủ tướng đương nhiệm) làm Thủ tướng;
4/ Lưu Diên Đông (Ủy viên Quốc vụ viện đương nhiệm) làm Chủ tịch Chính hiệp;
5/ Bạc Hi Lai (Bí thư Thành ủy Trùng Khánh đương nhiệm) làm phó Thủ tướng;
6/ Lưu Vân Sơn (Trưởng ban Tuyên truyền Trung ương đương nhiệm) làm Ủy viên Bộ Chính trị;
7/ Lý Nguyên Triều (Trưởng Ban Tổ chức Trung ương đương nhiệm) chờ đảm nhiệm chức Bí thư Ủy ban Kỉ luật Trung ương;
8/ Lệnh Kế Hoạch (Chủ nhiệm Văn phòng Trung ương đương nhiệm) chờ làm phó Chủ tịch nước và
9/ Mạnh Kiến Trụ (Bộ trưởng Công an đương nhiệm) chờ làm Bí thư Ủy ban Chính trị- Pháp luật Trung ương.
11 vị Ủy viên Bộ Chính trị gồm:
10/ Vương Hộ Ninh (Chủ nhiệm Ban Nghiên cứu Chính sách Trung ương đương nhiệm);
11/ Tôn Chính Tài (Bí thư Tỉnh ủy Cát Lâm đương nhiệm);
12/ Doãn úy Dân (Bộ trưởng Bộ Tài nguyên Nhân lực và Bảo đảm Xã hội)
13/ Quách Kim Long (Thị trưởng Bắc Kinh đương nhiệm);
14/ Triệu Hồng Trúc (Bí thư Tỉnh ủy Chiết Giang đương nhiệm);
15/ Thường Vạn Toàn (ủy viên Quân ủy Trung ương đương nhiệm);
16/ Hứa Kỳ Lượng (Tư lệnh Không quân đương nhiệm);
17/ Uông Dương (Bí thư Tỉnh ủy Quảng Đông đương nhiệm, chờ thay Lưu Vân Sơn làm Trưởng Ban Tuyên truyền);
18/ Trầm Dược Dược (Phó Trưởng Ban Thường trực Ban Tổ chức Trung ương đương nhiệm);
19/ Khương Dị Khang (Bí thư tỉnh ủy Sơn Đông đương nhiệm) và
20/ Hàn Chính (Thị trưởng Thượng Hải đương nhiệm).
Open cho rằng so với những gì tờ tạp chí đã đưa, bản danh sách này đáng được phân tích ở một số điểm như sau:
Thứ nhất là vị trí của Lý Khắc Cường. Nhân vật này vào Thường vụ Bộ Chính trị từ Đại hội 17, là người kế cận của phái Đoàn Thanh niên, lọt vào mắt xanh của Hồ cẩm Đào. Sau khi Giang Trạch Dân chọn Tập Cận Bình, phe Thái tử chiếm ưu thế trong vấn đề kế nhiệm. Đến nay, vị trí kế nhiệm của Tập Cận Bình trở thành vấn đề đã định, không ai có thể thách thức. Từ chỗ được bồi dường làm người kế cận thứ nhất, trong Đại hội 17, Lý Khắc Cường đã chuyển sang thành lựa chọn thứ hai. Vị trí tương lai của Lý Khắc Cường là chiếc ghế Thủ tướng có thực quyền. Sau Hội nghị Trung ương 6 khóa 17 diễn ra vào trung tuần tháng 10 vừa qua, nhận thức chung về “thể chế Tập-Lý” đã hình thành.
Nếu Lý Khắc Cường kế nhiệm chức Chủ tịch Quốc hội (hiện do Ngô Bang Quốc nắm giữ), điều đó cho thấy phe Đoàn Thanh niên tiếp tục thua thêm một nước cờ nữa trong vòng cạnh tranh chính trị lần này. Việc không bảo vệ đựợc vị trí Thủ tướng của Lý Khắc Cường không chỉ nói lên rằng phe Hồ Cẩm Đào đã bất lực trong việc ủng hộ nhân vật này, mà còn cho thấy tình trạng hoài nghi về năng lực cầm quyền của Hồ cẩm Đào vẫn chưa thay đổi. Vương Kỳ Sơn là quan chức đợt đầu được lựa chọn trong làn sóng trẻ hóa cán bộ sau cải cách mở cửa, có thời gian dài công tác trong lĩnh vực kinh tế, chủ trương hội nhập tiến trình quốc tế hóa, rất được phố Uôn hoan nghênh. Nếu sự phục hồi kinh tế của Trung Quốc trong tương lai yếu, cần gấp tới sự giúp đỡ của bên ngoài, Vương Kỳ Sơn làm Thủ tướng sẽ tốt hơn Lý Khắc Cường. Việc Lý Khắc Cường hay Vương Kỳ Sơn làm Thủ tướng vì thế vẫn còn phải chờ tới kết quả đấu tranh giữa hai phe Hồ Cẩm Đào và Giang Trạch Dân.
Thứ hai là việc Lưu Diên Đông vào Thường vụ Bộ Chính trị. Trong lịch sử Đảng Cộng sản Trung Quốc, ngoài Giang Thanh dựa vào sự bá quyền của Mao-Trạch Đông để bước vào tầng lớp lãnh đạo tối cao, chưa ai làm được điều này. Vì thế, mọi người thông thường cho rằng khả năng Lưu Diên Đông vào Thường vụ Bộ Chính trị không phải là rất cao và không có tiền lệ. Lưu Diên Đông chỉ có thể phá vỡ tiền lệ nếu có cống hiến to lớn, được ghi vào lịch sử của Đảng Cộng sản Trung Quốc. Xem xét việc Lưu Diên Đông từng kinh qua chức Trưởng Ban Công tác Mật trận Thống nhật Trung ương, vị trí tới đây nhiều khả năng nhất của Lưu Diên Đông là Chính hiệp nhưng các đời Chủ tịch Chính hiệp chưa nhân vật nào từng làm Trưởng Ban Công tác Mặt trận Thống nhất Trung ươmg đảm nhiệm Do đó khả năng Lưu Diên Đông tiếp bước tiền lệ Ngô Nghi, tấn thăng làm phó Thủ tướng, là tương đối lớn.
Tuy nhiên, Lưu Diên Đông cũng có khả năng vào Thường vụ Bộ Chính trị. Gần đây, trong một số bài báo, việc Lưu Diên Đông được xếp cùng với Lý Nguyên Triều và Lưu Vân Sơn dường như cho thấy công tác nhân sự Thường vụ Bộ Chính trị đang phát triển theo hướng có lợi cho nhân vật này. Xem xét ở khía cạnh thành tích chính trị, 9 vị Thường vụ Bộ Chính trị hiện nay cũng thường thường, không thấy nổi trội. Nhưng việc xuất hiện một nữ Ủy viên thường vụ Bộ Chính trị kèm theo hi vọng giúp Đảng Cộng sản Trung Quốc tạo ra ấn tượng quốc tế mạnh vẫn là một ẩn số. Được biết, có không ít nhà quan sát đánh giá cao khả năng Lưu Diên Động vào Thường vụ Bộ Chính trị, cho rằng Lưu Diên Đông là nhân vật thuộc phái Đoàn Thanh niên, nên có thể giành điểm.
Thứ ba là khả năng Bạc Hi Lai vào Thường vụ Bộ Chính trị. Thông thường mà nói, trong việc phân công công tác của Ủy ban Thường vụ Bộ Chính trị, quan chức cao cấp thiên tả về chính trị sẽ được sắp xếp phụ trách công tác đảng. Bạc Hi Lai có kinh nghiệm cả trong công tác hành chính lẫn cương vị người đứng đầu địa phương. Hơn nữa, Bạc Hi Lai từng kinh qua vị trí của một trưởng ngành (Bộ trưởng Thương mại), nên có thể nói lý lịch của nhân vật này là hoàn chỉnh, có ưu thế hơn người khác thậm chí không loại trừ mục tiêu cuối cùng của Bạc Hi Lai là chiếc ghế phó Chú phó chủ tịch nược. Tuy nhiên, điểm bất lợi của Bạc Hi Lai là một số cán bộ lão thành và phân tử trí thức trải qua Cách mạng Văn hóa rất phản cảm với phong cách chấp chính của nhân vật này cũng như việc Bạc Hi Lai cổ súy hát nhạc đỏ, tán tụng Mao Trạch Đông. Họ thậm chí còn cho rằng nếu Bạc Hi Lai lên năm quyền, Đảng Cộng sản Trung Quốc sụp đổ càng nhanh hơn. Bên cạnh đó, ở Trung Quốc hiện còn tồn tại lo lắng rằng nếu Bạc Hi Lai chủ quản Ủy ban Chính trị Pháp luật Trung ương, tiến hành tấn công xã hội đen trên tọàn quốc không biết số vụ án oan sẽ là bao nhiêu. Chỉ có điều người ta không biết những phản ứng này ở bên dưới sẽ ảnh hưởng ở mức độ nào tới quyết sách cấp cao?
Thứ tư là liên quan tới Uông Dương. Vì tồn tại sự cạnh tranh giữa Uông Dương và Bạc Hi Lai, nên khả năng tấn thăng quyền lực và những bất đồng chính trị giữa Uông Dương và Bạc Hi Lai trở thành điểm nóng của truyền thông, thậm chí đã xuất hiện thuyết “mô hình Trùng Khánh” và thuyết “mô hình Quảng Đông”, nhận được sự quan tâm lớn của truyền thông Anh, Mỹ. Bạc Hi Lai chủ trương chia bánh công bằng, Uông Dương chủ trương trước tiên phải làm cho chiếc bánh to lên. Uông Dương cho rằng lý luận phát triển của Đặng Tiểu Bình tuyệt đối quan trọng hơn chủ nghĩa Mác-Lênin truyền thống. Ngược lại với việc tấn công các điểm đen xã hội của Trùng Khánh, Quảng Đông đồng tình với phong trào công nhân, chủ trương đàm phán với công hội, nhận được những bình luận tốt của “chủ nghĩa thực dụng”. Giới học giả còn cho rằng cuộc đấu tranh giữa Trùng Khánh và Quảng Đông là sự kéo dài của cuộc đấu tranh giữa hai đường lối trong Đảng Cộng sản Trung Quốc. Vì thế, không có ai hoài nghi khả năng hai nhân vật đại diện cho nó là Bạc Hi Lai và Uông Dương sẽ vào Thường vụ Bộ Chính trị khóa 18.
Tuy nhiên, trong bản danh sách trên, Uông Dương không vào được Thường vụ Bộ Chính trị và xếp ở vị trí thứ 17. Về phía Trùng Khánh, tin đồn về việc Hồ Cẩm Đào khảo sát Trùng Khánh không ngừng xuất hiện (trong 9 vị ủy viên Thướng vụ Bộ Chính trị Trung Quốc hiện nay, chỉ có Hồ Cẩm Đào và Ôn Gia Bảo là chưa tới Trùng Khánh). Nếu xem xét việc phái tả giương oai thế lực khắp nơi, Uông Dương dường như lép vế. Nếu không vào được Thường vụ Bộ Chính trị khóa 18, làm Trưởng Ban Tuyên truyền, Uông Dương sẽ giống như Lý Trường Xuân, phải đợi thêm một khóa mới vào được Thường vụ Bộ Chính trị, con đường hoạn lộ sẽ ngày càng hẹp, Uông Dương khẳng định sẽ không muốn bỏ lỡ 5 năm ở vị trí bê bối mà Lý Trường Xuân và Lưu Vân Sơn nắm giữ nhiêu năm. Vị trí mà Uông Dương muốn hướng tới là Ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị và phó Thủ tướng.
Thứ năm là việc Lý Nguyên Triều chờ đảm nhiệm chức Bí thư Ủy ban Kỉ luật Trung ương. Lý Nguyên Triều nhiều năm làm Trưởng Ban Tô chức Trung ương, rất thích hợp với vị trí Bí thư Ủy ban Kỉ luật Trung ương. Từng kinh qua chức vụ tại Bộ Văn hóa, tỉnh ủy Giang Tô và Ban Tổ chức Trung ương, Lý Nguyên Triều rõ ràng là đối thủ mạnh nhất của Bạc Hi Lai. Do đó, Lý Nguyên Triều cũng có khả năng trở thành phó Chủ tịch nước. Nếu phe Hồ cẩm Đào nhượng bộ trong vấn đề chức vụ của Lý Khắc Cường đương nhiên sẽ phải tìm sự cân bằng ở vị trí tương lai của Lý Nguyên Triều. Bố cục “song Lý” của Hồ Cẩm Đào sớm bắt đầu từ khi Ly Nguyên Triều ở tỉnh ủy Giang Tô.
về khả năng Mạnh Kiến Trụ vào Thường vụ Bộ Chính trị, chờ đảm nhiệm chức Bí thư Ủy ban Chính trị Pháp luật Trung ương, theo tạp chí Open đây là sự sắp xếp mang tính chiết trung. Bộ Công an tiếp nhận chức Bí thư Ủy ban Chính trị Pháp luật Trung ương nên là thông lệ, nhưng rõ ràng là việc này đã che phủ dư luận xuất hiện gần hai năm nay trên chính trường Bắc Kinh rằng Bạc Hi Lai có khả năng tiếp quản ủy ban Chính trị Pháp luật Trung ương. Là nhân vật lãnh đạo thuộc phái Thượng Hải, có khuynh hướng xử lý công tác giữ gìn ổn định mềm dẻo, Mạnh Kiến Trụ là một ứng cử viên cho chức Bí thư Ủy ban Chính trị Pháp luật Trung ương tương đối gây tranh cãi.
về việc Lệnh Kế Hoạch vào Thường vụ Bộ Chính trị, tạp chí Open cho rằng đây cũng là chuyện khó lý giải. Lệnh Ke Hoạch và Vương Hộ Ninh (Chủ nhiệm Ban Nghiên cứu Chính sách Trung ương) được coi là cánh tay trái và cánh tay phải của Hồ cẩm Đào, chỉ là những quan chức đại nội, khi chủ không còn cầm quyền, nhiều khả năng không thể tấn thăng làm lãnh đạo nhà nước.
Tạp chí Open kết luận từ nay tới Đại hội 18 còn gần một năm, việc phân phối quyền lực ở Trung Quốc chắc chắn vẫn chưa kết thúc. Do đo, danh sách Thường vụ Bộ Chính trị nêu trên chỉ có giá trị tham khảo và chỉ có thể phản ánh một số động hướng nào đó trong giai đoạn hiện nay. Nếu Thường vụ Bộ Chính trị khóa 18 vẫn giữ kết cấu 9 ủy viên, chí ít có hai đến ba nhân vật trong danh sách trên đứng trước nguy cơ không xác định rất lớn.
Năm 2012, bốn trong năm nước thành viên thường trực của Hội đồng bảo an Liên hợp quốc là Mỹ, Nga, Pháp và Trung Quốc sẽ có các cuộc “bầu cử” quan trọng. Nhưng có thể nói cuộc “bầu cử” chọn lãnh đạo mới ở Trung Quốc được giới quan sát và truyền thông quan tâm nhiều nhất.
Đại hội đảng Cộng sản Trung Quốc, dự tính sẽ diễn ra vào mùa Thu năm tới, sẽ chính thức quyết định ai là người thay thế ông Hồ Cẩm Đào và ông Ôn Gia Bảo trong vai trò Tổng Bí thư, Chủ tịch nước và Thủ tướng Trung Quốc trong 5 hay 10 năm tới đây. Ngoài ra, với việc từ nhiệm của ông Hồ, ông Ôn và năm người khác vào dịp Đại hội 18 của đảng Cộng sản Trung Quốc, bảy trong chín ủy viên thường vụ của Bộ chính trị, cơ quan quyền lực cao nhất của đảng Cộng sản và nhà nước Trung Quốc cũng được bầu chọn trong đại hội này.
Với vị thế và tầm ảnh hưởng ngày càng tăng của Trung Quốc, lập trường và đường lối của giới lãnh đạo Trung Quốc không chỉ quyết định hướng đi của quốc gia 1,3 tỷ người này mà còn tác động đến kinh tế và an ninh chung của thế giới.
Tập Cận Bình
Người được nhắc đến nhiều nhất trong thời gian qua là ông tập Cận Bình vì dù “bầu cử” chưa chính thức diễn ra nhưng giới Quan sát đều chắc chắn rằng ông sẽ lên thay thế ông Hồ cẩm Đào giữ chức Tổng bí thư và Chủ tịch nước sau kỳ đại hội.
Sinh năm 1953, Tập Cận Bình là con trai của Tập Trọng Huân, người đã từng tham gia Vạn lý Trường Chinh cùng Mao Trạch Đông, sau đó được giữ chức Phó Thủ tướng và được coi là một trong những công thần của chế độ. Dù bị thanh trừng trong giai đoạn Cách mạng Văn hóa, ông được Đặng Tiểu Bình khôi phục, trọng dụng và đóng một vai trò quan trọng trong việc cải cách kinh tế Trung Quốc vào những năm 1980, giúp nước này đạt những thành quả kinh tế vượt bậc.
Cũng vì mang “dòng máu cách mạng”, ông Tập Cận Bình thường được nhắc đến như là một nhân vật thuộc phe “thái tử” và sự nghiệp chính trị của ông cũng tương đối dễ dàng. Ông đã từng được giao những chức vụ quan trọng khác nhau ở cấp địa phương, trong đó có Bí thư thành ủy
Thượng Hải. Nhưng tên tuổi của ông chỉ được nhắc đến nhiều kể từ khi ông được bầu vào Thường vụ Bộ chính trị năm 2007. Tháng 3/2008, ông được bầu làm Phó Chủ tịch nước Và một năm sau, Tạp chí Time đã chọn ông là một trong 100 nhân vật có ảnh hưởng nhất thế giới và tin rằng ông sẽ giữ chức chủ tịch nước vào năm 2012.
Mọi đồn đoán về vai trò lãnh đạo của ông dường như đã trở thành hiện thực khi ông Tập được trao chức Phó Chủ tịch Quân ủy Trung ương thang 10/2010 vì theo truyền thống bầu chọn lãnh đạo của Trung Quốc, nếu ai được giao giữ chiếc ghế đầy quyền lực đó, chắc chắn người ấy sẽ trở thành lãnh đạo tương lai của nước này. Tuy vậy, mặc dù được nhắc đến nhiều trong những năm gần đây, ít ai biết rõ lập trường chính trị của ông. Như một bài viết của Geoff Dyer trên The Financial Times ngày 4/3/2011 nhận định, vì tránh đề cập đến những chủ đề gây tranh cãi, ông Tập ít khi bày tỏ chính kiến. Đó cũng là lý do người ta khó nắm bắt được quan điểm của ông.
Nhưng dựa trên thân thế và sự nghiệp của ông Tập, bài viết này đưa ra hai giả thiết về đường lối lãnh đạo trong tương lai của ông. Thứ nhất, nếu thừa kế được lập trường của cha mình, ông Tập sẽ có đường lối cởi mở vì cha ông là một người có tư tưởng cải cách và là người đã từng công khai phản đối cuộc đàn áp ở Thiên An Môn năm 1989. Thứ hai, ông sẽ là một người bảo thủ vì ngay từ bước đầu trong sự nghiệp chính trị của mình, ông đã quyết định theo sát đường lối, lập trường chính thống của đảng va chính con đường này đã giúp ông thăng tiến trên bậc thang quyền lực. Hơn nữa khi thời điểm lên ngôi của mình đang đến, ông tìm cách gia tăng sự ủng hộ từ những thành phần thuộc các gia đình cách mạng và quân đội, hai lực lượng luôn muốn duy trì hiện trạng, không chấp nhận thay đổi.
Cũng theo Geoff Dyer, vì có quan hệ thân thiết với quân đội ông Tập có thể dễ dàng tác động đến lực lượng này và cũng vì có mối liên hệ gần gũi như vậy, có thể ông có khuynh hướng dân tộc chủ nghĩa.
Trong bài viết của mình được đăng trên tạp chí The National Interest của Mỹ ngày 28/9/2011, Bruce Gilley cũng cho rằng ông Tập có lập trường cứng rắn cả về đối nội và đối ngoại, và có những dấu hiệu cho thấy ông theo đuổi chủ nghĩa dân tộc hẹp hòi trong chính sách ngoại giao. Một ví dụ được Bruce Gilley đưa ra để chứng minh thái độ cứng rắn của ông là việc ông công khai chỉ trích lại những ai chỉ trích Trung Quốc trong chuyến thăm Mêhicô của ông năm 2009.
Lý Khắc Cường
Nhân vật thứ hai được nhắc đến nhiều là Lý Khắc Cường, sinh năm 1955, hiện là Phó Thủ tướng và là người dường như chắc chắn sẽ thay thế ông Ôn Gia Bảo giữ chức Thủ tướng. Cũng giống như ông Tập, ông Lý được bầu vào thường vụ Bộ Chính trị năm 2007.
Nhưng trái ngược với ông Tập Cận Bình, ông Lý Khắc Cường không thuộc diện “con ông cháu cha”. Giống như Hồ cẩm Đào, Ôn Gia Bảo, ông đi lên từ phong trào thanh niên cộng sản. Đó cũng là lý do tại sao giới quan sát cho rằng ông được hai người này bảo vệ, nâng đỡ.
Là một sinh viên luật tại Đại học Bắc Kinh, ông thi vào đại học năm 1977, sau thời kỳ Cách mạng Văn hóa và có bằng tiến sỹ kinh tế, ông được coi là một trí thức, có đầu óc cải cách.
Một bài viết của Chris Buckley thuộc Reuters từ Bắc Kinh ngày 28/10/2011 cho biết, trong số những bạn bè học đại học với ông nhiều người cổ vũ cho dân chủ và sau này trở thành những nhà bất đồng chính kiến chống lại chính phủ. Những bạn bè ông được trích lời nói rằng khi nói chuyện ông cũng không đề cập đến những khẩu hiệu của Mao Trạch Đông. Ông rất mê học tiếng Anh. Và theo bài viết này, so với lớp lãnh đạo trước như Hồ cẩm Đào, Ôn Gia Bảo, thông thạo tiếng Anh cũng là một lợi thế của thế hệ lãnh đạo sắp tới của Trung Quốc.
Trước đại hội 17 của đảng Cộng sản Trung Quốc năm 2007, ông thường được coi là ứng viên cho vị trí lãnh đạo cao nhất. Nhưng theo một bài viết của Malcolm Moore trên The Guardian ngày 11/1/2011, vì cho rằng ông có lập trường tự do, cởi mở nên nhiều thành phần bảo thủ trong đảng đã quay sang ủng hộ đối thủ của ông là Tập Cận Bình.
Nhân vật khác
Hai nhân vật khác cũng được nhắc nhiều là Bạc Hy Lai, Bí thư thành ủy Trùng Khánh và Uông Dương, Bí thư tỉnh ủy Quảng Đông. Họ được coi là hai ứng viên nặng ký trong khoảng 14 ứng viên khác cho bảy chiếc ghế còn trống tại Thường vụ Bộ chính trị.
Thân thế của ông Bạc Hy Lai, sinh năm 1949, cũng giống như Tập Cận Bình, ông là con trai của Bạc Nhất Ba, một công thần chế độ, bị trù dập trong thời Cách mạng Văn hóa, nhưng sau đó được Đặng Tiểu Bình trọng dụng và đóng vai trò quan trọng việc cải cách, mở cửa của Trung Quốc. Vì vậy, ông Bạc Hy Lai cũng gần gũi với Tập Cận Bình, một nhân vật thuộc phe thái tử khác. Còn con đường sự nghiệp của ông Uông Dương, sinh năm 1955, lại giống con đường của ông Hồ cẩm Đào, Ôn Gia Bảo, Lý Khắc Cường, lớn lên từ phong trào đoàn.
Theo một bài viết trên Asia Times ngày 22/7/2011, hai nhân vật này không chỉ có thân thế trái ngược nhau mà quan điểm chính trị cũng rất khác nhau. Ông Bạc chủ trương quay lưng lại với các chính sách kinh tê thị trường và theo đuổi chủ nghĩa quân bình của thời Mao Trạch Đông, giới hạn khoảng cách giàu nghèo. Ngoài ra, ông cũng khuyến khích hát những ca khúc nhạc đỏ yêu nước, học thuộc lòng những tác phẩm của Mácxít và Maoít nhằm khôi phục lại những giá trị, tư tưởng thời Mao Trạch Đông. Trái lại, ông Uông Dương chủ trương tiếp tục chính sách kinh tế thị trường và tiến hành thêm cải cách.
Một bài viết trên The Economist, số ra ngày 26/11/2011 và một bài viết của De La Grange đăng trên nhật báo Pháp, Le Figaro, ngày 14/10/2011, cũng đề cập đến hai nhân vật này và bình luận rằng họ đang theo đuổi hai mô hình phát triển khác nhau tại Trung Quốc. Hai bài báo này cũng cho rằng đây là hai khuynh hướng đối lập đang tranh giành ảnh hưởng hiện tại ở Trung Quốc.
“Mô hình Quảng Đông” cổ vũ tự do, ủng hộ kinh tế thị trường, giới hạn sự can thiệp của nhà nước vào kinh tế cũng như cuộc sống của người dân. Trong khi đó “mô hình Trùng Khánh” lại thiên về chủ nghĩa xã hội, nhấn mạnh tầm quan trọng của các doanh nghiệp nhà nước và những giá trị xã hội chủ nghĩa truyền thống.
Bài viết của Asia Times cho rằng vì sự chênh lệch giàu nghèo quá lớn tại Trung Quốc, xem ra quan điểm của ông Bạc Hy Lai đang được công chúng ủng hộ hơn. Bài viết này cũng cho rằng ngay trong đảng Cộng sản Trung Quốc, những cuộc đấu đá chính trị đang âm thầm diễn ra và không ai ngoài cuộc có thể đoán được quan điểm nào sẽ thắng thế trước đại hội 18 năm tới.
Chưa thay đổi
Đúng vậy, chưa ai có thể đoán được lập trường, đường lối của thế hệ lãnh đạo mới như thế nào hay khuynh hướng nào sẽ thắng thế vì như một bài viết cúa The Economist, trong số đặc biệt The World in 2012 (Thế giới năm 2012), nhận định cho tới khi ông Tập Cận Bình lên ngôi và yên vị trong chức vụ mới không nên đoán trước ông sẽ làm gì trong tư cách lãnh đạo mới của Trung Quốc.
Theo bài viết này, trong năm tới cũng sẽ không có gì mới trong chính sách đối nội và đối ngoại của Trung Quốc. Thậm chí có ít đổi mới về chính trị dù giới trí thức, nhà báo và một số đảng viên đòi hỏi có thêm cải cách trong lĩnh vực này. Trái lại, có thể Chính phủ Trung Quốc sẽ có thái độ cứng rắn hơn với những giới bất đồng chính kiến để bảo đảm rằng không ai có thể làm rung chuyển hệ thống trong giai đoạn chuyển giao quyền lực.
Vì vậy, dù nóng lòng muốn biết lập trường, đường lối cụ thể về đối nội đối ngoại của thế hệ lãnh đạo mới của Trung Quốc như thế nào, các nhà chiến lược, giới quan sát, phân tích vẫn phải chờ đợi. Chẳng hạn, dù quan hệ của Trung Quốc với các nước Đông Nam Á trong thời gian vừa qua có nhiều sóng gió, đặc biệt liên quan đến tranh chấp Biển Đông, dư luận chung đều cho rằng chuyến đi của ông Tập Cận Bình tới Việt ,Nam và Thái Lan lần này cũng không mang đến những thay đổi lớn trong chính sách ngoại giao của Trung Quốc./.
.
.
.
No comments:
Post a Comment